Bài tập Ôn tập Hình học Lớp 9

Câu 1. Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB và K là điểm chính giữa cung Ab. Trên cung KB lấy điểm M (khác K, B). Trên tia AM lấy điểm N sao cho AN = BM. Kẻ dây BP song song với KM. Gọi Q là giao điểm của các đường thẳng AP, BM.

a) So sánh hai tam giác AKN, BKM

b) Chứng minh: Tam giác KMN vuông cân.

c) Gọi R, S lần lượt là giao điểm thứ hai của QA, QB với đường tròn ngoại tiếp tam giác OMP. Chứng minh rằng khi M di động trên cung KB thì trung điểm I của RS luôn nằm trên một đường tròn cố định.

 

doc16 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Ôn tập Hình học Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hình học Câu 1. Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB và K là điểm chính giữa cung Ab. Trên cung KB lấy điểm M (khác K, B). Trên tia AM lấy điểm N sao cho AN = BM. Kẻ dây BP song song với KM. Gọi Q là giao điểm của các đường thẳng AP, BM. a) So sánh hai tam giác AKN, BKM b) Chứng minh: Tam giác KMN vuông cân. c) Gọi R, S lần lượt là giao điểm thứ hai của QA, QB với đường tròn ngoại tiếp tam giác Omp. Chứng minh rằng khi M di động trên cung KB thì trung điểm I của RS luôn nằm trên một đường tròn cố định. Câu 2. Cho đường tròn tâm O và dây AB. Từ trung điểm M của cung AB vẽ hai dây MC, MD cắt AB ở E, F (E ở giữa A và F). 1. Có nhận xét gì về tứ giác CDFE? 2. Kéo dài MC, BD cắt nhau ở I và MD, AC cắt nhau ở K. Chứng minh: IK//AB. Câu 3. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn đường kính AD. Biết rằng AB=BC=cm, CD=6cm. Tính AD. Câu 4. Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB=2R, vẽ dây AD=R, dây BC=.Kẻ AM và BN vuông góc với CD kéo dài. 1. So sánh DM và CN. 2. Tính MN theo R. 3. Chứng minh SAMNB=SABD+SACB. Câu 5. Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Từ điểm M trên tiếp tuyến tại A kẻ tiếp tuyến thứ hai MC với đường tròn, kẻ CH vuông góc với AB. Chứng minh MB chia CH thành hai phần bằng nhau. Câu 6. Cho tam giác ABC đều và đường tròn tâm O tiếp xúc với AB tại B và AC tại C. Từ điểm M thuộc cung nhỏ BC kẻ MH, MI, MK lần lượt vuông góc với BC, AB, AC. 1. Chứng minh: MH2=MI.MK 2. Nối MB cắt AC ở E. CM cắt AB ở F. So sánh AE và BF? Câu 7. Cho hình thang ABCD(AB//CD). AC cắt BD ở O. Đường song song với AB tại O cắt AD, BC ở M, N. 1. Chứng minh: 2. SAOB=a ; SCOD=b2. Tính SABCD. Câu 8. Cho đường tròn (O;R) và hai dây AB, CD vuông góc với nhau tại P. 1. Chứng minh: a. PA2+PB2+PC2+PD2=4R2 b. AB2+CD2=8R2- 4PO2 2. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC và BD. Có nhận xét gì về tứ giác OMPN. Câu 9. Cho hình thang cân ngoại tiếp đường tròn(O;R), có AD//BC. Chứng minh: Câu 10. Cho tam giác ABC đường phân giác trong AD, trung tuyến AM, vẽ đường tròn (O) qua A, D, M cắt AB, AC, ở E, F. 1. Chứng minh: a. BD.BM=BE.BA b. CD.CM=CF.CA 2. So sánh BE và CF. Câu 11. Cho đường tròn (O) nội tiếp hình thoi ABCD gọi tiếp điểm của đường tròn với BC là M và N. Cho MN=1/4 AC. Tính các góc của hình thoi. Câu 12. Cho đường tròn (O) tiếp xúc với hai cạnh của góc xAy ở B và C. Đường thẳng song song với Ax tại C cắt đường tròn ở D. Nối AD cắt đường tròn ở M, CM cắt AB ở N. Chứng minh: 1. ∆ANC đồng dạng ∆MNA. 2. AN=NB. Câu 13. Cho ∆ABC vuông ở A đường cao AH. Vẽ đường tròn (O) đường kính HC. Kẻ tiếp tuyến BK với đường tròn( K là tiếp điểm). 1. So sánh ∆BHK và ∆BKC 2. Tính AB/BK. Câu 14. Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB=2R. C là một điểm thuộc cung AB, trên AC kéo dài lấy CM=1/2 AC. Trên BC kéo dài lấy CN=1/2 CB. Nối AN và BM kéo dài cắt nhau ở P. Chứng minh: 1. P, O, C thẳng hàng. 2. AM2+BN2=PO2 Câu 15. Cho hình vuông ABCD. Trên AB và AD lấy M, N sao cho AM=AN. Kẻ AH vuông góc với MD. 1. Chứng minh tam giác AHN đồng dạng với tam giác DHC. 2. Có nhận xét gì về tứ giác NHCD. Câu 16. Cho tam giác ABC, về phía ngoài dựng 3 tam giác đồng dạng ABM, ACN, BCP. Trong đó: Gọi Q là điểm đối xứng của P qua BC. 1. Chứng minh: Tam giác QNC đồng dạng tam giác QBM. 2. Có nhận xét gì về tứ giác QMAN. Câu 17. Cho đường tròn (O;R) và một dây AB=. Gọi M là điểm di động trên cung AB. Tìm tập hợp trực tâm H của tam giác MAB và tập hợp tâm đường tròn nội tiếp I của tam giác MAB. Câu 18. Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB và hai điểm C, D thuộc nửa đường tròn sao cho cung AC nhỏ hơn 900 và góc COD = 900. Gọi M là một điểm trên nửa đường tròn sao cho C là điểm chính giữa cung AM. Các dây AM, BM cắt OC, OD lần lượt tại E, F a) Tứ giác OEMF là hình gì? Tại sao? b) Chứng minh: D là điểm chính giữa cung MB. c) Một đường thẳng d tiếp xúc với nửa đườngtròn tại M và cắt các tia OC, OD lần lượt tại I, K. Chứng minh các tứ giác OBKM và OAIM nội tiếp được. d) Giả sử tia AM cắt tia BD tại S. Hãy xác định vị trí của C và D sao cho 5 điểm M, O, B, K, S cùng thuộc một đường tròn. Câu 19. Cho đường tròn (0) và một điểm A nằm ngoài đường tròn. Từ A kẻ hai tiếp tuyến AB, AC và cát tuyến AMN với đường tròn (B, C, M, N thuộc đường tròn và AM < AN). Gọi E là trung điểm của dây MN, I là giao điểm thứ hai của đường thẳng CE với đưởng tròn. C/m : Bốn điểm A, 0, E, C cùng thuộc một đường tròn. C/m : góc AOC bằng góc BIC C/m : BI // MN Xác định vị trí cát tuyến AMN để diện tích tam giác AIN lớn nhất. Câu 20. Cho nửa đường tròn (0) đường kính AB, M thuộc cung AB, C thuộc OA. Trên nửa mặt phẳng bờ AB có chứa M kẻ tia Ax,By vuông góc với AB .Đường thẳng qua M vuông góc với MC cắt Ax, By tại P và Q .AM cắt CP tại E, BM cắt CQ tại F. a/ Chứng minh : Tứ giác APMC, EMFC nội tiếp b/ Chứng minh : EF//AB c/ Tìm vị trí của điểm C để tứ giác AEFC là hình bình hành Câu 21. Cho đường tròn (0; R), một dây CD có trung điểm M. Trên tia đối của tia DC lấy điểm S, qua S kẻ các tiếp tuyến SA, SB với đường tròn. Đường thẳng AB cắt các đường thẳng SO ; OM tại P và Q. Chứng minh tứ giác SPMQ, tứ giác ABOM nội tiếp. Chứng minh SA2 = SD. SC. Chứng minh OM. OQ không phụ thuộc vào vị trí điểm S. Khi BC // SA. Chứng minh tam giác ABC cân tại A Xác định vị điểm S trên tia đối của tia DC để C, O, B thẳng hàng và BC // SA. Câu 22. Cho đường tròn (0) bán kính R, một dây AB cố định ( AB < 2R) và một điểm M bất kỳ trên cung lớn AB. Gọi I là trung điểm của dây AB và (0’) là đường tròn qua M tiếp xúc với AB tại A. Đường thẳng MI cắt (0) và (0’) thứ tự tại N, P. Chứng minh : IA2 = IP . IM Chứng minh tứ giác ANBP là hình bình hành. Chứng minh IB là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác MBP. Chứng minh rằng khi M di chuyển thì trọng tâm G của tam giác PAB chạy trên một cung tròn cố định. Câu 23. Cho nửa đường tròn (0) đường kính AB, M là một điểm chính giữa cung AB. K thuộc cung BM ( K khác M và B ). AK cắt MO tại I. Chứng minh : Tứ giác OIKB nội tiếp được trong một đường tròn. Gọi H là hình chiếu của M lên AK. Chứng minh : Tứ giác AMHO nội tiếp . Tam giác HMK là tam giác gì ? Chứng minh : OH là phân giác của góc MOK. Xác định vị trí của điểm K để chu vi tam giác OPK lớn nhất (P là hình chiếu của K lên AB) Câu 24. Cho tam giác ABC với ba góc nhọn nội tiếp đường tròn (0). Tia phân giác trong của góc B, góc C cắt đường tròn này thứ tự tại D và E, hai tia phân giác này cắt nhau tại F. Gọi I, K theo thứ tự là giao điểm của dây DE với các cạnh AB, AC. a) Chứng minh: các tam giác EBF, DAF cân. b) Chứng minh tứ giác DKFC nội tiếp và FK // AB c) Tứ giác AIFK là hình gì ? Tại sao ? d) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AEFD là hình thoi đồng thời có diện tích gấp 3 lần diện tích tứ giác AIFK. Câu 25. Cho đường tròn (O), một đường kính AB cố định, trên đoạn OA lấy điểm I sao cho AI = . Kẻ dây MN vuông góc với AB tại I. Gọi C là điểm tuỳ ý thuộc cung lớn MN ( C không trùng với M, N, B). Nối AC cắt MN tại E. Chứng minh : Tứ giác IECB nội tiếp. Chứng minh : Các tam giác AME, ACM đồng dạng và AM2 = AE . AC Chứng minh : AE .AC – AI .IB = AI2. Hãy xác định vị trí của điểm C sao cho khoảng cách từ N đến tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác CME là nhỏ nhất. Câu 26. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O;R)(AB < CD). Gọi P là điểm chính giữa của cung nhỏ AB ; DP cắt AB tại E và cắt CB tại K ; CP cắt AB tại F và cắt DA tại I. Chứng minh: Tứ giác CKID nội tiếp được Chứng minh: IK // AB. Chứng minh: Tứ giác CDFE nội tiếp được Chứng minh: AP2 = PE .PD = PF . PC Chứng minh : AP là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác AED. Gọi R1 , R2 là các bán kính đường tròn ngoại tiếp các tam giác AED và BED. Chứng minh: R1 + R2 = Câu 27. Cho tam giac ABC có góc A tù, đường tròn (O) đường kính AB cắt đường tròn (O’) đường kính AC tại giao điểm thứ hai là H. Một đường thẳng d quay quanh A cắt (O) và (O’) thứ tự tại M và N sao cho A nằm giữa M và N. Chứng minh H thuộc cạnh BC và tứ giác BCNM là hình thang vuông. Chứng minh tỉ số HM: HN không đổi. Gọi I là trung điểm của MN, K là trung điểm của BC. Chứng minh A, H, K, I cùng thuộc một đường tròn và I chạy trên một cung tròn cố định. Xác định vị trí của đường thẳng d để diện tích tứ giác BMNC lớn nhất. Câu 28. Cho đường tròn (O) đường kính AB = 2R và một dây CD vuông góc với AB tại H. a) Tính tổng HA2 + HB2 + HC2 + HD2 theo R. b) Cho OH = HB. Tính chu vi tứ giác ACBD và diện tích phần hình tròn ở ngoài tứ giác này (theo R). c) Chứng minh rằng trung tuyến HM của tam giác AHD vuông góc với BC. Câu 29. Cho (O) và một điểm A nằm ngoài (O). Từ A kẻ hai tiếp tuyến AB, AC và cát tuyến AMN với (O). (B, C, M, N cùng thuộc (O); AM<AN). Gọi E là trung điểm của dây MN, I là giao điểm thứ hai của đường thẳng CE với (O). Chứng minh bốn điểm A, O, E, C cùng nằm trên một đường tròn. Chứng minh góc AOC=góc BIC Chứng minh BI//MN. Xác định ví trí cát tuyến AMN để diện tích tam giác AIN lớn nhất. Câu 30. Cho đường tròn tâm O đường kính AB. Người ta vẽ đường tròn tâm A bán kính nhỏ hơn AB, nó cắt đường tròn (O) tại C và D, cắt AB tại E. Trên cung nhỏ CE của (A), ta lấy điểm M. Tia BM cắt tiếp (O) tại N. a) Chứng minh BC, BD là các tiếp tuyến của đường tròn (A). b) Chứng minh NB là phân giác của góc CND. c) Chứng minh tam giác CNM đồng dạng với tam giác MND. d) Giả sử CN = a; DN = b. Tính MN theo a và b. Câu 31. Cho tam giác DEF có éD = 600, các góc E, F là góc nhọn nội tiếp trong đường tròn tâm O. Các đường cao EI, FK, I thuộc DF, K thuộc DE. a) Tính số đo cung EF không chứa điểm D. b) Chứng minh EFIK nội tiếp được. c) Chứng minh tam giác DEF đồng dạng với tam giác DIK và tìm tỉ số đồng dạng. Câu 32. Cho tam giác ABC vuông cân tại A, AD là trung tuyến. Lấy điểm M bất kỳ trên đoạn AD (M ≠ A; M ≠ D). Gọi I, K lần lượt là hình chiếu vuông góc của M trên AB, AC; H là hình chiếu vuông góc của I trên đường thẳng DK. a) Tứ giác AIMK là hình gì? b) Chứng minh 5 điểm A, I, M, H, K cùng nằm trên một đường tròn. Xác định tâm của đường tròn đó. c) Chứng minh ba điểm B, M, H thẳng hàng. Câu 33. Cho (O) đường kính AB = 2R, C là trung điểm của OA và dây MN vuông góc với OA tại C. Gọi K là điểm tùy ý trên cung nhỏ BM, H là giao điểm của AK và MN. a) Chứng minh tứ giác BCHK nội tiếp được. b) Tính tích AH.AK theo R. c) Xác định vị trí của K để tổng (KM + KN + KB) đạt giá trị lớn nhất và tính giá trị lớn nhất đó. Câu 34. Cho (O; R), AB là đường kính cố định. Đường thẳng (d) là tiếp tuyến của (O) tại B. MN là đường kính thay đổi của (O) sao cho MN không vuông góc với AB và M ≠ A, M ≠ B. Các đường thẳng AM, AN cắt đường thẳng (d) tương ứng tại C và D. Gọi I là trung điểm của CD, H là giao điểm của AI và MN. Khi MN thay đổi, chứng minh rằng: a) Tích AM.AC không đổi. b) Bốn điểm C, M, N, D cùng thuộc một đường tròn. c) Điểm H luôn thuộc một đường tròn cố định. d) Tâm J của đường tròn ngoại tiếp tam giác HIB luôn thuộc một đường thẳng cố định. Câu 35. Cho tam giác ABC vuông tại A, góc B lớn hơn góc C. Kẻ đường cao AH. Trên đoạn HC đặt HD = HB. Từ C kẻ CE vuông góc với AD tại E. a) Chứng minh các tam giác AHB và AHD bằng nhau. b) Chứng minh tứ giác AHCE nội tiếp và hai góc HCE và HAE bằng nhau. c) Chứng minh tam giác AHE cân tại H. d) Chứng minh DE.CA = DA.CE e) Tính góc BCA nếu HE//CA. Câu 36. Cho (O;R), đường kính AB cố định, CD là đường kính di động. Gọi d là tiếp tuyến của (O) tại B; các đường thẳng AC, AD cắt d lần lượt tại P và Q. a) Chứng minh góc PAQ vuông. b) Chứng minh tứ giác CPQD nội tiếp được. c) Chứng minh trung tuyến AI của tam giác APQ vuông góc với đường thẳng CD. d) Xác định vị trí của CD để diện tích tứ giác CPQD bằng 3 lần diện tích tam giác ABC. Câu 37. Cho tam giác nhọn ABC (AB < AC) nội tiếp đường tròn tâm O, đường kính AD. Đường cao AH, đường phân giác AN của tam giác cắt (O) tương ứng tại các điểm Q và P. a) Chứng minh: DQ//BC và OP vuông góc với QD. b) Tính diện tích tam giác AQD biết bán kính đường tròn là R và tgQAD = . Câu 38. Cho tam giác ABC vuông ở a và góc B lớn hơn góc C, AH là đường cao, AM là trung tuyến. Đường tròn tâm H bán kính HA cắt đường thẳng AB ở D và đường thẳng AC ở E. a) Chứng minh D, H, E thẳng hàng. b) Chứng minh . c) Chứng minh bốn điểm B, C, D, E nằm trên đường tròn tâm O. Tứ giác AMOH là hình gì? d) Cho góc ACB = 300 và AH = a. Tính diện tích tam giác HEC. Câu 39. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp (O), E là hình chiếu của B trên AC. Đường thẳng qua E song song với tiếp tuyến Ax của (O) cắt AB tại F. 1.Chứng minh tứ giác BFEC nội tiếp. 2.Góc DFE (D thuộc cạnh BC) nhận tia FC làm phân giác trong và H là giao điểm của BE với CF. Chứng minh A, H, D thẳng hàng. 3.Tia DE cắt tiếp tuyến Ax tại K. Tam giác ABC là tam giác gì thì tứ giác AFEK là hình bình hành, là hình thoi? Giải thích. Câu 40. Cho tam giác ABC (AC > AB) có AM là trung tuyến, N là điểm bất kì trên đoạn AM. Đường tròn (O) đường kính AN. 1.Đường tròn (O) cắt phân giác trong AD của góc A tại F, cắt phân giác ngoài góc A tại E. Chứng minh FE là đường kính của (O). 2.Đường tròn (O) cắt AB, AC lần lượt tại K, H. Đoạn KH cắt AD tại I. Chứng minh hai tam giác AKF và KIF đồng dạng. 3.Chứng minh FK2 = FI.FA. 4.Chứng minh NH.CD = NK.BD. Câu 41. Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng (điểm B thuộc đoạn AC). Đường tròn (O) đi qua B và C, đường kính DE vuông góc với BC tại K. AD cắt (O) tại F, EF cắt AC tại I. 1.Chứng minh tứ giác DFIK nội tiếp được. 2.Gọi H là điểm đối xứng với I qua K. Chứng minh góc DHA và góc DEA bằng nhau. 3.Chứng minh AI.KE.KD = KI.AB.AC. 4.AT là tiếp tuyến (T là tiếp điểm) của (O). Điểm T chạy trên đường nào khi (O) thay đổi nhưng luôn đi qua hai điểm B, C. Câu 42. Cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Vẽ trung tuyến AM, phân giác AD của góc BAC. Đường tròn ngoại tiếp tam giác ADM cắt AB tại P và cắt AC tại Q. 1.Chứng minh . 2.Chứng minh BD.AM = BA.DP. 3.Giả sử BC = a; AC = b; BD = m. Tính tỉ số theo a, b, m. 4.Gọi E là điểm chính giữa cung PAQ và K là trung điểm đoạn PQ. Chứng minh ba điểm D, K, E thẳng hàng. Câu 43. Cho hình thoi ABCD có góc nhọn . Vẽ tam giác đều CDM về phía ngoài hình thoi và tam giác đều AKD sao cho đỉnh K thuộc mặt phẳng chứa đỉnh B (nửa mặt phẳng bờ AC). 1.Tìm tâm của đường tròn đi qua 4 điểm A, K, C, M. 2.Chứng minh rằng nếu AB = a, thì BD = . 3.Tính góc ABK theo . 4.Chứng minh 3 điểm K, L, M nằm trên một đường thẳng. Câu 44. Cho nửa đường tròn đường kính AB = 2r, C là trung điểm của cung AB. Trên cung AC lấy điểm F bất kì. Trên dây BF lấy điểm E sao cho BE = AF. a) Hai tam giác AFC và BEC qua hệ với nhau như thế nào? Tại sao? b) Chứng minh tam giác EFC vuông cân. c) Gọi D là giao điểm của AC với tiếp tuyến tại B của nửa đường tròn. Chứng minh tứ giác BECD nội tiếp được. d) Giả sử F di động trên cung AC. Chứng minh rằng khi đó E di chuyển trên một cung tròn. Hãy xác định cung tròn và bán kính của cung tròn đó. Câu 45. Cho (O; r) và hai đường kính bất kì AB và CD. Tiếp tuyến tại A của (O) cắt đường thẳng BC và BD tại hai điểm tương ứng là E, F. Gọi P và Q lần lượt là trung điểm của EA và AF. 1.Chứng minh rằng trực tâm H của tam giác BPQ là trung điểm của đoạn OA. 2.Hai đường kính AB và Cd có vị trí tương đối như thế nào thì tam giác BPQ có diện tích nhỏ nhất? Hãy tính diện tích đó theo r. Câu 46. Cho hai đường tròn (O1) và (O2) cắt nhau tại A và B. Vẽ dây AE của (O1) tiếp xúc với (O2) tại A; vẽ dây AF của (O2) tiếp xúc với (O1) tại A. 1. Chứng minh rằng . 2.Gọi C là điểm đối xứng với A qua B. Có nhận xét gì về hai tam giác EBC và FBC. 3.Chứng minh tứ giác AECF nội tiếp được. Câu 47. Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp trong đường tròn, P là một điểm trên cung nhỏ AC ( P khác A và C). AP kéo dài cắt đường thẳng BC tại M. a) Chứng minh . b) Chứng minh AB2 = AP.AM. c) Giả sử hai cung AP và CP bằng nhau, Chứng minh AM.MP = AB.BM. d) Tìm vị trí của M trên tia BC sao cho AP = MP. e) Gọi MT là tiếp tuyến của đường tròn tại T, chứng minh AM, AB, MT là ba cạnh của một tam giác vuông. Câu 48. Cho tam giác ABC có AB = AC. Các cạnh AB, BC, CA tiếp xúc với (O) tại các điểm tương ứng D, E, F. 1.Chứng minh DF//BC và ba điểm A, O, E thẳng hàng. 2.Gọi giao điểm thứ hai của BF với (O) là M và giao điểm của DM với BC là N. Chứng minh hai tam giác BFC và DNB đồng dạng; N là trung điểm của BE. 3.Gọi (O’) là đường tròn đi qua ba điểm B, O, C. Chứng minh AB, AC là các tiếp tuyến của (O’). Câu 49. Cho (O) và một dây ABM tùy ý trên cung lớn AB. 1.Nêu cách dựng (O1) qua M và tiếp xúc với AB tại A; đường tròn (O2) qua M và tiếp xúc với AB tại B. 2.Gọi N là giao điểm thứ hai của hai đường tròn (O1) và (O2). Chứng minh . Có nhận xét gì về độ lớn của góc ANB khi M di động. 3.Tia MN cắt (O) tại S. Tứ giác ANBS là hình gì? 4.Xác định vị trí của M để tứ giác ANBS có diện tích lớn nhất. Câu 50. Cho tam giác ABC vuông cân ở A, trên cạnh BC lấy điểm M. Gọi (O1) là đường tròn tâm O1 qua M và tiếp xúc với AB tại B, gọi (O2) là đường tròn tâm O2 qua M và tiếp xúc với AC tại C. Đường tròn (O1) và (O2) cắt nhau tại D (D không trùng với A). 1) Chứng minh rằng tam giác BCD là tam giác vuông. 2) Chứng minh O1D là tiếp tuyến của (O2). 3) BO1 cắt CO2 tại E. Chứng minh 5 điểm A, B, D, E, C cùng nằm trên một đường tròn. 4) Xác định vị trí của M để O1O2 ngắn nhất. Câu 51. Cho tam giác ABC vuông tại B (BC > AB). Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC, các tiếp điểm của đường tròn nội tiếp với cạnh AB, BC, CA lần lượt là P, Q, R. 1) Chứng minh tứ giác BPIQ là hình vuông. 2) Đường thẳng BI cắt QR tại D. Chứng minh 5 điểm P, A, R, D, I nằm trên một đường tròn. 3) Đường thẳng AI và CI kéo dài cắt BC, AB lần lượt tại E và F. Chứng minh AE. CF = 2AI. CI. Câu 52. Cho tam giác đều ABC, trên cạnh BC lấy điểm E, qua E kẻ các đường thẳng song song với AB và AC chúng cắt AC tại P và cắt AB tại Q. 1) Chứng minh BP = CQ. 2) Chứng minh tứ giác ACEQ là tứ giác nội tiếp. Xác định vị trí của E trên cạnh BC để đoạn PQ ngắn nhất. 3) Gọi H là một điểm nằm trong tam giác ABC sao cho HB2 = HA2 + HC2. Tính góc AHC. Câu 53. Cho tam giác ABC vuông tại A nội tiếp đường tròn tâm O, kẻ đường kính AD, AH là đường cao của tam giác (H BC). 1) Chứng minh tứ giác ABDC là hình chữ nhật. 2) Gọi M, N thứ tự là hình chiếu vuông góc của B, C trên AD. Chứng minh HM vuông góc với AC. 3) Gọi bán kính của đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp tam giác vuông ABC là r và R. Chứng minh : r + R . Câu 54. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O, đường phân giác trong của góc A cắt cạnh BC tại D và cắt đường tròn ngoại tiếp tại I. 1) Chứng minh OI vuông góc với BC. 2) Chứng minh BI2 = AI.DI. 3) Gọi H là hình chiếu vuông góc của A trên cạnh BC. Chứng minh rằng : . 4) Chứng minh : . Câu 55. Cho tam giác ABC nhọn, đường cao kẻ từ đỉnh B và đỉnh C cắt nhau tại H và cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC lần lượt tại E và F. 1) Chứng minh AE = AF. 2) Chứng minh A là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác EFH. 3) Kẻ đường kính BD, chứng minh tứ giác ADCH là hình bình hành. Câu 56. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Đường tròn đường kính AH cắt cạnh AB tại M và cắt cạnh AC tại N. 1) Chứng minh rằng MN là đường kính của đường tròn đường kính AH. 2) Chứng minh tứ giác BMNC nội tiếp. 3) Từ A kẻ đường thẳng vuông góc với MN cắt cạnh BC tại I. Chứng minh: BI = IC. Câu 57. Cho tam giác ABC vuông tại C, O là trung điểm của AB và D là điểm bất kỳ trên cạnh AB (D không trùng với A, O, B). Gọi I và J thứ tự là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác ACD và BCD. 1) Chứng minh OI song song với BC. 2) Chứng minh 4 điểm I, J, O, D nằm trên một đường tròn. 3) Chứng minh rằng CD là tia phân giác của góc BAC khi và chỉ khi OI = OJ. Câu 58. Cho đường tròn tâm O và M là một điểm nằm ở bên ngoài đường tròn. Qua M kẻ tiếp tuyến MP, MQ (P và Q là tiếp điểm) và cát tuyến MAB. 1) Gọi I là trung điểm của AB. Chứng minh bốn điểm P, Q, O, I nằm trên một đường tròn. 2) PQ cắt AB tại E. Chứng minh: MP2 = ME.MI. 3) Giả sử PB = b và A là trung điểm của MB. Tính PA. Câu 59. Cho hình vuông ABCD, M là một điểm trên đường chéo BD, gọi H, I và K lần lượt là hình chiếu vuông góc của M trên AB, BC và AD. 1) Chứng minh :MIC = HMK . 2) Chứng minh CM vuông góc với HK. 3) Xác định vị trí của M để diện tích của tam giác CHK đạt giá trị nhỏ nhất. Câu 60. Cho hai đường tròn (O1) và (O2) cắt nhau tại A và B, tiếp tuyến chung của hai đường tròn về phía nửa mặt phẳng bờ O1O2 chứa B, có tiếp điểm với (O1) và (O2) thứ tự là E và F. Qua A kẻ cát tuyến song song với EF cắt (O1) và (O2) thứ tự ở C và D. Đường thẳng CE và đường thẳng DF cắt nhau tại I. Chứng minh: 1) IA vuông góc với CD. 2) Tứ giác IEBF nội tiếp. 3) Đường thẳng AB đi qua trung điểm của EF. Câu 61. Cho 3 điểm A, B, C thẳng hàng theo thứ tự đó. Dựng đường tròn đường kính AB, BC. Gọi M và N thứ tự là tiếp điểm của tiếp tuyến chung với đường tròn đường kính AB và BC. Gọi E là giao điểm của AM với CN. 1) Chứng minh tứ giác AMNC nội tiếp. 2) Chứng minh EB là tiếp tuyến của 2 đường tròn đường kính AB và BC. 3) Kẻ đường kính MK của đường tròn đường kính AB. Chứng minh 3 điểm K, B, N thẳng hàng. Câu 62. Cho tam giác MNP vuông tại M. Từ N dựng đoạn thẳng NQ về phía ngoài tam giác MNP sao cho NQ = NP và và gọi I là trung điểm của PQ, MI cắt NP tại E. 1) Chứng minh . 2) Chứng minh tam giác MNE cân. 3) Chứng minh: MN. PQ = NP. ME. Câu 63. Cho nửa đường tròn đường kính MN. Lấy điểm P tuỳ ý trên nửa đường tròn (P M, P N). Dựng hình bình hành MNQP. Từ P kẻ PI vuông góc với đường thẳng MQ tại I và từ N kẻ NK vuông góc với đường thẳng MQ tại K. 1) Chứng minh 4 điểm P, Q, N, I nằm trên một đường tròn. 2) Chứng minh: MP. PK = NK. PQ. 3) Tìm vị trí của P trên nửa đường tròn sao cho NK.MQ lớn nhất. Câu 64. Cho 3 điểm M, N, P thẳng hàng theo thứ tự ấy, gọi (O) là đường tròn đi qua N và P. Từ M kẻ các tiếp tuyến MQ và MK với đường tròn (O). (Q và K là các tiếp điểm). Gọi I là trung điểm của NP. 1) Chứng minh 5 điểm M, Q, O, I, K nằm trên một đường tròn. 2) Đường thẳng KI cắt đường tròn (O) tại F. Chứng minh QF song song với MP. 3) Nối QK cắt MP tại J. Chứng minh : MI. MJ = MN. MP. Câu 65. Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn đường kính AD. Hai đường chéo AC, BD cắt nhau tại E. Hình chiếu vuông góc của E trên AD là F. Đường thẳng CF cắt đường tròn tại điểm thứ hai là M. Giao điểm của BD và CF là N. Chứng minh: a) CEFD là tứ giác nội tiếp. b) Tia FA là tia phân giác của góc BFM. c) BE.DN = EN.BD. Câu 66. Cho điểm A ở ngoài đường tròn tâm O. Kẻ hai tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là tiếp điểm). M là điểm bất kì trên cung nhỏ BC (MB, MC). Gọi D, E, F tương ứng là hình chiếu vuông góc của M trên các đường thẳng AB, AC, BC; H là giao điểm của MB và DF; K là giao điểm của MC và EF. Chứng minh: a) MECF là tứ giác nội tiếp. b) MF vuông góc với HK. c) Tìm vị trí của điểm M trên cung nhỏ BC để tích MD.ME lớn nhất. Câu 67. Từ điểm M ở ngoài đường tròn (O; R) vẽ hai tiếp tuyến MA , MB và một cát tuyến MCD (MC < MD) tới đường tròn. Gọi I là trung điểm của CD. Gọi E, F, K lần lượt là giao điểm của đường thẳng AB với các đường thẳng MO, MD, OI. 1) Chứng minh rằng: R2 = OE. OM = OI. OK. 2) Chứng minh 5 điểm M, A, B, O, I cùng thuộc một đường tròn. 3) Khi cung CAD nhỏ hơn cung CBD. Chứng minh : . Câu 68. Cho đường tròn (O; R), hai điểm C và D thuộc đường tròn, B là trung điểm của cung nhỏ CD. Kẻ đường kính BA; trên tia đối của tia AB lấy điểm S, nối S với C cắt (O) tại M; MD cắt AB tại K; MB cắt AC tại H. Chứng minh: 1) , từ đó suy ra tứ giác AMHK là tứ giác nội tiếp. 2) HK song song với CD. 3) OK. OS = R2. Câu 69. Cho tam giác ABC vuông tại A. Nửa đường tròn đường kính AB cắt BC tại D. Trên cung AD lấy E. Nối BE và kéo dài cắt AC tại F. 1) Chứng minh CDEF là tứ giác nội tiếp. 2) Kéo dài DE cắt AC ở K. Tia phân giác của góc CKD cắt EF và CD tại M và N. Tia phân giác của góc CBF cắt DE và CF tại P và Q. Tứ giác MPNQ là hình gì ? Tại sao? 3) Gọi r, r1, r2 theo thứ tự là bán kính đường tròn nội tiếp các tam giác ABC, ADB, ADC. Chứng minh rằng: r2 = . Câu 70. Cho tam giác ABC cân tại A, nội tiếp đường tròn (O). Kẻ đường kính AD. Gọi M là trung điểm của AC, I là trung điểm của OD. 1) Chứng minh OM // DC. 2) Chứng minh tam giác ICM cân. 3) BM cắt AD tại N. Chứng minh IC2 = IA.IN. Câu 71. Cho đường tròn (O ; R) và dây AC cố định không đi qua tâm. B là một điểm bất kì trên đường tròn (O ; R) (B không trùng với A và C). Kẻ đường kính BB’. Gọi H là trực tâm của tam giác ABC. 1) Chứng minh AH // B’C. 2) Chứng minh rằng HB’ đi qua trung điểm của AC. 3) Khi điểm B chạy trên đường tròn (O ; R) (B không trùng với A và C). Chứng minh rằng điểm H luôn nằm trên một đường tròn cố định. Câu 72. Cho đường tròn (O) và một điểm A nằm ở bên ngoài đường tròn. Từ A kẻ các tiếp tuyến AP và AQ với đường tròn (O), P và Q là các tiếp điểm. Đường thẳng đi qua O vuông góc với OP và cắt đường thẳng AQ tại M. 1) Chứng minh rằng MO = MA. 2) Lấy điểm N nằm trên cung lớn PQ của đường tròn (O). Tiếp tuyến tại N của đường tròn (O) cắt các tia AP và AQ lần lượt tại B và C. a) Chứng

File đính kèm:

  • docHinh hoc.doc