Bài tập CƠ BẢN (SGK)
BÀI 1.
C1 : Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau :
1m = (1) . dm ; 1m = (2) . cm ;
1cm = (3) . mm ; 1km = (4) . m.
C2 : Hãy ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em có đúng không ?
C3 : Hãy ước lượng xem độ dài của gang tay em là bao nhiêu cm. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em có đúng không ?
C4 Hãy quan sát hình 1.1 và cho biết thợ mộc, học sinh, người bán vải đang dùng thước nào trong những thước sau đây : thước kẻ, thước dây (thước cuộn), thước mét (thước thẳng) ?
Khi sử dụng bất kỳ dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó.
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 17143 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài tập và hướng dẫn giải Vật lý lớp 6 kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương i
cơ học
Bài 1-2
Đo Độ DÀi
Bài tập CƠ BẢN (SGK)
Bài 1.
C1 : Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau :
1m = (1) ……………. dm ; 1m = (2) ……………. cm ;
1cm = (3) ……………. mm ; 1km = (4) ……………. m.
C2 : Hãy ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em có đúng không ?
C3 : Hãy ước lượng xem độ dài của gang tay em là bao nhiêu cm. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em có đúng không ?
C4 Hãy quan sát hình 1.1 và cho biết thợ mộc, học sinh, người bán vải đang dùng thước nào trong những thước sau đây : thước kẻ, thước dây (thước cuộn), thước mét (thước thẳng) ?
Khi sử dụng bất kỳ dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó.
- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
C5 : Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của một thước đo mà em có.
C6 : Có 3 thước đo sau đây :
Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1 cm.
Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1mm.
Thước có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1mm.
Hỏi nên dùng thước nào để đo :
Chiều rộng của cuốn sách Vật lí 6 ?
Chiều dài của cuốn sách Vật lí 6 ?
Chiều dài của bàn học ?
C7 : Thợ may thường dùng thước nào để đo chiều dài của mảnh vải, các số đo cơ thể của khách hàng ?
HƯỚNG DẪN
C1 : (tr.6) Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
(1) 10 ; (2) 100 ;
(3) 10 ; (4) 1000 ;
C4 : (tr.7) Quan sát hình 1.1. SGK :
- Thợ mộc dùng thước dây (hoặc thước cuộn) ;
- Học sinh dùng thước kẻ ;
- Người bán hàng dùng thước mét (hoặc thước thẳng).
C6 (tr.7) a) Để đo chiều rộng cuốn sách Vật lí 6 dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm ;
b) Để đo chiều dài cuốn sách Vật lí 6 dùng thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm ;
c) Để đo chiều dài bàn học dùng thước có GHD 1m và ĐCNN 1cm ;
C7 (tr.7) Thợ may dùng :
- thước thẳng hoặc thước dây để đo chiều dài mảnh vải .
- thước dây để đo các số đo cơ thể khách hàng.
Bài 2.
C1 : Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu ?
C2 : Em đã chọn dụng cụ đo nào ? Tại sao ?
C3 : Em đặt thước đo như thế nào ?
C4 Em đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo ?
ĐCNN
độ dài
GHĐ
vuông góc
dọc theo
gần nhất
ngang bằng với
C5 : Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế nào ?
C6 : Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau :
Ước lượng (1) ……………………… cần đo.
Chọn thước có (2) ……………. và có (3) ……… thích hợp.
Đặt thước (4) ……………. độ dài cần đo sao cho một đầu của vật (5) …………… vạch số 0 của thước.
Đặt mắt nhìn theo hướng (6) ……………………. Với cạnh thước ở đầu kia của vật.
Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (7) ……………… với đầu kia của vật.
C7 : Trong các hình sau đây, hình nào vẽ vị trí đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì (H.2.1).
Không đặt thước dọc theo chiều dài bút chì.
Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, nhưng một đầu không ngang bằng với vạch số 0.
Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, vạch số 0 ngang bằng với một đầu của bút chì.
C8 : Trong các hình sau đây, hình nào vẽ vị trí đặt mắt đúng để đọc kết quả đo (H.2.2.) ?
Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang phải.
Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang trái.
Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật.
C9 : Quan sát kỹ hình 2.3 và ghi kết quả đo tương ứng.
l = (1) …………..
l = (2) …………..
l = (3) …………..
C10 : Kinh nghiệm cho thấy độ dài của sải tay một người thường gần bằng chiều cao người đó; độ dài vòng tay nắm tay thường gần bằng chiều dài của bàn chân người đó. Hãy kiểm tra lại xem có đúng không ?
HƯỚNG DẪN
C6 : (tr.9) Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống :
(1) độ dài
(2) GHĐ (3) ĐCNN
(4) dọc theo (5) ngang bằng với
(6) vuông góc
(7) gần nhất
C7 : (tr.10) (Xem hình 2.1 SGK).
Hình vẽ vị trí đặt thước đúng để đo độ dài bút chì là hình c). Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, vạch số 0 ngang bằng với một đầu của bút chì.
(Tuy nhiên nếu thước bị mất số không, ta có thể đặt một đầu ngang với vạch số 1, lấy kết quả trừ cho một sẽ cho chiều dài của bút chì ).
C8 : (tr.10) (Xem hình 2.2. SGK)
Hình vẽ đặt mắt đúng để đọc kết quả đo là hình c) đặt mắt theo hướng vuông góc với cạnh thước tại một đầu của vật.
C9 : (tr.10) Quan sát kỹ hình 2.3 và ghi kết quả đo tương ứng :
a) (1) 7cm
b) (2) 7cm
c) (3) 7cm
✍ Bài tập TỰ GIẢI
1. Để đo diện tích của một cái sân có kích thước khoảng 15 ´ 18 (m), bạn A dùng thước xếp có GHĐ 1m, bạn B dùng thước cuộn có GHĐ 20m. Nếu là em, em lựa chọn phép đo của ai ?
2. Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả : 106 cm2. Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN :
a- 1cm
b- nhỏ hơn 1cm.
c- lớn hơn 1cm.
3. Ngoài các đơn vị đo thông dụng hiện nay là mét, còn một số đơn vị đo chiều dài khác :
1 inh (inch) = 2,54 cm (chiều dài một lóng ngón tay).
1 fut (foot) = 12 in = 30,48 cm (chiều dài bàn chân).
1 dặm (mile) = 5280 ft = 1,6093440km.
a) Màn hình TV 17 inh (17” ) có ý nghĩa gì ?
b) Khi đi bằng máy bay từ TP Hồ Chí Minh đến Hà Nội, hành khách được thông báo máy bay đang ở độ cao 33.000 ft. Em hãy chuyển giá trị trên ra đơn vị mét.
Bài 3
ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
✍ Bài tập CƠ BẢN (SGK)
C1 : Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây :
1m3 = (1) ……………. dm3 = (2) ……………. cm3.
1m3 = (3) ……………. lít = (4) ……………. ml = (5) ……………….. cc
C2 : Quan sát hình 3.1 và cho biết tên dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của những dụng cụ đó.
C3 : Ở nhà, nếu không có ca đong thì em có thể dùng những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng ?
C4 Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng (H.3.2). Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của từng bình chia độ này.
C5 : Điền vào chỗ trống của câu sau :
Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm : …………………………………
C6 : Ở hình 3.3, hãy cho biết cách đặt bình chia độ nào cho phép đo thể tích chất lỏng chính xác ?
C7 : Xem hình 3.4, hãy cho biết cách đặt mắt nào cho phép đọc đúng thể tích cần đo ?
C8 : Hãy đọc thể tích đo các vị trí mũi tên chỉ bên ngoài bình chia độ ở hình 3.5.
ngang
gần nhất
thẳng đứng
thể tích
GHĐ
ĐCNN
C9 : Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau :
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần :
a) Ước lượng (1) ……………………………………… cần đo.
b) Chọn bình chia độ có (2) ………… và có (3) ……………. thích hợp.
c) Đặt bình chia độ (4) ……………………………………….
d) Đặt mắt nhìn (5) ……….. với độ cao mức chất lỏng trong bình.
e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (6) ………………….. với mức chất lỏng.
HƯỚNG DẪN
C1 : (tr.12) Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống.
(1) 1000 ; (2) 1000000 ; (3) 1000 ; (4) 1000000; (5) 1000000
C2 : (tr.12) Tên các dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN trên hình 3.1 SGK :
+ Ca đong lớn có GHĐ 1 lít và ĐCNN là 0,5 lít.
+ Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5 lít.
+ Can nhựa có GHĐ là 5 lít và ĐCNN là 1 lít.
C4 : (tr.12) GHĐ và ĐCNN của các bình chia độ :
+ Bình a có GHĐ là 100 ml và ĐCNN là 2ml.
+ Bình b có GHĐ là 250 ml và ĐCNN là 50ml.
+ Bình c có GHĐ là 300 ml và ĐCNN là 50ml.
C5 : (tr.13) Điền vào chỗ trống :
Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm : Ca đong, can, chai, lọ ghi sẵn dung tích, bình chia độ, ống bu-rét (dùng để đo thể tích trong phòng thí nghiệm).
C6 : (tr.13) Hình 3.3, cách đặt bình chia độ ở hình b) cho phép đo thể tích chất lỏng chính xác vì mực chất lỏng nằm ngang, song song với vạch chia.
C7 : (tr.13) Hình 3.4, cách b) đặt mắt cho phép đọc đúng thể tích cần đo.
Cách a) sẽ cho kết quả lớn hơn giá trị thực; cách c) sẽ cho kết quả nhỏ hơn giá trị thực.
C8 : (tr.13) Đọc thể tích đo theo các vị trí mũi tên chỉ bên ngoài bình chia độ ở hình 3.5 :
Hình a) 70 cm3 ;
Hình b) 50 cm3 ;
Hình c) 40 cm3 ;
C9 : Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống :
a) (1) thể tích
b) (2) GHĐ; (3) ĐCNN
c) (4) thẳng đứng
d) (5) ngang
e) (6) gần nhất.
✍ Bài tập TỰ GIẢI
1. Ñuùng hay sai :
A- Moät chai nöôùc moät lít coù theå chöùa 160 cm3 nöôùc.
B- Moät chai nöôùc 33 cl coù theå chöùa 130 cm3 nöôùc.
C- Ñoå vaøo chai 100 cm3 nöôùc, sau ñoù ñoå theâm 100 cm3 daàu hoaû. Trong chai coù toång coäng 600 cm3 chaát loûng.
2. Haõy bieán ñoåi caùc ñôn vò :
a) 0,6m3 = ……………………….dm3 =…………………………………..lít
b) 15 lít = ……………………….m3 =…………………………………..cm3.
c) 1ml =………………………….cm3 =…………………………………..lít.
d) 2m3 =…………………………lít =…………………………………..cm3.
ngang
gần nhất
thẳng đứng
thể tích
GHĐ
ĐCNN
C9 : Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau :
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần :
a) Ước lượng (1) ……………………………………… cần đo.
b) Chọn bình chia độ có (2) ………… và có (3) ……………. thích hợp.
c) Đặt bình chia độ (4) ……………………………………….
d) Đặt mắt nhìn (5) ……….. với độ cao mức chất lỏng trong bình.
e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (6) ………………….. với mức chất lỏng.
Bài 4
đo thể tích vật rắn không thấm nước
✍ Bài tập CƠ BẢN (SGK)
C1 : Quan sát hình 4.2 và mô tả cách đo thể tích của hòn đá bằng bình chia độ.
C2 : Nếu hòn đá to không bỏ lọt bình chia độ thì người ta dùng thêm bình tràn và bình chứa để đo thể tích của nó như ở hình 4.3a.
Hãy mô tả cách đo thể tích hòn đá bằng phương pháp bình tràn vẽ ở hình 4.3.
tràn
thả chìm
thả
dâng lên
C3 : Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau :
Thể tích của vật rắn bất kỳ không thấm nước có thể đo được bằng cách :
a) (1) ……………………… vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng (2) ………………….. bằng thể tích của vật.
b) Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì (3) ………….. vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng(4) ………………. bằng thể tích của vật.
C4 : Nếu dùng ca thay cho bình tràn và bát to thay cho bình chứa để đo thể tích của vật như ở hình 4.4 thì cần phải chú ý điều gì ?
C5 : Hãy tự làm một bình chia độ : Dán băng giấy trắng dọc theo chai nhựa (hoặc cốc), dùng bơm tiêm bơm 5cm3 nước vào chai, đánh dấu mực nước và ghi 5cm3 vào băng giấy. Tiếp tục làm như vậy và ghi 10cm3, 15cm3 … cho đến khi nước đầy bình chia độ.
C6 : Hãy tìm hai vật nào đó và đo thể tích của chúng bằng bình chia độ vừa tạo ra.
HƯỚNG DẪN
C1 : (tr.15) Quan sát hình 4.2 và mô tả cách đo thể tích hòn đá bằng bình chia độ :
- Đổ nước vào bình đến vạch chia V1 = 150cm3.
- Thả vật vào bình sao cho vật chìm hoàn toàn xuống nước, nước dâng lên đến vạch V2 = 200cm3.
- Thể tích vật rắn bằng thể tích nước dâng lên :
V = V2 – V1 = 200 – 150 = 50cm3.
C2 : (tr.15) Quan sát hình 4.3 và mô tả cách đo thể tích hòn đá bằng phương pháp bình tràn :
- Đổ nước vào bình tràn lên đến vòi tràn.
- Thả hòn đá vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa.
- Đổ hết nước ở bình chứa vào bình chia độ. Thể tích của nước đo được chính là thể tích của hòn đá.
C3 : (tr.16) Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống :
a) (1) thả chìm; (2) dâng lên
b) (3) thả; (4) tràn ra
C4 : (tr.17) Nếu dùng ca thay cho bình tràn, và bát thay cho bình chứa để đo thể tích vật rắn thì cần chú ý :
Lau khô bát trước khi đo;
Khi nhấc ca ra khỏi bát, không làm đổ nước ra bát; muốn làm được điều này, nhấc khoá lên một ít để mực nước trong ca hạ xuống rồi nhẹ nhàng đưa ca ra ngoài.
Đổ hết nước từ bát vào bình chia độ, không làm đổ nước ra ngoài.
✍ Bài tập TỰ GIẢI
1. Một hồ bơi có chiều rộng 4m, chiều dài 20m, chiều cao 1,5m. Tính thể tích nước chứa trong hồ bơi ?
2. Hãy tìm cách đo thể tích một giọt nước.
3. Nước rò rỉ qua đường ống nước của một hộ gia đình trung bình một giọt trong một giây; 20 giọt có thể tích 1cm3. Tính thể tích nước rò rỉ qua đường ống trong một tháng.
4. Có các dụng cụ đong với thể tích như sau :
1l; 0,5l; 20 cm3; 10 cm3; 5 cm3; 2 cm3; 1 cm3
Làm thế nào để có được các thể tích chất lỏng sau đây :
3 cm3; 19 cm3; 24 cm3; 73 cm3; 93 cm3; 1,39l; 4,257l.
Bài 5
KHỐI LượNG - ĐO KHối LượNG
✍ Bài tập CƠ BẢN (SGK)
C1 : Trên vỏ hộp sữa Ông Thọ có ghi : “Khối lượng tịnh 397g“. Số đó chỉ sức nặng của hộp sữa hay lượng sữa chứa trong hộp?
C2 : Trên vỏ túi bột giặt OMO có ghi 500g. Số đó chỉ gì ?
C3 : (1) ………………… là khối lượng của bột giặt chứa trong túi.
397 g
500 g
Lượng
Khối lượng
C4 : (2) ………………… là khối lượng của sữa chứa trong hộp.
C5 : Mọi vật đều có (3) ………………………..
C6 : Khối lượng của một vật chỉ (4) ………………. chất chứa trong vật.
C7 : Hãy đối chiếu ảnh của cái cân Rôbécvan trong hình 5.2 với cái cân thật để nhận ra các bộ phận sau đây : đòn cân (1), đĩa cân (2), kim cân (3) và hộp quả cân (4).
C8 : Hãy cho biết GĐH và ĐCNN của cân Rôbécvan trong lớp.
Quả cân
Vật đem cân
Điều chỉnh số 0
Đúng giữa
Thăng bằng
C9 : Thoạt tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa.
Đó là việc (1) ………………….. đặt (2) …………………………. lên một đĩa cân. Đặt lên đĩa cân bên kia một số (3) ………………. có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm (4) ………………………………, kim cân nằm (5) ……………………… bảng chia độ. Tổng khối lượng của các (6) ……………………………….. trên đĩa cân sẽ bằng khối lượng của (7).
C10 : Hãy thực hiện phép cân một vật nào đó bằng cân Rôbécvan.
C11 : Hãy chỉ trên các hình 5.3, 5.4, 5.5 và 5.6 xem đâu là cân tạ, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế.
C12 : Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của cái cân mà em (hoặc gia đình em) thường dùng và dùng cân đó để xác định khối lượng của một ống bơ gạo có ngọn. Nếu có thể, hãy so sánh kết quả đo của em với kết quả đo của các bạn khác trong tổ.
C13 : Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông trên có ghi 5T (H.5.7). Số 5T có ý nghĩa là gì ?
HƯỚNG DẪN
C1 : (tr.18) số đó chỉ lượng sữa chứa trong hộp.
C2 : (tr.18) số đó chỉ lượng bột giặt chứa trong túi
C3 : (tr.18) (1) 500g
C4 : (tr.18) (2) 397g
(tr.18) (3) khối lượng
C6 : (tr.18) (4) lượng
C8 : GHĐ được ghi trên cân.
Đối với một số cân, ĐCNN là khoảng cách giữa 2 vạch nằm trên thước gắn với đòn cân. Với các cân thông dụng hiện nay trong phòng thí nghiệm thì GHĐ là 2kg và ĐCNN là 0,1g.
C9 : (tr.18)
(1) điều chỉnh số 0 ; (2) vật đem cân ; (3) quả cân ;
(4) thăng bằng ; (5) đúng giữa ; (6) quả cân ; (7) vật đem cân.
C11 : (tr.20) – Hình 5.3 chỉ cân y tế ;
Hình 5.4 chỉ cân tạ ;
Hình 5.5 chỉ cân đòn ;
Hình 5.6 chỉ cân đồng hồ.
C13 : Số 5T cho biết khối lượng xe trên 5 tấn không được đi qua cầu.
✍ Bài tập TỰ GIẢI
1. Đúng hay sai :
a) Cân dùng để đo khối lượng của vật.
b) Cân luôn luôn có hai đĩa.
c) Một tạ bông có khối lượng ít hơn một tạ sắt.
2. - Để đo khối lượng chất lỏng, người ta dùng cân Rôbécvan và tiến hành hai giai đoạn sau :
- Đặt cốc lên đĩa A. Để cân nằm cân bằng, người ta đặt lên đĩa B các quả cân 50g, 20g, 5g.
- Đổ chất lỏng vào trong cốc. Để cân lại nằm cân bằng, người ta thay quả cân 50g bằng 100g, đồng thời thêm quả cân 10g.
Tính khối lượng chất lỏng.
Bài 6
lực - HAI lực CÂN BẰNG
✍ Bài tập CƠ BẢN (SGK)
C1 : Nhận xét về tác dụng của lò xo lá tròn lên xe và của xe lên lò xo lá tròn khi ta đẩy xe cho nó ép lò xo lại.
C2 : Nhận xét về tác dụng của lò xo lên xe và của xe lên lò xo khi ta kéo xe cho lò xo dãn ra.
C3 : Nhận xét về tác dụng của nam châm lên quả nặng.
C4 : Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau :
Lưc hút
Lực đẩy
Lực kéo
Lực ép
Lò xo lá tròn bị ép đã tác dụng vào xe lăn một (1) …………. lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một (2) ………………… làm cho lò xo bị méo đi.
Lò xo bị dãn đã tác dụng lên xe lăn một (3) …………………. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo một (4) ………………………. Làm cho lò xo bị dãn dài ra.
Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một (5) ………………………..
C5 : Hãy xác định phương và chiều của lực do nam châm tác dụng lên quả nặng trong thí nghiệm ở hình 6.3.
C6 : Quan sát hình 6.4. Đoán xem : sợi dây sẽ chuyển động như thế nào, nếu đội kéo co bên trái mạnh hơn, yếu hơn và nếu hai đội mạnh ngang nhau ?
C7 : Nêu nhận xét về phương và chiều của hai lực mà hai độ tác dụng vào sợi dây.
C8 : Dùng các từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau :
Nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng lên dây hai lực (1) ………… Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ (2) ………………….
Lực do đội bên phải tác dụng lên dây có phương dọc theo sợi dây, có chiều hướng về bên phải. Lực do đội bên trái tác dụng lên sợi dây có phương dọc theo sợi dây và có (3) ……………. hướng về bên trái.
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng (4) …………… nhưng ngược (5) ………………………………
C9 : Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau :
phương
chiều
cân bằng
đứng yên
Gió tác dụng vào buồm một …………
Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một ………
C10: Tìm một thí dụ về hai lực cân bằng.
HƯỚNG DẪN
C1 : (tr.21) Xe lăn nối với lò xo lá tròn : (xem hình 6.1 SGK).
- Khi ta đẩy xe lăn để nó ép vào lò xo lá tròn thì lò xo sẽ tác dụng lên xe lăn một lực đẩy. Khi đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một lực ép làm cho lò xo bị méo đi.
C2 : (tr.21) Xe lăn nối với một lò xo : (xem hình 6.2 SGK).
- Khi ta dùng tay kéo xe lăn để lò xo dãn ra thì lò xo sẽ tác dụng lên xe lăn một lực kéo. Khi đó, tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo một lực kéo làm cho lò xo bị dãn dài ra.
C3 : (tr.21) Xem hình 6.3 SGK.
- Đưa một cực của một nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt thì nam châm sẽ hút quả nặng về phía nam châm. Ta nói nam châm đã tác dụng lên quả nặng một lực hút.
C4 : (tr.22) Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.
a) (1) lực đẩy (2) lực ép
b) (3) lực kéo (4) lực kéo
c) (5) lực hút
C5 : (tr.22) Phương của lực do nam châm tác dụng lên quả nặng là phương nằm ngang, chiều của lực đó là chiều từ trái sang phải.
C6 : (tr.22) Quan sát hình 6.4 và dự đoán :
Sợi dây sẽ chuyển động sang trái nếu đội kéo co bên trái mạnh hơn.
Sợi dây sẽ chuyển động sang phải nếu đội kéo co bên trái yếu hơn.
Sợi dây sẽ không chuyển động nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau.
C7 : (tr.22) Phương của hai lực mà hai đội tác dụng vào sợi dây là phương nằm ngang dọc theo sợi dây.
Chiều của đội bên trái tác dụng vào sợi dây hướng sang trái.
Chiều của đội bên phải tác dụng vào sợi dây hướng sang phải.
C8 : (tr.23) Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.
a) (1) cân bằng; (2) đứng yên
b) (3) chiều
c) (4) phương; (5) chiều
C9 : (tr.23) Xem hình 6.5 SGK. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống :
a) Gió tác dụng vào thuyền buồm một lực đẩy.
b) Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một lực kéo hoặc lực đẩy nếu đầu tàu đẩy toa tàu đi.
C10 : (tr.23) Ví dụ về hai lực cân bằng nhau : Một học sinh đẩy chiếc tủ từ phải sang trái, học sinh khác đẩy từ trái sang phải. Nếu hai lực cân bằng nhau thì tủ vẫn đứng yên.
✍ Bài tập TỰ GIẢI
1. Trường hợp nào sau đây, hai lực được gọi là cân bằng ?
A- Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
B- Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
C- Hai lực khác phương, không mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
D- Hai lực hoàn toàn như nhau tác dụng lên cùng một vật.
E- Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
2. Hai em học sinh A và B chơi kéo co. Sợi dây đứng yên. Chọn câu trả lời đúng.
A- Lực mà tay của học sinh A tác dụng lên dây và lực mà dây tác dụng lên tay A là hai lực cân bằng.
B- Lực mà hai học sinh tác dụng lên hai đầu của dây là hai lực cân bằng.
C- Lực mà hai đầu của dây tác dụng lên hai tay của hai em học sinh là hai lực cân bằng.
D- Các câu A, B, C đều đúng.
bài 7
Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
✍ Bài tập CƠ BẢN (SGK)
C1 : Hãy tìm bốn thí dụ cụ thể để minh họa những sự biến đổi chuyển động.
C2 : Hãy trả lời câu hỏi nêu ở đầu bài.
C3 : Trong thí nghiệm ở bài 6 (H.6.1), đang giữ xe, ta đột nhiên buông tay không giữ xe nữa.
C4 : Buộc sợi dây vào một xe lăn, rồi thả cho xe chạy xuống từ đỉnh một dốc nghiêng. Hãy tìm cách giữ dây, sao cho xe chỉ chạy đến lưng chừng dốc thì dừng lại (H.7.1).
C5 : Đặt một lò xo lá tròn nằm ngang ở lưng chừng dốc. Thả một hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống sao cho nó va chạm vào thành bên của lò xo (H.7.2).
C6 : Lấy tay ép hai đầu một lò xo. Nhận xét về kết quả của lực mà tay ta tác dụng lên lò xo.
C7 : Chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau :
biến dạng
biến đổi chuyển động của
a) Lực đẩy mà lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn đã làm (1) …………… xe.
b) Lực mà tay ta (thông qua sợi dây) tác dụng lên xe lăn khi đang chạy đã làm (2) ………………………… xe.
c) Lực mà lò xo lá tròn tác dụng lên hòn bi khi va chạm đã làm (3) …………………… hòn bi
d) Lực mà tay ta ép vào lò xo đã làm (4) …………………….lò xo.
C8 : Hãy viết đầy đủ câu dưới đây :
Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm (1) …………… vật B hoặc làm (2) …………………… vật B. Hai kết quả này có thể xảy ra.
C9 : Hãy nêu 3 thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật.
C10 : Hãy nêu 3 thí dụ về lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng.
C11 : Hãy nêu một thí dụ về lực tác dụng lên một vật có thể gây ra đồng thời kết quả nói trên.
HƯỚNG DẪN
C1 : (tr.24) Nêu bốn thí dụ minh họa những sự biến đổi chuyển động.
Thí dụ 1 : Vật đang chuyển động bị dừng lại.
Quả bóng đang bay, thủ môn dùng tay bắt bóng, quả bóng dừng lại.
Thí dụ 2 : Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.
Xe ngựa đang đứng yên, ngựa kéo làm xe chuyển động nhanh dần.
Thí dụ 3 : Vật chuyển động chậm lại.
Xe đang chạy, tài xế hãm phanh, xe chạy chậm dần và dừng lại.
Thí dụ 4 : Vật đang chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động theo hướng khác.
Quả bóng rơi xuống đất rồi nảy lên.
C2 : (tr.24) Người thứ nhất đang giương cung, sợi dây đã biến dạng do tác dụng lực. Người thứ hai chưa giương cung, chưa có lực tác dụng, sợi dây cung chưa biến dạng (còn là một đường thẳng).
C3 : (tr.25) (xem hình 6.1 SGK) Đẩy xe lăn để nó ép vào một lò xo lá tròn rồi đột ngột buông tay, dưới tác dụng của lực đẩy mà lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn sẽ làm biến đổi chuyển động của xe lăn (xe lăn đang đứng yên sẽ bắt đầu chuyển động).
C4 : (tr.25) (xem hình 7.1 SGK) Buộc sợi dây vào một xe lăn, rồi thả xe cho chạy từ đỉnh dốc nghiêng. Giữ dây sao cho xe chỉ chạy đến lưng chừng dốc thì dừng lại. Ta thấy lực mà tay ta (thông qua sợi dây) tác dụng lên xe lăn khi đang chạy đã làm biến đổi chuyển động của xe: xe đang chạy thì chậm dần và đứng yên.
C5 : (tr.25) (Xem hình 7.2 SGK) Đặt một lò xo lá tròn nằm ngang ở lưng chừng dốc. Thả một hòn bi từ đỉnh dốc xuống. Khi hòn bi chạm vào thành bên của lò xo thì nó dừng lại và sau đó hòn bi nảy ra. Ta thấy lực mà lò xo lá tròn tác dụng lên hòn bi khi va chạm đã làm biến đổi chuyển động của hòn bi : hòn bi đang chuyển động theo hướng này bỗng chuyển động theo hướng khác.
C6 : (tr.25) Lấy tay ép hai đầu một lò xo, ta thấy lực mà tay ta ép vào lò xo đã làm biến dạng lò xo.
C7 : (tr.25) Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.
a) (1) biến đổi chuyển động của
b) (2) biến đổi chuyển động của
c) (3) biến đổi chuyển động của
d) (4) biến dạng
C8 : (tr.26) Viết đầy đủ câu :
Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm biến đổi chuyển động của vật B hoặc làm biến dạng vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
C9 : (tr.26) Nêu ba thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật.
- Thí dụ 1 : Viên bi A đứng yên, bi B đang chuyển động đến va chạm vào bi A. Kết quả bi A đang đứng yên sẽ bắt đầu chuyển động. Ta nói bi B đã tác dụng vào bi A một lực làm biến đổi chuyển động của bi A.
-Thí dụ 2 : Một người đi xe đạp, xe đang chạy thì người đó hãm phanh, xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Ta nói lực hãm đã làm biến đổi chuyển động của xe.
- Thí dụ 3 : Vận động viên tennit dùng vợt đánh vào quả bóng đang chuyển động về phía mình làm quả bóng bật ra. Ta nói lực tác dụng đã làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
C10 : (tr.26) Nêu ba thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật biến dạng.
Thí dụ 1 : Dùng tay nén một lò xo.
Thí dụ 2 : Dùng tay bóp một quả bong bóng cao su.
Thí dụ 3 : Dùng tay kéo dãn một sợi dây cao su.
C11 : (tr.26) Nêu một thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật đồng thời biến đổi chuyển động và biến dạng.
- Thí dụ : Cầu thủ đá bóng : khi đá lực tác dụng đã làm cho bóng biến dạng đồng thời làm biến đổi chuyển động của bóng.
✍ Bài tập TỰ GIẢI
1. Những trường hợp nào sau đây được coi là chuyển động của vật bị biến đổi :
A- Xe đang chạy trên đường, tài xế hãm phanh, xe chạy chậm dần.
B- Xe ngựa đang đứng yên, sau đó ngựa kéo làm xe chạy nhanh dần.
C- Xe chạy trên đường trường với vận tốc không đổi .
D- Xe đi qua một khúc quanh với vận tốc không thay đổi.
E- Máy bay đang bay ở chế độ ổn định.
G- Quả bóng đập vào bức tường rồi quay trở lại.
2. Hãy tìm thí dụ minh họa kết quả của tác dụng lực :
- Vật bị biến dạng.
- Chuyển động của vật thay đổi.
- Vật vừa bị biến dạng, vừa
File đính kèm:
- 01-17M.DOC