Bài tập về các biên pháp tu từ - Ngữ văn 6

Bài 4:Trong các cách giải thích sau cách giải thích nào đúng.

1, Khoan hồng độ lượng

A. Đối xử rộng rãi với mọi người. B. Đối xử khoan rung độ lượng với mọi người

C. Đối xử tốt, tôn trọng mọi người.

2, Hồn xiêu phách lạc :

A. Tình hình không bình thường khi gặp chuyện gì đó.

B. Sợ đến mức hoảng hốt, kinh hoàng. C. Tỏ ra hơi sợ sệt khi gặp chuyện gì đó.

3, Thắt lưng buộc bụng:

A. Hoàn cảnh quá đói khổ B. Gặp những điều bất trắc trong cuộc sống.

C. Phải tằn tiệm, tiết kiệm trong cuộc sống.

4, Dựng tóc gáy;

A. Sợ hãi cực độ, đến mức cảm thấy như tóc gáy dựng đứng lên

B. Sự việc đến một cách lạ lùng, bất ngờ, đến nỗi tóc gáy dựng lên.

C. Tóc gáy dựng lên khác thường với mọi người xung quanh;

5, Đứt đuôi con nòng nọc:

A. Hiện tượng xảy ra một cách bình thường. B. Quy luật tất yếu xảy ra trong hiện thực.

C. Sự việc quá rõ ràng, không còn gì phải bàn cãi.

6, Tiến thoái lưỡng nan:

A. Vừa tiến, vừa lùi. B. Ở vào thế bế tắc, khó giải quyết, tiến cũng khó và lùi cũng kho

C. Không tiến lên và cũng không lùi lại

7, Khổ tận cam lai:

A. Hết đau khổ, hết đắng cay và đã đến lúc sung sướng

B. Còn đau khổ và đắng cay rất nhiều C. Cần khắc phục khó khăn để được sung sướng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4661 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về các biên pháp tu từ - Ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4:Trong các cách giải thích sau cách giải thích nào đúng. 1, Khoan hồng độ lượng  A. Đối xử rộng rãi với mọi người. B. Đối xử khoan rung độ lượng với mọi người C. Đối xử tốt, tôn trọng mọi người. 2, Hồn xiêu phách lạc : A. Tình hình không bình thường khi gặp chuyện gì đó. B. Sợ đến mức hoảng hốt, kinh hoàng. C. Tỏ ra hơi sợ sệt khi gặp chuyện gì đó. 3, Thắt lưng buộc bụng: A. Hoàn cảnh quá đói khổ B. Gặp những điều bất trắc trong cuộc sống. C. Phải tằn tiệm, tiết kiệm trong cuộc sống. 4, Dựng tóc gáy; A. Sợ hãi cực độ, đến mức cảm thấy như tóc gáy dựng đứng lên B. Sự việc đến một cách lạ lùng, bất ngờ, đến nỗi tóc gáy dựng lên. C. Tóc gáy dựng lên khác thường với mọi người xung quanh; 5, Đứt đuôi con nòng nọc: A. Hiện tượng xảy ra một cách bình thường. B. Quy luật tất yếu xảy ra trong hiện thực. C. Sự việc quá rõ ràng, không còn gì phải bàn cãi. 6, Tiến thoái lưỡng nan: A. Vừa tiến, vừa lùi. B. Ở vào thế bế tắc, khó giải quyết, tiến cũng khó và lùi cũng kho C. Không tiến lên và cũng không lùi lại 7, Khổ tận cam lai: A. Hết đau khổ, hết đắng cay và đã đến lúc sung sướng B. Còn đau khổ và đắng cay rất nhiều C. Cần khắc phục khó khăn để được sung sướng. Bài 5: Trong các cách giải thích sau, cách nào giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị? Cách nào giải thích nghĩa bằng cách dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa ? A. Áo giáp: áo được làm bằng chất liệu đặc biệt ( da thú hoặc sắt .) nhằm chống đỡ binh khí, bảo vệ cơ thể. B. Huyên náo : ồn ào C. Oái oăm : trái hẳn với bình thường đến mức không ngờ tới được. D. Rượu tăm : rượu có nồng độ cao, ngon, khi rót ra thường sủi tăm. E. Mách lẻo : đem chuyện người này nói cho người khác, với dụng ý không tốt. F. Chỉnh tề : Xếp đặt ngay ngắn G. Rong biển : loài thực vật ở biển, thân mảnh, hình dải dài, thường mọc chi chít vào nhau. H. Dung hạnh : là nhan sắc và đức hạnh  I. Tam thất: là cây dược liệu, chỉ trồng được ở một số vùng núi cao,khí hậu mát, trồng lâu năm mới có củ, củ dùng làm thuốc chữa bệnh J. Áo bông : là áo vải hoa. K. Máy bộ đàm : là máy liên lạc vô tuyến điện thoại nhỏ, có thể di chuyển dễ dàng. L. Lờ đờ : chậm chạp, thiếu tinh nhanh. M. Nghĩa : lẽ phải, làm khuôn phép cư xử trong quan hệ giữa con người với nhau. N. Bắt bẻ : Vặn hỏi, gây khó khăn cho người bị hỏi. O. Trăn: rắn lớn sống ở rừng nhiệt đới, không có nọc độc, còn dấu vết chân sau, có thể bắt ăn thịt cả những con thú khá lớn. P. Lừ đừ : chậm chạp, mệt mỏi. Q. Nhà pha: nhà tù, trại giam tù nhân. R. Cần lao : cần cù trong lao động/ S. Phong cách : lối sống, cách sinh hoạt làm việc, ứng xử, tạo nên nét riêng của một con người, một lớp người nào đó. V/ SO SÁNH Bài 1; Chỉ ra từ ngữ có tác dụng tạo phép so sánh trong các trường hợp sau : 1/ Quê hương là chum khế ngọt  Cho con trèo hái mỗi ngày  Quê hương là đường đi học  Con về rợp bườm vàng bay  2/ Con đi trăm núi ngàn khe  Chưa bằng muôn nỗi tái tê long bầm  Con đi đánh giặc mười năm  Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi 3/ Cây gạo cao sừng sững như 1 tháp đèn khổng lồ 4/ Hoa lay ơn giống như chiếc loa kèn màu hồng phấn.  5/ Trăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. 6/ Áo chàng đỏ tựa rang pha  Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in  7/ Ngôi nhà như trẻ nhỏ  Lớn lên với trời xanh  8/ Bà như quả đã chín rồi  Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng  9/ Mẹ già như chuối ba hương Như cơm nếp mậm như đường mía lau 10/ Những ngôi sao thức ngoài kia  Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con  Hôm nay con ngủ giấc tròn  Mẹ là ngọn gió của con suốt đời 11/ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa  Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa 1/ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống dòng song lấp loáng 2/ Cô gái đẹp như hoa. 3/ Cao như núi dài như sông Trí ta lớn hơn biển đông trước mặt 4/ Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng 5/ Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học 6/ Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 7/ Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh 8/ Trong như tiếng hạc bay qua Đục như nước suối mới sa nửa vời 9/ Mỏ Cốc như cái dùi sắt,chọc xuyên cả đất 10/ Lòng êm như chiếc thuyền không bến Nghe rét thu về hạ kín mui nhân hóa Cây dừa cao toả nhiều tàu Dang tay đón gió gật đâu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao Hoa dừa nở lẫn cùng sao Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh Ai đem nước ngọt nước lành Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi 8. Trong họ hang nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh xắn nhất.Cô có chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi được tết săn lại, cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy 9. Chị Tre chải tóc bên ao Nàng Mây áo trắng ghé vào soi gương 10. Cứ như thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng 11. Vì mây cho núi lên trời Vì cơn gió thổi hoa cười với trăng ẨN DỤ Bài 1:Xác định các kiểu ẩn dụ trong những trường hợp sau: 1/ Ôi người Cha đôi mắt mẹ hiền sao Giọng của người không phải sấm trên cao Ấm từng tiếng thấm vào long mong ước 2/ Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng có lối ai vào hay chưa 3/ Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn trăng hỡi đèn 4/ Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào 5/ Này lắng nghe em khúc nhạc thơm 6/ Em thấy cơn mưa rào Ngập tiếng cười của bố 7/ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim 8/ Trong gió trong mưa Ngọn đèn đứng gác Cho thắng lợi, nối theo nhau Đang hành quân đi lên phía trước 9/ Trời xanh nhớ mắt qúa chừng Cỏ xanh nhớ gót chân dừng nơi đây 10/ Trời cao mây lững lờ bay Cuối thu dặm liễu đã thay lá vàng 11/ Quả bồ hòn trong tròn ngoài méo Trái thầu dầu trong héo ngoài tươi 12/ Gần mực thì đen gần đèn thì sang 13/ Đã nghe nước chảy lên non  Đã nghe đất chuyển thành con sông dài 14/ Con kiến mà leo cành đa Leo phải cành cộc leo ra leo vào Con kiến mà leo cành đào Leo phải cành cộc leo vào leo ra. 15/ Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói Những đời thường cũng có bong hoa che 16/ Mấy khi rồng gặp mây đây Để rồng than thở với mây vài lời Nữa mai rồng ngược mây xuôi Biết bao giờ lại nối lời nước non 17/ Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai 18/ Sóng sông hồng bỗng xanh màu Đa – nuýp Nhạc bồng bềnh trôi tới các vì sao 19/ Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ Gặp mỗi người đều muốn ghé môi hôn. 20/ Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường Bài 2: Ẩn dụ sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào ? Sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng gì ?  Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều cái nắng đậm đà của mùa thu biên giới Bài3: Những câu sau đây có câu nào sử dụng ẩn dụ không ? Nếu có em hãy chỉ ra cụ thể ? 1. Chúng ta không nên nướng tiền bạc của cha mẹ 2. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu Bài 4:Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta thường sử dụng ẩn dụ để trao đổi thông tin và bộc lộ cảm xúc.Em hãy kể một số ẩn dụ trong sinh hoạt mà em biết ? Bài 5: Hãy tìm 5 ẩn dụ có trong các bài thơ mà em đã học Bài 6:Hãy làm một bài thơ theo thể thơ năm chữ có sử dụng ít nhất một phép tu từ ẩn dụ . Bài 7: Trong đoạn thơ sau : Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim a. Tìm các phép so sánh và ẩn dụ trong đoạn thơ trên b. Hãy viết thành văn xuôi đoạn thơ trên Bài 8: Có người noi: “ Sức mạnh của so sánh là nhận thức, sức mạnh của ẩn dụ là biểu cảm”. Em hãy tìm một vài ví dụ tiêu biểu để chứng minh. HOÁN DỤ Bài 1: Chỉ ra các kiểu hoán dụ trong các câu sau : 1. Áo chàm đưa buổi phân li 8. Vì sao trái đất nặng ân tình Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh 2. Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt 9 Hỡi những trái tim không thể chết Đảng ta đây xương sắt da đồng Chúng tôi đi theo vết các anh 3. Đứng lên than cỏ thân cỏ thân rơm Những hồn Trần Phú vô danh Bùa liềm không sợ súng gươm bạo tàn Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn 4. Ta hiểu. Miên Nam thương nhớ Bác 10. Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước Nóng lòng mong đợi Bác vào thăm Chỉ cần trong xe có một trái tim Ta hiểu. Đêm nằm nghe gió gác 11. Đây suối Lê – nin kia núi Mác Bác thường trăn trở nhớ Miền Nam Hai tay xây dựng một sơn hà 5. Hà Nội ngực đập thình thịch 12. Tay ta, tay súng, tay cày, Những người con trai năm trước Tay gươm tay bút dựng xây nước nhà Súng choàng vai hoa trên tay 13. Tuốt gươm không chịu sống quì 6. Đất nước bốn nghin năm Tuổi xanh chẳng tiếc sá chi bạc đầu Vất vả và gian lao 14. Mặt trời xuống biển như hòn lửa Đất nước như vì sao Sóng đã cài then đêm sập cửa Cứ đi lên phía trước Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Bài 2:Trong đoạn thơ : Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ Hòn Gai kêu đất đỏ đấu tranh Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên a. Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng từ ngữ nào để làm phép hoán dụ ? b. Các từ ngữ dung làm hoán dụ thay cho ai ? c. Tác dụng của phép hoán dụ trong đoạn thơ ? Bài 3: Tìm phép hoán dụ trong các bài thơ em đã học Bài 4: Trong giao tiếp hàng người ta có sử dụng hoán dụ không ? Nếu có tìm 5 đến 7 hoán dụ minh hoạ ? Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn (Nội dung tự chọn )trong đó có sử dụng phép hoán dụ? Và cho biết tác dụng của phép tu từ mà em đã sử dụng với đoạn văn .  Bài 6: Trong các câu sau sử dụng các kiểu hoán dụ nào? Sử dụng như vậy có tác dụng gì không? - Tay ta, tay búa, tay cày. Tay gươm tay bút dựng xây nước mình. - Đứng lên thân cỏ thân rơm Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn !

File đính kèm:

  • docbai tap ve cac bien phap tu tu.doc