Câu 1. Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ, ởcatôt thu được
A. NaOH B. Na
C. HCl D. Cl2
Câu 2.Dãy gồm các kim loại được điều chếtrong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy
của chúng là
A. Fe, Ca, Al B. Na, Ca, Al
C. Na, Cu, Al D. Na, Ca, Zn
8 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 6288 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về điện phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Yên Định 3 Giáo viên: Nguyễn Lê Minh – ĐT 01697622289
Bài tập điện phân 1
BÀI TẬP ĐIỆN PHÂN
Câu 1. Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ, ở catôt thu được
A. NaOH B. Na
C. HCl D. Cl2
Câu 2. Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy
của chúng là
A. Fe, Ca, Al B. Na, Ca, Al
C. Na, Cu, Al D. Na, Ca, Zn
Câu 3. Sản phẩm chính được hình thành ở anot và catot trong quá trình điện phân dd BaCl2 lần lượt là:
A. Cl2; H2 B. Cl2; Ba
C. Cl2; O2 D. H2; Cl2
Câu 4. Khi điều chế nhôm bằng cách điện phân Al2O3 nóng chảy, người ta thêm cryolit là để:
(I) Hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, tiết kiệm năng lượng
(II) Tạo chất lỏng dẫn điện tốt hơn Al2O3 nóng chảy
(III) Ngăn cản quá trình oxi hoá nhôm trong không khí
A. Chỉ (I) B. (I) và (II)
C. (II) và (III) D. Cả (I) (II) (III)
Câu 5. Khi điện phân dd NaCl (có màn ngăn), cực dương không làm bằng sắt mà làm bằng than chì là do
A. sắt dẫn điện tốt hơn than chì B. cực dương tạo khí clo tác dụng với Fe
C. than chì dẫn điện tốt hơn sắt D. cực dương tạo khí clo tác dụng với than chì
Câu 6. Trong sự điện phân NaCl nóng chảy, người ta thường thêm các muối khác (như NaF hoặc CaCl2) vào với
mục đích :
A. Thu được hỗn hợp càc kim loại B. Thu được hỗn hợp càc halogen
C. Hạ nhiệt độ nóng chảy của NaCl D. Cả 3 lý do trên đều đúng
Câu 7. Vai trò của Criolit trong điện phân nóng chảy Al2O3 để điều chế nhôm là :
A. Tiết kiệm được năng lượng do hỗn hợp Al2O3 và
Criolit nóng chảy ở 9000C so với nhiệt độ nóng chảy của
Al2O3 là 20500C
B. Tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3
nóng chảy
C. Ngăn cản nhôm nóng chảy không bị oxi hóa trong
không khí
D. Cà A, B, C có thể đều đúng
Câu 8. Trong qua trình điện phân dung dịch CuCl2 , nước đóng vai trò là:
A. Tham gia vào quá trình điện phân B. Là dung môi và phân li CuCl2
C. Để bảo vệ Cu tạo thành D. Làm tăng độ dẫn điện
Câu 9. Khi điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ ta có quá trình điện phân:
A. AgNO3 + H2O ---> Ag + O2 + H2 + NO2 B. 2AgNO3 + H2O ---> 2Ag + 7/2O2 + H2 + N2
C. AgNO3 + H2O ---> Ag2O + NO2 + H2 + NO2 D. AgNO3 + H2O ---> Ag + 1/2O2 + H2 + HNO3
Câu 11. Sự điện phân và sự điện ly có gì khác biệt?
A. Chỉ là hai từ khác nhau của cùng một hiện tượng là
sự phân ly tạo ion của chất có thể phân ly thành ion
được
B. Một đằng là sự oxi hóa khử nhờ hiện diện của dòng
điện, một đằng là sự phân ly tạo ion của chất có thể phân
ly thành ion.
C. Sự điện phân là sự phân ly ion nhờ dòng điện, còn sự
điện ly là sự phân ly ion nhờ dung môi hay nhiệt (với
các chất điện ly nóng chảy)
D. Tất cả đều không đúng
Câu 12 . Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng, trong suốt quá trình điện phân thấy màu xanh lam
của dung dịch không đổi. Điều này chứng tỏ:
A. Sự điện phân trên thực chất là điện phân nước của
dung dịch nên màu dung dịch không đổi
B. Sự điện phân thực tế không xảy ra, có thể do mất
nguồn điện
C. Lượng ion Cu2+ bị oxi hóa tạo Cu bám vào catot bằng
với lượng Cu của anot bị khử
D. Ion Cu2+ của dung dịch bị điện phân mất bằng với
lượng ion Cu2+ do anot tan tạo ra
Trường THPT Yên Định 3 Giáo viên: Nguyễn Lê Minh – ĐT 01697622289
Bài tập điện phân 2
Câu 13. Phương trình điện phân nào sau là sai:
A. 4 AgNO3 + 2 H2O (điện phân nóng chảy)-> 4 Ag + O2 + 4 HNO3
B. 2 NaCl + 2 H2O (điện phân nóng chảy)-> H2 + Cl2 + 2 NaOH (có vách ngăn).
C. 2ACln (điện phân nóng chảy)-> 2A + nCl2
D. 4MOH (điện phân nóng chảy)-> 4M + 2H2O
A. Chọn A B. Chọn B
C. Chọn C D. Chọn D
Câu 14. Cho 4 dung dịch sau:
A1: Na+; K+; OH-; Cl- A2: Cu2+; Ag+; NO3- A3: Na+; SO42-; NO3- A4: K+; Ba2+; NO3-
Lần lượt điện phân các dung dịch trên với điện cực trơ trong khoảng thời gian t. Sau khi điện phân dung dịch nào có
môi trường trung tính?
A. A1, A2 B. A1; A3
C. A3; A4 D. A2; A3
Câu 15. Cho các phản ứng xảy ra theo thứ tự ở catot của 1 bình điện phân
(I)Fe3++1e ----> Fe2+ (II) Cu2++1e ----> Cu (III) 2H++2e ----> H2 (IV) Fe2++2e ----> Fe
Ban đầu bình điện phân có những chất nào sau đây
A. FeCl3; HCl; CuCl2; FeCl2 B. HNO3; Cu(NO3)2; Fe(NO3)2
C. FeCl3; HCl; CuCl2 D. A và C đều đúng
Câu 16. Ðiện phân dung dịch hỗn hợp CuCl2; HCl; NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp. Hỏi trong quá trình
điện phân pH của dung dịch thay đổi như thế nào?
A. Không thay đổi B. Tăng lên
C. Giảm xuống D. Kết quả khác
Câu 17 . Điều nào sau đây đúng khi nói về sản xuất Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy:
A. Al là kim loại trung bình nên có thể sử dụng phương
pháp thủy luyện
B. Thêm cryôlít để hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 và
tăng tính dẫn điện của hỗn hợp
C. Khi điện phân nóng chảy ,điện cực graphit tác dụng
thường xuyên với oxi nên phải tường xuyên bổ sung
điện cực.
D. B,C đúng
Câu 18 . Cho 6 dung dịch sau:
1. Cu2+; Ag+; NO3 2. Na+; SO42-; NO3- 3. Na+; K+; Cl-; OH- 4. K+; Ba2+; NO3-
5. Cu2+; Zn2+; SO42- 6. Na+; K+; Br-
Điện phân các dung dịch trên với các điện cực trơ. Sau khi điện phân dung dịch nào có môi trường axit:
A. 1,2 B. 1,5
C. 4,6 D. 2,5
Câu 19. Criolit Na3AlF6 được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, để sản xuất nhôm vì lý
do nào sau đây?
A. Tạo một lớp ngăn cách để bảo vệ nhôm nóng chảy
khỏi bị oxi hóa
B. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, cho phép
điện phân ở nhiệt độ thấp nhằm tiết kiệm năng lượng.
C. Làm tăng độ dẫn điện và làm giảm nhiệt độ nóng
chảy của Al2O3. Đồng thời tạo một lớp ngăn cách để bảo
vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa
D. Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy
Câu 20. Điều nào sau đây là đúng khi nói về sản xuất Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy:
A. Không dùng AlCl3 do AlCl3 bị thăng hoa khi nung
nóng.
B. Thêm Cryolit để hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 và
tăng tính dẫn điện của hỗn hợp.
C. Khi điện phân nóng chảy, điện cực graphit tác dụng
với oxi nên phải thường xuyên bổ sung điện cực
D. Cả 3 điều trên.
Câu 21 . Khi điện phân dung dịch KCl và dung dịch CuCl2 , ở điện cực dương đều xảy ra quá trình đầu tiên là :
A. 2H2O ---> O2 + 4H+ + 4e B. 2H2O ---> O2 + 4H+ + 4e
C. 2Cl- ---> Cl2 + 2e D. Cu2+ + 2e ---> Cu
Câu 22. nhóm những hidroxit nào dưới đây đc điều chế bằng phương pháp điện phân
A. Al(OH)3 và KOH B. Ba(OH)2 và NaOH
Trường THPT Yên Định 3 Giáo viên: Nguyễn Lê Minh – ĐT 01697622289
Bài tập điện phân 3
C. Cu(OH)2 và Zn(OH)2 D. Fe(OH)2 và Mg(OH)2
Câu 23. Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy
của chúng là :
A. Fe, Ca, Al B. Na, Ca, Al
C. Na, Ca, Zn D. Na, Cu, Al
Câu 24. Trong quá trình điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ,
A. ion Cl- nhận electron ở anot. B. ion Cu2+ nhận electron ở catot.
C. ion Cl- nhường electron ở catot. D. ion Cu2+ nhường electron ở anot.
Câu 25. Cho 4 dung dịch muối : CuSO4; ZnCl2; NaCl; KNO3. Khi điện phân 4 dung dịch trên với điện cực trơ,
dung dịch nào sẽ cho ta 1 dung dịch bazơ?
A. CuSO4 B. ZnCl2
C. NaCl D. KNO3
Câu 26. Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl xảy ra ở catot:
A. Sự khử phân tử H2O B. Sự oxi hoá Na+
C. Sự oxi hoá phân tử H2O D. Sự khử ion Na+
Câu 27. Khi điện phân dung dịch một muối, giá trị pH ở khu vực gần một điện cực tăng lên. Dung dịch muối đó là:
A. CuSO4 B. KCl
C. ZnCl2 D. AgNO3
Câu 28 . Cho dung dịch chứa các ion Na+; K+; Cu2+; SO42-; NO3-; Mg2+; Cl-. Các ion nào không bị điện phân khi ở
trạng thái dung dịch?
A. Na+; K+; SO42-; Cl- ; Mg2+. B. Cu2+; SO42-; NO3-; Mg2+; Cl-
C. Na+; K+; SO42-; Mg2+ ; NO3- D. Tất cả đều sai.
Câu 29. Điện phân có màng ngăn điện cực trơ 100ml dung dịch MgCl2 0,15M với cường độ dòng điện 0,1A trong
9650 giây. Nồng độ mol/l của dung dịch MgCl2 sau khi điện phân là bao nhiêu?
A. 0,12M B. 0,15M
C. 0,5M D. 0,1M
Câu 30. Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy, người ta thu được 0,896 (đkc ) lít khí ở điện cực anot và
3,12g kim loại kiềm ở catot. Công thức phân tử của muối đã điện phân là công thức nào sau đây:
A. NaCl B. KCl
C. LiCl D. CsCl
Câu 31. Điện phân dung dịch NaOH với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian 268 giờ. Sau điện phân còn lại
100g dung dịch NaOH 24%. Nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH trước khi điện phân là giá trị nào sau đây:
A. 2,4% B. 4,8%
C. 2,6% D. 2,5%
Câu 32. Điện phân với điện cực trơ dung dịch muối clorua của một kim loại hoá trị (II) với cường độ dòng điện
3A. Sau 1930 giây, thấy khối lượng của catôt tăng 1,92 gam. Kim loại trong muối clorua ở trên là kim loại nào dưới
đây?
A. Ni B. Zn
C. Fe D. Cu
Câu 33. Điện phân dung dịch muối CuSO4 dư trong thời gian 1930 giây, thu được 1,92 gam Cu ở catôt. Cường độ
dòng điện trong quá trình điện phân là giá trị nào dưới đây?
A. 3,0A B. 4,5A
C. 1,5A D. 6,0A
Câu 34. dung dịch X chứa hỗn hợp các muối NaCl; CuCl2; FeCl3; ZnCl2. Kim loại đầu tiên thoát ra ở catôt khi điện
phân dung dịch X là
A. Fe B. Cu
C. Zn D. Na
Câu 35. Điện phân với điện cực trơ, màng ngăn xốp một dung dịch chứa các ion Fe2+; Fe3+; Cu2+; Cl-. Thứ tự điện
phân xảy ra ở catôt là
A. Fe2+; Fe3+; Cu2+ B. Fe2+; Cu2+; Fe3+
C. Fe3+; Cu2+ ; Fe2+ D. Fe3+; Fe2+; Cu2+
Trường THPT Yên Định 3 Giáo viên: Nguyễn Lê Minh – ĐT 01697622289
Bài tập điện phân 4
Câu 36. Điện phân một dung dịch chứa hỗn hợp gồm HCl; CuCl2 và NaCl với điện cực trơ có màng ngăn. Kết luận
nào dưới đây không đúng?
A. Kết thúc điện phân, pH của dung dịch tăng so với ban
đầu
B. Thứ tự các chất bị điện phân là CuCl2 ; HCl; và
(NaCl ; H2O)
C. Quá trình điện phân NaCl đi kèm với sự tăng pH của
dung dịch
D. Quá trình điện phân HCl đi kèm với sự giảm pH của
dung dịch
Câu 37. Phát biểu nào dưới đây không đúng về bản chất quá trình hoá học ở điện cực trong quá trình điện phân?
A. Anion nhường electron ở anot B. Cation nhận electron ở catôt
C. Sự oxi hoá xảy ra ở anot D. Sự oxi hoá xảy ra ở catot
Câu 38. Trong công nghiệp, ngoài phương pháp hoá lỏng và chưng cất phân đoạn không khí, oxi còn được điều chế
bằng phương pháp điện phân nước. Khi đó người ta thu được
A. khí hiđro ở anôt B. khí oxi ở catôt
C. khí hiđro ở anôt và khí oxi ở catôt D. khí hiđro ở catôt và khí oxi ở anôt
Câu 39. Trong quá trình sản xuất Al , bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy, xảy ra hiện tượng dương cực
tan là do xảy ra phản ứng nào dưới đây?
A. C + O2 ---> CO2 B. C + O ---> CO
C. 3Fe + 2O2 ----> Fe3O4 D. C + O2 ----> CO2 và C + ½ O2 ----> CO
Câu 40. Trong quá trình điện phân dung dịch KBr, phản ứng nào sau đây xảy ra ở cực dương?
A. Ion K+ bị oxi hoá B. Ion K+ bị khử
C. Ion Br- bị oxi hoá D. Ion Br- bị khử
Câu 41. Sản phẩm điện phân Ca(OH)2 nóng chảy là:
A. Ca và O2 B. Ca, H2 và H2O
C. Ca, O2 ; H2 và H2O D. Ca, O2 và H2O
Câu 42. Criolit còn được gọi là băng thạch, có công thức phân tử là Na3AlF6 được thêm vào Al2O3 trong quá trình
điện phân Al2O3 nóng chảy, để sản xuất nhôm vì lí do chính là
A. làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, cho phép
điện phân ở nhiệt độ thấp, giúp tiết kiệm năng lượng
B. làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy
C. tạo một lớp ngăn cách để bảo vệ nhôm nóng chảy
khỏi bị oxi hoá
D. bảo vệ điện cực khỏi bị ăn mòn
Câu 43. Điện phân với điện cực trơ dung dịch muối clorur của một kim loại hóa trị II với cường độ dòng điện 3A.
Sau 1930 giây, khối lượng catod tăng thêm 1,92g. Kim loại trong muối clorua ở trên là :
A. Cu B. Ni
C. Zn D. Fe
Câu 44. Điện phân 250ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, khi ở catôt bắt đầu có bọt khí thì ngừng điện phân,
thấy khối lượng catôt tăng 4,8 gam. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 ban đâu là
A. 0,3M B. 0,35M
C. 0,15M D. 0,45M
Câu 45 . Điện phân 1 lít dung dịch NaCl (dư) với điện cực trơ, màng ngăn xốp tới khi dung dịch thu được có pH =
12 (coi lượng Cl2 tan và tác dụng với H2O không đáng kể, thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể), thì thể tích
khí thoát ra ở anôt (đktc) là bao nhiêu?
A. 1,12 lít B. 0,224 lít
C. 0,112 lít D. 0,336 lít
Câu 46. Chia m gam hỗn hợp gồm một muối clorua kim loại kiềm và BaCl2 thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Hoà tan hết vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 8,61 gam kết tủa
- Phần 2: Đem điện phân nóng chảy hoàn toàn thu được V lít khí ở anôt (đktc).
Giá trị của V là
A. 6,72 lít B. 0,672 lít
C. 1,334 lít D. 13,44 lít
Câu 47. Điện phân dung dịch BaCl2 với điện cực trơ, màng ngăn xốp, sau một thời gian thấy ở anôt thoát ra 0,56
lít (đktc) một chất khí. Ở catôt sẽ
A. giải phóng 0,28 lít khí O2 (đktc) B. có 3,425 gam Ba bám vào điện cực
Trường THPT Yên Định 3 Giáo viên: Nguyễn Lê Minh – ĐT 01697622289
Bài tập điện phân 5
C. giải phóng 0,56 lít khí H2 (đktc) D. giải phóng 1,12 lít khí H2 (đktc)
Câu 48. Điện phân Al2O3 nóng chảy, dư với dòng điện có I = 16,1A, thời gian là 30 giờ. Khối lượng nhôm thu
được là:
A. 216g B. 162g
C. 324g D. 108g
Câu 49. Khi điện phân nóng chảy oxit nhôm, sau một thời gian người ta tiêu tốn 1 điện lượng là 9,65.109 culông,
vậy khối lượng nhôm thu được là bao nhiêu?
A. 1000kg B. 800kg
C. 900kg D. 700kg
Câu 50 . Trong các dung dịch muối dưới đây, dung dịch nào khi điện phân thì pH giảm đi.
A. KCl B. SnCl2
C. K2SO4 D. CuSO4
Câu 51 . Khi điện phân 75,97 g NaCl (muối ăn tinh khiết) nóng chảy người ta thu được 29,89 g Na (natri kim loại).
Hãy xác định nguyên tử khối của clo (cho biết nguyên tử khối của natri bằng 22,99)
A. 46,08 g/mol B. 35,44 g/mol
C. 59,91 g/mol D. 35,50 g/mol
Câu 52 . Khi điện phân nước, người ta xác định được là ứng với 1gam hiđro sẽ thu được 7,936gam oxi. Hỏi 1
nguyên tử oxi có khối lượng gấp bao nhiêu lần khối lượng 1 nguyên tử hiđro?
A. 3,968 lần B. 16 lần
C. 7,936 lần D. 15,872 lần
Câu 53 . Điện phân dung dịch Na2SO4 trong thời gian 1 giờ 20 phút 25 giây với cường độ dòng điện 5A, thu được
1.6 gam O2 trên anot. Hiệu suất quá trình điện phân là
A. 40 % B. 60 %
C. 80 % D. 100 %
Câu 54. Cho dòng điện một chiều chạy qua 200ml dung dịch AgNO3 0.1 M với cực dương bằng Cu cho đến khi
ion Ag+ bị khử hết thì ngừng điện phân. Khối lượng catot tăng và khối lượng anot giảm lần lượt là:
A. 2.16 g và 6.4 g B. 21.6 g và 0.64 g
C. 2.16 g và 0.64 g D. 21.6 g và 6.4 g
Câu 55. Người ta điện phân dung dịch KNO3 thấy có 280ml (đktc) khí ở anôt. Khối lượng sản phẩm thoát ra ở
katôt là:
A. mH2 =0,015g B. mN2=0,02g
C. mO2=0,012g D. mH2 =0,05g
Câu 56. Tiến hành điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại mạnh. Khi anod thu được 3,36 lít Cl2 (đktc)
thì ở catod thu được 11,7g kim loại. Muối clorua đã cho là của kim loại nào dưới đây :
A. Natri B. Kali
C. Canxi D. Bari
Câu 57. Điện phân 2 lít dung dịch NaOH 0,2M với bình điện phân có màng ngăn, điện cực trơ. Thời gian điện
phân là 30 phút với I = 19,3A.Số mol khí thu được ở anod là:
A. 0,2 mol B. 0,275 mol
C. 0,09 mol D. 0,095 mol
Câu 58. Điện phân 100ml dung dịch chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,1M với cường độ dòng điện I là 1,93A.
Thời gian điện phân (với hiệu suất là 100) để kết tủa hết Ag ( gọi là t1) để kết tủa hết Ag và Cu ( gọi là t2) là
A. t1 = 500s và t2 = 1000s B. t1 = 1000s và t2 = 1500s
C. t1 = 1000s và t2 = 1200s D. t1 = 500s và t2 = 1500s
Câu 59. Hoà tan 1,49 g KCl vào nước rồi đem điện phân có màng ngăn , thu được 500ml dung dịch có pH = 12 .
Hiệu suất của quá trình điện phân là :
A. 15% B. 25%
C. 35% D. 45%
Câu 60. Điện phân 200ml dd CuSO4 0,5 M và FeSO4 0,5M trong 15 phút với điện cực trơ và dòng điện I= 5A sẽ
thu được ở catot:
A. Chỉ có đồng B. Vừa đồng, vừa sắt
Trường THPT Yên Định 3 Giáo viên: Nguyễn Lê Minh – ĐT 01697622289
Bài tập điện phân 6
C. Chỉ có sắt D. Vừa đồng vừa sắt với lượng mỗi kim loại là tối đa
Câu 61. Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol FeSO4 và 0,06mol HCl với dòng điện 1,34A trong 2 giờ (điện cực trơ,
có màng ngăn ). Bỏ quá sự hòa tan của clo trong nước và coi hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng kim loại
thoát ra ở catot và thể tích khí thoát ra ở anot (đktc) lần lượt là:
A. 1,12g Fe và 0,896lit hỗn hợp khí Cl2; O2 B. 1,12g Fe và 1,12lit hỗn hợp khí Cl2; O2
C. 11,2g Fe và 1,12lit hỗn hợp khí Cl2; O2 D. 1,12g Fe và 8,96lit hỗn hợp khí Cl2; O2
Câu 62. Điện phân dung dịch AgNO3, dùng điện cực bằng bạc. Cường độ dòng điện 5 A, thời gian
điện phân 1 giờ 4 phút 20 giây.
A. Khối lượng catot tăng do có kim loại bạc tạo ra bám
vào
B. Khối lượng anot giảm 21,6 gam
C. Có 1,12 lít khí O2 (đktc) thoát ra ở anot và dung dịch
sau điện phân có chứa 0,2 mol HNO3
D. cả A và C
Câu 63. Khi điện phân 117g dung dịch NaCl 10% có màng ngăn thu được tổng thể tích khí ở hai điện cực là 11,2 lit
(đktc) thì ngừng lại. Thể tích khí thu được ở điện cực âm là:
A. 6,72 lit B. 8,96 lit
C. 4,48 lit D. 3,36 lit
Câu 64 . Điện phân dung dịch NaCl, dùng điện cực trơ, có vách ngăn, thu được 200 ml dung dịch có pH = 13. Nếu
tiếp tục điện phân 200 ml dung dịch này cho đến hết khí Clo thoát ra ở anot thì cần thời gian 386 giây, cường độ
dòng điện 2 A. Hiệu suất điện phân 100%. Lượng muối ăn có trong dung dịch lúc đầu là bao nhiêu gam?
A. 2,808 gam B. 1,638 gam
C. 1,17 gam D. 1,404 gam
Câu 65 . Điện phân dung dịch muối nitrat của kim loại M, dùng điện cực trơ, cường độ dòng điện 2 A. Sau thời
gian điện phân 4 giờ 1 phút 15 giây, không thấy khí tạo ở catot. Khối lượng catot tăng 9,75 gam. Sự điện phân có
hiệu suất 100%, ion kim loại bị khử tạo thành kim loại bám hết vào catot. M là kim loại nào?
A. Kẽm B. Sắt
C. Nhôm D. Đồng
Câu 66 . Đem điện phân 100 ml dung dịch AgNO3 có nồng độ C (mol/l), dùng điện cực trơ. Sau một thời gian điện
phân, thấy có kim loại bám vào catot, ở catot không thấy xuất hiện bọt khí, ở anot thấy xuất hiện bọt khí và thu
được 100 ml dung dịch có pH = 1. Đem cô cạn dung dịch này, sau đó đem nung nóng chất rắn thu được cho đến
khối lượng không đổi thì thu được 2,16 gam một kim loại. Coi sự điện phân và các quá trình khác xảy ra với hiệu
suất 100%. Trị số của C là:
A. 0,3M B. 0,2M
C. 0,1M D. 0,4M
Câu 67 . Tiến hành điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) 100 ml dung dịch NaCl 1M cho tới khi pH của dung
dịch = 13 thì ngưng điện phân ( coi thể tích dung dịch ko đổi). Tính % NaCl bị điện phân:
A. 5% B. 10%
C. 15% D. 20%
Câu 68 . Hòa tan 20g K2SO4 vào 150g nước, thu được dung dịch A. Tiến hành điện phân dung dịch A một thời
gian. Sau khi điện phân khối lượng K2SO4 trong dung dịch chiếm 15% khối lượng dung dịch. Biết lượng nước bay
hơi không đáng kể. Thể tích khí thoát ra ở mỗi điện cực (theo thứ tự hidro và oxi) là:
A. 22,815 lít và 11,4 lít B. 68,445 lít và 34,2 lít
C. 45,63 lít và 22,8 lít D. 50,63 lít và 44,8 lít
Câu 69 . Khi điện phân 1dm3 dung dịch NaCl (d=1,2g/ml). Trong quá trình điện phân chỉ thu được một chất khí ở
điện cực. Sau quá trình điện phân kết thúc, lấy dung dịch còn lại trong bình điện phân cô cạn cho hết hơi nước thu
được 125 gam cặn khô. Đem khối lượng cặn khô đó nhiệt phân thấy khối lượng giảm đi 8 gam
Hiệu suất quá trình điện phân là:
A. 46,8 % B. 20,3%
C. 56,8 % D. Kết quả khác
Câu 70 . Điện phân với điện cực trơ màng ngăn xốp 1lít dung dịch hỗn hợp chứa 0.01mol HCl ;0.01 mol CuCl2
;0.01 mol NaCl .Khi ở catốt thu được 0.336 lít khí (đkc)thì dừng điện phân.Dung dịch sau khi điện phân có pH
bằng bao nhiêu ?
Trường THPT Yên Định 3 Giáo viên: Nguyễn Lê Minh – ĐT 01697622289
Bài tập điện phân 7
A. 7 B. 2.3
C. 2 D. 12
Câu 71. Hoà tan1,17 gam NaCl vào nước rồi đem điện phân có màng ngăn thu được 500 ml dung dịch có pH= 12.
Hiệu suất của phản ứng điện phân là
A. 15% B. 45%
C. 25% D. 35%
Câu 72 . Điện phân dung dịch NaCl(d=1,2g/ml) chỉ thu được một chất khí ở điện cực .Cô cạn dung dịch sau điện
phân,còn lại 125g cặn khô.Nhiệt phân cặn này thấy giảm 8g.Hiệu suất của quá trình điện phân là:
A. 25% B. 30%
C. 40% D. 50%
Câu 73 . Điện 1(l) dung dịch có hòa tan 0,585g NaCl; 2,7g CuCl2; 162,5g FeCl3; 6,66g CaCl2 với bình điện phân
có cực trơ , kim loại đầu tiên thoát ra ở catot là
A. Ca B. Na
C. Cu D. Fe
Câu 74 . Điện phân dung dịch muối nitrat của kim loại M, dùng điện cực trơ, cường độ dòng điện 2 A. Sau thời
gian điện phân 4 giờ 1 phút 15 giây, không thấy khí tạo ở catot. Khối lượng catot tăng 9,75 gam. Sự điện phân có
hiệu suất 100%, ion kim loại bị khử tạo thành kim loại bám hết vào catot. M là kim loại nào?
A. Kẽm B. Sắt
C. Nhôm D. Đồng
Câu 75 . Điện phân dung dịch NaCl, dùng điện cực trơ, có vách ngăn, thu được 200 ml dung dịch có pH = 13. Nếu
tiếp tục điện phân 200 ml dung dịch này cho đến hết khí Clo thoát ra ở anot thì cần thời gian 386 giây, cường độ
dòng điện 2 A. Hiệu suất điện phân 100%. Lượng muối ăn có trong dung dịch lúc đầu là bao nhiêu gam?
A. 2,808 gam B. 1,638 gam
C. 1,17 gam D. ,404 gam
Câu 76. Đem điện phân 100 ml dung dịch AgNO3 có nồng độ C (mol/l), dùng điện cực trơ. Sau một thời gian điện
phân, thấy có kim loại bám vào catot, ở catot không thấy xuất hiện bọt khí, ở anot thấy xuất hiện bọt khí và thu
được 100 ml dung dịch có pH = 1. Đem cô cạn dung dịch này, sau đó đem nung nóng chất rắn thu được cho đến
khối lượng không đổi thì thu được 2,16 gam một kim loại. Coi sự điện phân và các quá trình khác xảy ra với hiệu
suất 100%. Trị số của C là:
A. 0,3M B. 0,2M
C. 0,1M D. 0,4M
Câu 77 . Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và một
lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản
ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch
NaOH là
A. 0,1M B. 0,05M
C. 0,2M D. 0,25M
Câu 78 . Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol Cu(NO3)2 và 0,06 mol HCl với dòng điện 1 chiều có cường
độ 1,34A trong 2h , các diện cực trơ .Khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí ở dkc thoát ra ở anot (bỏ
qua sự hòa tan của clo trong nước và iệu suất là 100%)
A. 3,2g và 0,896l B. 0,32g và 0,896l
C. 6,4 g và 8,96l D. 0,64g và 0,896l
Câu 79. Điện phân dung dịch X gồm 0,1 mol CuSO4 và 0,1 mol KCl. Khi ở catot bắt đầu thoát khí thì ngừng điện
phân. Khối lượng kim loại trên catot và thể tích khí thu được ở anot (đktc) lần lượt là:
A. 10,3; 3,36l B. 6,4; 1,68l
C. 6,4; 2,24l D. 10,3; 2,24l
Câu 80 . Hòa tan 1,17g NaCl vào nước rồi điện phân có màng ngăn ,thu được 500ml dd có pH=12.hiệu suất điện
phân là
A. 15% B. 25%
C. 35% D. 45%
Trường THPT Yên Định 3 Giáo viên: Nguyễn Lê Minh – ĐT 01697622289
Bài tập điện phân 8
Câu 81 . Điện phân dung dịch chứa m(g) hỗn hợp NaCl và CuSO4 với dòng điện một chiều đến thời điểm nước bị
điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng lại. Dung dịch sau điện phân hòa tan được 1,6g CuO. Ở anốt có 448ml khí
bay ra (đktc). Giá trị của m là :
A. 5,97g B. 5,95g
C. 5,9g D. 6g
Câu 82. Hòa tan 14,9g một muối clorua của kim loại kiềm vào H2O rồi đem điện phân màng ngăn với I=10A trong
32 phút 10 giây thì thấy ở anot không còn khí Clo bay ra. Xác định Kim loại R?
A. Li B. Na
C. K D. Cs
Câu 83 . Điện phân nóng cháy muối clorua của 1 kim loại kiềm, thu đc 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim
loại ở catot. Công thức của muối đã điện phân là:
A. CsCl B. LiCl
C. NaCl D. KCl
Câu 84. Điện phân dung dịch NaOH với cường độ dòng điện ko đổi là 10A trong 268 giờ. Sau điện phân còn lại
100 gam dung dịch NaOH 24%. Cho hằng số Faraday F = 26,8
Nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH trước điện phân là:
A. 3,7% B. 4,6%
C. 2,4% D. 1,9%
Câu 85. Điện phân 200g dung dịch NaCl 29,25% (có màng ngăn). Khối lượng NaOH thu được là bao nhiêu? Biết
rằng hiệu suất của quá trình điện phân là 90%.
A. 18g B. 36g
C. 26g D. 46g
Câu 86. Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung
dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- không bị
điện phân trong dung dịch).
A. 2b = a B. b > 2a
C. b = 2a D. b < 2a
Câu 87 . Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và một
lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản
ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch
NaOH là (cho Cu = 64)
A. 0,2M B. 0,1M
C. 0,15M D. 0,05M
File đính kèm:
- baitapdienphan.pdf