Bài tập Vật Lí 8 kì 1 - Trường THCS Đồng Khởi

I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững

1. Chuyển động cơ học

Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian gọi là chuyển động cơ học

2. Tính tương đối của chuyển động

 Một vật có thể xem là chuyển động đối với vật này nhưng lại được xem là đứng yên đối với vật khác, ta nói chuyển động có tính tương đối, tùy thuộc vào vật chọn làm mốc

3. Các dạng chuyển động thường gặp

 Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quĩ đạo của chuyển động. Tùy theo hình dạng của quĩ đạo mà ta phân biệt được chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn

 

doc12 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Vật Lí 8 kì 1 - Trường THCS Đồng Khởi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I CƠ HỌC CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững 1. Chuyển động cơ học Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian gọi là chuyển động cơ học 2. Tính tương đối của chuyển động Một vật có thể xem là chuyển động đối với vật này nhưng lại được xem là đứng yên đối với vật khác, ta nói chuyển động có tính tương đối, tùy thuộc vào vật chọn làm mốc 3. Các dạng chuyển động thường gặp Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quĩ đạo của chuyển động. Tùy theo hình dạng của quĩ đạo mà ta phân biệt được chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn II. Câu hỏi và bài tập 1. Để nhận biết ô tô chuyển động trên đường, ta có thể chọn các nào sau đây? Chọn câu trả lời đúng A. Quan sát bánh xe ô tô xem có quay không? B. Quan sát người lái có trong xe không? C. Chọn một vật cố định trên đường làm mốc, rồi kiểm tra xem vị trí của xe ô tô có thay đổi so với vật mốc đó không? D. Quan sát chỉ số của tốc kế xem kim có chỉ một số nào đó hay không? 2. Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây, ví dụ nào sai? A. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn, vật chọn làm mốc là mặt bàn B. Các học sinh đang ngồi học trong lớp là đứng yên so với vật mốc là học sinh đang đi trong sân trường C. Ô tô đỗ trong bến xe là vật đứng yên, vật chọn làm mốc là bến xe D. So với người hành khách ngồi trong toa tàu thì toa tàu là vật đứng yên 3. Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu sau đây, câu nào đúng? A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước C. Người lái đò đứng yên so với dòng sông D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền 4. Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời, ta chọn vật nào làm mốc? A. Trái Đất B. Mặt Trời C. Chọn Trái Đất hay Mặt Trời đều đúng D. Một vật trên mặt đất 5. Một ô tô chở hành khách đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây sai? A. Ô tô đang đứng yên so với hành khách trên xe B. Ô tô đang chuyển động so với mặt đường C. Hành khách đang đứng yên so với ô tô D. Hành khách đang chuyển động so với người lái xe 6. Một ô tô đang đỗ trong bến xe. Trong các vật mốc sau đây đối với vật mốc nào thì ô tô xem là chuyển động? A. Bến xe B. Một ô tô khác đang rời bến C. Một ô tô khác đang đậu trong bến D. Cột điện trước bến xe 7. Ghép mỗi thành phần 1, 2, 3, 4 với một thành phần của A, B, C, D để được các câu đúng 1. Chuyển động của cánh quạt đang quay 2. Hòn bi đang lăn trên mặt đường nằm ngang 3. Chuyển động của đầu van xe đạp so với người đứng bên đường 4. Quả bóng được ném lên cao A. có quỹ đạo là đường thẳng B. có quỹ đạo là cong C. có quỹ đạo là đường cong phức tạp D. có quỹ đạo là đường tròn VẬN TỐC – CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU VÀ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững 1. Vận tốc là gì? Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian 2. Công thức tính vận tốc Công thức: v = v Trong đó: - s: quãng đường đi được - t: thời gian đi hết quãng đường đó 3. Đơn vị vận tốc - Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian - Đơn vị thường dùng của vận tốc là m/s và km/h Ø 1 km/h = m/s hay 1 m/s = 3,6 km/h 4. Chuyển động đều Chuyển động đều là chuyển động mà độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian 5. Chuyển động không đều Chuyển động không đều là chuyển động mà độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian vtb = 6. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều II. Câu hỏi và bài tập 1. Trong các công thức tính vận tốc sau đây, công thức nào đúng? A. v = s.t B. v = C. v = D. Cả ba công thức trên đều không đúng 2. Vận tốc của ô tô là 36 km/h điều đó cho ta biết gì? A. Ô tô chuyển động được 36 km B. Ô tô chuyển động trong một giờ C. Trong mỗi giờ ô tô đi được 36 km D. Ô tô đi 1 km trong 36 giờ 3. 72 km/h tương ứng với bao nhiêu m/s? A. 15 m/s B. 20 m/s C. 25 m/s D. 30 m/s 4. Vận tốc của một vật là 15 m/s. Kết quả nào sau đây tương ứng với vận tốc nói trên? A 36 km/h B. 48 km/h C. 54 km/h D. 60 km/h 5. Hùng đi xe đạp từ nhà đến trường với vận tốc 18 km/h, Sơn đi với vận tốc 5 m/s. Hỏi ai đi nhanh hơn? A. Hùng đi nhanh hơn vì 18 km/h > 5 m/s B. Sơn đi nhanh hơn vì 5 m/s > 18 km/h C. Không so sánh được vì hai vận tốc không cùng đơn vị D. Hai bạn đi bằng nhau vì 5 m/s = 18 km/h 6. Bảng sau đây cho biết vận tốc một số đối tượng chuyển động. Cách sắp xếp như trong bảng đã đúng chưa? Nếu chưa đúng hãy tìm hiểu và sắp xếp lại cho đúng, đồng thời đổi đơn vị này ra km/h và điền vào chổ trống của bảng Đối tượng chuyển động Vận tốc (m/s) Vận tốc (m/s) Vận tốc (km/h) Người đi bộ 15 – 20 Người đi xe đạp 3 – 4 Ô tô 1,5 Tàu hỏa 200 -300 Máy bay phản lực 10 -20 7. Một người đi hết quãng đường s1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 hết t2 giây. Trong các công thức sau đây, công thức nào tính vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường s1 và s2? A. vtb = B. vtb = C. vtb = D. vtb = 8. Vận tốc của một ô tô là 36 km/h, của người đi xe máy là 1 800 m/h và của tàu hỏa là 14 m/s. Trong 3 chuyển động trên chuyển động nào là nhanh nhất, chậm nhất? Vì sao? v Gợi ý: Đổi vận tốc ba chuyển động về cùng một đơn vị 9. Một đoàn tàu chuyển động trong thời gian là 90 phút đi được một đoạn là 81 000 m. Tính vận tốc của tàu ra đơn vị m/s và km/h? 10. Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc không đổi là 15 km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km? 11. Một viên bi được thả lăn xuống một dốc dài 1,2 m hết 0,5 giây. Khi hết dốc bi lăn tiếp thêm một quãng đường nằm ngang dài 3m trong 1,5 giây. Tính vận tốc trung bình của viên bi trên cả hai đoạn đường? 12. Cho hai vật chuyển động đều: Vật thứ 1 đi được quãng đường 13,5 km trong 15 phút, vật thứ 2 đi quãng đường 32m trong 2 giây. Hỏi vật nào chuyển động nhanh hơn? 13. Hai người đi xe đạp, người thứ nhất đi quãng đường 30m hết 1 phút. Người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5 giờ. Hỏi: a) Vận tốc của mỗi người là bao nhiêu? b) Người nào đi nhanh hơn? 14. Một ô tô đi được 30 phút trên con đường bằng phẳng với vận tốc là 40 km/h, sau đó lên dốc15 phút với vận tốc 32 km/h. Coi ô tô là chuyển động đều. Tính quãng đường ô tô đã đi trong hai giai đoạn? BIỂU DIỄN LỰC I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững 1. Lực và sự thay đổi vận tốc - Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động - Khi vận tốc của vật thay đổi ta có thể kết luận có lực tác dụng lên vật 2. Biểu diễn lực Ø Lực là đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng mũi tên có: + Gốc là điểm đặt của lực + Phương, chiều trùng với phương chiều của lực + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước II. Câu hỏi và bài tập 1. Khi một vật đang đứng yên chịu tác dụng của một lực duy nhất, thì vận tốc của vật như thế nào? A. Vận tốc giảm dần theo thời gian B. Vận tốc tăng dần theo thời gian C. Vận tốc không thay đổi D. Vận tốc có thể vừa tăng vừa giảm 2. Quan sát một vật được thả từ trên cao xuống, hãy cho biết tác dụng của trọng lực đã làm đại lượng vật lí nào thay đổi? A. Khối lượng B. Khối lượng riêng C. Trọng lượng D. Vận tốc 3. Quan sát một viên bi lăn từ đỉnh một máng nghiêng xuống dưới. Hãy cho biết lí do gì mà vận tốc của vật thay đổi? A. Vì vật chịu tác dụng của trọng lực B. Vì vật chịu tác dụng của các lực không cân bằng C. Vì vật không chịu tác dụng của lực nào D. Vì vật chịu tác dụng của những lực cân bằng 4. Ghép mỗi thành phần 1, 2, 3, 4 với một thành phần của A, B, C, D để được các câu đúng 1. Dưới tác dụng của một lực duy nhất A. vật sẽ thay đổi vận tốc hoặc bị biến dang 2. Khi vật đang chuyển động có thêm một lực tác dụng lên vật thì B. cường độ của lực 3. Lực là C. vận tốc của vật có thể tăng dần cũng có thể giảm dần 4. Đại lượng cho biết độ mạnh hay yếu của tác dụng là D. Một đại lượng véc tơ 5. Hãy biểu diễn véc tơ trọng lực tác dụng lên các vật có khối lượng 3kg, 6kg, 9kg (Tỉ xích tự chọn) SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững 1. Hai lực cân bằng Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cùng độ lớn, cùng phương nhưng ngược chiều 2. Tác dụng của hai vật cân bằng lên một vật Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này gọi là chuyển động theo quán tính 3. Quán tính - Tính giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính - Vật có khối lượng càng lớn thì quán tính càng lớn II. Câu hỏi và bài tập 1. Ghép mỗi thành phần 1, 2, 3, 4 với một thành phần của A, B, C, D để được các câu đúng 1. Hai lực được gọi là cân bằng nếu 2. Một vật đang đứng yên nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì 3. Một vật đang chuyển động nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì 4. Hai lực không cùng phương thì A. nó vẫn tiếp tục chuyển động thẳng đều theo hướng cũ B. chúng cùng tác dụng vào một vật, cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn C. không thể cân bằng nhau D. nó vẫn tiếp tục đứng yên 1. Quán tính là tính chất của mọi vật, bảo toàn vận tốc của mình khi 2. Chuyển động thẳng đều còn gọi là 3. Khi có lực tác dụng lên vật đều 4. Vật có khối lượng càng lớn thì A. không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật có quán tính B. chuyển động theo quán tính C. có quán tính càng lớn D. không chịu tác dụng của lực hay chịu tác dụng của những lực cân bằng nhau 2. Hai xe ô tô có khối lượng khác nhau: Xe thứ nhất có khối lượng 5 tấn, xe thứ hai có khối lượng 2 tấn cùng chuyển động thẳng đều a) Các lực tác dụng lên mỗi ô tô có điểm gì giống nhau? b) Giả sử hai xe cùng chạy với vận tốc như nhau, xe nào dừng nhanh hơn nếu gặp chướng ngại vật phía trước? Vì sao? 3. Một chiếc xe khách đang chuyển động trên đường thì phanh đột ngột, hành khách sẽ như thế nào? Tại sao? 4. Quan sát vận động viên ném tạ xích ta thấy lúc đầu vận động viên thường quay xích rất nhanh để quả tạ chuyển động tròn quanh người, sau đó bất ngờ buông tay thả dây xích cho nó chuyển động tự do? Động tác đó nhằm mục đích gì? Hãy giải thích? 5. Sau khi giặt quần áo xong, trước khi phơi người ta thường giũ mạnh quần áo để nước văng ra bớt. Hãy giải thích tại sao? 6. Khi bút máy bị tắc mực, học sinh thường cầm bút máy vẩy mạnh cho mực văng ra. Hãy giải thích hiện tượng trên? 7. Khi tra búa vào cán gỗ, người ta lắp búa vào một đầu cán gỗ sau đó cầm cán búa thẳng đứng và gõ mạnh đầu cán gỗ còn lại xuống đất, làm như vậy búa sẽ lắp chắc vào cán gỗ. Hãy giãi thích nguyên tắc làm việc trên? 8. Một chiếc xe đang chuyển động trên đường. Nếu tắt máy, xe vẫn tiếp tục chuyển động một đoạn rồi dừng lại. Hãy giải thích vì sao? 9. Khi ta đang chạy vội, chân vướng vào sợi dây chắn ngang đường thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích hiện tượng đó? 10. Treo một vật vào lực kế thấy lực kế chỉ 45N. Hãy phân tích lực tác dụng lên vật. Nêu rõ điểm đặt, phương và độ lớn của các lực đó? (Vẽ hình minh họa) 11. Một quả cầu có khối lượng 5kg được treo bằng sợi dây mãnh. Hãy phân tích các lực tác dụng lên quả cầu? (Vẽ hình minh họa) LỰC MA SÁT I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững 1. Khi nào có lực ma sát a) Lực ma sát trượt: Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật chuyển động trượt lên trên bề mặt một vật khác b) Lực ma sát lăn: Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật chuyển động lăn lên trên bề mặt của vật khác c) Lực ma sát nghỉ: Lực ma sát nghỉ giữ cho vật đứng yên khi vật bị tác dụng của lực khác v Chú ý: Lực ma sát có thể có ích hoặc có hại 2. Đo lực ma sát Để đo lực ma sát người ta dùng lực kế II. Câu hỏi và bài tập 1. Trong các phương án sau, phương án nào có thể làm giảm lực ma sát? A. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc B. Tăng độ nhám mặt tiếp xúc C. Tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc D. Tăng diện tích mặt tiếp xúc 2. Trong các câu nói về lực ma sát sau đây, câu nào đúng? A. Lực ma sát cùng hướng với chuyển động của vật B. Khi một vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy C. Khi một vật chuyển động chậm dần đi, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này lên vật kia 3. Trong các trường hợp nào sau đây, trường hợp nào ma sát có lợi, có hại? Có lợi Có hại A. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe mới khởi động B. Ma sát giữa các chi tiết máy trượt lên nhau C. Ma sát giữa bàn tay với vật giữ trên tay D. Ma sát giữa bánh xe máy mài với vật được mài E. Ma sát giữa các viên bi với thành trong ổ bi 4. Tại sao trong máy móc, người ta phải tra dầu mỡ vào những chi tiết thường cọ xát lên nhau? Việc tra dầu mở có tác dụng gì? 5. Khi ô tô bị sa lầy trong cát, người lái xe rồ máy rất mạnh nhưng bánh xe chỉ quay tròn tại chổ mà xe không tiến lên được. Trong trường hợp này ma sát thiếu hay thừa? Theo em, cần khắc phục như thế nào để xe có thể vượt qua chổ lầy đó? ÁP SUẤT I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững 1. Áp lực - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép - Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ 2. Áp suất - Áp suất là độ lớn của áp lực lên một diện tích bị ép - Công thức tính áp suất: p = v Trong đó: - F: độ lớn của áp lực (N) - S: diện tích bị ép (m2) - p: áp suất (N/m2) (Pa) Ø 1 N/m2 = 1 Pa II. Câu hỏi và bài tập 1. Trong các trường hợp sau đây, khi nào người ta quan tâm đến áp suất, khi nào quan tâm đến ma sát? Áp suất Ma sát A. Làm nền đường bê tông B. Làm nồi hơi trong các nhà máy C. Chế tạo xe tăng D. Chế tạo lốp ô tô 2. Khi áp suất tác dụng lên bề mặt một vật tăng lên 3 lần, thông tin nào sau đây phù hợp? A. Diện tích bị ép tăng 3 lần B. Áp lực giảm 3 lần C. Diện tích bị ép giảm ba lần D. Áp lực tăng 3 lần đồng thời diện tích bị ép giảm 3 lần 3. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang gây nên áp suất là 40 N/m2. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cứ 1m2, mặt bàn chịu áp lực 40N B. Áp suất này gây ra bởi một vật có khối lượng 4kg C. Áp suất này gây ra bởi một vật có khối lượng 40kg D. Áp suất này gây ra bởi một vật có trọng lượng là 40N 4. Vì sao các vật như kim khâu, mũi khoan, dùi, đột . . . người ta thường làm đầu nhọn? Các vật như dao, kéo, lưỡi cuốc . . . người ta thường mài sắc? 5. Quan sát đường ray tàu hỏa ta thấy có những thanh tà vẹt nằm dưới hai thanh ray và vuông góc với thanh ray. Những thanh tà vẹt này có tác dụng gì? 6. Một vật có khối lượng 8kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích mặt tiếp xúc của vật với mặt bàn là 50cm2. Tính áp suất của vật tác dụng lên mặt bàn? 7. Một bánh xe xích có trọng lượng 55 000N, diện tích của các bản xích của xe trên mặt đất là 1,25m2. Tính áp suất của xe tác dụng lên đất 8. Một người nặng 70kg có diện tích tiếp xúc của hai bàn chân trên mặt đất là 150cm2. Tính áp suất của người đó 9. Đặt một bao gạo 80kg lên một cái ghế 4 chân có khối lượng là 4kg. Diện tích tiếp xúc của một chân ghế với mặt đất là 8cm2. Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là bao nhiêu? v Gợi ý: - Tìm trọng lượng bao gạo: P1 = 10.m1 - Tìm trọng lượng chiếc ghế: P2 = 10.m2 - Độ lớn áp lực: F = P = P1 + P2 - Tính diện tích ghế tiếp xúc với mặt đất: S’ = 4.S - Áp suất chân ghế tác dụng lên mặt đất: p = P1 = 10.m1 (P1: Trọng lượng của bao gạo) ñ P = P1 + P2 ñ ø F = P P2 = 10.m2 (P2: Trọng lượng của ghế) ñ p = ò S’ = 4.S (S: Diện tích tích tiếp xúc một chân ghế trên mặt đất (m2) 10. Đặt một bao bột mì 30kg lên một cái bàn ba chân có khối lượng là 10kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân là 10cm2. Tính áp suất các chân bàn tác dụng lên mặt đất ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững 1. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng Do có trọng lượng mà chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật trong lòng nó 2. Công thức tính áp suất chất lỏng - Công thức: p = d.h v Trong đó: - d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) - h: độ cao tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng (m) 3. Bình thông nhau - Bình thông nhau là một bình có hai nhánh nối thông đáy với nhau - Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh của bình đều ở cùng một độ cao II. Câu hỏi và bài tập 1. Trong các công thức sau đây công thức nào cho phép tính áp suất chất lỏng? A. p = d.h B. p = C. p = D. Một công thức khác 2. Tại sao khi lặn, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn? A. Vì khi lặn sâu, nhiệt độ rất thấp B. Vì khi lặn sâu, áp suất rất lớn C. Vì khi lặn sâu, lực cản rất lớn D. Vì khi lặn sâu, áo lăn giúp cơ thể dễ dàng chuyển động trong nước 3. Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180m. Biết trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10 300 N/m3 a) Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu? b) Nếu tàu lặn thêm 30m nữa, độ tăng áp suất tác dụng lên thân tàu là bao nhiêu? v Gợi ý: Độ tăng áp suất bằng áp suất khi tàu lặn thêm 30m trừ đi áp suất khi tàu lặn ở độ sâu 180m 4. Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao của nước trong cốc là 12cm. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy cốc và áp suất của nước tác dụng lên điểm A cách đáy cốc 4cm (Trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3) ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững 1. Sự tồn tại của áp suất khí quyển Do không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao bọc xung quanh Trái Đất. Áp suất này gọi là áp suất khí quyển 2. Độ lớn của áp suất khí quyển - Độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-ri Người ta thường dùng cmHg hoặcm mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển II. Câu hỏi và bài tập 1. Nói áp suất khí quyển là 74cmHg điều đó có nghĩa gì? 2. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy võ hộp sữa bị bẹp từ nhiều phía. Hãy giải thích tại sao? 3. Đổ nước đầy vào một cốc thủy tinh sau đó đậy kín miệng cốc bằng một miếng bìa không thấm nước. Khi lộn ngược cốc nước thì xảy ra hiện tượng gì? Hãy giải thích tại sao? 4. Tại sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h? 5. Trong các phép đổi sau đây, phép đổi nào sai? A. 760mmHg = 103 360 N/m2 B. 750mmHg = 10 336 N/m2 C. 74cmHg = 100 640 N/m2 D. 70cmHg = 95 200 N/m2 LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT – SỰ NỔI CỦA VẬT I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững 1. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong đó Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với một lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chổ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét 2. Độ lớn lực đẩy Ác-si-mét - Công thức tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V v Trong đó: - d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) - V: là thể tích phần chất lỏng mà vật chiếm chổ (m3) 3. Khi nào vật chìm, khi nào vật nổi? Ø Gọi P là trọng lượng của vật; FA là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào vật khi vật ngập hoàn toàn trong chất lỏng - Vật chìm xuống khi: P > FA (dV > dl) - Vật nổi lên khi: P < FA (dV < dl) - Vật lơ lững trong chất lỏng: P = FA (dV = dl) II. Câu hỏi và bài tập 1. Móc một quả năng vào lực kế, chỉ số của lực kế là 20N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong cốc nước, chỉ số của lực kế thay đổi như thế nào? A. Tăng lên 2 lần B. Giảm đi C. Không thay đổi D. Giảm đi hai lần 2. Ghép mỗi thành phần 1, 2, 3, 4 với một thành phần của A, B, C, D để được các câu đúng 1. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng 2. Lực đẩy Ác-si-mét luôn có 3. Khi vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng 4. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào A. lên vật nhúng trong chất lỏng hoặc chất khí B. lực đẩy Ác-si-mét không phụ thuộc vào vị trí của vật C. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên D. phần thể tích vật chiếm chổ trong chất lỏng và trọng lượng riêng của chất lỏng đó 3. Tại sao con tàu bằng thép nặng hơn hòn bi thép lại nổi còn hòn bi thép lại chìm? 4. Ba vật làm bằng ba chất khác nhau: Đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau, khi nhúng ngập chúng vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất, bé nhất? v Gợi ý: So sánh thể tích của ba khối làm bằng các chất đồng, sắt, nhôm có cùng khối lượng 5. Treo một vật vào một lực kế trong không khí thì lực kế chỉ 13,8N. Vẫn treo vật bằng lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn vào trong nước thì lực kế chỉ 8,8N a) Vì sao có sự chênh lệch này? Hãy giải thích? b) Tính thể tích của vật và khối lượng riêng của nó? (Khối lượng riêng của nước: D = 1 000 kg/m3) v Gợi ý: - Tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét - Áp dụng công thức: FA = d.V = 10.D.V ð Thể tích của vật V = - Khối lượng của vật: m = (P: Trọng lượng của vật trong không khí) - Khối lượng riêng của vật: V’ = CÔNG CƠ HỌC – ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững 1. Khi nào có công cơ học? - Công cơ học dùng trong trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực - Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và độ chuyển dời của vật 2. Công thức tính công cơ học Công thức: A = F.s v Trong đó: - F: lực tác dụng vào vật (N) - s: quãng đường vật dịch chuyển (m) - A: công của lực F (J) 3. Định luật về công A1 = A2 ó P.h = F.l Không một máy cơ đơn giản nào có lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại v Trong đó: - P: trọng lượng cần đưa vật lên cao (N) - h: độ cao đưa vật lên (m) - F: lực tác dụng lên vật khi bỏ qua lực ma sát (N) - l: chiều dài mặt phẳng nghiêng hay quãng đường kéo dây khi sử dụng ròng rọc (m) II. Câu hỏi và bài tập 1. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có công cơ học? Trong trường hợp nào không có công cơ học? Hãy giải thích a) Dùng dây kéo chiếc thùng gỗ chuyển động trên mặt sàn nằm ngang b) Dùng ngón tay đè lên quyển sách đang nằm yên trên bàn c) Một chiếc ô tô đang chuyển động d) Lực hút của Trái Đất tác dụng lên hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang 2. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chổ trống câu sau: Không một máy cơ đơn giản nào có . . . . . .về công, được lợi bao nhiêu lần về . . . . . thì lại thiệt bấy nhiêu lần về . . . . . . . . . . . . và . . . . . . . . . . . . . . 3. Ghép mỗi thành phần 1, 2, 3, 4 với một thành phần của A, B, C, D để được các câu đúng 1. Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố là 2. Công thức tính công cơ học là 3. Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét là 4. Công cơ học có A. đơn vị là Jun (J) B. FA = d.V C. A = F.s D. lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển 4. Một đầu máy xe lửa kéo các toa bằng một lực 8 400N. Tính công của lực kéo khi các toa xe chuyển động trên quãng đường 12km 5. Thang máy có khối lượng 750kg, được kéo từ hầm mỏ sâu 80m lên mặt đất bằng lực căng của sợi cáp. Tính công của lực căng để thực hiện việc đó 6. Một vật có khối lượng 8kg, rơi từ độ cao 3m xuống đất. Lực nào đã thực hiện công? Tính công của lực trong trường hợp này 7. Một thang máy có khối lượng 700kg được kéo chuyển động đều lên cao với vận tốc 3 m/s. Tính công của lực kéo trong thời gian là 10 giây 8. Một chiếc xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là 1 200N. Trong một phút công sinh ra là 780 000N. Tính vận tốc chuyển động của xe 9. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong một phút công thực hiện là 360kJ. Tính vận tốc chuyển động của xe v Gợi ý: - Vận dụng công thức tính công để tìm quãng đường xe đi được - Tìm vận tốc của xe khi biết quãng đường đi được và thời gian đi hết quãng đường đó 10. Để kéo một vật lên cao người kéo phải dùng một lực tối thiểu là 1 400N. Cũng kéo vật ấy lên, nhưng muốn lực kéo chỉ là 700N thì phải dùng hệ thống ròng rọc như thế nào? So sánh công thực hiện trong hai trường hợp và rút ra kết luận v Gợi ý: Dùng ròng rọc động có tác dụng gì? 11. Để đưa một vật có trọng lượng là 420N lên cao bằng ròng rọc động, người ta phải kéo đầu dây một đoạn là 8m a) Tính lực kéo và độ cao nâng vật lên b) Tính công thực hiện để nâng vật CÔNG SUẤT I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững 1. Khái niệm công suất Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian 2. Công thức tính công suất - Công thức: P = v Trong đó: - A: công thực hiện (J) - t: thời gian thực hiện công A (s) 3. Đơn vị công suất Đơn vị công suất là J/s được gọi là Oát (Kí hiệu W) 1W = 1 J/s 1kW = 1 000W 1MW = 1 000 000W II. Câu hỏi và bài tập 1. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của công suất? A. Oát (W) B. Jun trên giây (J/s) C. Kilôoat (kW) D. Cả ba đơn vị trên 2. Ghép mỗi thành phần 1, 2, 3, 4 với một thành phần của A, B, C, D để được các câu đúng 1. Công suất được xác định bằng 2. Công suất cho biết 3. Đơn vị của công suất là 4. Đơn vị của công là A. Oát (W) B. công thực hiện trong một giây C. Jun (J) D. khả năng thực hiện công nhanh hay chậm 3. Một người kéo vật từ một giếng sâu 14m lên đều trong 40 giây. Người ấy phải dùng một lực là 160N. Tính công, công suất của người kéo 4. Một máy bay trực thăng khi cất cánh động cơ tạo ra một lực phát động là 12 000N, sau 150 giây máy bay đạt được độ cao 650m. Tính công suất của động cơ máy bay 5. Công suất của một máy bơm nước là 900W. Trong một giờ hoạt động má

File đính kèm:

  • docOn tap li 8 HK1.doc