ài tập vật lý Kvant số2 năm 2004
Bài 1908:Một thanh cứng chuyển động theo mặt phẳng. Tại một thời điểm nào đó vận
tốc của một trong hai đầu thanh bằng 1 m/s, vận tốc của đầu còn lại bằng 2 m/s. Vận tốc
tại tâm của thanh tại thời điểm này có thểbằng bao nhiêu? (А. Стержнев)
Bài 1909:Các quảnặng khối lượng M và 2M nối với nhau bằng sợi dây nhẹ, không
giãn được vắt qua ròng rọc. Thêm một sợi dây nữa được nối với trục ròng rọc này và
vắt qua một ròng rọc cố định khác, đầu còn lại của sợi dây này nối với một quảnặng
thứba. Khối lượng của quảnặng này phải bằng bao nhiêu đểmột trong các quảnặng
được nhắc ởtrên có thểgiữnguyên không chuyển động trong một khoảng thời gian nào
đó sau khi buông lỏng hệ. (З. Рафаилов)
1 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập vật lý Kvant năm 2004, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Available on
Translator by HHA (damap2010@yahoo.com)
Bài tập vật lý Kvant số 2 năm 2004
Bài 1908: Một thanh cứng chuyển động theo mặt phẳng. Tại một thời điểm nào đó vận
tốc của một trong hai đầu thanh bằng 1 m/s, vận tốc của đầu còn lại bằng 2 m/s. Vận tốc
tại tâm của thanh tại thời điểm này có thể bằng bao nhiêu? (А. Стержнев)
Bài 1909: Các quả nặng khối lượng M và 2M nối với nhau bằng sợi dây nhẹ, không
giãn được vắt qua ròng rọc. Thêm một sợi dây nữa được nối với trục ròng rọc này và
vắt qua một ròng rọc cố định khác, đầu còn lại của sợi dây này nối với một quả nặng
thứ ba. Khối lượng của quả nặng này phải bằng bao nhiêu để một trong các quả nặng
được nhắc ở trên có thể giữ nguyên không chuyển động trong một khoảng thời gian nào
đó sau khi buông lỏng hệ. (З. Рафаилов)
Bài 1910: Một lượng khí nitơ có thể tích V = 20 ℓ ở áp suất p = 0,5 atm và nhiệt độ T =
300 K. Người ta thực hiện một quá trình như sau đối với lượng khí này: một lượng
nhiệt Q = 300 J được cung cấp một cách từ từ cho khối khí, đồng thời nhiệt độ khí tăng
lên ∆T = 10 K. Khí bị giãn nở hay bị nén? (А. Простов)
Bài 1911: Người ta quấn một cuộn cảm có số vòng dây lớn lên một lõi hình xuyến được
làm từ vật liệu có độ từ thẩm lớn. Nối cuộn dây vào một nguồn có điện trở trong lớn –
dòng điện trên thực tế ngừng biến thiên sau 1 s và bằng 10 mA. Người ta quấn thêm
một cuộn cảm lên cùng loại lõi như cuộn trước và cùng sử dụng một loại dây dẫn nhưng
chỉ khác nhau ở một chỗ là chiều dài cuộn sau gấp hai lần cuộn trước. Hai cuộn cảm
được nối song song với nhau và một lần nữa được mắc vào nguồn điện như trên. Dòng
điện sẽ chạy qua các cuộn cảm sau 1 s kết nối bằng bao nhiêu? Các cuộn dây phân bố
sao cho trường từ của một trong số chúng không tạo ra thông lượng qua cuộn còn lại.
Dây dẫn dùng để quấn cuộn cảm có điện trở riêng nhỏ. (А. Зильберман)
Bài 1912: Trong tay bạn có một điện trở 1 kΩ, một cuộn cảm 1 H và một tụ điện 10 µF.
Nguồn điện biến thiên tần số 50 Hz có biên độ 1 V. Cần phải mắc các phần tử mạch
điện ra sao để dòng điện qua điện trở là nhỏ nhất có thể (nhưng không bằng 0)? Cần
mắc chúng như thế nào để dòng điện qua điện trở là lớn nhất? Tìm biên độ của các dòng
điện này. Các phần tử mạch điện cho là lý tưởng. (Р.Александров )