Câu 1: Chọn câu đúng
A. Khối lượng phân tử của các khí H2, He, O2 và N2 đều bằng nhau.
B. Khối lượng phân tử của O2 nặng nhất trong 4 loại khí trên.
C. Khối lượng phân tử của N2 nặng nhất trong 4 loại khí trên.
D. Khối lượng phân tử của He nhẹ nhất trong 4 loại khí trên.
Câu 2: Trong điều kiện chuẩn về nhiệt độ và áp suất thì:
A. Số phân tử trong một đơn vị thể tích của các chất khí khác nhau là như nhau.
B. Các phân tử của các chất khí khác nhau chuyển động với vận tốc như nhau.
C. Khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ so với kích thước của các phân tử.
D. Các phân tử khí khác nhau va chạm vào thành bình tác dụng vào thành bình những lực bằng nhau.
Câu 3: Chọn câu sai.
Số Avôgađrô có giá trị bằng
A. Số nguyên tử chứa trong 4g khí Hêli
B. Số phân tử chứa trong 16g khí Ôxi
C. Số phân tử chứa trong 18g nước lỏng
D. Số nguyên tử chứa trong 22,4l khí trơ ở nhiệt độ 00C và áp suất 1atm
15 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn luyện Vật lý lớp 10 chương 4, 5, 6 - Phần hai: Nhiệt học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BàI TậP TRắC NGHIệM ÔN LUYệN Vật lý lớp 10 CHƯƠNG VI +VII+VIII
Phần hai: Nhiệt học
Chương VI: Chất khí
Câu 1: Chọn câu đúng
Khối lượng phân tử của các khí H2, He, O2 và N2 đều bằng nhau.
Khối lượng phân tử của O2 nặng nhất trong 4 loại khí trên.
Khối lượng phân tử của N2 nặng nhất trong 4 loại khí trên.
Khối lượng phân tử của He nhẹ nhất trong 4 loại khí trên.
Câu 2: Trong điều kiện chuẩn về nhiệt độ và áp suất thì:
Số phân tử trong một đơn vị thể tích của các chất khí khác nhau là như nhau.
Các phân tử của các chất khí khác nhau chuyển động với vận tốc như nhau.
Khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ so với kích thước của các phân tử.
Các phân tử khí khác nhau va chạm vào thành bình tác dụng vào thành bình những lực bằng nhau.
Câu 3: Chọn câu sai.
Số Avôgađrô có giá trị bằng
Số nguyên tử chứa trong 4g khí Hêli
Số phân tử chứa trong 16g khí Ôxi
Số phân tử chứa trong 18g nước lỏng
Số nguyên tử chứa trong 22,4l khí trơ ở nhiệt độ 00C và áp suất 1atm
Câu 4: Một bình kín chứa N = 3,01.1023 nguyên tử khí Hêli ở nhiệt độ 00C và áp suất 1atm thì khối lượng khí Hêli trong bình và thể tích của bình là:
2g và 22,4m3
4g và 11,2l
2g và 11,2 dm3
4g và 22,4 dm3
Câu 5: Tỉ số khối lượng phân tử nước H2O và nguyên tử Cacbon 12 là:
3/2
2/3
4/3
3/4
Câu 6: Số phân tử nước có trong 1g nước H2O là:
3,01.1023
3,34.1022
3,01.1022
3,34.1023
Câu 7: Trong quá trình đẳng nhiệt thể tích V của một khối lượng khí xác định giảm 2 lần thì áp suất P của khí:
Tăng lên 2 lần
Giảm 2 lần
Tăng 4 lần
Không đổi
Câu 8: Chọn câu sai
Với một lượng khí không đổi, áp suất chất khí càng lớn khi:
Mật độ phân tử chất khí càng lớn
Nhiệt độ của khí càng cao
Thể tích của khí càng lớn
Thể tích của khí càng nhỏ
Câu 9: Chọn câu đúng
Khi nén khí đẳng nhiệt thì số phân tử trong một đơn vị thể tích
Tăng, tỉ lệ thuận với áp suất
Không đổi
Giảm, tỉ lệ nghịch với áp suất
Tăng, tỉ lệ với bình phương áp suất
Câu 10: Một bình có dung tích 5l chứa 0,5mol khí ở 00C. áp suất khí trong bình là:
4,20atm
2,24atm
1,12atm
3,26atm
Câu 11: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10l đến thể tích 4l thì áp suất của khí tăng lên
2,5 lần
2 lần
1,5 lần
4 lần
Câu 12: Một bọt khí ở đáy hồ sâu 5m nổi lên đến mặt nước. Thể tích của bọt khí
Tăng 5 lần
Giảm 2,5 lần
Tăng 1,5 lần
Tăng 4 lần
Coi rằng nhiệt độ không đổi
Câu 13: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9l đến thể tích 6l thì áp suất của khí tăng lên một lượng Dp = 50kPa. áp suất ban đầu của khí là:
100kPa
200kPa
250kPa
300kPa
Câu 14: Làm nóng một lượng khí có thể tích không đổi, áp suất của khí tăng gấp đôi thì:
Nhiệt độ tuyệt đối tăng gấp đôi
Mật độ phân tử khí tăng gấp đôi
Nhiệt độ Xen–xi–ut tăng gấp đôi
Tất cả các đáp án a, b, c
Câu 15: Làm lạnh một lượng khí xác định có thể tích không đổi thì:
áp suất khí không đổi
áp suất chất khí tăng
Số phân tử trong một đơn vị thể tích không đổi
Số phân tử trong một đơn vị thể tích giảm theo nhiệt độ
Câu 16: Một bình có thể tích không đổi được nạp khí ở nhiệt độ 330C dưới áp suất 300kPa sau đó bình được chuyển đến một nơi có nhiệt độ 370C. Độ tăng áp suất của khí trong bình là:
3,92kPa
4,16kPa
3,36kPa
2,67kPa
Câu 17: Cho 0,1mol khí ở áp suất p1 = 2atm, nhiệt độ t1 = 00C. Làm nóng khí đến nhiệt độ t2 = 1020C và giữ nguyên thể tích thì thể tích và áp suất của khí là:
1,12l và 2,75atm
1,25 và 2,50atm
1,25l và 2,25atm
1,12l và 3,00atm
Câu 18: Một lượng hơi nước có nhiệt độ t1 = 1000C và áp suất p1 = 1atm đựng trong bình kín. Làm nóng bình và hơi đến nhiệt độ t2 = 1500C thì áp suất của hơi nước trong bình là:
1,25atm
1,13atm
1,50atm
1,37atm
Câu 19: Công thức nào sau đây là công thức của định luật Gayluytxac
A.
B.
C.
D.
Câu 20: Chọn câu sai
Phương trình trạng thái của hai lượng khí xác định thì
Giống nhau
Khác nhau do áp suất và thể tích khác nhau
Khác nhau do nhiệt độ khác nhau
Bao gồm cả hai đáp án b & c
Câu 21: Chọn câu sai
Phương trình biểu diễn định luật Bôilơ - Mariôt đối với cùng một lượng khí nhưng ở hai nhiệt độ tuyệt đối khác nhau thì:
Giống nhau vì cùng được viết dưới dạng P.V = hằng số
Khác nhau vì với cùng một áp suất, nhiệt độ cao hơn thì thể tích lớn hơn
Khác nhau vì với cùng một thể tích, nhiệt độ cao hơn thì áp suất lớn hơn
Khác nhau do hằng số ứng với hai nhiệt độ khác nhau là khác nhau
Câu 22: Đối với một khối lượng khí xác định quá trình nào sau đây là đẳng áp
Nhiệt độ không đổi, thể tích tăng
Nhiệt độ không đổi, thể tích giảm
Nhiệt độ tăng, thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ
Nhiệt độ giảm, thể tích tăng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ
Câu 23: Nén 10l khí ở nhiệt độ 270C để cho thể tích của nó chỉ còn 4l, vì nén nhanh khí bị nóng lên đến 600C. áp suất chất khí tăng lên mấy lần?
2,53 lần
2,78 lần
4,55 lần
1,75 lần
Câu 24: Một chai bằng thép có dung tích 50l chứa khí Hyđrô ớ áp suất 5Mpa và nhiệt độ 370C. Dùng chai này bơm được bao nhiêu quả bóng bay, dung tích mỗi quả 10l, áp suất mỗi quả là 1,05.105Pa, nhiệt độ khí trong bóng bay là 120C.
200 quả
250 quả
237 quả
214 quả
Câu 25: Một mol khí ở áp suât 2atm và nhiệt độ 300C thì chiếm một thể tích là bao nhiêu?
15,7 lít
11,2 lít
12,43 lít
10,25 lít
Câu 26: So sánh phương trình trạng thái và phương trình Clapâyrôn – Menđêlêep thì:
Hai phương trình hoàn toàn tương đương
Hai phương trình hoàn toàn khác nhau
Phương trình Clapâyrôn – Menđêlêep chứa nhiều thông tin hơn
Phương trình trạng thái chứa nhiều thông tin hơn
Câu 27: Từ phương trình Clapâyrôn – Menđêlêep áp dụng cho một khối lượng khí xác định hãy cho biết tỉ số nào sau đây không đổi
A.
B.
C.
D.
Với D là khối lượng riêng của khí, P là áp suất, T là nhiệt độ tuyệt đối, V là thể tích của khí
Câu 28: Hằng số của các khí R có giá trị bằng:
Tích của áp suất và thể tích của một mol khí ở 00C
Tích của áp suất và thể tích chia cho số mol ở 00C
Tích của áp suất và thể tích của một mol khí ở nhiệt độ bất kỳ chia cho nhiệt độ đó
Tích của áp suất và thể tích của một mol khí ở nhiệt độ bất kỳ
Câu 29: Một bình chứa khí Oxy có dung tích 10l, áp suất 250Kpa và nhiệt độ 270C. Khối lượng khí Ôxy trong bình là:
32,09g
16,17g
25,18g
37,06g
Câu 30: Khí trong một bình dung tích 3l, áp suất 200Kpa và nhiệt độ 160C có khối lượng 11g. Khối lượng mol của khí ấy là:
28g
32g
44g
40g
Câu 31: Một bình dung tích 5l chứa 7g Nitơ nhiệt độ 20C. áp suất khí trong bình là:
2,15.105 Pa
1,71.105 Pa
2,56.105 Pa
1,14.105Pa
Câu 32: Khi làm nóng một khối lượng khí lý tưởng, tỉ số nào sau đây không đổi?
A.
B.
C.
D. Cả 3 tỉ số trên đều biến đổi
Trong đó P là áp suất, T là nhiệt độ tuyệt đối, n là mật độ phân tử
Câu 33: Hai bình chứa khí lý tưởng ở cùng nhiệt độ. Bình B có dung tích gấp đôi bình A, có số phân tử bằng nửa số phân tử trong bình A. Mỗi phân tử khí trong bình B có khối lượng gấp đôi khối lượng mỗi phân tử khí trong bình A. áp suất khí trong bình B so với áp suất khí trong bình A thì:
Bằng nhau
Bằng một nửa
Bằng 1/4
Gấp đôi
Câu 34: Hai phòng kín có thể tích bằng nhau, thông với nhau bằng một cửa mở. Nhiệt độ không khí trong hai phòng khác nhau, thì số phân tử trong mỗi phòng so với nhau sẽ là:
bằng nhau
Phòng nóng chứa nhiều phân tử hơn
Phòng lạnh chứa nhiều phân tử hơn
Tùy theo kích thước của cửa
Chương VII: Chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể
Câu 35: Chọn câu sai
Chất rắn kết kinh có cấu trúc mạng tinh thể xác định.
Cấu trúc mạng tinh thể khác nhau thì có tính chất của chất kết tinh khác nhau.
Các chất khác nhau có mạng tinh thể khác nhau.
Cùng một chất mạng tinh thể phải giống nhau.
Câu 36: Chọn câu sai
Chuyển động nhiệt ở chất rắn kết tinh có đặc điểm
Các phân tử chuyển động hỗn độn tự do.
Các phân tử luôn dao động hỗn độn xung quanh vị trí cân bằng xác định.
Nhiệt độ càng cao phân tử dao động càng mạnh.
ở 00C phân tử vẫn dao động.
Câu 37: Chọn đáp án đúng
Vật rắn vô định hình không có cấu trúc mạng tinh thể.
Chuyển động nhiệt của các phân tử vật rắn vô định hình giống chuyển động nhiệt của vật rắn kết tinh.
Chất vô định hình có tính dị hướng.
Chất vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 38: Khi bắn cung người ta kéo dây cung thì cánh cung bị biến dạng:
Biến dạng kéo.
Biến dạng lệch.
Biến dạng đàn hồi.
Biến dạng dẻo.
Câu 39: Kéo dãn một lò xo bằng thép các đoạn nhỏ của lò xo bị biến dạng gì?
Biến dạng kéo.
Biến dạng đàn hồi.
Biến dạng uốn
Biến dạng xoắn
Câu 40: Trên hình 51.1a biến dạng của dây phơi ở ngay chỗ mắc áo móc vào là biến dạng:
Biến dạng kéo.
Biến dạng uốn.
Biến dạng đàn hồi.
Biến dạng xoắn.
Câu 41: Sợi dây thép nào dưới đây chịu biến dạng dẻo khi ta treo vào nó một vật nặng có khối lượng 5kg (Lấy g = 10m/s2)
Sợi dây thép có tiết diện 0,05 mm2.
Sợi dây thép có tiết diện 0,10 mm2.
Sợi dây thép có tiết diện 0,20 mm2.
Sợi dây thép có tiết diện 0,25 mm2.
Cho biết giới hạn đàn hồi và giới hạn bền của thép là 344.106Pa và 600.106Pa.
Câu 42: Một sợi dây kim loại dài 1,8m có đường kính 0,8mm. Người ta dùng nó để treo một vật nặng. Vật này tạo nên một lực kéo dây bằng 25N và làm dây dài thêm một đoạn bằng 1mm . Suất Iâng của kim loại đó là:
8,95.1010Pa
7,75.1010Pa
9,25.1010Pa
8,50.1010Pa
Câu 43: Một thanh trụ đường kính 5cm làm bằng nhôm có suất Iâng là E = 7.1010Pa. Thanh này đặt thẳng đứng trên một đế rất chắc để chống đỡ một mái hiên. Mái hiên tạo một lực nén thanh là 3450N. Hỏi độ biến dạng tỉ đối của thanh là bao nhiêu?
0,0075%
0,0025%
0,0050%
0,0065%
Câu 44: Khi lắp vành sắt vào bánh xe bằng gỗ ban đầu người ta đốt nóng vành sắt rồi mới lắp vào bánh xe là để:
Giúp cho vành sắt làm quen với điều kiện làm việc khắc nghiệt.
Vành sắt nóng sẽ giết chết các con côn trùng sống ở bánh xe để làm tăng tuổi thọ cho bánh xe.
Vành sắt nóng có tác dụng làm khô bánh xe giúp tăng ma sát để đảm bảo cho vành sắt không bị tuột khỏi bánh xe.
Vành sắt nóng nở ra nên dễ lắp vào bánh xe, đồng thời khi nguội đi sẽ ôm chặt vào bánh xe.
Câu 45: Một tấm kim loại hình chữ nhật ở giữa có đục thủng một lỗ tròn. Khi ta nung nóng tấm kim loại này thì đường kính của lỗ tròn:
Tăng lên.
Giảm đi
Không đổi.
Có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc bản chất của kim loại.
Câu 46: Mỗi thanh ray đường sắt dài 10m ở nhiệt độ 200C. Phải để một khe hở nhỏ nhất là bao nhiêu giữa hai đầu thanh ray để nếu nhiệt độ ngoài trời tăng lên đến 500C thì vẫn đủ chỗ cho thanh giãn ra:
1,2 mm
2,4 mm
3,3 mm
4,8 mm
Câu 47: Một ấm nhôm có dung tích 2l ở 200C. Chiếc ấm đó có dung tích là bao nhiêu khi nó ở 800C?
2,003 lít
2,009 lít
2,012 lít
2,024 lít
Câu 48: Cấu trúc phân tử của chất lỏng có các đặc điểm nào dưới đây
Các phân tử ở gần nhau, khoảng cách giữa các phân tử cỡ kích thước phân tử.
Các phân tử ở xa nhau, khoảng cách giữa các phân tử rất lớn so với kích thước phân tử.
Các phân tử sắp xếp ở những vị trí cân bằng xác định, sau một thời gian nhất định lại di chuyển từ vị trí cân bằng này sang vị trí cân bằng khác.
Bao gồm các đáp án a và c.
Câu 49: Chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng có đặc điểm
Các phân tử chuyển động tự do.
Các phân tử chỉ dao động hỗn độn xung quanh vị trí cân bằng.
Các phân tử chỉ dao động hỗn độn xung quanh vị trí cân bằng xác định, sau một khoảng thời gian nhất định phân tử chuyển từ vị trí cân bằng này sang vị trí cân bằng khác.
Các đáp án a, b, c đều sai
Câu 50: Chọn câu sai
Lực căng mặt ngoài có các đặc điểm :
Phương vuông góc với bề mặt của mặt thoáng, vuông góc với đường giới hạn mặt thoáng.
Phương trùng với tiếp tuyến của mặt thoáng, vuông góc với đường giới hạn mặt thoáng.
Chiều có tác dụng thu nhỏ diện tích mặt thoáng.
Độ lớn tỉ lệ với chiều dài đường giới hạn mặt thoáng.
Câu 51: Một cọng rơm dài 8cm nổi trên mặt nước. Người ta nhỏ dung dịch xà phòng xuống một bên mặt nước ( Nước xà phòng chỉ lan ra ở một bên của cọng rơm ). Hỏi cọng rơm di chuyển về phía nào? Lực tác dụng vào cọng rơm là bao nhiêu?
Cho hệ số căng mặt ngoài của nước và của xà phòng lần lượt là 75.10-3N/m và 40.10-3N/m
Cọng rơm chuyển động về phía xà phòng, lực tác dụng là 2,8.10-3N
Cọng rơm chuyển động về phía nước, lực tác dụng là 1,5.10-3N
Cọng rơm chuyển động về phía xà phòng, lực tác dụng là 1,5.10-3N
Cọng rơm chuyển động về phía nước, lực tác dụng là 2,8.10-3N
Câu 52: Có 40 giọt nước rơi ra từ đầu dưới của một ống nhỏ giọt có đường kính trong là 2mm. Tổng khối lượng của các giọt nước là 1,9g. Lấy g = 10m/s2, coi trọng lượng của mỗi giọt khi rơi đúng bằng lực căng mặt ngoài đặt lên vòng tròn trong của ống nhỏ giọt. Hệ số căng mặt ngoài của nước là:
72,3.10-3N/m
75,6.10-3N/m
78,8.10-3N/m
70,1.10-3N/m
Câu 53: Chọn câu đúng
Chất lỏng dính ướt chất rắn khi lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng nhỏ hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.
Chất lỏng dính ướt chất rắn khi lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.
Chất lỏng không dính ướt chất rắn khi lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng nhỏ hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.
Hai đáp án b và c đúng.
Câu 54: Chọn câu sai
Hiện tượng mao dẫn xảy ra khi
ống thủy tinh tiết diện nhỏ hai đầu hở, nhúng một đầu thẳng đứng xuống chậu nước.
ống thủy tinh tiết diện nhỏ một đầu kín một đầu hở, nhúng đầu hở của ống thẳng đứng xuống chậu nước.
Nhúng một mảnh vải nhỏ xuống chậu nước.
Các phương án trên đều sai.
Câu 55: Trường hợp nào mực chất lỏng dâng lên ít nhất trong ống thủy tinhkhi
Nhúng nó vào nước ( r1 = 1000 kg/m3, s1 = 0,072 N/m )
Nhúng nó vào xăng ( r2 = 700 kg/m3, s2 = 0,029 N/m )
Nhúng nó vào rượu ( r3 = 790 kg/m3, s3 = 0,022 N/m )
Nhúng nó vào ête ( r4 = 710 kg/m3, s4 = 0,017 N/m )
Câu 56: Nhúng một ống mao dẫn có đường kính trong 1 mm vào trong nước, cột nước dâng lên trong ống cao hơn so với bên ngoài ống là 32,6 mm. Hệ số căng mặt ngoài của nước là:
70,2.103 N/m
75,2.10-3 N/m
79,6.103 N/m
81,5.10-3N/m
Câu 57: Một ống mao dẫn khi nhúng vào trong nước thì cột nước trong ống dâng cao 80mm, khi nhúng vào trong rượu thì cột rượu dâng cao bao nhiêu? Biết khối lượng riêng và hệ số căng mặt ngoài của nước và rượu là r1 = 1000 kg/m3, s1 = 0,072 N/m và r2 = 790 kg/m3, s2 = 0,022 N/m.
27,8 mm
30,9 mm
32,6 mm
40,1 mm
Câu 58: Một phong vũ biểu thủy ngân có đường kính trong là 2 mm . Mực thủy ngân trong ống dâng cao 760 mm. áp suất thực của khí quyển là bao nhiêu nếu tính đến hiện tượng thủy ngân hoàn toàn không làm ướt ống.
Cho hệ số căng mặt ngoài của thủy ngân là 470.10-3N/m, gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2.
753 mmHg
760 mmHg
767 mmHg
774 mmHg
Câu 59: Thả một cục nước đá có khối lượng30g ở 00C vào cốc nước có chứa 0,2 lít nước ở 200C. Bỏ qua nhiệt dung của cốc, nhiệt dung riêng của nước 4,2 J/g.K, khối lượng riêng của nước là r = 1 g/cm3, nhiệt nóng chảy của nước đá là l = 334 J/g Nhiệt độ cuối của cốc nước là:
00C
50C
70C
100C
Câu 60: Có một tảng băng đang trôi trên biển. Phần nhô lên của tảng băng ước tính là 250.103 m3. Biết thể tích riêng của băng là 1,11 l/kg và khối lượng riêng của nước biển là 1,05 kg/l. Thể tích phần chìm của tảng băng là:
151.104 m3
750.103 m3
125.104 m3
252.104 m3
Câu 61: Để xác định gần đúng nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước hóa thành hơi khi sôi ( ở 1000C ) một em học sinh đã làm thí nghiệm sau:
Cho 1 lít nước ( Coi là 1 kg nước ) ở 100C vào ấm rồi đặt lên bếp điện để đun. Theo dõi thời gian đun, em học sinh đó ghi chép được các số liệu sau:
Để đun nước nóng từ 100C đến 1000C cần 18 phút.
Để cho 200g nước trong ấm hóa thành hơi khi sôi cần 23 phút.
Bỏ qua nhiệt dung của ấm, nhiệt dung riêng của nước là 4,2 kJ/kg.
Từ thí nghiệm trên tính được nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước hóa thành hơi ở nhiệt độ sôi 1000C là:
2052 kJ
1756 kJ
2415 kJ
1457 kJ
Câu 62: Chọn câu sai
Sự bay hơi là quá trình hóa hơi xảy ra ở bề mặt thoáng của chất lỏng.
Sự sôi là quá trình hóa hơi xảy ra cả ở bề mặt thoáng và trong lòng khối chất lỏng.
Sự bay hơi phụ thuộc nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, áp suất và bản chất của chất lỏng.
Sự sôi phụ thuộc nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, áp suất và bản chất của chất lỏng.
Câu 63: Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái
Trong không gian chứa hơi không có chất lỏng.
Trong không gian chứa hơi có chất lỏng và quá trình bay hơi đang mạnh hơn quá trình ngưng tụ.
Trong không gian chứa hơi có chất lỏng và quá trình ngưng tụ đang mạnh hơn quá trình bay hơi.
Trong không gian chứa hơi có chất lỏng và quá trình bay hơi đang cân bằng với quá trình ngưng tụ.
Câu 64: Chọn câu sai
áp suất hơi bão hòa tuân theo định luật Bôilơ - Mariôt.
áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích của hơi.
áp suất hơi bão hòa phụ thuộc nhiệt độ.
áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
Câu 65: Chọn câu sai
Nhiệt độ tới hạn là nhiệt độ mà tại đó chất khí hóa lỏng.
Nhiệt độ tới hạn là nhiệt độ lớn nhất tại đó chất khí hóa lỏng.
Nhiệt độ tới hạn phụ thuộc bản chất của chất khí.
Không thể hóa lỏng chất khí ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tới hạn.
Câu 66: Dùng ẩm kế khô ướt để đo độ ẩm tương đối của không khí. Nhiệt kế khô chỉ 240C, nhiệt kế ướt chỉ 200C. Độ ẩm tương đối của không khí là:
77%
70%
67%
61%
Câu 67: Không gian trong xilanh ở bên dưới pit – tông có thể tích V0 = 5 lít chứa hơi nước bão hòa ở 1000C. Nén hơi đẳng nhiệt đến thể tích V = 1,6 lít. Khối lượng nước ngưng tụ là:
1,745 g
2,033 g
2,134 g
2,447 g
Cho hơi nước bão hòa ở 1000C có khối lượng riêng là 598,0 g/m3.
Câu 68: Để xác định nhiệt hóa hơi của nước người ta làm thí nghiệm sau. Đưa 10 g hơi nước ở 1000C vào một nhiệt lượng kế chứa 290 g nước ở 200C. Nhiệt độ cuối của hệ là 400C, biết nhiệt dung của nhiệt lượng kế là 46 J/độ, nhiệt dung riêng của nước là 4,18 J/g.độ. Nhiệt hóa hơi của nước là:
2,02.103 kJ/kg
2,27.103 kJ/kg
2,45.103kJ/kg
2,68.103kJ/kg
Câu 69: ở 300C không khí có độ ẩm tương đối là 64%. Độ ẩm tuyệt đối và điểm sương của không khí này là:
a = 19,4 g/m3 và t0 = 200C
a = 21,0 g/m3 và t0 = 250C
a = 19,4 g/m3 và t0 = 220C
a = 22,3 g/m3 và t0 = 270C
Câu 70: Chọn câu đúng
ở phương án 1 có thể dùng lực để thay cho cân đòn.
ở phương án 2 có thể dùng cân đòn để thay cho lực kế.
ở phương án 1 không thể dùng lực để thay cho cân đòn.
ở phương án 1 không thể dùng lực để thay cho cân đòn, vì nước cất khác nước xà phòng.
Câu 71: Suất căng mặt ngoài phụ thuộc vào
Hình dạng bề mặt chất lỏng.
Bản chất của chất lỏng.
Nhiệt độ của chất lỏng.
Bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.
Chương VIII: Cơ sở của nhiệt động lực học
Câu 72: Nội năng là
Nhiệt lượng
Động năng.
Thế năng.
Động năng chuyển động nhiệt của các phân tử và thế năng tương tác giữa chúng.
Câu 73: ý nghĩa thí nghiệm của Jun là:
Tìm ra mối quan hệ tương đương giữa công và nhiệt lượng.
Chứng minh định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
Chứng minh có sự biến đổi của công thành nội năng.
Tìm ra nguyên lý thứ nhất Nhiệt động lực học.
Câu 74: Nguyên lý thứ nhất Nhiệt động lực học là sự vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng vào các hiện tượng nhiệt vì:
Nội năng, công, nhiệt lượng đều là năng lượng.
Có sự biến đổi qua lại giữa nội năng, công và nhiệt lượng.
Biểu thức của nguyên lý là hệ quả rút ra từ định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
Tất cả các lý do trên.
Câu 75: Một người có khối lượng 60 kg nhảy từ cầu nhảy ở độ cao 5 m xuống một bể bơi. Độ biến thiên nội năng của nước trong bể bơi là:
2000 J
2500 J
3000 J
3500 J
Bỏ qua các năng lượng hao phí thoat ra ngoài khối nước trong bể. Cho g = 10 m/s2.
Câu 76: Một cốc nhôm có khối lượng 100g chứa 300 g nước ở nhiệt độ 200C. Người ta thả vào cốc nước một chiếc thìa bằng đồng có khối lượng 75 g vừa được vớt ra từ một nồi nước sôi ở 1000C. Nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt là:
20,50C
21,70C
23,60C
25,40C
Bỏ qua các hao phí nhiệt ra ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.độ, của đồng là 380 J/kg.độ và của nước là 4,19.103 J/kg.độ
Câu 77: Người ta di di một miếng sắt dẹt khối lượng 100g trên một tấm gỗ. Sau một lát thì thấy miếng sắt nóng lên thêm 120C. Giả sử rằng chỉ có 40% công thực hiện là để làm nóng miếng sắt thì người ta đã tốn một công là:
990 J
1137 J
1286 J
1380 J
Câu 78: Chọn câu đúng
Nội năng của khí lý tưởng bao gồm động năng chuyển động nhiệt của các phân tử và thế năng tương tác giữa chúng, nội năng phụ thuộc nhiệt độ và thể tích.
Nội năng của khí lý tưởng bao gồm động năng chuyển động nhiệt của các phân tử và thế năng tương tác giữa chúng, nội năng phụ thuộc nhiệt độ, thể tích và áp suất.
Nội năng của khí lý tưởng là thế năng tương tác giữa các phân tử khí, nội năng chỉ phụ thuộc vào thể tích của khí.
Nội năng của khí lý tưởng là động năng chuyển động của các phân tử khí, nội năng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 79: Chọn câu sai
Biểu thức của nguyên lý thứ nhất Nhiệt động lực học viết cho các quá trình là
Q = A' (Quá trình đẳng nhiệt)
DU = Q + A (Quá trình đẳng tích)
A' = Q - DU (Quá trình đẳng áp)
Q = A' (Chu trình)
Trong đó: Q là nhiệt lượng truyền cho chất khí, A là công mà khí nhận được từ bên ngoài, A' là công mà khí thựchiện lên vật khác, DU là độ tăng nội năng của khí
Câu 80: Một lượng khí được dãn từ thể tích V1 đến thể tích V2 ( V2 > V1 ). Trong quá trình nào lượng khí thực hiện công ít nhất.
Trong quá trình đẳng tích rồi dãn đẳng áp.
Trong quá trình dãn đẳng nhiệt rồi đẳng tích.
Trong quá trình dãn đẳng áp rồi đẳng nhiệt.
Trong quá trình dãn đẳng nhiệt rồi đẳng áp
Câu 81: Một lượng khí lý tưởng ở trạng thái 1 có thể tích V1, áp suất p1 dãn đẳng nhiệt đến trạng thái 2 có thể tích V2 = 2V1 và áp suất p2 = p1/2. Sau đó dãn đẳng áp đến trạng thái 3 có thể tích V3 = 3V1 Thì:
Công mà khí thực hiện khi biến đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 là lớn nhất.
Công mà khí thực hiện khi biến đổi từ trạng thái 2 sang trạng thái 3 là lớn nhất.
Công mà khí thực hiện khi biến đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 là bằng nhau.
Chưa đủ điều kiện để kết luận vì không biết giá trị áp suất, nhiệt độ và thể tích ban đầu của khí.
Câu 82: Một lượng khí lý tưởng có thể tích ban đầu là V1 = 1lít và áp suất là p1 = 1 atm được dãn đẳng nhiệt đến thể tích V2 = 2lít. Sau đó người ta làm lạnh khí, áp suất của khí chỉ còn p3 = 0,5 atm và thể tích thì không đổi. Cuối cùng khí dãn đẳng áp đến thể tích cuối là V4 = 4lít. So sánh công mà khí thực hiện trong các quá trình trên là:
Quá trình biến đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 công thực hiện là lớn nhất.
Quá trình biến đổi từ trạng thái 2 sang trạng thái 3 công thực hiện là lớn nhất.
Quá trình biến đổi từ trạng thái 3 sang trạng thái 4 công thực hiện là lớn nhất.
Công mà khí thực hiện trong cả 3 quá trình đó là bằng nhau.
Câu 83: Lấy 2,5 mol khí lý tưởng ở nhiệt độ 300 K. Nung nóng đẳng áp lượng khí này cho đến khi thể tích của nó bằng 1,5 lần thể tích lúc đầu. Nhiệt lượng cung cấp cho khí cho khí trong quá trình này là 11.04 kJ. Công mà khí thực hiện và độ tăng nội năng của khí là.
A = 3,12 kJ, DU = 7,92 kJ.
A = 2,18 kJ, DU = 8,86 kJ.
A = 4,17 kJ, DU = 6,87 kJ.
A = 3,85 kJ, DU = 7,19 kJ.
Bài 84: Chọn câu đúng
Động cơ nhiệt là thiết bị biến đổi nội năng thành công.
Động cơ nhiệt là thiết bị biến đổi công thành nhiệt lượng.
Động cơ nhiệt là thiết bị biến đổi công thành nội năng.
Động cơ nhiệt là thiết bị biến đổi nhiệt lượng thành công.
Bài 85: Chọn câu sai
Động cơ nhiệt và máy lạnh đều có nguyên tắc cấu tạo chung gồm: Nguồn nóng, tác nhân và nguồn lạnh.
Máy lạnh là thiết bị nhận nhiệt từ nguồn lạnh, truyền cho nguồn nóng nhờ nhận công từ bên ngoài.
Hiệu suất của động cơ nhiệt là đại lượng đo bằng tỉ số giữa công sinh ra và nhiệt lượng mà tác nhân nhận từ nguồn nóng.
Hiệu năng của máy lạnh là đại lượng đo bằng tỉ số giữa nhiệt lượng mà tác nhân nhận từ nguồn lạnh và nhiệt lượngmà tác nhân truyền cho nguồn nóng.
Câu 86: Chuyển động nào dưới đây không cần đến sự biến đổi nhiệt lượng thành công?
Chuyển động quay của đèn kéo quân.
Sự bật lên của nắp ấm khi đang sôi.
Bè trôi theo dòng sông.
Sự bay lên của khí cầu hở nhờ đốt nóng khí bên trong khí cầu.
Câu 87: Một động cơ nhiệt làm việc sau một thời gian thì tác nhân đã nhận từ nguồn nóng nhiệt lượng Q1 = 1,5.106 J, truyền cho nguồn lạnh nhiệt lượng Q2 = 1,2.106 J. Hãy tính hiệu suất thực của động cơ nhiệt này và so sánh nó với hiệu suất cực đại, nếu nhiệt độ của nguồn nóng và nguồn lạnh lần lượt là 2500C và 300C.
20% và nhỏ hơn 4,4 lần
30% và nhỏ hơn 2,9 lần
25% và nhỏ hơn 3,5 lần
35% và nhỏ hơn 2,5 lần
Câu 88: ở một động cơ nhiệt, nhiệt độ của nguồn nóng là 5200C, của nguồn lạnh là 200C. Nhiệt lượng mà nó nhận từ nguồn nóng là 107 J. Nếu hiệu suất của động cơ đạt cực đại thì công cực đại mà động cơ thực hiện là:
8,5.105 J
9,2.105 J
10.4.106 J
9,6.106 J
Câu 89: Để giữ nhiệt độ trong phòng là 200C, người ta dùng một máy lạnh mỗi giờ tiêu thụ một công là 5.106 J. Biết hiệu năng của máy là e = 4 thì nhiệt lượng lấy đi từ không khí trong phòng trong mỗi giờ là:
15.105 J
17.106 J
20.106 J
23.107 J
Câu 90: Hiệu suất thực của một máy hơi nước bằng nửa hiệu suất cực đại. Nhiệt độ của hơi khi ra khỏi lò hơi (Nguồn nóng) là 2270C và nhiệt độ của buồng ngưng (Nguồn lạnh) là 770C. Mỗi giờ máy tiêu thụ 700 kg than có năng suất tỏa nhiệt
File đính kèm:
- Bai tap trac nghiem on tap Vat Ly 10 chuong VIVIIVIII.doc