Bài tập và hướng dẫn giải Vật lý lớp 6 kì 2

 Bài tập CƠ BẢN (SGK)

C1 : Tại sao sau khi bị hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại ?

C2 : Tại sao sau khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại ?

C3 : Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau :

a) Thể tích quả cầu (1) khi quả cầu nóng lên.

b) Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu (2) .

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 19309 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài tập và hướng dẫn giải Vật lý lớp 6 kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II NHIỆT HỌC bài 18 Sự Nở Vì NHIỆT CỦA CHẤT RẮN ✍ Bài tập CƠ BẢN (SGK) C1 : Tại sao sau khi bị hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại ? C2 : Tại sao sau khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại ? nóng lên lạnh đi tăng giảm C3 : Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau : Thể tích quả cầu (1) ………… khi quả cầu nóng lên. Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu (2) ……………… . Nhôm 1,15cm Đồng 0,85cm Sắt 0,60cm C4 : Bảng bên ghi độ tăng theo chiều dài của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu là 100cm khi nhiệt độ tăng thêm 500C. Từ bảng trên có thể rút ra nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau ? C5 : Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt, gọi là cái khâu (H.18.2) dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán ? C6 : Hãy nghĩ cách làm cho quả cầu trong thí nghiệm ở hình 18.1, dù đang nóng vẫn có thể lọt qua vòng kim loại. Hãy làm thí nghiệm kiểm chứng. C7 : Hãy tự trả lời câu hỏi đã nêu ở đầu bài học. Biết rằng, ở Pháp tháng Giêng đang là mùa đông, còn tháng Bảy đang là mùa hè. HƯỚNG DẪN C1 : (tr.58) Khi hơ nóng, quả cầu không lọt qua vòng kim loại vì thể tích quả cầu tăng lên. C2 : (tr.58) Khi nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại, vì thể tích của quả cầu đã giảm khi gặp lạnh. C3 : (tr.59) Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống : tăng lạnh đi C4 : (tr.59) Dựa vào bảng tr.59 rút ra nhận xét : - Các chất rắn khác nhau thì dãn nở khác nhau khi nhiệt độ thay đổi. C5 : (tr.59) Khi lắp khâu dao, khâu liềm, phải nung nóng lên rồi mới tra vào cán. Vì khi nung nóng khâu nở ra rộng hơn, tra vào cán dễ dàng ; để nguội khâu co lại ép vào cán dao, cán liềm chặt hơn. C6 : (tr.59) Cách làm cho quả cầu dù nóng, vẫn lọt qua được vòng kim loại đó là nung nóng vòng kim loại cho vòng nở ra đến nhiệt độ ít nhất bằng nhiệt độ của quả cầu. C7 : (tr.59) Tháp Épphen được làm bằng thép. Ở Pháp, tháng Giêng là mùa đông, tháng Bảy là mùa hè, nhiệt độ không khí tháng Bảy cao hơn tháng Giêng. Vì vậy chiều cao của tháp vào tháng Bảy lớn hơn chiều cao vào tháng Giêng 10cm. ✍ Bài tập TỰ GIẢI 1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn ? A. Khối lượng của vật tăng. B. Khối lượng của vật giảm. C. Khối lượng riêng của vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật giảm. 2. Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây ? A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ. 3. Ở tâm của một đĩa bằng sắt có một lỗ nhỏ. Nếu nung nóng đĩa thì : A-Đường kính của lỗ tăng. B-Đường kính của lỗ giảm vì sắt nở làm lỗ hẹp lại. C-Đường kính của lỗ không thay đổi, chỉ có đường kính ngoài của đĩa tăng. bài 19 Sự Nở Vì NHIỆT CỦA CHấT LỎNG ✍ Bài tập CƠ BẢN (SGK) C1 : Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng ? Giải thích. C2 : Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh ? Hãy dự đoán và làm thí nghiệm kiểm chứng. C3 : Hãy quan sát hình 19.3 mô tả thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau và rút ra nhận xét C4 : Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau : tăng giảm giống nhau không giống nhau Thể tích nước trong bình (1) ……………… khi nóng lên (2) ………….. khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt (3) ………………………………. C5 : Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm ? C6 : Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ? C7 : Nếu trong thí nghiệm mô tả ở hình 19.1, ta cắm hai ống có tiết diện khác nhau vào hai bình có dung tích bằng nhau và đựng cùng một lượng chất lỏng, thì khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau, mực chất lỏng trong hai ống có dâng cao như nhau không ? Tại sao ? HƯỚNG DẪN C1 : (tr.60) Mực nước trong ống thủy tinh sẽ dâng lên khi ta đặt bình vào chậu nước nóng, vì nước trong bình gặp nóng đã nở ra. ( Có thể xảy ra trường hợp như sau: nước trong ống thủy tinh hạ thấp xuống rồi sau đó mớ dâng cao lên trong ống). C2 : (tr.60) Sau đó ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì mực nước trong ống sẽ hạ xuống. ( Có thể xảy ra trường hợp nước dâng lên một ít rồi sau đó hạ xuống. C3 : (tr.60) Mô tả thí nghiệm ở hình 9.13 : Đặt ba bình cầu giống nhau đựng ba chất rượu, dầu và nước vào trong một cái chậu (mực nước trong ba ống ban đầu ngang nhau), sau đó đổ nước nóng vào chậu. Ta thấy nước trong các ống dâng lên khác nhau, ống ở bình rượu dâng lên cao nhất, ở bình nước dâng lên ít nhất. Nhận xét : Các chất lỏng khác nhau nở khác nhau khi nhiệt độ thay đổi. C4 : (tr.61) Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống : a) (1) tăng (2) giảm b) (3) không giống nhau. C5 : (tr.61) khi đun nước không nên đổ đầy ấm vì khi đun nước nóng lên nước sẽ nở ra, nếu đổ đầy ấm nước sẽ tràn ra ngoài. C6 : (tr.61) Không đóng chai nước ngọt, chai thuốc thật đầy vì khi trời nắng nóng, nước trong chai nở nhiều hơn vỏ chai, làm bung nút chai hoặc vỡ chai. C7 : (tr.61) Nếu ta cắm 2 ống có tiết diện khác nhau vào 2 bình có dung tích bằng nhau, đựng cùng một lượng chất lỏng, khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau thì : Nếu hai bình đựng cùng một loại chất lỏng : thể tích chất lỏng hai bình tăng như nhau, vì vậy chất lỏng sẽ dâng cao hơn trong ống có tiết diện nhỏ hơn. Nếu hai bình đựng hai loại chất lỏng khác nhau : độ cao của hai mực chất lỏng trong hai ống có thể khác nhau hoặc bằng nhau. (Do đề bài không nói rõ hai bình đựng có đựng cùng một loại chất lỏng hay không). ✍ Bài tập TỰ GIẢI 1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng ? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Trọng lượng của chất lỏng tăng. C. Thể tích của chất lỏng tăng. D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng. 2. Cồn nở vì nhiệt nhiều hơn thủy ngân. Vậy một nhiệt kế rượu và một nhiệt kế cồn có cùng một độ chia, thì tiết diện của ống nào nhỏ hơn ? 3. Một bình đun nước có thể tích 200 lít ở 200C. Khi nhiệt độ tăng từ 200C đến 800C thì một lít nước nở thêm 27 cm3. Hãy tính thể tích của nước trong bình khi nhiệt độ lên đến 800C. Bài 20 sự Nở vì NHiỆT CỦA CHẤT KHí ✍ Bài tập CƠ BẢN (SGK) C1 : Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thủy tinh khi bàn tay áp vào bình cầu ? Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi thế nào ? C2 : Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu, có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thủy tinh ? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì ? C3 : Tại sao thể tích không khí trong bình cầu lại tăng lên khi ta áp hai bàn thay nóng vào bình ? C4 : Tại sao thể tích không khí trong bình lại giảm đi khi ta thôi không áp tay vào bình cầu ? C5 : Hãy đọc bảng 20.1 ghi độ tăng thể tích của 1000cm3 (1 lít) một số chất, khi nhiệt độ của nó tăng thêm 500C và rút ra nhận xét. C6 : Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau : nóng lên, lạnh đi tăng, giảm nhiều nhất, ít nhất Thể tích khí trong bình (1) ……….. khi khí nóng lên. Thể tích khí trong bình giảm khi khí (2) ………. Chất rắn nở ra vì nhiệt (3) ………………., chất khí nở ra vì nhiệt (4) …………………… C7 : Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên ? C8 : Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh ? (Hãy xem lại bài trọng lượng riêng để trả lời câu hỏi này). C9 : Dụng cụ đo độ nóng, lạnh đầu tiên của loài người do nhà bác học Galilê (1564 – 1642) sáng chế. Nó gồm một bình cầu có gắn một ống thủy tinh. Hơ nóng bình rồi nhúng đầu ống thủy tinh vào một bình đựng nước. Khi bình khí nguội đi, nước dâng lên trong ống thủy tinh (H.20.3). Bây giờ, dựa theo mức nước trong ống thủy tinh, người ta có thể biết thời tiết nóng hay lạnh. Hãy giải thích tại sao ? HƯỚNG DẪN C1 : (tr.62) Khi ta áp tay vào bình cầu, giọt nước màu di chuyển lên phía trên. Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình đã tăng. C2 : (tr.62) Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu, giọt nước màu trong ống thủy tinh di chuyển xuống dưới. Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình cầu đã giảm khi lạnh đi. C3 : (tr.63) Thể tích không khí trong bình cầu tăng lên khi ta áp hai bàn tay nóng vào bình cầu vì bình cầu đã nóng lên, không khí trong bình cũng đã nóng lên, nở ra do đó thể tích tăng. C4 : (tr.63) Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu, bình cầu sẽ lạnh đi, không khí trong bình cũng lạnh đi, co lại do đó thể tích của không khí trong bình cầu giảm. C5 : (tr.63) Xem bảng trang 63 SGK, rút ra nhận xét : Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Các chất lỏng và rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như nhau. C6 : (tr.63) Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống : (1) ….. tăng (2) ….. lạnh đi (3) ….. ít nhất; (4) ….. nhiều nhất C7 : (tr.63) Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng có thể phồng lên vì : Không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra, đẩy thành quả bóng về hìng dạng cũ. C8 : (tr.63) Cùng một khối lượng khí, không khí nóng có thể tích lớn hơn không khí lạnh. Vì vậy khối lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn khối lượng riêng của không khí lạnh. Trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh. Vậy không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh. C9 : (tr.64) ( Xem hình vẽ 20.3 SGK). Dựa vào mức nước trong ống thủy tinh người ta có thể biết trời nóng hay lạnh vì : - Nếu trời nóng, thể tích không khí trong bình lại tăng, mức nước bị đẩy xuống dưới - Nếu trời lạnh không khí trong bình co lại, thể tích không khí giảm mức nước lại dâng lên trong ống. ✍ Bài tập TỰ GIẢI 1. Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại luợng nào sau đây của nó thay đổi ? A. Khối lượng. B. Trọng lượng. C. Khối lượng riêng. D. Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng. 2. Khi sử dụng các bình chứa chất khí như ête, bình ga…, ta phải chú ý điều gì ? 3. Tại sao trong cuộc sống hàng ngày, ta không dùng các loại nhiệt kế ứng dụng sự dãn nở của chất khí mặc dầu chất khí dãn nở nhiều hơn chất lỏng và chất rắn ? 4. Ở 00C, 0,5 kg không khí chiếm thể tích 385 l. Ở 300C 1kg không khí chiếm thể tích 855l. a) Tính khối lượng riêng của không khí ở hai nhiệt độ trên. b) Tính trọng lượng riêng của khối khí ở hai nhiệt độ trên. bài 21 MộT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ Nở Vì NHIỆT ✍ Bài tập CƠ BẢN (SGK) Bố trí thí nghiệm như hình 21.1a C1 : Có hiện tượng gì xảy ra đối với thanh thép khi nó nóng lên ? C2 : Hiện tượng xảy ra với chốt ngang chứng tỏ điều gì ? C3 : Bố trí thí nghiệm như hình 21.1b, rồi đốt nóng thanh thép. Sau đó vặn ốc để xiết chặt thanh thép lại. Nếu dùng một khăn tẩm nước lạnh phủ lên thanh thép thì chốt ngang cũng bị gãy. Từ đó rút ra kết luận gì ? C4 : Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau : lực vì nhiệt nở ra Khi thanh thép (1) ……….. vì nhiệt nó gây ra (2) ……….. rất lớn. Khi thanh thép co lại (3) ………. nó cũng gây ra (4) …….. rất lớn. C5 : Hình 21.2 là ảnh chụp chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa. Em có nhận xét gì ? Tại sao người ta phải làm như thế ? C6 : Hình 21.3 vẽ gối đỡ ở hai đầu cầu của một số cầu thép. Hai gối đỡ đó có cấu tạo giống nhau không ? Tại sao một gối đỡ phải đặt trên các con lăn ? C7 : Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau hay khác nhau ? C8 : Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh nào? Tại sao ? C9 : Băng kép đang thẳng. Nếu làm cho lạnh đi thì nó có bị cong không ? Nếu có, thì cong về phía thanh thép hay thanh đồng ? Tại sao ? C10 : Tại sao bàn là điện vẽ ở hình 21.5 lại tự động tắt khi đã đủ nóng ? Thanh đồng của băng kép ở thiết bị đóng ngắt của bàn là này ở phía trên hay dưới ? HƯỚNG DẪN C1 : (tr.65) Khi bị đốt nóng là thanh thép sẽ dãn nở, tác dụng một lực đẩy làm cong hoặc gãy chốt ngang. C2 : (tr.65) Hiện tượng xảy ra đối với chốt ngang chứng tỏ, khi dãn nở vì nhiệt thanh thép sẽ gây ra một lực rất lớn. C3 : (tr.65) Khi có sự co lại vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép cũng sẽ gây ra một lực rất lớn. C4 : (tr.66) Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống : (1) ….. nở ra ….. (2) ….. lực (3) ….. co lại ….. (4) …… lực C5 : (tr.66) Xem hình 21.2 Nhận xét : Ở chỗ tiếp nối 2 đầu thanh ray xe lửa còn để một khoảng hở. Giải thích : Phải làm như thế để khi trời nắng, thanh ray nóng lên, dãn nở, dài ra, nếu không có khe hở thì sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản, gây ra một lực rất lớn, làm cong vênh đường ray, gay nguy hiểm cho xe lửa chạy trên đó. C6 : (tr.66) Hai gối đỡ hai đầu cầu của một cầu bằng thép có cấu tạo không giống nhau. Một đầu cố định, đầu kia phải đặt trên các con lăn (các bánh xe), để khi cầu nóng lên, dãn nở không bị cản lại nhờ các con lăn. C7 : (tr.66) Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau. C8 : (tr.66) Do đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép, nên khi bị đốt nóng, băng kép luôn cong về phía thanh thép. Nói cách khác, phía trong của mặt cong là thép, phía ngoài là đồng. C9 : (tr.67) Băng kép đang thẳng, nếu làm cho lạnh đi thì nó cũng sẽ bị cong. Băng kép sẽ cong về phía thanh đồng. Nói cách khác, phía trong của mặt cong là đồng, phía ngòai là thép. C10 : (tr.67) Trong bàn là điện, băng kép sẽ cong lên. Khi nhiệt độ đủ nóng, chốt của băng kép sẽ đẩy tách hai tiếp điểm ra. Dòng điện bị ngắt. Khi nhiệt độ hạ xuống, băng kép co lại, hai tiếp điểm lại tiếp xúc nhau, dòng điện qua bàn là. Để làm được việc này, trong hình vẽ 21.5 SGK, thì thanh đồng nằm ở dưới, thanh sắt nằm ở trên. ✍ Bài tập TỰ GIẢI l. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước (bình thủy), rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra ? Làm thế nào để tránh hiện tượng này ? 2. Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng ? bài 22 NHIỆT Kế - NHIỆT GIAi ✍ Bài tập CƠ BẢN (SGK) C1 : Có 3 bình đựng nước a, b, c; cho thêm nước đá vào bình a để có nước lạnh và cho thêm nước nóng vào bình c để có nước ấm. Nhúng ngón trỏ của bàn tay phải vào bình a, nhúng ngón trỏ của bàn tay trái vào bình c (H.22.1). Các ngón tay có cảm giác thế nào ? Sau một phút, rút cả hai ngón tay ra, rồi cùng nhúng ngay vào bình b (H.22.2). Các ngón tay có cảm giác thế nào ? Từ thí nghiệm này có thể rút ra kết luận gì ? C2 : Cho biết, thí nghiệm vẽ ở hình 22.3 và hình 22.4 dùng để làm gì ? C3 : Hãy quan sát rồi so sánh các nhiệt kế vẽ ở hình 22.5 về GHĐ, ĐCNN, công dụng và điền vào bảng 22.1. C4 : Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì ? Cấu tạo như vậy, có tác dụng gì ? Bảng 22.1 Loại nhiệt kế GHĐ ĐCNN Công dụng Nhiệt kế rượu (3) Từ …… Đến …… Nhiệt kế thủy ngân (1) Từ …… Đến …… Nhiệt kế y tế (2) Từ …… Đến …… C5 : Haõy tính xem 300C, 370C öùng vôùi bao nhieâu 0F ? HƯỚNG DẪN C1 : (tr.68) Xem hình 22.1. SGK Bình a đựng nước lạnh, bình c đựng nước ấm, vì vậy nhúng ngón trỏ của bàn tay phải vào bình a sẽ thấy lạnh, nhúng ngón tay trỏ bàn tay trái vào bình c sẽ thấy ấm. Nhiệt độ của bình b cao hơn bình a nhưng thấp hơn bình c. Sau một phút, rút cả hai ngón tay ra rồi cùng nhúng chúng vào bình b. Ngón trỏ bàn tay phải ấm hơn, còn ngón trỏ bàn tay trái lạnh đi mặc dầu cùng nằm trong môi trường nước có nhiệt độ như nhau. Từ đó cho ta kết luận : cảm giác của con người không cho phép xác định chính xác mức độ nóng, lạnh. Để xác định chính xác nhiệt độ cần phải dùng nhiệt kế. C2 : (tr.68) Các thí nghiệm ở hình 22.3 và 22.4 dùng để xác định vạch chia 1000C và vạch 00C của một nhiệt kế. C3 : (tr.69) Quan sát hình 22.5 SGK về GHĐ, ĐCNN rồi điền vào bảng : Loại nhiệt kế GHĐ ĐCNN Công dụng Nhiệt kế rượu (3) từ -200C đến 500C 10C Đo nhiệt độ môi trường Nhiệt kế thủy ngân (1) từ -300C đến 1300C 10C Đo nhiệt độ của môi trường, dùng trong phòng thí nghiệm Nhiệt kế y tế (2) từ 340C đến 420C 10C Ño nhieät ñoä cuûa cô theå ngöôøi hoaêëc gia suùc. C4 : Caáu taïo cuûa nhieät keá y teá : Goàm moät oáng mao quaûn ôû gaàn moät baàu ñöïng thuûy ngaân coù moät choã thaét. Choã thaét naøy coù taùc duïng ngaên khoâng cho thuûy ngaân tuït xuoáng baàu khi ñöa nhieät keá ra khoûi cô theå, nhôø ñoù coù theå ñoïc chính xaùc nhieät ñoä cuûa cô theå. C5 : (tr.70) Tính : 300C = 320F + (30 x 1,80F) = 860F 370C = 320F + (37 x 1,80F) = 98,60F. ✍ Bài tập TỰ GIẢI 1. Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì : A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 1000C. B. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C. C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 1000C. D. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 1000C. 2. Hai nhiệt kế cùng có bầu chứa một lượng thủy ngân như nhau, nhưng ống thủy tinh có tiết diện khác nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thủy ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không ? Tại sao ? Bài 24-25 sự NóNG CHẢy VÀ sự ĐôNG ĐặC ✍ Bài tập CƠ BẢN (SGK) Bài 24. Thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến. C1 : Khi được đun nóng thì nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào ? Đường biểu diễn từ phút 0 đến phút thứ 6 là đoạn thẳng nằm nghiêng hay nằm ngang ? C2 : Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu nóng chảy ? Lúc này băng phiến tồn tại ở những thể nào ? C3 : Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến có thay đổi không ? Đường biểu diễn từ phút thứ 8 đến phút thứ 11 là đoạn thẳng nằm nghiêng hay nằm ngang ? C4 : Khi băng phiến đã nóng chảy hết thì nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào theo thời gian ? Đường biểu diễn từ phút thứ 11 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng nằm ngang hay nằm nghiêng ? C5 : Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau : 700C, 800C, 900C thay đổi, không thay đổi Băng phiến nóng chảy ở (1) …….. nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến (2) …… HƯỚNG DẪN C1 : (tr.76) Khi được đun nóng thì nhiệt độ của băng phiến tăng. Đường biểu diễn từ phút 0 đến phút thứ 6 là đoạn thẳng nằm nghiêng. C2 : (tr.76) Tới nhiệt độ 800C, băng phiến bắt đầu nóng chảy. Lúc này băng phiến tồn tại ở thể rắn và thể lỏng. C3 : (tr.76) Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. Đường biểu diễn từ phút thứ 8 đến phút thứ 11 là đoạn thẳng nằm ngang. C4 : (tr.76) Khi băng phiến nóng chảy hết thì nhiệt độ của băng phiến tăng theo thời gian. Đường biểu diễn từ phút thứ 11 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng nằm nghiêng. C5 : (tr.76) Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống : a) 800C; b) không thay đổi Bài 25. Thí nghiệm về sự đông đặc của băng phiến khi để nguội. C1 : Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu đông đặc ? C2 : Trong các khoảng thời gian sau, dạng của đường biểu diễn có đặc điểm gì : Từ phút 0 đến phút thứ 4 ; Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 ; Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15 ? C3 : Trong các khoảng thời gian sau, nhiệt độ của băng phiến thay đổi thế nào ? Từ phút 0 đến phút thứ 4 ; Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 ; Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15 ? 700C, 800C, 900C bằng, lớn hơn, nhỏ hơn thay đổi, không thay đổi C4 : Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau : Băng phiến đông đặc ở (1) ………. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến. Nhiệt độ đông đặc (2) ……… nhiệt độ nóng chảy. Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến (3) …….. C5 : Hình 25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của chất nào ? Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy. C6 : Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng ? C7 : Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ. HƯỚNG DẪN C1 : (tr.78) Tới nhiệt độ 800C, băng phiến bắt đầu đông đặc ; C2 : (tr.78) Đường biểu diễn có dạng : Từ phút 0 đến phút thứ 4 : đoạn thẳng nằm nghiêng Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 : đoạn thẳng nằm ngang. Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15 : đoạn thẳng nằm nghiêng. C3 : (tr.78) Nhiệt độ của băng phiến thay đổi như sau : Từ phút 0 đến phút thứ 4 : nhiệt độ của băng phiến giảm. Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 : nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15 : nhiệt độ của băng phiến tiếp tục giảm. C4 : (tr.78) Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống : a) (1) 800C ; (2) bằng b) (3) không thay đổi C5 : (tr.78) Hình 25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của nước đá. C6 : (tr.79) Trong việc đúc tượng đồng có 2 quá trình chuyển thể : Ban đầu đồng ở thể rắn được làm nóng chảy (chuyển thành thể lỏng), đổ vào khuôn tượng cần đúc. Để nguội đồng đông đặc thành hình tượng (chuyển thành thể rắn). C7 : (tr.79) Có thể dùng nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ vì trong lúc này thì nhiệt độ luôn giữ ở 00C. ✍ Bài tập TỰ GIẢI l. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan sự nóng chảy ? A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước. B. Đốt một ngọn nến. C. Đốt một ngọn đèn dầu. D. Đúc một cái chuông đồng. 2. Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí ? Bài 26-27 sự BAy HƠi VÀ SỰ NGƯNG Tụ ✍ Bài tập CƠ BẢN (SGK) Quan sát các hình vẽ sau đây và trả lời các câu hỏi. C1 : Quần áo vẽ ở hình A2 khô nhanh hơn vẽ ở hình A1, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào ? C2 : Quần áo vẽ ở hình B1 khô nhanh hơn vẽ ở hình B2, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào ? C3 : Quần áo vẽ ở hình C2 khô nhanh hơn vẽ ở hình C1, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào ? C4 : Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau : lớn, nhỏ cao, thấp mạnh, yếu Nhiệt độ càng (1) …… thì tốc độ bay hơi càng (2) ……...... Gió càng (3) …. thì tốc độ bay hơi càng (4) …… Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng (5) ….. thì tốc độ bay hơi càng (6) ……… C5 : Tại sao phải dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau ? C6 : Tại sao phải đặt hai đĩa trong cùng một phòng không có gió ? C7 : Tại sao chỉ hơ nóng một đĩa ? C8 : Kết quả thí nghiệm thế nào thì có thể khẳng định dự đoán tốc độ bay hơi phụ thuộc nhiệt độ là đúng ? C9 : Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá ? C10 : Để làm muối, người ta cho nước biển chảy vào ruộng muối. Nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng. Thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch được muối ? Tại sao ? HƯỚNG DẪN C1 : (tr.80) Xem hình 26.2a. Quần áo vẽ ở hình A2 khô nhanh hơn vẽ ở hình A1, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ. C2 : (tr.81) Xem hình 26.2b. Quần áo vẽ ở hình B1 khô nhanh hơn vẽ ở hình B2, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gió. C3 : (tr.81) Xem hình 26.2c. Quần áo vẽ ở hình C2 khô nhanh hơn vẽ ở hình C1, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng. C4 : (tr.81) Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống : Có hai cách lựa chọn : 1) Cách 1 : - (1) … cao ; (2) … lớn - (3) … mạnh ; (4) … lớn - (5) … lớn ; (6) … lớn 2) Cách 2 : - (1) … thấp ; (2) … nhỏ - (3) … yếu ; (4) … nhỏ - (5) … nhỏ ; (6) … nhỏ C5 : (tr.82) Phải dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau để diện tích mặt thoáng như nhau. C6 : (tr.82) Phải đặt hai đĩa trong cùng một phòng không có gió để loại trừ tác động của gió. C9 : (tr.82) Khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phạt bớt lá để giảm diện tích của lá, hạn chế sự bay hơi, giữ được lượng nứơc cần thiết cho cây. C10 : (tr.82) Khi thời tiết nắng nóng, nhiều gió thì nhanh thu hoạch muối hơn. Bài 27 Quan sát thí nghiệm (hình 27.1) : Dụng cụ gồm 2 cốc giống nhau, môt cốc đựng nước có pha màu (cốc đối chứng), cốc kia đựng nước có ít nước đá vụn (cốc thí nghiệm). C1 : Có gì khác nhau giữa nhiệt độ của nước trong cốc đối chứng và trong cốc thí nghiệm ? C2 : Có hiện tượng gì xảy ra ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm ? Hiện tượng này có xảy ra ở cốc đối chứng không ? C3 : Các giọt nước đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm có thể là do nước ở trong cốc thấm ra không ? Tại sao ? C4 : Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm là do đâu mà có ? C5 : Vậy dự đoán của chúng ta có đúng không ? C6 : Hãy nêu hai thí dụ về hiện tượng ngưng tụ. C7 : Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm. C8 : Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn ? HƯỚNG DẪN C1 : (tr.84) Nhiệt độ trong cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ trong cốc đối chứng. C2 : (tr.84) Ở mặt ngòai của cốc thí nghiệm có nước đọng. Điều này không xảy ra với cốc đối chứng. C3 : (tr.84) Các giọt nước đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm không thể là do nước trong cốc thấm ra vì không có màu trong khi nước trong cốc có màu xanh. C4 : (tr.84) Các giọt nước ở mặt ngoài cốc thí nghiệm là do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ l

File đính kèm:

  • doc18-30M.DOC
Giáo án liên quan