BÀI TẬP TẮC NGHIỆM VẬT LÝ CƠ BẢN 11
1. Hãy chọn phát biểu đúng :
Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí.
A. tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
B. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
2. Hãy chọn phát biểu đúng :
Dấu của các điện tích q1, q2 trên hình 1.7 là :
A. q1>0; q2<0
B. q1<0; q2>0
C. q1<0; q2<0
D. Chưa biết chắc chắn vì chưa biết độ lớn của q1, q2.
3. Chọn phát biểu sai :
A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.
B. Trong vật dẫn điện có rất ít điện tích tự do.
C. Xét về toàn bộ, một vật trung hòa điện sau đó được nhiễm điện do hưởng ứng thì vẫn là một vật trung hòa điện.
D. Xét về toàn bộ, một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa điện.
12 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tắc nghiệm Vật lý cơ bản 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP TẮC NGHIỆM VẬT LÝ CƠ BẢN 11
1. Hãy chọn phát biểu đúng :
Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí.
A. tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
B. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
2. Hãy chọn phát biểu đúng :
Dấu của các điện tích q1, q2 trên hình 1.7 là :
A. q1>0; q2<0
B. q10
C. q1<0; q2<0
D. Chưa biết chắc chắn vì chưa biết độ lớn của q1, q2.
3. Chọn phát biểu sai :
A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.
B. Trong vật dẫn điện có rất ít điện tích tự do.
C. Xét về toàn bộ, một vật trung hòa điện sau đó được nhiễm điện do hưởng ứng thì vẫn là một vật trung hòa điện.
D. Xét về toàn bộ, một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa điện.
4. Chọn phát biểu đúng :
A. Một quả cầu bấc treo gần một vật nhiễm điện thì quả cầu bấc được nhiễm điện do hưởng ứng.
B. Khi một đám mây tích điện bay ở gần mặt đất thì những cột chống sét được nhiễm điện chủ yếu là do cọ xát.
C. Khi một vật nhiễm điện chạm vào núm kim loại của một điện nghiệm thì hai lá kim loại của điện nghiệm được nhiễm điện do tiếp xúc.
D. Khi chải đầu, thường thấy một số sợi tóc bám vào lược, hiện tượng đó là do lược được nhiễm điện do tiếp xúc.
5. Chọn phát biểu sai :
A. Điện phổ cho phép ta nhận biết sự phân bố các đường sức của điện trường.
B. Đường sức điện có thể là đường cong.
C. Cũng có khi đường sức điện không xuất phát từ điện tích dương mà xuất pháp từ vô cùng.
D. Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau.
6. Chọn phương án đúng :
Công thức xác định cường độ điện trường của điện tích điểm Q<0 có dạng :
A. B.
C. D.
7. Chọn phương án đúng :
Một điện tích q chuyển động trong điện trường (đều hay không đều) theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì :
A. A>0 nếu q>0 B. A>0 nếu q<0
C. A¹0 nếu điện trường không đổi. D. A=0
8. Chọn phương án đúng :
Cho ba điểm M, N, P trong một điện trường đều. MN=1cm, NP=3cm; UMN=1V, UMP=2V. Gọi cường độ điện trường tại M, N, P là EM, EN, EP.
A. EN>EM B. EP=2EN C. EP=3EN D. EP=EN
9. Chọn phương án đúng :
Một quả cầu nhôm rỗng được nhiễm điện thì điện tích của quả cầu :
A. chỉ phân bố ở mặt trong của quả cầu.
B. chỉ phân bố ở mặt ngoài của quả cầu.
C. phân bố cả mặt trong và mặt ngoài của quả cầu.
D. phân bố ở mặt trong nếu quả cầu nhiễm điện âm, phân bố ở mặt ngoài nếu quả cầu nhiễm điện dương.
10. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, sai?
A. Một quả cầu kim loại nhiễm điện dương thì điện thế ở một điểm trên mặt quả cầu lớn hơn điện thế ở tâm quả cầu.
B. Một quả cầu bằng đồng nhiễm điện âm thì cường độ điện trường tại điểm bất kì bên trong quả cầu có chiều hướng về tâm quả cầu.
C. Cường độ điện trường tại điểm bên ngoài vật nhiễm điện có phương vuông góc với mặt vật đó.
D. Điện tích ở mặt ngoài của một quả cầu kim loại nhiễm điện được phân bố như nhau ở mọi điểm.
11. Chọn phương án đúng :
Bốn tụ điện như nhau, mỗi tụ điện có điện dung C, được ghép nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ điện đó bằng :
A. 2C B.C/2 C.4C D.C/4
12. Chọn phương án đúng :
Bốn tụ điện như nhau, mỗi tụ điện có điện dung C, được ghép song song với nhau. Điện dung của bộ tụ điện đó bằng :
A. 2C B.C/2 C.4C D.C/4
13. Chọn phương án đúng :
Sau khi ngắt tụ điện phẳng khỏi nguồn điện, ta tịnh tiến hai bản để khoảng cách giữa chúng giảm đi hai lần, khi đó năng lượng điện trường trong tụ điện :
A. tăng lên hai lần B. tăng lên bốn lần
C. giảm đi hai lần D. giảm đi bốn lần
14. Chọn phương án đúng :
Bốn đồ thị a, b, c, d ở hình 10.4 diễn tả sự phụ thuộc của đại lượng trên trục tung theo đại lượng trên trục hoành. Các trường hợp trong đó vật dẫn tuân theo định luật Ôm là :
A. hình 10.4a B. hình 10.4d C. hình 10.4c D. hình 10.4b
15. Chọn phương án đúng :
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho :
A. khả năng tích điện cho hai cực của nó.
B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.
C. khả năng thực hiện công của nguồn điện.
D. khả năng tác dụng lực của nguồn điện.
16. Chọn phát biểu đúng :
Trong nguồn điện hóa học (pin, acquy) có sự chuyển hóa :
A. từ nội năng thành điện năng. B. từ cơ năng thành điện năng.
C. từ hóa năng thành điện năng. D. từ quang năng thành điện năng.
17. Chọn phát biểu đúng :
Pin là nguồn điện hóa học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân. Hai điện cực đó :
A. một cực là vật dẫn điện, cực kia là vật cách điện.
B. đều là vật cách điện.
C. là hai vật dẫn cùng chất.
D. là hai vật dẫn khác chất.
18. Chọn phương án đúng:
Theo định luật Jun-Lenxơ, nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn.
A. tỉ lệ với cường độ dòng điện qua dây dẫn.
B. tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện.
D. tỉ lệ với bình phương điện trở của dây dẫn.
19. Tổ hợp các đơn vị đo lường nào dưới đây không tương đương với đơn vị công suất trong hệ SI?
A. J/s B.A.V C.A2W D. W2/V
20. Chọn phương án đúng :
Người ta mắc hai cực của một nguồn điện với một biến trở. Thay đổi điện trở của biến trở, đo hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện và cường độ dòng điện I chạy qua mạch, người ta vẽ được đồ thị như trên hình 13.3. Từ đó tìm được giá trị của suất điện động E và điện trở trong r của nguồn là :
A. E =4,5V; r=4,5W B. E =4,5V; r=0,25W
C. E =4,5V; r=1W D. E =9V; r=4,5W
21. Chọn câu đúng :
Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài :
A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
B. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
C. tăng khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.
D. giảm khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.
22. Chọn phương án đúng :
Một nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r mắc với một điện trở ngoài R=r; cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng ba nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch.
A. vẫn bằng I B. bằng 1,5I
C. bằng I/3 D. giảm đi một phần từ.
23. Chọn phương án đúng :
Một nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r mắc với một điện trở ngoài R=r; thì cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng ba nguồn điện giống hệt nó mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch.
A. bằng 3I B. bằng 2I C. bằng 1,5I D. bằng 2,5I
24. Câu nào sai?
A. hạt tải điện trong kim loại là electron tự do.
B. dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi.
C. hạt tải điện trong kim loại là ion.
D. dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.
25. Câu nào đúng :
Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ :
A. giảm đi
B. không thay đổi
C. tăng lên
D. ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần.
26. Câu nào dưới đây nói về hiện tượng nhiệt điện là không đúng?
A. Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành một mạch kín và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.
B. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất.
C. Suất điện động nhiệt điện E tỉ lệ nghịch với hiệu điện (T1-T2) giữa hai mối hàn của cặp nhiệt điện.
D. Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ thuận với hiệu điện (T1-T2) giữa hai mối hàn của cặp nhiệt điện.
27. Chọn đáp số đúng :
Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số aT=65mV/K được đặt trong không khí ơ 200C, còn mối hàn kia được nung nóng ở nhiệt độ 2320C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện khi đó là :
A.E =13,00mV B.E =13,58mV C.E =13,98mV D.E =13,78mV
28. Chọn phát biểu đúng :
A. khi hòa tan axit, bazơ hoặc muối vào trong nước, tất cả các phân tử của chúng đều bị phân li thành các ion.
B. số cặp ion được tạo thành trong dung dịch điện phân không thay đổi theo nhiệt độ.
C. bình điện phân nào cũng có suất phản điện.
D. khi có hiện tượng dương cực tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ôm.
29. Chọn phát biểu đúng :
Đương lượng điện hóa cả niken là k=3.10-4g/C. Khi cho một điện lượng 10C chạy qua bình điện phân có anôt bằng niken thì khối lượng niken bám vào catôt là :
A. 0,3.10-4g B. 3.10-3g C. 0,3.10-3g D. 3.10-4g
30. Chọn phát biểu đúng :
A. dòng điện trong chân không tuân theo định luật Ôm.
B. khi hiệu điện thế đặt vào điôt chân không tăng lên, thì cường độ dòng điện tăng.
C. dòng điện chạy trong điôt chân không chỉ theo một chiều từ anôt đến catôt
D. quỹ đạo của electron trong tia catôt không phải là một đường thẳng.
31. Chọn phát biểu đúng :
Nếu cường độ dòng điện bão hòa trong điôt chân không bằng 1mA thì trong giới hạn 1s số electron bứt ra khỏi mặt catôt là :
A. 6,15.1015 electron B. 6,15.1018 electron
C. 6,25.1015 electron D. 6,25.1018 electron
32. Chọn câu đúng :
A. dòng điện trong chất khí là dòng các ion.
B. dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm.
C. dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện dương và các ion âm, electron ngược chiều điện trường.
D. cường độ dòng điện trong chất khí ở áp suất bình thường tăng khi hiệu điện thế tăng.
33. Bản chất dòng điện trong kim loại khác với bản chất dòng điện trong chân không và trong chất khí như thế nào?
A. dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron. Còn dòng điện trong chân không và trong chất khí đều là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và ion âm.
B. dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng dịch chuyển có hướng của các electron. Còn dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các electron, của các ion dương và ion âm.
C. dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron. Dòng điện trong chân không là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và ion âm. Còn dòng điện trong chất khí đều là dòng dịch chuyển có hướng của các electron, của các ion dương và ion âm.
D. dòng điện trong kim loại cũng như trong chân không và trong chất khí đều là dòng dịch chuyển có hướng của các electron.
34. Chọn phương án đúng :
Dòng dịch chuyển có hướng của các ion là bản chất của dòng điện trong môi trường :
A. kim loại B. chất điện phân
C. chất khí D. chân không
35. Tìm câu đúng :
A. trong bán dẫn, mật độ electron luôn luôn bằng mật độ lỗ trống.
B. nhiệt độ càng cao, bán dẫn dẫn điện càng tốt.
C. bán dẫn loại p tích điện dương, vì mật độ lỗ trống hơn mật độ electron.
D. bán dẫn có điện trở suất cao hơn kim loại, vì trong bán dẫn có hai loại hạt tải điện trái dấu, còn trong kim loại chỉ có một loại.
36. Chọn câu đúng :
A. điện trở của lớp chuyển tiếp p-n là nhỏ, khi lớp chuyển tiếp được mắc vào nguồn điện theo chiều ngược.
B. nhiệt độ càng cao, tính chỉnh lưu của lớp chuyển tiếp p-n càng kém.
C. khi lớp chuyển tiếp p-n được hình thành thì luôn có dòng điện chạy theo chiều từ bán dẫn loại p sang bán dẫn loại n, do sự khuếch tán của các hạt tải điện cơ bản mạnh hơn so với sự khuếch tán của các hạt tải điện không cơ bản.
D. Khi lớp chuyển tiếp p-n được hình thành thì luôn có dòng điện từ bán dẫn loại n sang bán dẫn loại p, do điện trường trong ở lớp chuyển tiếp thúc đẩy chuyển động của các hạt tải điện thiểu số.
37. Chọn câu sai :
A. với cùng một hiệu điện thế ngược vào một điôt chỉnh lưu, cường độ dòng điện ngược tăng khi nhiệt độ tăng.
B. có thể dùng điôt phát quang để làm thí nghiệm minh họa tính chỉnh lưu của điôt.
C. phôtôđiôt có thể tạo ra dòng điện, nếu lớp chuyển tiếp p-n của nó được chiếu bằng ánh sáng thích hợp, khi hai cực của phôtôđiôt được nối với một điện trở.
D. có thể thay thế một tranzito n-p-n bằng hai điôt mắc chung ở phía bán dẫn loại p.
38. Chọn câu đúng :
Qua thí nghiệm về điôt, một số bạn có phán đoán về trị số điện trở của điôt như sau :
A. không đổi, như dây dẫn kim loại.
B. biến đổi theo hiệu điện thế
C. luôn tăng theo hiệu điện thế.
D. luôn giảm theo hiệu điện thế.
39. Chọn câu đúng :
Người ta mắc hai đầu đèn LED với nguồn điện như hình 25.8. Khi đóng K thì :
A. D1 sáng, D2 tắt B. D1 tắt, D2 sáng
C. D1, D2 đều tắt D. D1, D2 đều sáng
40. Chọn câu sai :
A. tương tác giữa dòng điện với dòng điện là tương tác từ.
B. cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ.
C. xung quanh một điện tích đứng yên có điện trường và từ trường.
D. ta chỉ có thể vẽ được một đường sức từ qua mỗi điểm trong từ trường.
41. Hãy chỉ ra đúng, sai trong các câu sau :
A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng các đường sức từ.
B. Các đường sức của từ trường đều có thể là các đương cong cách đều nhau.
C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là các đường cong kín.
D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo đó là một đường sức từ của từ trường.
42. Chọn câu đúng :
Hình 27.3 mô tả đoạn dây dẫn AB và lực từ tác dụng lên đoạn dây đó đều nằm trong mặt phẳng hình vẽ. Chiều của lực từ và chiều của dòng điện đã được chỉ rõ trong hình vẽ, từ đó ta suy ra :
A. Đường sức từ nằm trong mặt phẳng hình vẽ có chiều từ trái sang phải.
B. Đường sức từ nằm trong mặt phẳng hình vẽ có chiều từ phải sáng trái.
C. Đường sức từ vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và hướng từ trước ra sau.
D. Đường sức từ vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và hướng từ sau ra trước.
43. Chọn câu đúng :
Đặt bàn tay trái cho các đường sưc từ xuyên vào lòng bàn tay, ngón cái choãi ra 900 chỉ ra chiều dòng điện thì chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện.
A. theo chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay.
B. ngược với chiều cổ tay đến bốn ngón tay.
C. cùng chiều với ngón tay cái choãi ra.
D. ngược chiều với ngón tay cái choãi ra.
44. Chọn câu sai :
Lực từ tác dụng lên một đoạn dây có dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ với:
A. cường độ dòng điện trong đoạn dây.
B. chiều dài của đoạn dây.
C. góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.
D. cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây.
45. Chọn phương án đúng :
Một đoạn dòng điện nằm song song với đường sức từ và có chiều ngược với chiều của đường sức từ. Gọi F là lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện đó thì :
A. F¹0
B. F=0
C. F còn tùy thuộc chiều dài của đoạn dòng điện
D. cả ba phương án trên đều sai
46. Chọn câu đúng :
Đường sức từ của từ trường gây ra bởi :
A. dòng điện thẳng là những đường thẳng song song với dòng điện.
B. dòng điện tròn là những đường tròn.
C. dòng điện tròn là những đường thẳng song song và cách đều nhau.
D. dòng điện trong ống dây đi ra từ cực Bắc, đi vào từ cực Nam của ống dây đó.
45. Chọn phương án đúng :
Hai điểm M, N gần dòng điện thẳng dài mà khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp 2 lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Nếu gọi cảm ứng từ gây ra bởi dòng điện đó tại M là BM, tại N là BN thì :
A. BM=2BN B. BM=1/2BN C. BM=4BN D. BM=1/4BN
46. Chọn phương án đúng :
Khi tăng lên đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn song song lên 3 lần thì lực từ tác dụng lên một đơn vị chiều dài của mỗi dây dẫn tăng lên :
A. 3 lần B. 6 lần C. 9 lần D. 12 lần
47. Chọn câu đúng :
Phương của lực Lo-ren-xơ :
A. trùng với phương của vectơ cảm ứng từ.
B. trùng với phương của vectơ vận tốc của hạt.
C. vuông góc với đường sức từ nhưng trùng với phương của vận tốc của hạt.
D. vuông góc với đường sức từ và vectơ vận tốc của hạt.
48. Chọn câu đúng :
Chiều của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên một điện tích q chuyển động tròn trong từ trường :
A. hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo chỉ khi q>0
B. hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo chỉ khi q<0
C. luôn luôn hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo
D. chưa kết luận được vì chưa biết dấu của điện tích và chiều của vectơ
49. Chọn câu sai :
Momen ngẫu lực từ tác dụng lên một khung dây có dòng điện đặt trong từ trường đều.
A. tỉ lệ với diện tích của khung.
B. có giá trị lớn nhất khi mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ.
C. phụ thuộc cường độ dòng điện trong khung.
D. tỉ lệ với cảm ứng từ.
50. Chọn phương án đúng :
Một khung dây phẳng nằm trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chưa các đường sức từ. Giảm cảm ứng từ đi 2 lần và tăng cường độ dòng điện trong khung lên 4 lần thì momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung sẽ tăng lên :
A. 2 lần B. 4 lần C. 6 lần D. 8 lần
51. Chọn phát biểu sai :
A. khi ngắt dòng điện trong cuộn dây của nam châm điện thì từ tính của lõi sắt mất rất nhanh.
B. sắt có từ tính mạnh là vì trong sắt có những miền từ hóa tự nhiên.
C. trong thiên nhiên có rất nhiều nguyên tố hóa học thuộc loại chất sắt từ.
D. chu trình từ trễ chứng tỏ rằng sự từ hóa của sắt phụ thuộc một cách phức tạp vào từ trường gây ra sự từ hóa.
52. Chọn những thuật ngữ thích hợp trong bài học điền vào chỗ trống trong các câu sau để được phát biểu đúng :
A. Góc hợp bởi kim la bàn từ thiên và kinh tuyến địa lí gọi là...
B. Góc hợp bởi kim la bàn từ khuynh và mặt phẳng nằm ngang gọi là...
C. Người ta quy ước.... ứng với trường hợp cực Bắc của kim la bàn từ thiên lệch về phía Đông (so với kinh tuyến địa lí).
D. Người ta quy ước.... ứng với trường hợp cực Bắc của kim la bàn từ khuynh ở phía trên mặt phẳng nằm ngang.
53. Chọn câu đúng :
Trong thí nghiệm ở bài học, trước khi cho dòng điện vào cuộn dây nhất thiết phải điều chỉnh vị trí của kim nam châm.
A. vuông góc với mặt phẳng cuộn dây B. nằm trong mặt phẳng cuộn dây
C. lệch 450 so với mặt phẳng cuộn dây D. tùy ý so với mặt phẳng cuộn dây
54. Chọn câu đúng :
Khung dây dẫn ABCD được đặt trong từ tròn đều như hình 38.7. Coi rằng bên ngoài vùng MNPQ không có từ trường. Khung chuyển động thẳng đều dọc theo hai đường song song x’x, y’y. Trong khung sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng khi :
A. khung đang chuyển động ở ngoài vùng MNPQ
B. khung đang chuyển động ở trong vùng MNPQ
C. khung đang chuyển động ở ngoài vào trong vùng MNPQ
D. khung đang chuyển động đến gần vùng MNPQ
55. Chọn phương án đúng :
Từ thông F qua một khung dây biến đổi theo thời gian được cho trên hình 38.8. Suất điện động cảm ứng eC trong khung :
A. trong khoảng thời gian 0à0,1s là =3V
B. trong khoảng thời gian 0,1sà0,2s là =6V
C. trong khoảng thời gian 0,2sà0,3s là =9V
D. trong khoảng thời gian 0à0,3s là =4V
56. Chọn phương án đúng.
Giả sử khung dây mà qua đó từ thông biến thiên như trên hình 38.8 có dạng hình chữ nhật MNPQ (hình 38.9). Theo định luật len-xơ thì dòng điện cảm ứng trong khung dây có chiều :
A. MNPQM
B. MQPNM
C. 0à0,2s; MNPQN : 0,2à0,3s : MQPNM
D. Chưa kết luận được vì chưa biết phương, chiều của
57. Chọn phương án đúng.
Thanh dẫn điện MN trên hình 39.7 chuyển động :
A. theo chiều c (nghĩa là theo chiều ngón cái của bàn tay phải choãi ra 900).
B. ngược chiều với c.
C. theo chiều
D. ngược chiều
58. Chọn phat biểu sai :
A. Một tấm kim loại dao động giữa hai cực một nam châm thì trong tấm kim loại xuất hiện dòng điện Fu-cô.
B. Hiện tượng xuất hiện dòng điện Fu-cô thực chất là hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. Một tấm kim loại nối với hai cực một nguồn điện thì tấm kim loại xuất hiện dòng điện Fu-cô.
D. Dòng điện Fu-cô trong lõi sắt của máy biến thế là dòng điện có hại.
59. Chọn phương án đúng :
Sự biến đổi của dòng điện trong một mạch điện theo thời gian được cho trên hình 41.4. Gọi suất điện động tự cảm trong khoảng thời gian từ 0s đến 1s là e1, từ 1s đến 3s là e2. Ta có :
A. e1=e2 B. e1=2e2 C. e1=3e2 D. e1=1/2e2
60. Chọn đáp số đúng :
Một ống dây có hệ số tự cảm bằng 0,01H. Khi có dòng điện chạy qua, ống dây có năng lượng 0,08J. Cường độ dòng điện trong ống dây bằng :
A. 1A B. 2A C. 3A D. 4A
61. Chọn câu đúng :
Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ và môi trường tới :
A. luôn lớn hơn 1
B. luôn nhỏ hơn 1
C. bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
D. bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
62. Chọn câu đúng :
Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền sáng :
A. luôn lớn hơn 1 B. luôn nhỏ hơn 1
C. bằng 1 D. luôn lớn hơn 0
63. Chọn câu trả lời đúng :
Cho một tia sáng đi từ nước (n=4/3) ra không khí. Sự phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới :
A. i420 C. i>490 D. i>430
64. Câu nào dưới đây không đúng?
A. Ta luôn luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ hơn sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
B. Ta luôn luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
C. Khi chùm sáng phản xạ toàn phần thì không có chùm sáng khúc xạ.
D. Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ chùm sáng phản xạ gần như bằng cường độ chùm sáng tới.
65. Chọn phương án đúng?
Một tia sáng vuông góc với mặt AB của một lăng kính có chiết suất n= và góc ở đỉnh A=300, B là góc vuông. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là :
A. 150 B. 130 C. 150 D. 220
66. Chọn phương án đúng?
Chiếu một chùm sáng song song tới lăng kính. Cho góc tới i tăng dần từ giá trị nhỏ nhất thì :
A. góc lệch D tăng theo i
B. góc lệch D giảm dần
C. góc lệch D tăng tới một giá trị xác định rồi giảm dần
D. góc lệch D tăng tới một giá trị xác định rồi tăng dần
67. Phát biểu nào dưới đây không chính xác?
Chiếu một chùm tia sáng vào một mặt bên của một lăng kính ở trong không khí:
A. Góc khúc xạ r bé hơn góc tới i.
B. Góc tới r’ tại mặt bên thứ hai bé hơn góc ló i’.
C. Luôn luôn có chùm tia sáng ló r ở mặt bên thứ hai.
D. Chùm tia sáng bị lệch đi khi qua lăng kính.
Chọn câu đúng từ bài 68 đến bài 74
68. Quan sát ảnh của một vật qua một thấu kính phân kỳ :
A. ta thấy ảnh lớn hơn vật B. ta thấy ảnh nhỏ hơn vật
C. có thể lớn hơn hay nhỏ hơn vật D. luôn ngược chiều với vật
69.
A. Ảnh cho bởi thấu kính hội tụ luôn lớn hơn vật
B. Ảnh cho bởi thấu kính phân kỳ luôn lớn hơn vật
C. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.
D. Với thấu kính phân kỳ, vật thật luôn cho ảnh ảo.
70. Với một thấu kính :
A. Số phóng đại k>1 B. Số phóng đại k<1
C. Số phóng đại k³1 D. Số phóng đại k>1 hoặc k=1
71.
A. Với thấu kính hội tụ, độ tụ D<0 B. Với thấu kính phân kỳ : D<0
C. Với thấu kính hội tụ D=1 D. Với thấu kính phân kỳ : D£1
72. Với thấu kính hội tụ :
A. Độ tụ D càng lớn nếu hai mặt thấu kính càng cong
B. Độ tụ D càng lớn nếu hai mặt thấu kính càng ít cong
C. Độ tụ D=1
D. Độ tụ D<1
73. Với thấu kính hội tụ :
A. Khi vật thật cách thấu kính là 2f (f là tiêu cự) thì ảnh cũng cách thấu kính là 2f.
B. Vật thật cho ảnh ảo.
C. Vật thật cho ảnh thật.
D. Ảnh và vật có độ lớn bằng nhau.
74. Chọn câu phát biểu không chính xác :
Với thấu kính phân kỳ :
A. Vật thật cho ảnh thật. B. Vật thật cho ảnh ảo.
C. Tiêu cự f<0 D. Độ tụ D<0
75. Chọn phát biểu đúng :
A. Về phương diện quang hình học, có thể coi mắt tương đương với một thấu kính hội tụ.
B. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm các bộ phận cho ánh sáng truyền qua mắt tương đương với một thấu kính hội tụ.
C. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh và màng lưới tương đương với một thấu kính hội tụ.
D. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh, màng lưới và điểm vàng tương đương với một thấu kính hội tụ.
76. Chọn câu đúng :
A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thể thủy tinh để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới.
B. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách giữa thể thủy tinh và võng mạc để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới.
C. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách giữa thể thủy tinh và vật cần quan sát của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới.
D. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi cả độ cong các mắt thủy tinh, khoảng cách giữa thể thủy tinh và màng lưới để giữ cho cần quan sát hiện rõ trên màng lưới.
77. Trong trường hợp nào của các trường hợp sau, mắt nhìn thấy vật ở xa vô cực:
A. Mắt không có tật, không điều tiết. B. Mắt không có tật và điều tiết tối đa.
C. Mắt cận không điều tiết. D. Mắt viễn không điều tiết.
78. Chọn câu đúng :
Mắt lão nhìn thấy vật ở xa vô cùng khi :
A. đeo kính hội tụ và mắt không điều tiết.
B. đeo kính phân kỳ và mắt không điều tiết.
C. mắt không điều tiết.
D. đeo kính lão.
79. Chọn câu đúng :
A. Kính lúp là dụng cụ quang tạo ra ảnh thật, cùng chiều của vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trong a³amin (amin là năng suất phân li của mắt).
B. Kính lúp là dụng cụ quang tạo ra ảnh thật, ngược chiều của vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trong a³amin (amin là năng suất phân li của mắt).
C. Kính lúp là dụng cụ quang tạo ra ảnh ảo, ngược chiều của vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trong a³amin (amin là năng suất phân li của mắt).
D. Kính lúp là dụng cụ quang tạo ra ảnh ảo, cùng chiều của vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trong a³amin (amin là năng suất phân li của mắt).
80. Trên vành của một kính lúp có ghi x10. Đáp số nào sau đây là đúng khi nói về tiêu cự f của kính lúp nà
File đính kèm:
- bai tap trong SBTVL 11B.doc