Bài tập tổng hợp số 03

Câu 1: Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là:

A. electron B. proton C. Nơtron D. proton và nơtron

Câu 2: Cặp nguyên tử nào có cùng số nơtron ?

 A. B. C.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tổng hợp số 03, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP TỔNG HỢP SỐ 03 THỜI GIAN: 50 PHÚT (không được sư dụng tài liệu) Câu 1: Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là: A. electron B. proton C. Nơtron D. proton và nơtron Câu 2: Cặp nguyên tử nào có cùng số nơtron ? A. B. C. D. Câu 3: Một ion (hoặc nguyên tử) có 8p, 8n và 10e. Ion (hoặc nguyên tử) này có điện tích là A. 2- B. 2+ C. 0 D. 8+ Câu 4: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng A. số khối B. điện tích hạt nhân C. số electron D. tổng số proton và nơtron Câu 5: Ở trạng thái cơ bản, số obitan s có chứa e của nguyên tử có số hiệu 20 là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6: Chọn cấu hình e không đúng. A. 1s22s22p63s23p63d54s1 B. 1s22s22p63s23p63d104s1 C. 1s22s22p63s23p53d104s2 D. 1s22s22p63s23p64s23d10 Câu 7: Cation M2+ có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6, cấu hình e của nguyên tử M là A. 1s22s22p6 B. 1s22s22p63s1 C. 1s22s22p63s2 D. 1s22s22p4 Câu 8: Số e hóa trị của nguyên tử có số hiệu Z=7 là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 Câu 9: Nguyên tử có số hiệu 13, có khuynh hướng mất bao nhiêu e khi hình thành liên kết hóa học? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có 10p, 10n và 10e. Trong bảng HTTH, X ở A. chu kì 2 và nhóm VA. B. chu kì 2 và nhóm VIIIA. C. chu kì 3 và nhóm VIIA. D. chu kỉ 3 và nhóm VA. Câu 11: Tổng số hạt p, e, n trong nguyên tử nguyên tố X là 10. Nguyên tố X là A. Li (Z=3) B. Be (Z=4) C. N (Z=7) D. Ne (Z=10) Câu 12: Tổng số p, e, n trong hai nguyên tử A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. Số hiệu nguyên tử của A và B là A. 17 và 29 B. 20 và 26 C. 43 và 49 D. 40 và 52 Câu 13: Mg có 3 đồng vị 24Mg, 25Mg và 26Mg. Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl. Có bao nhiêu loại phân tử MgCl2 khác nhau tạo nên từ các đồng vị của 2 nguyên tố đó ? A. 6 B. 9 C. 12 D.10 CâuV14: Tổng số e trong ion là 34. Chọn công thức đúng A. B. C. D. Câu 15: Ion A2+ có cấu hình e với phân lớp cuối cùng là 3d9. Cấu hình e của nguyên tử A là A. [Ar]3d94s2 B. [Ar]3d104s1 C. [Ar]3d94p2 D. [Ar]4s23d9 Câu 16: Lớp e ngoài cùng của nguyên tử có 4e, nguyên tố tương ứng là A. kim loại. B. phi kim. C. kim loại chuyển tiếp. D. kim loại hoặc phi kim. Câu 17: Tổng số hạt của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt pronton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào? A. nguyên tố s B. nguyên tố p C. nguyên tố d D. nguyên tố f Câu 18: Có 3 nguyên tử số p đều là 12, số khối lần lượt là 24, 25, 26. Chọn câu sai. A. Các nguyên tử trên là những đồng vị. B. Các nguyên tử trên đều cùng 1 nguyên tố. C. Chúng có số nơtron lần lượt: 12, 13, 14. D. Số thứ tự là 24, 25, 26 trong bảng HTTH. Câu 19: Cấu hình e của nguyên tử X: 1s22s22p63s23p5. Hợp chất với hiđro và oxit cao nhất của X có dạng là: A. HX, X2O7 B. H2X, XO3 C. XH4, XO2 D. H3X, X2O5 Câu 20: Tính chất hoặc đại lượng vật lí nào sau đây, biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử ? (1) bán kính nguyên tử; (2) tổng số e; (3) tính kim loại; (4) tính phí kim; (5) độ âm điện; (6) nguyên tử khối A. (1), (2), (5) B. (3), (4), (6) C. (2), (3), (4) D. (1), (3), (4), (5) Câu 21: Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng của nguyên tử A. hút e khi tạo liên kết hóa học. B. đẩy e khi tạo thành liên kết hóa học. C. tham gia các phản ứng hóa học. D. nhường hoặc nhận e khi tạo liên kết. Câu 22: Chọn oxit có tính bazơ mạnh nhất A. BeO B. CO2 C. BaO D. Al2O3 Câu 23: Chọn thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử của các kim loại kiềm A. Li< Na< K< Rb< Cs B. Cs< Rb< K< Na< Li C. Li< K< Na< Rb< Cs D. Li< Na< K< Cs< Rb Câu 24: Trong bảng HTTH, các nguyên tố có tính phi kim điển hình ở vị trí A. phía dưới bên trái B. phía trên bên trái C. phía trên bên phải D. phía dưới bên phải Câu 25: Trong các hidroxit sau, chất nào có tính bazơ mạnh nhất ? A. Be(OH)2 B. Ba(OH)2 C. Mg(OH)2 D. Ca(OH)2 Câu 26:Electron thuộc lớp nào sau đây có lực hút với hạt nhân yếu nhất? A. lớp K B. lớp L C. lớp M D. lớp N Câu 27: Một anion Rn- có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử R có thể là A. 3p2 B. 3p3 C. 3p4 hoặc 3p5 D. A, B, C đều đúng Câu 28: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) bằng 180. Trong đó các hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt. Nguyên tố X là nguyên tố nào? A. flo B. clo C. brom D. iot Câu 29: Tổng số electron trong anion là 40. Anion là: A. B. C. D. Câu 30: Hợp chất M được tạo nên từ cation XY+ và anion EZ2-. Tổng số proton trong XY+ bằng 11, còn tổng số electron trong EZ2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong EZ2- ở cùng phân nhóm chính và thuộc hai chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn. Công thức phân tử của M là: A. (NH4)2SO4 B. NH4HCO3 C. (NH4)3PO4 D. (NH4)2SO3 Câu 31: Mệnh đề nào sau đây không đúng? A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magiê mới có tỉ lệ giữa số proton và nơtron là 1 : 1. B. Chỉ có trong nguyên tử magiê mới có 12 electron. C. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magiê mới có 12 proton. D. Nguyên tử magiê có 3 lớp electron. Câu 22: Trong các nguyên tố có Z = 1 đến Z = 20. Có bao nhiêu nguyên tố mà nguyên tử có 1 eletron độc thân A. 6. B. 8. C. 5. D. 7. Câu 33: Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. A, B là A. Li, Be B. Mg, Al C. K, Ca D. Na, K Câu 34: Hai nguyên tố X, Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn. X thuộc nhóm V. Ở trạng thái cơ bản đơn chất X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân của X và Y bằng 23. Hai nguyên tố X, Y là A. N, O B. N, S C. P, O D. P, S Câu 35: Số e hóa trị trong nguyên tử clo (Z = 17) là A. 5 B. 7 C. 3 D. 1 Câu 36: Liên kết ion tạo thành giữa hai nguyên tử A. kim loại điển hình. B. phi kim điển hình. C. kim loại và phi kim. D. kim loại điển hình và phi kim điển hình. Câu 37: Hầu hết các hợp chất ion A. có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. B. dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ. C. ở trạng thái nóng chảy không dẫn điện. D. tan trong nước thành dung dịch không điện li. Câu 38: Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa 2 nguyên tử A. phi kim, được tạo thành do sự góp chung e. B. khác nhau, được tạo thành do sự góp chung e. C. được tạo thành do sự góp chung 1 hay nhiều e. D. được tạo thành từ sự cho nhận e giữa chúng. Câu 39: Loại liên kết trong phân tử khí hiđroclorua là liên kết A. cho – nhận. B. cộng hóa trị có cực. C. cộng hóa trị không cực. D. ion Câu 40: Cho các phân tử sau: LiCl, NaCl, KCl, RbCl, CsCl liên kết trong phân tử mang nhiều tính Ion nhất là: A. CsCl B. LiCl và NaCl C. KCl D. RbCl Câu 41: Nhóm hợp chất nào sau đây có liên kết cho – nhận ? A. NaCl, CO2. B. HCl, MgCl2. C. H2S, HCl. D. NH4NO3, HNO3. Câu 42: Biết đ.â.đ của các nguyên tố: O (3,44); H (2,2); N (3,04); Cl (3,16); C (2,55).Liên kết trong phân tử nào phân cực nhất ? A. H2O B. NH3 C. NCl3 D. CO2 Câu 43: Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tố là ns2np5. Liên kết của các nguyên tố này với nguyên tố hiđro thuộc loại liên kết nào sau đây? A. Liên kết cộng hoá trị không cực. B. Liên kết cộng hoá trị có cực. C. Liên kết ion. D. Liên kết tinh thể. Câu 44: Chọn chất có dạng tinh thể ion. A. muối ăn. B. than chì. C. nước đá. D. iot. Câu 45: Nếu liên kết cộng hóa trị được hình thành do 2 electron của một nguyên tử và 1 obitan trống của nguyên tử khác thì liên kết đó được gọi là: A. liên kết cộng hóa trị có cực B. liên kết cho nhận C. liên kết tự do - phụ thuộc D. liên kết pi Câu 46: Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực? A. N2, CO2, Cl2, H2. B. N2, Cl2, H2, HCl. C. N2, HI, Cl2, CH4. D. Cl2, O2. N2, F2 Câu 47: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron:1s22s22p63s23p4. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hidro của X là: A. XO2 và XH4 B. XO3 và XH2 C. X2O5 và XH3 D. X2O7 và XH Câu 48: Biết phân tử PH3 và NH3 có dạng hình tứ diện. Các nguyên tử P, N trong hợp chất PH3, NH3 có kiểu lai hóa: A. sp3 B. sp2 C. sp D. không lai hóa. Câu 49: Nguyên tử B trong hợp chất BF3 có kiểu lai hóa: A. sp3 B. sp2 C. sp D. không lai hóa. Câu 50: Hình dạng của các phân tử metan, boflorua, nước, berihiđrua, amoniac tương ứng là A. tứ diện, tam giác,thẳng, gấp khúc, chóp. B. tứ diện, gấp khúc, tam giác, thẳng, chóp. C. tam giác, gấp khúc, thẳng, chóp tứ diện. D. tứ diện, tam giác, gấp khúc, thẳng, chóp. Câu 51: Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai ? A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử. B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. D. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. Câu 52: Tính chất bazơ của dãy các hiđroxit : NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến đổi theo chiều nào sau đây ? A. Tăng. B. Giảm. C. Không thay đổi. D. Vừa giảm vừa tăng.

File đính kèm:

  • docDE BAI TAP CAU TAO NGUYEN TU P3.doc
Giáo án liên quan