VẬT LÝ 11 (CƠ BẢN)
ÔN TẬP
CHƯƠNG I
ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
I. LÝ THUYẾT
1. Điện tích điểm là gì? Phát biểu định luật về sự tương tác giữa các điện tích điểm.
2. Hằng số điện môi của một chất cho ta biết điều gì? Lực tương tác của các điện tích trong một điện môi nhỏ hơn hay lớn hơn trong chân không?
3. Trình bày nội dung của thuyết electron?
4. Thế nào là sự nhiễm điện do tiếp xúc? Dựa vào thuyết electron giải thích?
5. Thế nào là sự nhiễm điện do hưởng ứng? Dựa vào thuyết electron giải thích?
6. Điện trường là gì? Cường độ điện trường là gì? Cường độ điện trường được xác định như thế nào? Đơn vị cường độ điện trường là gì?
7. Vecto cường độ điện trường là gì? Nêu những đặc điểm của vescto cường độ điện trường tại một điểm?
8. Nêu định nghĩa và các đặc điểm của đường sức điện?
9. Viết công thức tính công của lực điện trong sự dịch chuyển một điện tích trong điện trường đều? Công này có đặc điểm gì? Công này có mối quan hệ như thế nào với thế năng của điện tích?
10. Điện thế tại một điểm trong điện trường là gì? Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là gì? Nêu công thức và đơn vị tính.
11. Tụ điện là gì? Tụ điện phẳng có cấu tạo như thế nào?
12. Điện dung của tụ điện là gì? Đơn vị là gì? Năng lượng mà tụ tích được là dạng năng lượng gì?
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Vật lý 11 (cơ bản) - Ôn tập chương I: Điện tích. Điện trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬT LÝ 11 (CƠ BẢN)
ÔN TẬP
CHƯƠNG I
ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
I. LÝ THUYẾT
1. Điện tích điểm là gì? Phát biểu định luật về sự tương tác giữa các điện tích điểm.
2. Hằng số điện môi của một chất cho ta biết điều gì? Lực tương tác của các điện tích trong một điện môi nhỏ hơn hay lớn hơn trong chân không?
3. Trình bày nội dung của thuyết electron?
4. Thế nào là sự nhiễm điện do tiếp xúc? Dựa vào thuyết electron giải thích?
5. Thế nào là sự nhiễm điện do hưởng ứng? Dựa vào thuyết electron giải thích?
6. Điện trường là gì? Cường độ điện trường là gì? Cường độ điện trường được xác định như thế nào? Đơn vị cường độ điện trường là gì?
7. Vecto cường độ điện trường là gì? Nêu những đặc điểm của vescto cường độ điện trường tại một điểm?
8. Nêu định nghĩa và các đặc điểm của đường sức điện?
9. Viết công thức tính công của lực điện trong sự dịch chuyển một điện tích trong điện trường đều? Công này có đặc điểm gì? Công này có mối quan hệ như thế nào với thế năng của điện tích?
10. Điện thế tại một điểm trong điện trường là gì? Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là gì? Nêu công thức và đơn vị tính.
11. Tụ điện là gì? Tụ điện phẳng có cấu tạo như thế nào?
12. Điện dung của tụ điện là gì? Đơn vị là gì? Năng lượng mà tụ tích được là dạng năng lượng gì?
II. BÀI TẬP
Bài 1: Hai vật nhỏ giống nhau, mỗi vật thừa một e. Tìm khối lượng mỗi vật để lực tĩnh điện bằng lực hấp dẫn.
Bài 2: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt cách nhau đặt trong chân không, cách nhau đoạn R = 4cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là F = 10-5N.
Tìm độ lớn mỗi điện tích.
Tìm khoảng cách R1 giữa chúng để lực đẩy tĩnh điện là F1 = 2,5. 10-6N.
Bài 3: Ba điện tích điểm q1= 4.10-8C q2= - 4.10-8C và q3 = 5.10-8C đặt trong không khí tại ba đỉnh của tam giác đều ABC cạnh là a=2cm. Xác định vecto lực tác dụng lên q3.
Bài 4: Ba điện tích điểm q1= 27.10-8C q2= 64.10-8C và q3 = -10.10-8C đặt trong không khí tại ba đỉnh của tam giác ABC vuông góc tại C. Cho AC = 30cm, BC = 40cm. Xác định vecto lực tác dụng lên q3.
Bài 5: Một điện tích điểm q1= 9.10-8C nằm tại điểm A trong chân không. Một điện tích điểm khác q2= -16.10-8C nằm tại điểm B trong chân không.Khoảng cách AB = 5 cm.
Xác định cường độ điện trường tại điểm C với CA = 3cm và CB = 4cm.
Xác định điểm D mà tại đó điện trường bằng 0.
Bài 6: Công của lực điện trường làm một điện tích điểm q di chuyển giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000V là A = 1J. Tính độ lớn của điện tích đó.
Bài 7: Một electron di chuyển một đoạn đường 0,6cm từ điểm M đến điểm N dọc theo một đường sức điện thì lực điện sinh công 9,6.10-18J.
Tính công mà lực điện sinh ra khi electron di chuyển tiếp 0,4cm từ điểm N đến P theo phương và chiều nói trên.
Tính vận tốc của electron khi nó đến P. Biết rằng, tại M electron không có vận tốc ban đầu. Khối lượng của electron là 9,1. 10-31kg.
Bài 8: Có hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và cách nhau 1cm. Hiệu điện thế giữa bản dương và bản âm là 120V. Hỏi điện thế tại điểm M nằm trong khoảng giữa hai bản, cách bản âm là 0,6 cm sẽ là bao nhiêu? Mốc điện thế ở bản âm.
Bài 9: Một tụ điện phẳng không khí có điện dung 1000 pF và khoảng cách giữa hai bản là d = 1mm. Tích điện cho tụ điện dưới hiệu điện thế 60V. Tính điện tích của tụ điện và cường độ điện trường trong tụ điện.
Bài 10: Tụ phẳng không khí điện dung C = 2pF được tích điện ở hiệu điện thế U = 600V.
Tính điện tích Q của tụ.
Ngắt tụ khỏi nguồn, đưa hai bản tụ ra xa để khoảng cách tăng gấp 2. Tính C1, Q1, U1 của tụ khi đó.
Vẫn nối tụ với nguồn, cũng đưa hai bản tụ ra xa để khoảng cách tăng gấp 2. Tính C2, Q2, U2 của tụ khi đó.
Gợi ý bài 10:
*Điện dung của tụ điện phẳng còn được xác định theo công thức (F), với
, là hằng số điện môi, trong không khí xem như=1.
S là phần diện tích đối diện của hai bản tụ (m2)
d là khoảng cách giữa hai bản tụ (m)
*Nối tụ vào nguồn thì U = const
*Ngắt tụ điện khỏi nguồn thì Q = const
File đính kèm:
- BT On tap Chuong I Dien truong.doc