§1-2. ĐO ĐỘ DÀI
Ghi nhớ
- Đo dộ dài là so sánh độ dài đó với một độ dài khác đã được chọn trước để làm chuẩn.
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của Việt Nam là mét (m).Còn có các đơn vị khác nhỏ hơn mét là : dm,cm,mm.
- Khi dùng thước đo ta cần biết GHĐ và ĐCNN của thước.
+ GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
+ ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia trên thước.
- Ngoài ra còn có đơn vị đo độ dài khác là inch: 1 inch = 2,54 cm
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3902 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài tập ôn tập Vật lý 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§1-2. ĐO ĐỘ DÀI
Ghi nhớ
Đo dộ dài là so sánh độ dài đó với một độ dài khác đã được chọn trước để làm chuẩn.
Đơn vị đo độ dài hợp pháp của Việt Nam là mét (m).Còn có các đơn vị khác nhỏ hơn mét là : dm,cm,mm.
Khi dùng thước đo ta cần biết GHĐ và ĐCNN của thước.
+ GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
+ ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia trên thước.
Ngoài ra còn có đơn vị đo độ dài khác là inch: 1 inch = 2,54 cm
BÀI TẬP
Điền vào chổ trống:
12 cm = …….. m d) 50 cm = …….. m
4 cm = ……..m e) 2,4 km = …….. m
2,5m = ……..cm f) 60 m = …….. km
Trong các trường hợp sau,người ta thường dùng các loại thước nào để đo độ dài thích hợp:
Thợ mộc đo chiều dài của cửa ra vào.
Học sinh đo chiều dài của cuốn sách vật lý.
Người bán vải đo chiều dài tấm vải.
Thợ may đo vòng ngực để may áo cho khách hàng.
Diền từ thích hợp:
Ước lượng …….. cần đo.
Chọn thước có …….. và có …….. thích hợp.
Đặt thước ……..chiều dài cần đo sao cho một đầu của vật …….. vạch …….. của thước.
Đặt mắt nhìn theo hướng …….. với cạnh ở đầu kia của vật.
Đọc kết quả đo theo vạch chia …….. với đầu kia của vật.
Trong các dụng cụ sau đây,dụng cụ nào có thể dùng để đo độ dài:
Một thanh gỗ dài thẳng.
Một sợi dây.
Một thước mét.
Một thùng đựng nước.
Câu nào sau đây là đúng khi nói về GHĐ và ĐCNN:
GHĐ của thước là độ dài lớn nhất được ghi trên thước.
GHĐ của thước cho biết độ dài lớn nhất mà ta có thể đo được khi dùng thước đó.
ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Cả ba câu trên đều đúng.
Trong các đơn vị sau đây,đơn vị nào không phải là đơn vị đo độ dài:
mm b) kg
c) km d) m
Để đo một cái bàn dài 2 m ta cần dùng thước nào:
Thước dây có GHĐ 3 m , ĐCNN 1 mm.
Thước thẳng có GHĐ 1 m , ĐCNN 1 cm.
Thước cuộn có GHĐ 1,5 m , ĐCNN 1 mm.
Khi đo chiều dài mảnh vải thì thợ may dùng thước thẳng. Khi đo số đo cơ thể thì thợ may dùng thước dây. Tại sao?
Khi đo chiều dài của một vật bằng thước thẳng ,ta đặt thước như thế nào? Nếu gặp trường hợp đầu cuối của vật không ngang bằng với một vạch chia thì ta đọc kết quả như thế nào?
Hướng dẫn.
a) 1,2 m d) 0,5 m
0,04 m e) 2400 m
250 cm f) 0,06 km
a) Thước cuộn
b) Thước kẻ dài 30 cm
c) Thước thẳng
d) Thước dây
a) độ dài
b) GHĐ , ĐCNN
c) dọc theo
d) vuông góc
e) gần nhất
c)
d)
b)
a)
Khi đo tấm vải dùng thước thẳng căng ra cho chính xác,khi đo cơ thể phải dùng thước dây để đo theo các vòng cung.
Ta đặt mép thước song song vào sát với vật cần đo. Vạch số 0 của thước trùng với một đầu của vật. Nếu trường hợp đầu cuối của vật không ngang bằng với một vạch chia thì đọc ở vạch chia gần nhất.
§3. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG.
Ghi nhớ.
Đo thể tích chất lỏng là so sánh thể tích chất lỏng đó với một đơn vị thể tích được chọn trước. Để đo thể tích chất lỏng ta có thể dùng bình chia độ hoăc ca đong.
Đơn vị đo thể tích: m3 , dm3(lít) , cm3 ( cc )
GHĐ là thể tích lớn nhất ở vạch cao nhất.
ĐCNN là hiệu thể tích ghi giữa hai vạch liên tiếp trên bình.
Cách đo và đọc: để bình thẳng đứng,đặt mắt ngang với độ cao của chất lỏng trong bình đọc kết quả đo ở vạch gần nhất.
BÀI TẬP
Điền số thích hợp:
1 m3 = ……..dm3 = …….. cm3
0,7 m3 = …….. dm3 = …….. cm3
1,5 m3 = …….. lít = …….. ml = …….. cc
0,3m3 = …….. lít = ……..cc = …….. cm3
Điền từ thích hợp:
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần:
Ước lượng …….. cần đo.
Chọn bình chia độ có …….. và có ….…. thích hợp.
Đặt bình chia độ ……..
Đặt mắt nhìn …….. với độ cao chất lỏng trong bình.
Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia …….. với mức chất lỏng.
Dụng cụ nào sau đây dùng để đo thể tích chất lỏng,chọn câu đúng nhất:
Một cái ca đong có ghi 1 lít.
Chiếc bơm tiêm có vạch chia theo đơn vị cc.
Một chiếc bình thủy bên ngoài có vạch chia theo đơn vị lít.
Cả ba câu trên.
Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo thể tích chất lỏng:
(m3) c) (m)
(m2) d) (kg)
Câu nào sau đây là đúng khi nói về GHĐ và ĐCNN của bình đo thể tích:
GHĐ là khả năng đo thể tích của bình chia độ. ĐCNN là khoảng cách giữa hai vạch gần nhất.
GHĐ là giá trị lớn nhất ghi trên bình chia độ. ĐCNN là thể tích nhỏ nhất mà bình chia độ có thể đo được (tức là thể tích phần chất lỏng giữa hai vạch đo).
GHĐ là thể tích của chất lỏng ở trong bình. ĐCNN là giá trị nhỏ nhất của chất lỏng.
Người ta đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN là 0.5 cm3 . Hãy chỉ ra kết quả đúng:
V1 = 35,34 cm3 c) V3 = 36,5 cm3
V2 = 36,41 cm3 d) V4 = 36,9 cm3
Để đo thể tích của một chất lỏng khoảng 80 cm3,ta dùng bình nào là hợp lý nhất:
Bình có GHĐ 1 lít, ĐCNN 1mm3.
Bình có GHĐ 0,1 lít, ĐCNN 1mm3.
Bình có GHĐ 1,5 dm3, ĐCNN 1cm3.
Người ta muốn chia 19 lít nước ở bình lớn ra các can nhỏ, trên mặt can có ghi 1,5 lít. Hỏi:
Con số 1,5 lít có ý nghĩa gì?
Cần ít nhất bao nhiêu bình 1,5 lít để chứa hết 19 lít nước.
Hướng dẫn.
a) 1.000 ; 1.000.000
b) 700 ; 700.000
c) 1.500 ; 1.500.000 ; 1.500.000
d) 300 ; 300.000 ; 300.000
a) thể tích b) GHĐ
thẳng đứng d) ngang e) gần nhất
d)
a)
b)
c)
b)
a) Can có thể chứa tối đa là 1,5 lít.
13 bình.
§4. ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
Ghi Nhớ.
Có hai trường hợp đo:
Nếu vật rắn không thấm nước có kích thước nhỏ,bỏ vừa vào bình chia độ thì ta chỉ cần dùng bình chia độ.
Nếu vật rắn không thấm nước có kích thước lớn không bỏ lọt vào bình chia độ được,thì ta có thể đo bằng cách dùng bình tràn kết hợp với bình chia độ.
BÀI TẬP
Diền vào chỗ trống:
…….. vật vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng …….. bằng thể tích của vật.
Khi vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ thì …….. vật đó vào trong bình tràn,thể tích của phần chất lỏng …….. bằng thể tích của vật.Phần thể tích này có thể đo bằng ……..
Để đo thể tích một thỏi thép,một bạn học sinh đã bỏ thỏi thép đó vào bình chia độ. Sau đó đổ nước vào,mực nước dâng đến vạch 20 cm3. Bạn học sinh này đã kết luận rằng,thỏi thép có thể tích là 20 cm3. Hỏi đo như vậy là đúng hay sai? Nếu sai làm thế nào cho đúng?
Để đo thể tích của một hòn đá nhỏ hình dạng bất kỳ ta sủ dụng loại dụng cụ nào:
Một chiếc bình đựng nước.
Một chiếc bình tràn.
Một chiếc bát.
Một chiếc bình chia độ.
Người ta dùng một bình chia độ lúc ban đầu có chứa 48 cm3 nước. Sau đó thả hòn đá chìm vào bình, mực nước dâng lên 64 cm3. Thể tích hòn đá là:
V1 = 64 cm3
V2 = 48 cm3
V3 = 16 cm3
V4 = 112 cm3
Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước, thì thể tích của vật bằng thể tích nào?
Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
Thể tích bình chứa.
Thể tích bình tràn.
Thể tích nước còn lại trong bình tràn.
Một thùng đụng nước hình trụ với R = 0,3 m , h = 0,8 m. Hỏi cần bao nhiêu lít nước mới đổ đầy thùng này?
Cần bao nhiêu khối vuông 1 dm3 để xếp thành một hình hộp chữ nhật có chiều dài 16 dm, rộng 70cm và cao 0,5 m ?
Hướng dẫn.
a) Thả chìm,dâng lên.
b)Thả chìm,tràn ra,bình chia độ.
Sai. Ta phải đổ nước vào bình chia độ trước,mực nước bang đầu là V1. Sau đó thả chìm hoàn toàn thỏi thép vào bình, lúc này mực nước dâng lên là V2. Như vậy thể tích của khối thép là: Vthép = V2 – V1
d)
c)
a)
226,18 lít
560 khối vuông.
§5. KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯƠNG.
Ghi nhớ.
Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng là chất tạo thành vật đó.
Đơn vị đo khối lượng là kilogam (kg), nhỏ hơn kg là gam (g), miligam (mg). Lớn hơn kg là yến, tạ, tấn.
Dụng cụ đo khối lượng là Cân. Khi đo phải ước lượng khối lượng vật cần đo để chọn cân thích hợp. Điều chỉnh cân đúng trước khi cân. Đọc kết quả đúng quy định.
BÀI TẬP
Trên vỏ một gói miến có ghi 85 g . Số 85 g có ý nghĩa gì?
Diền từ:
Mọi vật đều có ……..
Khối lượng của một vật chỉ …….. tạo thành vật đó.
Trên thực tế để đo …….. người ta dùng ……..
Sắp xếp theo thứ tự giảm dần: 1150 g ; 1,7 kg ; 1580 mg ; 1,25 kg ; 1750 g ; 1900 mg.
Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải là đơn vị đo khối lượng.
kg
cm
Tấn
mg
Trong các số liệu sau đây, số liệu nào cho biết khối lượng của hàng hóa:
Trên thành một chiếc ca ghi 1,5 lít.
Trên vỏ hộp thuốc có ghi 50 viên.
Trên vỏ túi đựng đường ghi 5 kg.
Để cân khối lượng một túi cam (khoảng 7 trái), ta có thể dùng loại cân nào?
GHĐ 5 kg, ĐCNN 20 g.
GHĐ 50 kg, ĐCNN 50 g.
GHĐ 20 kg, ĐCNN 20 g.
Khi đi mua-bán một ít trái cây (như cam,quýt…) người ta dùng đơn vị nào sau đây: g , kg , mg , tấn. Dùng cân gì để thực hiện phép cân?
Có một cái cân đồng hồ đã cũ, không còn chính xác, làm thế nào để cân chính xác trở lại nếu chúng ta có số của cân.
Một người muốn lấy 0,8 kg từ một túi gạo có khối lượng là 1 kg, người đó dùng cân Ro-Bec-Van, chỉ dùng một loại quả cân là 300 g. Làm thế nào trong một lần cân lấy ra được 0,8 kg gạo?
Hướng dẫn.
Cho biết lượng miến trong gói là 85 g.
a) khối lượng b) chất lượng c) cân
1750 g > 1,7 kg > 1,25 kg >1150g > 1900 mg >1580 mg
b)
c)
a)
kg ; cân đồng hồ
Ta dùng từng quả cân bỏ lên cân và điều chỉnh núm điều chỉnh ở cân lại sao cho kim chỉ đúng khôi lượng của quả cân.
Ta bỏ một bên của cân Ro-Bec-Van hai quả cân 300g, nên tổng khối lương một bên là 600 g. Bên còn lại ta bỏ túi gạo 1 kg. Tiếp theo ta lấy gạo trong túi chuyển từ từ qua phía có hay quả cân, cho đến khi hai bên cân bằng nhau. Lượng gạo còn lại trong túi là 800 g (0,8 kg).
§6. LỰC - HAI LỰC CÂN BẰNG.
Ghi nhớ.
Tác dụng đẩy, kéo … của vật này lên vật khác gọi là lực. mỗi lực đều có phương và chiều, độ mạnh hay yếu nhất định.
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều nhau. Nếu chúng cùng tác động vào môt vật thì vật đứng yên vẫn cứ đúng yên.
BÀI TẬP
Dùng các từ: lực đẩy, lực ném, lực uốn, lực nâng, điền vào chỗ trống.
Để nâng một khối sắt, cần cẩu phải tác dụng lên khối sắt một lực ……..
Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một lực ……..
Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi, con chim đã tác dụng lên cành cây một lực ……..
Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng lên quả tạ một ……..
Hãy chỉ ra phương, chiều của lực, hướng của lực và điểm đặt của lực ở các hình sau:
Hình 1
Hình2
Hình3
d) hình 4
đ )Hình 5
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Một em bé giữ chặt một đầu dây làm cho quả bóng bay không bay lên được. Quả bóng đã chịu tác dụng của hai …….. Đó là lực đẩy của không khí và lực kéo của dây.
Một chiếc bè nổi trên dòng nước chảy xiết. Bè không bị trôi vì bề đã được buộc chặt vào một cái cọc bằng một sợi dây. Bè đã chịu sự tác dụng của hai …….. Một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do ……..tác dụng.
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có lực đẩy:
Lực của đầu tàu làm cho các toa phía sau chuyển động.
Lực của vận động viên thực hiện khi ném tạ.
Lực do nam châm tác dụng lên một thỏi sắt.
Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào có lự kéo:
Lực do lò xo tác dụng lên tay do dùng tay nén lò xo lại.
Lực do gió tác dụng lên cánh buồm làm thuyền chạy.
Lực của hai đội kéo co tác dụng lên sợi dây.
Khi bắn cung, lực do dây cung tác dụng làm cho mũi tên bay vút ra xa là lực gì?
Lực hút.
Lực ép.
Lực kéo.
Lực đẩy.
Trên các hình vẽ sau mỗi vật đều chịu tác dụng của hai lực mạnh như nhau. Hình nào là hai lực cân bằng:
Hình:1
Hình:2
Hình:3
Hình:4
Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về hai lực cân bằng:
Hai lực có cùng độ mạnh.
Hai lực có cùng phương.
Hai lực ngược chiều nhau.
Là hai lực tác dụng vào một vật có cùng độ mạnh như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều.
Trong các cặp lực sau đây, cặp nào là lục cân bằng:
Lực do hai ngón tay tác dụng vào hòn bi giữ cho hòn bi ấy không bị rơi.
Lực hút của trái đất lên viên pin và lực nâng của tay khi viên pin đặt trên bàn tay.
Lực của gió tác dụng lên cánh buồm và lực cản của nước lên thuyền.
Trong các trường hợp sau đây, hãy cho biết trường hợp nào chịu tác dụng của lực. Đó là lực gì?
Cái bàn đang dịch chuyển.
Quả bóng cao su đang bị méo đi so với hình dạng lúc đầu.
Lò xo đang bị dãn ra.
Thuyền buồm đang chạy trên biển.
Hướng dẫn.
a) lực nâng
b) lực kéo
c) lực uốn
d) lực đẩy
Phương ngang, lực xuất phát từ phí mũi tên, chiều từ trái sang phải, điểm đặt của lực là gốc mũi tên.
Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, điểm đặt của lực là gốc mũi tên.
Phương ngang, chiều từ phải sang trái, điểm đặt của lực là gốc mũi tên.
Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, điểm đặt của lực là gốc mũi tên.
Phương đi xéo, chiều từ phải qua trái, điểm đặt của lực là gốc mũi tên.
a) lực cân bằng
b) lực cân bằng, sợi dây
b)
c)
d)
c)
d)
b)
a) lực kéo hoặc lực đẩy
b) lực nén
c) lực kéo
d) lực đẩy của gió
§7. TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC.
Ghi nhớ.
Lực tác dụng lên một vật có thể:
Làm biến đổi chuyển động của vật.
Làm vật biến dạng.
Làm cho vật vừa biến đổi chuyển động, vừa biến dạng.
BÀI TẬP
Trong các ví dụ sau đây, lực nào tác dụng làm cho vật biến đổi chuyển động. Vật bị biến dạng vừa biến đổi chuyển động vừa biến dạng.
Gió thổi làm những chiếc lá khô trên mặt đất bay.
Dùng búa tác động vào ống thép tròn, ống thép bị móp.
Một chiếc ly thủy tinh bị gạt rớt xuống sàn và vỡ ra.
Viết đầy đủ và trả lời câu sau:
Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm …….. vật B hoặc làm …….. của vật B. Hai kết quả này có thể xảy ra cùng lúc hay không?
Thả rơi quả bóng nảy trên nền đất cứng, lực do mặt đất tác dụng lên quả bóng có thể gây ra hiện tượng gì với quả bóng? Chọn câu trả lời đúng nhất:
Quả bóng bị biến dạng.
Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.
Quả bóng không bị gì cả.
Quả bóng vừa bị biến dạng vừa thay đổi chuyển động.
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào chuyển động không có sự biến đổi:
Một đoàn tàu đang chuyển động chậm vào ga.
Một viên bi đang lăn xuống dốc nghiên.
Một vật đang chuyển dộng thẳng đều.
Đầu kim đồng hồ chuyển động đều trên một đường tròn.
Một con chim đậu trên cành cây nhỏ làm cho cành cây bị uốn cong. Hãy chọn câu đúng nhất:
Cành cây bị biên dạng.
Cành cây bị biến đổi chuyển động.
Cành cây thay đổi về chiều dài.
Đưa một nam châm lại gần môt quả cân bằng sắt treo trên một sợ dây nhỏ. Lực do nam châm tác dụng lên quả cân là lực gì? Kết quả của lực tác dụng trên là gì?
Hướng dẫn.
a) biến đổi chuyển động
b) biến dạng
c) biến đổi chuyển động và biến dạng
Biến dạng, thay đổi chuyển động, hai kết quả có thể xảy ra cùng lúc.
d)
c)
a)
Lực hút. Quả cân bị kéo về phía nam châm. Kết quả biến đổi chuyển động.
§8. TRỌNG LỰC – ĐƠN Vị LỰC.
Ghi nhớ.
Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật.
Trọng lực có phương thẳng đứng và chiều hướng về phía trái đất.
Trọng lượng là cường độ của trọng lực. Đơn vị lực là Newton (N).
100 g = 0,1 kg có trọng lượng là 1 N.
BÀI TẬP
Một quả chanh giơ lên cao, rồi đột nhiên buông tay ra. Điều gì chứng tỏ có một lực tác dụng lên quả chanh. Lực đó có phương và chiều như thế nào? Do vật nào tác dụng?
Treo một quả cầu nhỏ bằng một sợi dây mảnh (hình bên).
Có những lực nào tác dụng lên quả cầu? Các lực này có
cân bằng không? Dựa vào đâu để khẳng định là đúng?
Khi đưa một vật lên rất cao so với mặt đất thì điều gì sẽ thay đổi: trọng lượng hay khối lượng của vật? Giải thích tại sao?
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về trọng lực? Chọn câu đúng nhất.
Trọng lực là lực hút của trái đất.
Trọng lực luôn có phương thẳng đứng.
Trọng lực có đơn vị là Newton (N).
Cả ba câu trên đều đúng.
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là kết quả tác dụng của trọng lực:
Nam châm hút được cái đinh sắt.
Một vật rơi từ trên cao xuống.
Quyển sách nằm yên trên bàn.
Vì sao khi mang vật có khối lượng 20 kg ta có cảm giác nặng hơn khi mang vật 15 kg. Câu nào sau đây là đúng:
Vì do có trọng lượng lớn hơn nên vật có khối lượng 20kg sẽ đè lên vai mạnh hơn.
Vì vật 20 kg có lượng chất nhiều hơn.
Vì vật 20 kg có thể tích lớn hơn.
Có hai vật giống hệt nhau. Vật A đặt trên mặt bàn nằm ngang, giữa vật A và trái đất ngăn cách bởi mặt bàn. Vật B được treo bằng một sợ dây, giữa vật B và mặt đất là một khoảng không gian không có gì ngăn cách. Vậy trọng lực tá dụng lên vật A hay vật B nhiều hơn?
Hướng dẫn.
Có một lực tác dụng lên quả chanh là trọng lực, theo phương thẳng đưng, chiều từ trên xuống dưới.
Lực hút của trái đất ( trọng lực), lực giữ lại của sợi dây căng ra. Đó là hai lực cân bằng vì quả cầu vẫn đứng yên.
Trọng lực của khối lượng thay đổi vì do lực hút của trái đất giảm đi. Khối lượng không đổi do lượng chất cấu tạo nên vật không đổi.
d)
a)
a)
Giữa vật và trái đất có mặt bàn ngăn cách hay không thì lực hút của trái đất vẫn không thay đổi, khi vật A và vật B giống hệt nhau thì trọng lượng bằng nhau.
§9. LỰC ĐÀN HỒI.
Ghi nhớ.
Lò xo là một vật đàn hồi. sau khi bị nén hoặc kéo dãn ra một cách vừa phải, nếu buôn ra thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên.
Khi lò xo bị kéo dãn thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc với hai đầu của nó.
Độ biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn. Độ đàn hồi còn phụ thuộc vào chất làm nên vật đàn hồi.
BÀI TẬP
Bằng cách nào có thể nhận biết được một vật có tính chất đàn hồi hay không? Hãy nêu ví dụ.
Một học sinh cho rằng khi vật có tính đàn hồi thì tính chất đàn hồi đó luôn đúng trong mọi điều kiện. Đúng hay sai? Cho ví dụ.
Trong cá lực xuất hiện sau đây lực nào không phải là lực đàn hồi:
Lực làm cho quả bóng bàn nổi trên mặt nước.
Lực xuất hiện khi chiếc thước nhựa bị uốn cong.
Lực xuất hiện khi quả bóng đập vào tường.
Điều nào sau đây là đúng khi nói về phương và chiều của lực đàn hồi xuất hiện khi một lo xo thẳng đứng bị biến dạng:
Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
Phương thẳng đứng, chiều ngược với chiều biến dạng.
Treo một vật nặng vào một lo xò điều gì sẽ xảy ra? Hãy điền từ:
Khi treo vật vào thì lò xo bị ….(a)…. , chiều dài của nó ….(b)…. Khi bỏ vật đi chiều dài của lò xo trở lại ….(c)…. chiều dài tự nhiên của nó, lò xo lại có hình dạng ban đầu. Vật càng ….(d)…. thì lò xo dãn ra càng nhiều. Nếu trọng lượng của vật lớn hơn một giá trị nào đó, lò xo sẽ dãn ra rất nhiều. Khi lấy vật ra, lò xo sẽ không trở về ….(e)…. được.
Biết lực đàn hồi của lò xo tỷ lệ thuật với độ dài biến dạng. hãy viết tiếp các câu sau cho đúng:
Khi độ biến dạng tăng lên 4 lần thì lực đàn hồi………..
Khi độ biến dạng giảm đi 3 lần thì lực đàn hồi ………..
Một học sinh cho rằng nếu treo vào hai lò xo các vật có khối lượng bằng nhau, thì hai lò xo phải dãn ra những đoạn bằng nhau. Ý kiến như vậy có đúngng không? Tại sao?
Hướng dẫn.
Tác động một lực vào vật sao cho vật biến dạng. Nếu khi không tác dụng lực vào nữa mà vật đó trở lại hình dạng ban đầu thì đó là vật có tính chất đàn hồi. Nếu khi không tác dụng lực nữa mà vật không trở lại hình dạng ban đầu thì vật không có tính chất đàn hồi.
Sai. Nếu ta tác dụng một lực trong phạm vi đàn hồi của vật thì vật mới đàn hồi được. Nếu ta tác dụng một lực lớn hơn mức đàn hồi tối đa của vật thì vật mất tính đàn hồi. Ví dụ như : Lò xo.
a)
c)
a) dãn ra
b) tăng lên
c) bằng
d) nặng
e) hình dạng ban đầu
a) Tăng lên 4 lần.
b) giảm đi 3 lần.
Sai. Vì mỗi lò xo có độ lớn nhỏ khác nhau và nó còn phụ thuộc vào chất làm nên lò xo chứ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng treo trên lò xo.
§10. LỰC KẾ - PHÉP ĐO TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG.
Ghi nhớ
Lực kế dung để đo lực.
Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật là:
P = 10 m
P là trọng lượng ( đơn vị Newton viết tắt là N)
m là khối lượng (đơn vị là kilogram)
BÀI TẬP
Hãy cho biết trọng lượng tương ứng của các vật sau:
Một túi kẹo có khối lượng 150 g.
Một hộp sữa có khối lượng 700 g.
Một túi đường có khối lượng 5 kg.
Khi đi chợ mua thực phẩm, người ta quan tâm đến đại lượng nào của hàng hóa: khối lượng hay trọng lượng. Có thể dùng lực kế đo để kiểm tra khối lượng hang hóa được không? Tại sao?
Dung lực kế có thể đo trực tiếp đại lượng nào?
Khối lượng 1 kg đường.
Trọng lượng một quả cân.
Thể tích chậu nước.
Một ô tô có trọng tải là 5 tấn thì tương ứng với trọng lượng là bao nhiêu?
5 N
500 N
5.000 N
50.000 N
Trong các câu sau đây, câu nào không đúng:
Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng.
Cân Ro-Bec-Van là dụng cụ đo khối lượng.
Lực kế dung để đo lực. Còn cân dung để đo khối lượng.
Một vật có khối lượng là 19.000 gam thì vật này có trọng lượng tương ứng là bao nhiêu Newton.
Một vật có trọng lượng là 45.000 N thì vật này có khối lượng là bao nhiêu Tấn?
Hướng dẫn.
a) 1,5 N
b) 7 N
c) 50 N
Khối lượng. có thể được vì ta tính ra theo P = 10 m . Nhưng khi nói đến khối lượng nếu dung lực kế thì không phù hợp, vì đây không phải là cách đo trực tiếp.
b)
d)
a)
190 N
4,5 Tấn
§11. KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG.
Ghi nhớ.
Khối lượng một mét khối của một chất là khối lượng riêng (K L R).
D=mV m = V.D V=mD
D: KLR m: khối lượng V: thể tích
Trọng lượng một mét khối của một chất là trọng lương riêng (T L R).
d=PV V=Pd P = d.V
d: T L R P: trọng lượng V: thể tích
Công thức lien hệ giữa T L R và K L R: d = 10.D
BÀI TẬP
Tính khối lượng của một khối đá có thể tích 0,6 m3 biết khối lượng riêng của đá là: 2600 kg/m3.
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Công thức tính khối lượng riêng là: …. ….
Công thức tính …. …. d=PV
Trong đó: m là …. …. có đơn vị là: …. ….
d là …. …. có đơn vị là …. ….
P là …. …. Có đơn vị là …. ….
V là …. …. Có đơn vị là …. ….
Một học sinh viết: 5 kg/m3 = 50 N/m3 . Đúng hay sai? Tại sao?
Một hộp sữa có khối lượng 790 g và có thể tích 420 cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3. Từ đó suy ra trọng lượng riêng của sữa.
Phát biểu nào sau đây là đúng:
Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của 1 m3 chất đó.
Khối lượng riêng của một chất là khối lượng 1 m chất đó.
Khói lượng riêng của một chất là khối lượng cân được của một chất hình khối.
Các đơn vị sau đây đơn vị nào là đơn vị của trọng lương riêng:
Kg/m3
N/m3
N/m2
Kg/m2
Tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tính 50 dm3. Biết khối lượng riêng sắt là 7800kg/m3.
Biết 5 lít cát có khối lượng 7,5 kg
Tính thể tích của 7,5 tấn cát?
Tính trọng lượng của một đống cát có thể tích 1,5 m3?
Pha 80 g muối vào 0,7 lít nước. Hãy tìm khối lượng riêng của nước muối (giả sử khi hòa tan muối vào nước, thể tích nước muối tăng không đáng kể)?
Hướng dẫn.
1560 kg
a) D=mV
b) trọng lượng riêng
c) khối lượng – kg;
trọng lượng riêng – N/m3;
trọng lượng – N;
thể tích – m3
không chính xác vì bản chất của m và P khác nhau.
1880,95 (kg/m3) => 18809,5 (N/m3)
a)
b)
390 kg; 3950 N
a) 3 m3; b) 2.250 kg; 22.500 N
1114,3 kg/m3
File đính kèm:
- DE CUONG.doc