Bài tập vật lý Kvant năm 2010

Ph2168 Sao Kim có khí quển khác lạ có chiều cao tới 10 Km và có mật độ gần như không đổi. Một quả bóng

được thả từ độ cao 5m sẽ chạm bề mặt sao Kim sau 1 giây. Từ độ cao 50m quả bóng sẽ rơi trong thời gian

3.5s, từ độ cao 100m -5.5s. Hỏi quả bóng sẽ rơi trong bao lâu từ độ cao 200m? Hãy ước lượng vận tốc của

quả bóng trong trường hợp đó ngay trước khi quả bóng chạm bề mặt sao Kim.

Ph2169 Trên mặt bàn nằm ngang có một vật có khối lượng M, vật được quấn các đoạn chỉ nhẹ, các đầu của

chỉ buộc vật nặng có khối lượng 2M và M/2. Chỉ được quàng qua qua các trục không chuyển động, nằm

ngang, sao cho mỗi đoạn chỉ có 1 đoạn nằm ngang, một đoạn nằm thẳng đứng. Ban đầu vật nặng trên mặt

phảng được giữ, sau đó được thả ra. Khi đó các trục chuyển động lại nhau mỗi cái có gia tốc a =g/7. Hãy tìm

gia tốc của vật M ngay sau khi bắt đầu chuyển động.

pdf1 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập vật lý Kvant năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2/21/2011 Ph2168 Sao Kim có khí quển khác lạ có chiều cao tới 10 Km và có mật độ gần như không đổi. Một quả bóng được thả từ độ cao 5m sẽ chạm bề mặt sao Kim sau 1 giây. Từ độ cao 50m quả bóng sẽ rơi trong thời gian 3.5s, từ độ cao 100m -5.5s. Hỏi quả bóng sẽ rơi trong bao lâu từ độ cao 200m? Hãy ước lượng vận tốc của quả bóng trong trường hợp đó ngay trước khi quả bóng chạm bề mặt sao Kim. Ph2169 Trên mặt bàn nằm ngang có một vật có khối lượng M, vật được quấn các đoạn chỉ nhẹ, các đầu của chỉ buộc vật nặng có khối lượng 2M và M/2. Chỉ được quàng qua qua các trục không chuyển động, nằm ngang, sao cho mỗi đoạn chỉ có 1 đoạn nằm ngang, một đoạn nằm thẳng đứng. Ban đầu vật nặng trên mặt phảng được giữ, sau đó được thả ra. Khi đó các trục chuyển động lại nhau mỗi cái có gia tốc a =g/7. Hãy tìm gia tốc của vật M ngay sau khi bắt đầu chuyển động. Ph2170 Người ta đổ vào hai cốc lượng nước như nhau: nước đổ vào cốc một là nước nóng 70oC, còn vào cốc hai là nước lạnh 200C. Múc một thìa nước từ cốc nước nóng đổ vào cốc nước lành rồi khuấy đều. Khi đó nhiệt độ của cốc nước lạnh là 250C. Múc một thìa nước này đổ lại cố nước nóng và khuấy đều. Hỏi nhiệt độ lúc này của cốc nước nóng là bao nhiêu? Hỏi phải lập đi lập lại bao nhiêu lần các thao tác trên để cho độ chênh lệch về nhiệt độ của hai cốc nhỏ hơn 1 độ. Bỏ qua nhiệt dung của cốc nước, thìa cũng như trao đổi nhiệt với môi trường. Ph2171 Ba điện trở như nhau được mắc nối tiếp, ắc quy có điện thế 6V được mắc vào hai đầu đoạn mạch.Hai Vol kế giống hệt nhau được mắc vào đoạn mạch như hình vẽ 1. Một trong hai Vol kế chỉ 3 Vol. Hỏi Vol kế thứ hai chỉ bao nhiêu? Hỏi Vol kế đó sẽ chỉ bao nhiêu nếu như Vol kế kia được ngắt hoàn toàn khỏi đoạn mạch. Chỉ số của dụng cụ xem như chính xác, các Vol kế không lý tưởng. Ph2172 Trong vũ trụ, cách ly khỏi các vật thể khác, đặt một quả cầu có thành mỏng làm bằng chất không dẫn điện có bán kính R, khối lượng M. Trên bề mặt quả cầu được cho tĩnh điện đều với điện tích Q. Từ xa có một viên bi nhỏ có khối lượng m và cùng điện tích Q bay tới. Vận tốc ban đầu của viên bi là v0 và hướng tới tâm quả cầu, trên thành quả cầu được đục hai lỗ sao cho khi viên bi có tốc độ đủ lớn có thể đi xuyên qua quả cầu. Hỏi thời gian viên bi bay trong quả cầu bằng bao nhiêu? Ph2173 Con lắc lò xo được cấu tạo từ một lò xo nhẹ có độ cứng k và vật nặng M được treo vào lò xo. Ban đầu hệ không chuyển động (vật nặng cân bằng).Tại mội thời điểm điểm treo chuyển động xuống dưới với vận tốc không đổi v0. Hãy tìm chiều dài tối đa của lò xo khi chuyển động. Khi không giãn lò xo có chiều dài L. Ph2174 Một lượng lớn thấu kình hội tụ mỏng có tiêu cự F được đặt cách đều nhau khoảng l sao cho trục chính của tất cả thấu kính trùng nhau. Khoảng l nhỏ hơn rất nhiều so với F. Một chùm sáng chiếu vuông góc tới mặt phẳng thấu kính thứ nhất (hình 2). Hãy vẽ tiếp tia sáng. Hãy xác định khoảng cách giữa các điểm tia sáng cắt trục chính của hệ lần thứ ba và lần thứ 4.

File đính kèm:

  • pdfKvant 2010 No1.pdf
  • pdfKvant 2010 No2.pdf
  • pdfKvant 2010 No3.pdf
  • pdfKvant 2010 No4.pdf
  • pdfKvant 2010 No5.pdf
  • pdfKvant 2010 No6.pdf