1) Cho 10 (g) một kim loại A hóa trị II tác dụng hết với nước thì thu được 5,6 (l) khí H2 (đkc). Tìm tên kim loại đó.
2) Hòa tan hoàn toàn 5,85 (g) một kim loại B hóa trị I vào nước thì thu được 1,68 (l) khí (đkc). Xác định tên kim loại đó.
3) Cho 3,33 (g) một kim loại kiềm M tác dụng hoàn toàn với 100 ml nước (d = 1 g/ml) thì thu được 0,48 (g) khí H2 (đkc).
a) Tìm tên kim loại đó.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
1 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập ôn tập chương hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP ƠN TẬP CHƯƠNG 2
Cho 10 (g) một kim loại A hóa trị II tác dụng hết với nước thì thu được 5,6 (l) khí H2 (đkc). Tìm tên kim loại đó.
Hòa tan hoàn toàn 5,85 (g) một kim loại B hóa trị I vào nước thì thu được 1,68 (l) khí (đkc). Xác định tên kim loại đó.
Cho 3,33 (g) một kim loại kiềm M tác dụng hoàn toàn với 100 ml nước (d = 1 g/ml) thì thu được 0,48 (g) khí H2 (đkc).
a) Tìm tên kim loại đó.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
Cho 0,72 (g) một kim loại M hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được 672 (ml) khí H2 (đkc). Xác định tên kim loại đó.
Hòa tan hoàn toàn 6,85 (g) một kim loại kiềm thổ R bằng 200 (ml) dung dịch HCl 2 (M). Để trung hòa lượng axit dư cần 100 (ml) dung dịch NaOH 3 (M). Xác định tên kim loại trên.
Để hòa tan hoàn toàn 1,16 (g) một hiđroxit kim loại R hoá trị II cần dùng 1,46 (g) HCl.
a) Xác định tên kim loại R, công thức hiđroxit.
b) Viết cấu hình e của R biết R có số p bằng số n.
Khi cho 8 (g) oxit kim loại M phân nhóm chính nhóm II tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 20% thu được 19 (g) muối clorua.
a) Xác định tên kim loại M.
b) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng.
Hòa tan hoàn toàn 3,68 (g) một kim loại kiềm A vào 200 (g) nước thì thu được dung dịch X và một lượng khí H2. Nếu cho lượng khí này qua CuO dư ở nhiệt độ cao thì sinh ra 5,12 (g) Cu.
a) Xác định tên kim loại A.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X.
Hòa tan 20,2 (g) hỗn hợp 2 kim loại nằm ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc phân nhóm chính nhóm I vào nước thu được 6,72 (l) khí (đkc) và dung dịch A.
a) Tìm tên hai kim loại.
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 2 (M) cần dùng để trung hòa dung dịch A.
Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3. Hợp chất khí của nó với hiđro có 5,88 % hiđro về khối lượng. Tìm R.
Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất khí với hiđro, R chiếm 82,35 % về khối lượng. Tìm R.
Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH4. Trong oxit cao nhất của R có 53,3 % oxi về khối lượng. Tìm R.
Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH2. Trong oxit cao nhất, tỉ lệ khối lượng giữa R và oxi là 2 : 3. Tìm R.
Nguyên tố R thuộc phân nhóm chính nhóm V. Tỉ lệ về khối lượng giữa hợp chất khí với hiđro và oxit cao nhất của R là 17 : 71. Xác định tên R.
X là nguyên tố thuộc phân nhóm chính nhóm VII. Oxit cao nhất của nó có phân tử khối là 183 đvC.
a) Xác định tên X.
b) Y là kim loại hóa trị III. Cho 10,08 (l) khí X (đkc) tác dụng Y thu được 40,05 (g) muối. Tìm tên Y.
File đính kèm:
- BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 2.doc