Bài tập Vật lí 10 - Nâng cao

Câu1: Một ôtô chuyển động với vận tốc 72km/h. Vận tốc đó đổi ra m/s là :

A. 20m/s B. 25m/s C. 15m/s D. 10m/s

Câu2: Một xe ôtô đang chuyển động thẳng đều theo phương trình toạ độ- thời gian là:

x= 50(1-t) (m,s) với t0.

a) Vật chuyển động như thế nào?

b)Vận tốc và toạ độ ban đầu của xe nhận giá trị nào sau đây?

c) Tìm toạ độ của xe khi t=10s

d) Vẽ đồ thị chuyển động của xe ?

Câu3: Một người đi xe đạp chuyển động thẳng đều, đi một nửa quãng đường đầu với vận tốc tốc v1= 10km/h., nửa quãng đường còn lại với vận tốc v2= 15 km/h .Tìm vận tốc trung bình của người ấy trên cả quãng đường.

Câu4: Một ôtô đi từ A đến B. Một nửa thời gian đầu đi với vận tốc là v1=80km/h. nửa thời gian sau đi với vận tốc là v2= 40km/h. Tính vận tốc trung bình của ôtô trên cả quãng đường.

Câu5: Một ôtô chuyển động trong 3 giờ. Trong 1 giờ đầu đi với vận tốc là v1= 80km/h. Thời gian còn lại xe chạy với vận tốc v2= 50km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường đi.

Câu6:Lúc 6h một xe ôtô đi từ A đến B với vận tốc là v1= 60km/h, cùng lúc đó mọt xe ôtô khác xuất phát từ B về A với vận tốc v2= 50km/h. AB = 220km.

a) Chọn AB làm trục toạ độ, gốc O trùng A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc 6h. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe

b)Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau

c) Sau khi gặp nhau 0,5 h hai xe cách nhau bao nhiêu

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1989 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Vật lí 10 - Nâng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT Nguyễn Du Bài tập vật lí 10- Nâng cao Giáo viên: Lê Văn An A/ phần 1: chuyển động thẳng đều Câu1: Một ôtô chuyển động với vận tốc 72km/h. Vận tốc đó đổi ra m/s là : A. 20m/s B. 25m/s C. 15m/s D. 10m/s Câu2: Một xe ôtô đang chuyển động thẳng đều theo phương trình toạ độ- thời gian là: x= 50(1-t) (m,s) với t0. a) Vật chuyển động như thế nào? b)Vận tốc và toạ độ ban đầu của xe nhận giá trị nào sau đây? c) Tìm toạ độ của xe khi t=10s d) Vẽ đồ thị chuyển động của xe ? Câu3: Một người đi xe đạp chuyển động thẳng đều, đi một nửa quãng đường đầu với vận tốc tốc v1= 10km/h., nửa quãng đường còn lại với vận tốc v2= 15 km/h .Tìm vận tốc trung bình của người ấy trên cả quãng đường. Câu4: Một ôtô đi từ A đến B. Một nửa thời gian đầu đi với vận tốc là v1=80km/h. nửa thời gian sau đi với vận tốc là v2= 40km/h. Tính vận tốc trung bình của ôtô trên cả quãng đường. Câu5: Một ôtô chuyển động trong 3 giờ. Trong 1 giờ đầu đi với vận tốc là v1= 80km/h. Thời gian còn lại xe chạy với vận tốc v2= 50km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường đi. Câu6:Lúc 6h một xe ôtô đi từ A đến B với vận tốc là v1= 60km/h, cùng lúc đó mọt xe ôtô khác xuất phát từ B về A với vận tốc v2= 50km/h. AB = 220km. a) Chọn AB làm trục toạ độ, gốc O trùng A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc 6h. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe b)Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau c) Sau khi gặp nhau 0,5 h hai xe cách nhau bao nhiêu, vận tốc của mỗi xe khi đó Câu7: Người đi xe đạp khởi hành từ A, và người đi bộ khởi hành từ Bcùng một lúc và đi cùng chiều từ A đến B. Vận tốc của người đi xe đạp là v1=12km/h, vận tốc của người đi bộ là v2=5km/h. AB= 14km. O B +x A a) Chọn hệ quy chiếu như hình vẽ. Hãy viết phương trình chuyển động của mỗi xe t((h) O 1 40 60 I II b) Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau c)Vẽ đồ thị chuyển động của mỗi người trên cùng một hệ trục toạ độ d) Tìm thời điểm hai xe cách nhau 10km e) Sau khi gặp nhau 1h, hai xe cách nhau bao nhiêu km? Câu8:Cho đồ thị chuyển động của hai xe ôtô như hình vẽ dưới đây: a) Lập phương trình chuyển động của mỗi xe xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau b)Tìm thời điểm hai xe cách nhau 30km sau khi gặp nhau B/ Bài tập về nhà Bài1: ánh sáng truyền trong chân không với vận tốc c = 3.108m/s. “Năm ánh sáng” là khoảng cách mà ánh sáng đi được trong 1 năm. Hỏi: Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu mét? ánh sáng đi từ Mặt trời tới Trái đất mất bao nhiêu lâu? Biết rằng khoảng cách từ Mặt trời tới Trái đất là 1,49.108km. Bán kính trung bình của quỹ đạo Trái đất được gọi là “đơn vị thiên văn”. Một “năm ánh sáng” bằng bao nhiêu “đơn vị thiên văn”? Bài2: Một hành khách ngồi trong một đoàn tàu chạy với vận tốc 36km/h, nhìn qua cửa sổ thấy một đoàn tàu thứ hai chạy song song và ngược chiều chạy qua mặt mình trong 8 giây. Hãy tính vận tốc của đoàn tàu thứ hai. Cho biết chiều dài của đoàn tàu thứ hai là 200m. Bài3: Lúc 6h sáng, một chiếc xe khởi hành từ A tới B với vận tốc không đổi 15km/h. Lúc 6h30’, một xe thứ hai cũng khởi hành từ A tới B nhưng lại tới B sớm hơn xe thứ nhất 30 phút. Cho biết AB dài 45km. Tìm vận tốc của xe thứ hai. Tìm thời điểm và vị trí xe thứ hai đuổi kịp xe thứ nhất. Vẽ đồ thị toạ độ của hai xe trên cùng một hệ trục toạ độ. Bài4: Một em bé đang dạo chơi cùng với con chó của mình thì gặp một người bạn đang lại gần. Mừng rỡ, con chó chạy tới người bạn rồi quay lại với chủ rồi lại quay lại với người bạn, cứ như thế nhiều lần. Hỏi con chó đã chạy trong bao nhiêu lâu và được một quãng đường bao nhiêu? Cho biết hai em cùng tiến lại nhau với vận tốc 4km/h, vận tốc của chó là 30km/h và khoảng cách ban đầu của hai em là 400m. Trường: THPT Nguyễn Du Bài tập vật lí 10- Nâng cao Giáo viên: Lê Văn An Phần 2: Chuyển động thẳng biến đổi đều Bài1:Một xe ôtô đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều với gia tốc 2m/s2. a)Tính thời gian để xe dừng lại kể từ lúc hãm phanh b) Vận tốc trung bình của ôtô trong ba giây đầu tiên c) Quãng đường ôtô đi được trong 4 giây đầu tiên d) Quãng đường mà ôtô đi được trong một giây cuối cùng trước khi dừng lại e) Nêu tính chất chuyển động của vật khi t= 10s. Xác định toạ độ của vật khi đó Bài2: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 54km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần, đi thêm được 25m nữa thì dừng hẳn(Chọn chiều dương là chiều chuyển động ) a) Sau 5s kể từ lúc hãm phanh, vận tốc của ôtô là bao nhiêu? b) Sau 5s kể từ lúc hãm phanh, ôtô cách chỗ hãm phanh một đoạn là bao nhiêu? Bài3: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động thẳng là : x= 80t2+ 50t+ 10 (cm,s) a) Tính gia tốc chuyển động của xe b) Tính vận tốc của xe lúc t=1s c) Xác định vị trí của xe lúc vận tốc là 130cm/s Bài4: Một vật chuyển động theo phương trình: x= 4t2+ 20t (cm,s) a) Tính quãng đường vật đi được kể từ t1= 2s đến t2= 5s. Suy ra vận tốc trung bình trong thời gian này b)Tính vận tốc của vật lúc t=3s Bài5:Một đoàn tàu bắt đầu chuyển bánh chuyển động thẳng nhanh dần. Hết km đầu tiên nó có vận tốc là 10m/s. Sau khi đi hết km thứ hai nó có vận tốc là bao nhiêu. Bài6: Một vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên và đi được quãng đường S trong thời gian t (s). Tính thời gian vật đi trong 3/4 đoạn đường cuối Bài7: Một ôtô chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 36km/h. Trong giây thứ năm, vật đi được quãng đường S=28m. Tính a) Gia tốc chuyển động của xe b) Quãng đường vật đi được trong10s c) Quãng đường vật đi được trong giây thứ 10 Bài8: Một ôtô bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, trong giây thứ năm ôtô đi dược 45m a) Tính gia tốc của xe b) Tính quãng đường xe đi được trong 5giây Bài 9: Hai xe ôtô cùng khởi hành một lúc, không vận tốc ban đầu tại hai địa điểm và B cách nhau 150m. Nếu chọn gốc toạ độ tại A, Chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc hai xe bắt đầu khởi hành thì gia tốc của xe đi từ A là +1m/s2 và gia tốc của xe đi từ B là -2m/s2 a) Viết phương trình chuyển động của hai xe b)Thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau Bài10: Cùng một lúc tại hai bếnA và B cách nhau 90km, ôtô và xe máy chạy ngược chiều nhau trên đoạn đường thẳng qua A và B Vận tốc của ôtô ở A là 54km/h, vận tốc của xe máy ở B là 36km/h. Chọn gốc toạ độ tại A, gốc thời gian lúc hai xe chuyển động, chiều dương từ A đến B. a)Tìm thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau b) Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục toạ độ c) Từ đồ thị chuyển động tìm khoảng cách của hai xe khi t= 3h d) Từ đồ thị chuyển động tìm thời gian hai xe cách nhau 20km kể tờ khi gặp nhau Ôi ngũi bỳt Kim Lõn tưởng như cười như khúc Đúi quay quắt vẫn yờu tha thiết con người Đỏm cưới nào cũng cú trăm chiếc xe hơi Đỏm cưới anh Tràng hai hào dầu thoải mỏi Trường: THPT Nguyễn Du Bài tập vật lí 10- Nâng cao Giáo viên: Lê Văn An Phần III: chuyển động rơi tự do Bài1: Một vật rơi từ do từ độ cao 20m xuông đất .Tính thời gian rơi của vật và vận tốc của vật khi chạm đất. Cho g=10m/s2 Bài2: Có hai vật rơi tự do từ hai độ cao khác nhau xuống đất. Thời gian rơi của vật II lớn gấp đôi vật I . a) Hãy so sánh quãng đường rơi của hai vật b) Vận tốc chạm đất của hai vật Bài 3: Trong 0,5 s cuối cùng trước khi chạm đất, vật ri tự do rơi được quãng đường gấp đôi quãng đường rơi của nó trong 0,5s trước đó. Lấy g=10m/s2. Tính độ cao vật rơi từ điểm đó. Bài4: Một vật rơi tự do tại nơi có gia tốc trọng trường g= 10m/s2. Trong 2s cuối cùng vật rơi được 180m. Tính thời gian vật rơi và độ cao từ chỗ buông vật. Bài5: Một vật rơi tự do tại nơi có gia tốc trọng trường g= 10m/s2. Thời gian để vật rơi là 10s. a) Tính thời gian vật rơi trong một giây đầu tiên? b) Tính thời gian vật rơi 1m cuối cùng? c) Tính thời gian vật rơi 2m cuối cùng? Bài6: Một vật rơi tự do từ độ cao h cho trước. Tính thời gian cần thiết để vật đi hết mét thứ n trong quỹ đạo rơi? Bài7: Một vật rơi tự do trong giây cuối cùng vạch được trên quỹ đạo rơi một đoạn a (mét). Xác định thời gian rơi? áp dụng cho a= 40m và g=10m/s2. Bài8: Một người cầm cục đá thả xuống đáy giếng và nghe thấy thiếng động sau 5,36s. Tính chiều sâu của giếng. Cho rằng vận tốc của âm trong không khí là 340m/s và g= 9,8m/s2. Bài9: Một vật rơi tự do từ độ cao h. Sau một thời gian thì vận tốc của vật đạt tới v= 50km/h, xem sức cản của không khí là không đáng kể. a) Tính thời gian để vạt đạt được vật tốc nói trên b) Khi đạt vận tốc trên thì vật rơi được đoạn đường là bao nhiêu? Bài10: Một vật rơi tự do trong 2 giây cuối cùng trước khi chạm đất vật rơi được quãng đường gấp đôi quãng đường vật rơi 2 giây trước đó. Xác định thời gian rơi và độ cao ban đầu của vật. Bài11: Từ điểm A cách mặt đất một đoạn AH = 25m, người ta ném một viên đá theo phương thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu là v0= 20m/s. Sức cản của không khí là không đáng kể. Lấy g=10m/s2 a) Viết phương trình chuyển động của viên đá? b) Viên đá đạt độ cao cực đại bao nhiêu và vào thời điểm nào? c) Tính thời gian viên đá được ném đi đến khi viên đá chạm đất? Bài12: Một vật được ném lên trên theo phương thẳnh đứng từ mặt. Sau 4s vật lại rơi xuống mặt đất. Cho g= 10m/s2 . Tính: a) Vận tốc ban đầu của vật b) Độ cao tối đa mà vật đạt được c) Vận tốc của vật ở độ cao bằng 3/4 độ cao tối đa. Bài13: Một vật được ném lên trên theo phương thẳng đứng a) Sau 3s vật đạt độ cao là 80m. Xác định vận tốc ban đầu của vật v0 b) Xác định độ cao cực đại mà vật đạt tới. Bài14: Hai giọt nước Trường: THPT Nguyễn Du Bài tập vật lí 10- Nâng cao Giáo viên: Lê Văn An Phần IV: chuyển động tròn đều Bài1: Một bánh xe quay đều với vận tốc góc 5 vòng/s. Bán kính bánh xe là 30cm a) Tính vận tốc dài và gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành bánh xe b) So sánh gia tốc hướng tâm ở một điểm trên vành bánh xe và trung điểm bán kính bánh xe Bài2:Một vệ tinh nhân tạo bay tròn đều xung quanh Trái Đất với vận tốc v= 8km/s và cách mặt đất h= 600km. Cho biết bán kính Trái Đất là R= 6400km. a) Tính gia tốc hướng tâm của vệ tinh b) Chu kì quay của vệ tinh Bài3: Một ôtô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v= 72km/h. Tính tốc độ góc và gia tốc hướng tâm tại một điểm trên vành bánh xe, biết bán kính bánh xe là R= 25cm. Bài4: Cho các dữ liệu sau: Bán kính trung bình của Trái Đất là R= 6400km Khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất là d= 384.000km Thời gian Trái Đất quay một vòng quanh nó: 24h Thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất: 2,36. 106 giây. Hãy tính a) Gia tốc hướng tâm của một điểm trên quỹ đạo b) Gia tốc hướng tâm của Mặt Trăng trong chuyển động quanh Trái Đất Bài5: Trái Đất quay chung quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo coi như là tròn bán kính R= 1,5. 108km. Mặt Trăng quany xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo xem như là tròn bán kính r= 3,8.105km a) Tính quãng đường mà Trái Đất vạch được trong thời gian Mặt Trăng quay đúng một vòng (một tháng âm lịch) b) Tính số vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất trong thời gian Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời(1 năm). Bài6: Một đồng hồ có kim giờ, kim phút, kim giây. Coi như chuyển động quay của chúng là đều a) Tính vận tốc góc của các kim rồi so sánh các vận tốc góc này b) Tính vận tốc dài của các kim rồi so sánh các vận tốc dài này. Cho biết kim giờ dài 3cm, kim phút dài 4cm, kimgiây dài 6cm. c) Chỉ ra các giờ mà kim giờ và kim phút trùng nhau. Trường: THPT Nguyễn Du Bài tập vật lí 10- Nâng cao Giáo viên: Lê Văn An Phần4: các định luật niu-tơn Bài1: Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc a1= 2m/s2, truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc a2=6m/s2. Hỏi lực F sẽ truyền cho vật có khối lượng m3= m1+ m2 một gia tốc a3 có giá trị là bao nhiêu? Bài2:Một xe lăn có khối lượng 50kg, dưới tác dụng của một lực kéo chuyển động không vận tốc đầu từ đầu phòng đến cuối phòng mất 10s. Khi chất lên xe một kiện hàng phải chuyển động mất 20s. Bỏ qua ma sát. Tìm khối lượng của kiện hàng. Bài3: Xe lăn có khối lượng 10kg, khi đẩy bằng lực F=20N nằm ngang thì xe chuyển động thẳng đều. Khi chất lên xe một kiện hàng, phải tác dụng lực F’= 60N nằm ngang để xe chuyển động thẳng đều. Biết lực ma sát của mặt sàn tỉ lệ với khối lượng của các xe. Tìm khối lượng của kiện hàng. Bài4: Xe chuyển động thẳng trên đoạn đường AB chịu tác dụng bởi lực F1 và tăng tốc từ 0 đến 10m/s trong thời gian t. Trên đoạn đường BC, xe chịu tác dụng bởi lực F2 và tăng vận tốc đến 15m/s cũng trong thời gian t. a) Tính tỉ số: F2/F1 b) Xe chuyển động trên đoạn đường CD trong thời gian 2t vẫn dưới tác dụng của lực F2. Tìm vận tốc của xe ở D. Biết rằng A, B , C, D cùng nằm trên một đường thẳng Bài5: Vật chịu tác dụng của F ngược chiều chuyển động thẳng tronmg 6s, vận tốc giảm từ 8m/s còn 5m/s. Trong 10s kế tiếp, lực tác dụng tăng gấp đôi về độ lớn còn hướng không thay đổi. Tính vận tốc của vật ở thời điểm cuối cùng Bài6: Một xe tải có khối lượng m=2000kg đang chuyển động thì hãm phanh và dừng lại sau khi đi thêm quãng đường 9m trong 3s. Tìm lực hãm Bài7: Quả bóng khối lượng m= 200g bay với vận tốc 90km/h đến đập vuông góc vào một bức tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 54km/h. Thời gian va chạm là 0,05s. Tính lực do tường tác dụng vào quả bóng Bài 8: Đo quãng đường đi được của một vật trong những khoảng thời gian bằng nhau 1,5s liên tiếp, người ta thấy quãng đường sau dài hơn quãng đường trước 90cm. Tìm lực tác dụng lên vật, biết m= 150g. Bài9: Xe A chuyển động với vận tốc 3,6km/h đến đập vào xe B đang đứng yên. Sau va chạm xe A chuyển động cgược lại với vận tốc 0,1 m/s và xe B chạy tiến lên với vận tốc 0,55m/s. Biết khối lượng của xe B là mB= 200g. Tìm mA t(s) v(m/s) 2 3 4 1 2 3 4 1 Bài10:Một xe tải đang đi với vận tốc 54km/h thì tài xế hãm phanh, xe còn chạy được bao nhiêu mét nữa mới dừng hẳn? Xét trong hai trườnghợp a) Xe có khối lượng 4 tấn và lực hãm là 2000N b) Xe chở thêm 2 tấn hàng và lực hãm chỉ còn 10000N Bài11: Xác định chiều và độ lớn của lực tác dụng lên vật trong các giai đoạn chuyển động như trong đồ thị dưới đây Bài12: Một vật có khối lượng 50kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 50cm thì nó có vận tốc là 0,7 m/s. Lực tác dụng vào vật có độ lớn là : A. 4,9 N B. 24,5 N C. 35 N D. 102 N Bài12: Một vật có khối lượng 1 = 20kg, bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của lực kéo, đi được quãng đường s trong thời gian t = 10s. Đặt thêm lên vật đó một vật có khối lượng m2= 10kg. Để đi được quãng đường s và cũng với lực kéo nói trên thì thời gian chuyển động là bao nhiêu? A. 12,25s B. 12,5s C. 12,75s D. 12,95s Bài13:Tác dụng đồng thời ba lực có độ lớn là 3N; 4N; 5N vào một vật, thì vật ở trạng thái cân bằng. Nếu thôi không tác dụng lực 4 N thì hợp lực của hai lực còn lại là bao nhiêu? A. 4N B. 5N C. 8N D. Giá trị khác Bài14: Một ôtô có khối lượng m=1000kg đang chạy trên đường nằm ngang với vận tốc 4m/s thì hãm phanh. Nếu lực hãm là 2000N thì quãng đường mà vật đi được cho đến khi dừng lại là: A. 3m B. 4m C. 5m D. 5,5m Bài15: Lực F tác dụng vào vật A có khối lượng m1, vật A thu được gia tốc a1= 8m/s2. Nếu tác dụng vào vật B có khối lượng m2 thì vật B thu được gia tốc a2= 4m/s2. Vạy khi tác dụng lực F lên vật C có khối lượng m= m1+ m2 thì nó sẽ chuyển động với gia tốc là : A. 12m/s2 B. 10m/s2 C. 2m/s2 D. kết quả khác Trường: THPT Nguyễn Du Bài tập vật lí 10- Nâng cao Giáo viên: Lê Văn An PhầnV: Các lực cơ học Bài1: Mặt Trăng và Trái Đất có khối lượng lần lượt là 7,4.1022kg và 6.1024kg ở cách nhau 384.000km. Tính lực hút giữa chúng. Bài2: Khoảng cách trung bình giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng bằng 60 lần bán kính Trái Đất . Khối lượng của Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượngcủa Trái Đất 81 lần. Tại điểm nào trên đường thẳng nối tâm Trái Đất với Mặt Trăng thì lực hút của Trái Đất và Mặt Trăng lên vật bằng nhau Lực hút của Trái Đất lên vật bằng hai lần, ba lần Lực hút của Mặt Trăng lên vật Bài3: Gia tốc rpi tự do của một vật ở độ cao h so với Mặt đất là 4,9 m/s2. Cho gia tốc rơi tự do trên Mặt đất là 9,8 m/s2. Tìm độ cao h(Cho bán kính của Trái Đất là R = 6400km) Bài4: Tính gia tốc rơi tự do tại độ cao h so với Mặt đất. Biết gia tốc rơi tự do trên Mặt đất là 9,8 m/s2 . Tính giá trị cụ thể trong trường hợp h= 10km; R= 6400km. Bài5: Tại một nơi có gia tốc g= 9,78m/s2 người ta móc các quả cân có khối lượng khác nhau vào một lực kế lò xo để chia độ lực kế theo kg. Khi mang lực kế này đến nơi có gia tốc trọng trường g= 9,83 m/s2 để bán hàng thì người bán thiệt hay lợi bao nhiêu khi mua bán 1kg thịt? Bài6: Tại một độ cao h nào đó so với Mặt Đất ta nhận thấy trọng lực tác dụng lên một vật chỉ bằng nửa so với trên Mặt đất. Xác định độ cao h đó. Bài7: Hai lò xo, một lò xo dãn 6cm khi treo một vật có khối lượng 3kg, một lò xo dãn 2cm khi treo một vật có khối lượng 1kg. So sánh độ cứng của hai lò xo? Bài8: Khi treo vật có khối lượng m=100g thì lò xo dãn ra 5cm. Cho g=10m/s2 a) Tìm độ cứng của lò xo b) Khi treo vật có khối lượng m’ bao nhiêu thì lò xo dãn 3cm, dãn thêm 3cm? Bài9: Vật có khối lượng 100g treo vào lò xo dài 20cm và có độ cứng 20N/m quay tròn đều trong mặt phẳng ngang với tần số 60vòng/phút. Tính độ dãn của lò xo? Bài10:Một lò xo có độ cứng k=6N/m và có chiều dài L có độ dãn tỉ lệ với lực tác dụng. Người ta cắt lò xo trên thành hai lò xo L1 Và L2 . Cho biết L1= 2L2. Tìm độ cứng của hai lò xo trên. Bài11: Hai lò xo L1 và L2 có độ cứng là k1và k2. Tính độ cứng của hệ hai lò xo khi ghép chúng nối tiếp và khi ghép chúng song song(khi hai lò xo có chiều dài như nhau) Bài12: Một khối gỗ m=4kg bị ép giữa hai tấm ván, lực nén của mỗi tấm ván là N= 50N, hệ số ma sát trượt giữa gỗ và tấm ván là k=0,5 a) Hỏi khối gỗ có trượt xuống được không? b) Cần tác dụng lên khối gỗ 1 lực F theo phương thẳng đứng là bao nhiêu để khối gỗ đi lên đều và đi xuống đều c) Tương tự câu b, vật đi lên với gia tốc 1m/s2, vật đi xuống với gia tốc 1m/s2 Bài13:Một xe lăn, khi đẩy bằng lực F=20N theo phương ngang thì nó chuyển động thẳng đều. KHi chất lên xe kiện hàng khối lượng m= 20kg thì phải tác dụng một lực F’= 60 N cũng theo phương ngang thì xe mới chuyển động thẳng đều. Tìm hệ số ma sát giữa vật xe và mặt đường Bài14: Một cái hòm có khối lượng m=100kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát là k= 0,6. Tính độ lớn của lực F làm hòm chuyển động đều trong hai trường hợp: a) Lực F là lực kéo góc 300 b) Lực F là lực đẩy góc 300 300 Bài 15: Cho một vật có khối lượng m= 2kg đang đứng yên, tác dụng vào vật một lực F= 8N. Cho hệ số ma sát giữa vật và sàn là k=0,2 a) Tìm vận tốc của vật sau 2s kể từ khi tác dụng lực b) Với lực không đổi phải tăng khối lượng của vật thêm bao nhiêu để vật chuyển động đều

File đính kèm:

  • docbai tap vat li 10 nang cao.doc