Bài tập trắc nghiệm chương IV: phản ứng oxi hoá - Khử

1/ Cho các phương trình phản ứng sau: 1. 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 + 2NaCl; 2. Cu(OH)2 → CuO + H2O; 3. CaO + CO2 → CaCO3; 4. Zn + 2HCl→ ZnCl2 + H2; 5. C + H2O → CO + H2. Phản ứng trao đổi là

 a 2. b 4. c 3 à 5. d 1.

 2/ Các chất hay ion chỉ có tính oxi hoá là

 a Na+, Fe2+, Fe3+, Ca, F, Cl2. b Tất cả đều sai.

 c Fe3+, Na+, N2O5, NO3-, Fe. d Na+, N2O5, Fe2

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2448 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm chương IV: phản ứng oxi hoá - Khử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bµi tËp tr¾c nghiÖm ch­¬ng Iv: ph¶n øng oxi ho¸ - khö 1/ Cho các phương trình phản ứng sau: 1. 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 + 2NaCl; 2. Cu(OH)2 → CuO + H2O; 3. CaO + CO2 → CaCO3; 4. Zn + 2HCl→ ZnCl2 + H2; 5. C + H2O → CO + H2. Phản ứng trao đổi là a 2. b 4. c 3 à 5. d 1. 2/ Các chất hay ion chỉ có tính oxi hoá là a Na+, Fe2+, Fe3+, Ca, F, Cl2. b Tất cả đều sai. c Fe3+, Na+, N2O5, NO3-, Fe. d Na+, N2O5, Fe2+. 3/ Trong phản ứng sau: CuO + H2 → Cu + H2O. Chất oxi hoá là a H2O. b Cu. c CuO. d H2. 4/ Trong phản ứng: Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O. a Cl2 là chất oxi hoá. b Cl2 vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử. c Cl2 không là chất oxi hoá, không là chất khử. d Cl2 là chất khử. 5/ Trong số các phần tử sau, phân tử nào vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hoá là a Ca2+. b Fe2+. c Cu. d O2-. 6/ Trong số các phần tử sau thì chất khử là a Mg2+. b Al3+. c Na+. d Al. 7/ Trong số các phần tử sau thì chất oxi hoá là a S2-. b Mg. c Cu2+. d Cl-. 8/ Cho các phương trình phản ứng hoá học sau: 1. 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 + 2NaCl; 2. Cu(OH)2 →CuO + H2O; 3. CaO + CO2 →CaCO3; 4. Zn + 2HCl →ZnCl2 + H2; 5. C + H2O →CO + H2. Phản ứng hoá hợp là a 4. b 3. c 2 và 5. d 1. 9/ Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hoá - khử nội phân tử a 2KNO3 + S + 3C → K2S + N2 + 3CO2. b Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O. c 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2. d 2KClO3 → 2KCl + 3O2. 10/ Hoà tan hoàn toàn một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ) thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc) và 120 gam muối. Công thức của oxit kim loại là a Fe2O3. b Fe3O4. c Al2O3. d FeO. 11/ Theo phản ứng sau: Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu (1). Phát biểu nào sau đây sai a (1) là một quá trình cho electron. b (1) là một quá trình nhận electron. c (1) là một phản ứng oxi hoá - khử. d (1) là quá trình không cho nhận electron. 12/ Các chất hay ion chỉ có tính khử là a Tất cả đều đúng. b Fe, Ca, F, NO3-. c Na, Ca, Fe. d SO2, H2S, Fe2+, Ca. 13/ Cho phương trình phản ứng: FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 →Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Hệ số cân bằng tối giảm của FeSO4 là a 6. b 10. c 8. d 2. 14/ Các phản ứng nào sau đây không thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử a Một số phản ứng phân huỷ. b Tất cả đều đúng. c Một số phản ứng hoá hợp. d Tất cả các phản ứng trao đổi. 15/ Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hoá - khử a 2K2CrO4 + H2SO4 → K2Cr2O7 + K2SO4 + H2O. b 3I2 + 6NaOH → NaIO3 + 5NaI + 3H2O. c Br2 + H2O → HBr + HBrO. d I2 + 2Na2S2O3 → 2NaI + Na2S4O6. 16/ Phát biểu nào sau đây luôn luôn đúng a Số ngguyên tử của mỗi nguyên tố trong công thức phân tử luôn luôn là số nguyên dương. b Một chất hay ion chỉ có tính khử, hoặc chỉ có tính oxi hoá. c Tất cả các phát biểu trên đều luôn luôn đúng. d Trong mỗi nhóm A của bảng tuần hoàn, chỉ gồm các nguyên tố kim loại hoặc gồm các nguyên tố phi kim. 17/ Số oxi hoá của cacbon (C) trong phân tử C3H6 là a -4. b -2. c +2. d +4. 18/ Tìm định nghĩa sai a Chất khử là chất có khả năng nhận electron. b Chất oxi hoá là chất có khả năng nhận electron. c Sự oxi hoá là quá trình nhường electron. d Chất khử là chất có khả năng nhường electron. 19/ Các phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hoá - khử a Một số phản ứng hoá hợp. b Tất cả các phản ứng thế thông thường. c Tất cả đều đúng. d Một số phản ứng phân huỷ. 20/ Trong số các phản ứng sau, phản ứng oxi hoá khử là a 3Mg + 4H2SO4 → 3MgSO4 + S + 4H2O. b BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl. c CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O. d Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O. 21/ Cho các phương trình phản ứng hoá học sau: 1. 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 + 2NaCl; 2. Cu(OH)2 → CuO + H2O; 3. CaO + CO2 → CaCO3; 4. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2; 5. C + H2O → CO + H2. Phản ứng phân huỷ là a 1. b 3. c 4 và 5. d 2. 22/ Chọn định nghĩa đúng về chất khử a Chất khử là các phân tử cho ion. b Chất khử là các nguyên tử cho ion. c Chất khử là các nguyên tử, phân tử hay ion có khả năng nhường electron. d Chất khử là các ion cho ion. 23/ Cho các phương trình phản ứng sau: 1. 2NaOH + CuCl2 →Cu(OH)2 + 2NaCl; 2. Cu(OH)2 →CuO + H2O; 3. CaO + CO2 →CaCO3; 4. Zn + 2HCl →ZnCl2 + H2; 5. C + H2O →CO + H2. Phản ứng thế là a 1. b 3 c 4 và 5. d 2 và 5. 24/ Định nghĩa đúng về phản ứng oxi hoá - khử a Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng. b Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó quá trình oxi hoá và quá trình khử không diễn ra đồng thời. c Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng không kèm theo sự thay đổi số oxi hoá các nguyên tố. d Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó tất cả các nguyên tử tham gia phản ứng đều thay đổi số oxi hoá. 25/ Chọn định nghĩa về số oxi hoá a Số oxi hoá là số điện tích xuất hiện ở nguyên tử trong phân tử khi có sự chuyển dịch electron. b Số oxi hoá là điện tích giả của nguyên tử trong phân tử nếu giả định rằng phân tử đó chỉ có liên kết ion. c Số oxi hoá là số electron trao đổi trong phản ứng oxi hoá khử. d Số oxi hoá là hoá trị của nguyên tử trong phân tử. 26/ Trong phản ứng: FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 +H2O. Thì H2SO4 đóng vai trò a Chất oxi hoá. b Vừa là chất oxi hoá, vừa là môi trường. c Môi trường. d Chất khử.

File đính kèm:

  • docH10C4.DOC
Giáo án liên quan