Bài 1: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên một đường thẳng nằm ngang, tại thời điểm bắt đầu khảo sát, ô tô có vận tốc 18km/h và đang chuyển động nhanh dần đều với gia tốc là 2,5m.s-2. Hệ số masats giữa bánh xe và mặt đường là = 0,05. Lấy g = 10ms-2.
1 Tính động lượng của ô tô sau 10giây.
2. Tính quãng đường ôtô đi được trong 10 giây đó.
3. Tìm độ lớn của lực tác dụng và lực masat.
4. Tìm công của lực phát động và lực masat thực hiện trong khoảng thời gian đó.
Bài 2: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h trên một đường thẳng nằm ngang , hệ số masat giữa bánh xe và mặt đường là = 0,02. lấy g = 10m/s2.
1. Tìm độ lớn của lực phát động.
2. Tính công của lực phát động thực hiện trong khoảng thời gian 30 phút.
3. Tính công suất của động cơ.
Bài 3: Từ mặt đất, một vật có khối lượng m = 200g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 30m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10ms-2.
1. Tìm cơ năng của vật.
2. Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được.
3. Tại vị trí nào vật có động năng bằng thế năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí đó.
4. Tại vị trí nào vật có động năng bằng ba lần thế năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí đó.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập ôn tập môn Vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP ÔN TẬP
Bài 1: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên một đường thẳng nằm ngang, tại thời điểm bắt đầu khảo sát, ô tô có vận tốc 18km/h và đang chuyển động nhanh dần đều với gia tốc là 2,5m.s-2. Hệ số masats giữa bánh xe và mặt đường là m = 0,05. Lấy g = 10ms-2.
1 Tính động lượng của ô tô sau 10giây.
2. Tính quãng đường ôtô đi được trong 10 giây đó.
3. Tìm độ lớn của lực tác dụng và lực masat.
4. Tìm công của lực phát động và lực masat thực hiện trong khoảng thời gian đó.
Bài 2: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h trên một đường thẳng nằm ngang , hệ số masat giữa bánh xe và mặt đường là m = 0,02. lấy g = 10m/s2.
1. Tìm độ lớn của lực phát động.
2. Tính công của lực phát động thực hiện trong khoảng thời gian 30 phút.
3. Tính công suất của động cơ.
Bài 3: Từ mặt đất, một vật có khối lượng m = 200g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 30m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10ms-2.
1. Tìm cơ năng của vật.
2. Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được.
3. Tại vị trí nào vật có động năng bằng thế năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí đó.
4. Tại vị trí nào vật có động năng bằng ba lần thế năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí đó.
Bài 4: Từ độ cao 5 m so với mặt đất, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 20m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10ms-1.
1. Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.
2. Tại vị trí nào vật có thế năng bằng ba lần động năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí đó.
3. Xác định vận tốc của vật khi chạm đất.
Bài 5: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên đường thẳng nằm ngang AB dài 100m, khi qua A vận tốc ô tô là 10m/s và đến B vận tốc của ô tô là 20m/s. Biết độ lớn của lực kéo là 4000N.
1. Tìm hệ số masat m1 trên đoạn đường AB.
2. Đến B thì động cơ tắt máy và lên dốc BC dài 40m nghiêng 30o so với mặt phẳng ngang. Hệ số masat trên mặt dốc là m2 = . Hỏi xe có lên đến đỉnh dốc C không?
3. Nếu đến B với vận tốc trên, muốn xe lên dốc và dừng lại tại C thì phải tác dụng lên xe một lực có hướng và độ lớn thế nào?
Bài 6: Một vật có khối lượng m = 2kg trượt qua A với vận tốc 2m/s xuống dốc nghiêng AB dài 2m, cao 1m. Biết hệ số masat giữa vật và mặt phẳng nghiêng là m = , lấy g = 10ms-2.
1. Xác định công của trọng lực, công của lực masat thực hiện khi vật chuyển dời từ đỉnh dốc đến chân dốc;
2. Xác định vận tốc của vật tại chân dốc B;
3. Tại chân dốc B vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang BC dài 2m thì dừng lại. Xác định hệ số masat trên đoạn đường BC này.
Bài 7: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động thẳng đều qua A với vận tốc vA thì tắt máy xuống dốc AB dài 30m, dốc nghiêng so với mặt phẳng ngang là 30o, khi ô tô đến chân dốc thì vận tốc đạt 20m/s. Bỏ qua masat và lấy g = 10m/s2.
1. Tìm vận tốc vA của ô tô tại đỉnh dốc A.
2. Đến B thì ô tô tiếp tục chuyển động trên đoạn đường nằm ngang BC dài 100m, hệ số masat giữa bánh xe và mặt đường là m = 0,01. Biết rằng khi qua C, vận tốc ô tô là 25m/s. Tìm lực tác dụng của xe.
Bài 8: Một ô tô có khối lượng 1 tấn chuyển động trên đường ngang khi qua A có vận tốc 18km/h và đến B cách A một khoảng là 100m với vận tốc 54km/h.
1. Tính công mà lực kéo của động cơ đã thực hiện trên đoạn đường AB.
2. Đến B tài xế tắt máy và xe tiếp tục xuống dốc nghiêng BC dài 100m, cao 60m. Tính vận tốc tại C.
3. Đến C xe vẫn không nổ máy, tiếp tục leo lên dốc nghiêng CD hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30o. Tính độ cao cực đại mà xe đạt được trên mặt phẳng nghiêng này.
Cho biết hệ số masat không thay đổi trong quá trình chuyển động của xe m = 0,1, lấy g = 10ms-2.
Bài 9: Một ô tô có khối lượng 2 tấn khi đi qua A có vận tốc là 72km/h thì tài xế tắt máy, xe chuyển động chậm dần đến B thì có vận tốc 18km/h. Biết quãng đường AB nằm ngang dài 100m.
1. Xác định hệ số masat m1 trên đoạn đường AB.
2. Đến B xe vẫn không nổ máy và tiếp tục xuống một dốc nghiêng BC dài 50m, biết dốc hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc a = 30o. Biết hệ số masat giữa bánh xe và dốc nghiêng là m2 = 0,1. Xác định vận tốc của xe tại chân dốc nghiêng C.
3. Đến C xe nổ máy và chuyển động thẳng đều lên dốc CD dài 20m có góc nghiêng b = 45o so với mặt phẳng nằm ngang. Tính công mà lực kéo động cơ thực hiện trên dốc này. Lấy g = 10ms-2.
Bài 10: Một ô tô có khối lượng 1 tấn chuyển động đều trên đoạn đường nằm ngang AB với vận tốc 10m/2. Biết công suất của động cơ là 10kW.
1.Tính lực kéo của động cơ và hệ số masat giữa bánh xe và mặt đường trên đoạn đường !B.
2.Đến B, xe xuống dốc nghiêng BC có hệ số masat là , góc nghiêng 30o so với mặt phẳng nằm ngang, biết rằng khi xe đến dốc C thì vận tốc đạt 20m/s. Tính chiều dài dốc nghiêng BC.
Bài 11: Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang tắt máy qua A với vận tốc 5m/s, thì xuống dốc nghiêng AB so với mặt phẳng nằm ngang 30o. Biết dốc dài 50m, và vận tốc của ô tô cuối chân dốc B là 15m/s.
1.Tính công của lực masat trên dốc AB, suy ra độ lớn của lực masat trên AB.
2.Đến B thì chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang BC dài 28m, biết hệ số masat giữa bánh xe và mặt đường là m = 0,1. Tính vận tốc của ô tô khi qua C.
Bài 12: Một vật m = 2kg xuống dốc AB với vận tốc khi qua A là 2m/s và đến B có vận tốc là 6m/s, dốc nghiêng 30o so với mặt phẳng nằm ngang, và hệ số masat giữa vật và mặt phẳng nghiêng là m =.
1.Tính chiều dài dốc AB.
2.Đến B thì vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang BC dài 10m thì dừng lại. Tính hệ số masat giữa vật và mặt phẳng ngang trên đoạn BC.
3.Tại C cần truyền cho vật ấy một vận tốc ban đầu là bao nhiêu theo hướng ngược lại để khi vật lên đến đỉnh dốc A thì dừng lại. Biết hệ số masat trên đoạn đường nằm ngang và trên mặt phẳng nghiêng là không đổi.
Bài 13: Một xe máy có khối lượng m = 100kg, khi qua A trên đoạn đường nằm ngang AB dài 20m. Biết khi vận tốc của xe khi đến B là 10m/s và hệ số masat giữa bánh xe và mặt đường là 0,1. Lực kéo của động cơ là 430N.
1.Tìm vận tốc của xe máy khi qua A.
2.Đến B thì xe lên dốc nghiêng 30o so với mặt phẳng nằm ngang, biết hệ số masat giữa bánh xe và mặt phẳng nghiêng là , chiều dài của dốc BC là 20m. Hỏi xe có đến được dốc không? Nếu được thì tìm vận tốc của xe khi đến đỉnh dốc C.
Bài 14: Một xe máy có khối lượng m = 100kg chuyển động trên đường thẳng nằm ngang AB. Biết khi qua A, xe máy có vận tốc 36km/h và đến B thì đạt vận tốc 72km/h, và quãng đường AB dài 10m. Lực kéo của động cơ là 2500N.
1.Tìm độ lớn của lực masat, từ đó suy ra hệ số masat giữa bánh xe và mặt đường trên đoạn đường AB.
2.Khi đến B, xe tiếp tục chuyển động đều lên dốc BC dài 100m, nghiêng 30o so với mặt phẳng nằm ngang. hệ số masat giữa bánh xe và mặt dốc là . Xác định công của lực masat, và tìm độ lớn lực kéo của động cơ trong giai đoạn xe chuyển động lên dốc.
Bài 15: Một xe có khối lượng 100kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ A, xuống dốc nghiêng AB hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30o. Biết rằng khi xuống dốc xe không nổ máy, và đến B xe có vận tốc 20m/s. Hệ số masat giữa bánh xe và mặt phẳng nghiêng là .
1.Tìm chiều dài của dốc AB.
2.Đến B, xe nổ máy và tiếp tục chuyển động đều lên dốc BC dài 50m, đỉnh dốc cao 30m so với chân mặt phẳng nghiêng, hệ số masat là 0,1. Xác định lực kéo của động cơ khi lên dốc BC.
Bài 16: Một ô tô có khối lượng 2 tấn bắt đầu chuyển động từ A trên đường nằm ngang AB, biết rằng khi đến B xe có vận tốc 10m/s, hệ số giữa xe và mặt đường là 0,1, quãng đường AB dài 100m.
1.Tính lực kéo của động cơ trên AB và công suất trung bình của động cơ.
2.Đến B xe xuống dốc BC dài 20m và nghiêng 30o so với mặt ngang, tính vận tốc của xe tại chân dốc, biết lực kéo không đổi và hệ số masat giữa bánh xe và mặt phẳng nghiêng là .
Bài 17: Một ô tô có khối lượng 1 tấn chuyển động trên đường nằm ngang đi qua A với vận tốc 5m/s và đến B với vận tốc 15m/s, biết quãng đường AB dài 200m và lực kéo của động cơ là 3000N.
1.Tính độ lớn lực masat trên đoạn đường AB và suy ra hệ số masat trên đoạn đường này.
2. Đến B, xe tiếp tục chuyển độgn thẳng đều lên dốc BC dài 50m với góc nghiêng của dốc là 30o, hệ số masat trên đoạn đường dốc là 0,2. Tính lực kéo của động cơ và công suất trung bình của động cơ trong giai đoạn xe chuyển động lên dốc BC.
Bài 18: Một ô tô có khối lượng 3 tấn bắt đầu chuyển động tại A và xuống dốc AB hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30o. Biết lực kéo của động cơ là 2000N, hệ số masat là 0,1. Đến chân dốc B ô tô có đạt vận tốc20m/s.
1.Tìm chiều dài của dốc AB.
2.Đến B, ô tô tiếp tục chuyển động đều trên đoạn đường nằm ngang BC với hệ số masat 0,2 và quãng đường BC dài 100m. Tìm lực kéo và công suất của động cơ trong giai đoạn này.
3.Đến C, xe tắt máy và tiếp tục đi lên dốc nghiêng CD có góc nghiêng 45o so với mặt phẳng nằm ngang, hệ số masat vẫn là 0,2. Tìm độ cao lớn nhất so với chân dốc C mà ô tô đạt được.
Bài 19: Một ô tô có khối lượng 4 tấn bắt đầu lên dốc AB không vận tốc đầu từ A với lực kéo của động cơ là 8000N, lực masat có độ lớn bằng 2% trọng lượng của xe. Biết dốc dài 50m, cao 4m.
1.Tính vận tốc của ô tô khi lên đến đỉnh dốc B.
2.Từ B, xe tiếp tục chuyển động thẳng đều trên đoạn đường nằm ngang BC với công suất của động cơ là 40kW. Tính hệ số masat trên đoạn đường BC.
Bài 20: Một vật có khối lượng 4kg bắt đầu trượt từ đỉnh A của một mặt phẳng nghiêng AB dài 3m, biết mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30o, hệ số masat là 0,1.
1.Tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng B.
2.Từ B vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang đến C cách A một khoảng là 6m thì dừng lại. Tính hệ số masat giữa vật và mặt phẳng nằm ngang BC.
3.Nếu từ C kéo vật chuyển động đều đến B rồi lên đỉnh A của mặt phẳng nghiêng thì cần thực hiện một công của lực kéo là bao nhiêu?
Bài 21: Vật có khối lượng m = 1kg bứt đầu trượt xuống từ đỉnh A của mặt phẳng nghiêng AB hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30o. Lấy g = 10m/s2.
1. Mặt phẳng nghiêng không masat, tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng B.
2.Tính động năng của vật tại trung điểm M của của mặt phẳng nghiêng AB.
3. Sau khi đến chân mặt phẳng nghiêng B, vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng nằm ngang và dừng lại tại C. Biết hệ số masat giữa vật và mặt đường là 0,2. Tính quãng đường BC.
Bài 22: Một xe có khối lượng 500kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ A trên đoạn đường nằm ngang AB dài 100m. Biết rằng khi đến B xe có vận tốc 10m/s, và hệ số masat giữa bánh xe và mặt đường là m1 = 0,1.
1.Tính công của lực kéo động cơ và công của lực masat khi vật chuyển động trên đoạn đường AB.
2.Đến B, xe tắt máy và xuống dốc nghiêng BC dài 50m có góc nghiêng a so với mặt phẳng nằm ngang. Biết sina = 0,6. Hệ số masat trên dốc BC là m2 = 0,4, tính vận tốc của xe khi đến chân dốc C.
3.Để đến C xe có vận tốc 90km/h thì lực kéo của động cơ trên AB có độ lớn là bao nhiêu, biết rằng hệ số masat trên cả hai đoạn đường AB và BC là không đổi và khi xuống dốc BC xe vẫn tắt máy.
Bài 23: Một vật từ chân mặt phẳng nghiêng A hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30o, đỉnh mặt phẳng nghiêng cao 10m.Bỏ qua masat giữa vật và mặt phẳng nghiêng, và lấy d g = 10m/s2.
1.tính công của trong lực, công của lực kéo trên AB, cho biết vật có khối lượng m = 1kg, lực kéo có độ lớn F = 7,1N, vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng vA = 4m/s.
2.Tính vận tốc của vật khi đến đỉnh B của mặt phẳng nghiêng.
Bài 24: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của mọt mặt phẳng nghiêng AB dài 10m, mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30o.
1.Trên mặt phẳng nghiêng không masat, hãy tính vận tốc của vật tại khi đến chân mặt phẳng nghiêng.
2.Biết khối lượng của vật là m = 2kg, hãy tính thế năng của vật tại vị trí vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng có vận tốc 5m/s.
Bài 25: Một xe có khối lượng 500kg đang chuyển động qua A với vận tốc 10m/s và tiếp tục chuyển độg trên mặt đường nằm ngang AB dài 50m. Biết lực kéo của động cơ là 2000N, và hệ số masat là 0,1.
1.Tìm vận tốc của xe khi đến B.
2.Đến B, xe tắt máy lên dốc BC nghiêng 30o so với mặt phẳng nằm ngang, hệ số masat trên mặt phẳng nghiêng là . Ở độ cao nào thì xe có vận tốc là 15m/s.
Bài 26: Một xe có khối lượng 100kg qua A với vận tốc 10m/s và tiếp tục chuyển động đến B trên đoạn đường nằm ngang. Biết rằng khi đến B, xe có vận tốc là 20m/s, lực kéo của động cơ là 400N.
1.Tính công của lực masat và hệ số masat trên đoạn đường AB.
2.Đến B, xe lên dốc nghiêng BC hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30o, hệ số masat là . Xác định độ lớn của lực kéo để xe chuyển động được một đoạn đường BC dài 40m trên mặt phẳng nghiêng thì dừng lại.
3.Nếu kéo đều xe từ C đến B rồi đến A thì phải tốn một công là bao nhiêu?
Bài 27: Một ô tô có khối lượng 1 tấn chuyển động trên đường nằm ngang, khi qua A xe có vận tốc 5m/s thì tăng tốc đến B đạt vận tốc 10m/s, biết rằng quãng đường AB dài 30m. Biết hệ số masat giữa bánh xe và mặt đường là 0,1.
1.Tính lực kéo và công suất của động cơ khi xe chuyển động trên AB.
2.Đến B xe tắt máy và lên dốc BC dài 50m, dốc nghiêng hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30o, bỏ qua masat. Hỏi xe có lên đến đỉnh dốc không, nếu đến được thì tìm vận tốc của xe khi lên đến đỉnh dốc.
Bài 28: Một vật có khối lương 4kg bắt đầu trượt từ đỉnh A của một mặt phẳng nghiêng AB dài 3m, và hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30o. Bỏ qua masat giữa vật và mặt phẳng nghiêng.
1.Tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng B.
2.Đến B vật tiếp tục đi lên mặt phẳng nghiêng BC hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 45o, hệ số masat là 0,1. Tính lực kéo cần thiết để kéo vật chuyển động đều trên dốc BC.
Bài 29: Từ độ cao 10m so với mặt đất, một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu 5ms-1. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10ms-2.
1. Tính độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.
2. Tính vận tốc của vật tại thời điểm vật có động năng bằng thế năng.
3. Tìm cơ năng toàn phần của vật, biết khối lượng của vật là m=200g
Bài 30: Từ mặt đất, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10ms-1. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10ms-2.
1. Tính độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.
2. Ở vị trí nào của vật thì động năng của vật bằng 3 lần thế năng.
3. Tính cơ năng toàn phần của vật biết rằng khối lượng của vật là m = 100g.
File đính kèm:
- bai tap tong hop chuong IV các định luật bảo toàn vat ly 10.doc