Bài tập về mối quan hệ cấu tạo nguyên tử

1) a) Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành chu kỳ, nhóm ?

b) Thế nào là chu kỳ ? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kỳ nhỏ, chu kỳ lớn ? Mỗi chu kỳ có bao nhiêu nguyên tố ?

2) Cho nguyên tố A có Z = 16 và B có Z = 26.

a) Viết cấu hình electron và xác định vị trí của A, B trong hệ thống tuần hoàn(số thứ tự, chu kỳ, phân nhóm, nhóm).

b) A, B là kim loại hay phi kim ? Giải thích.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về mối quan hệ cấu tạo nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập về mối quan hệ cấu tạo nguyên tử ÛVị trí nguyên tố trong HTTH. a) Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành chu kỳ, nhóm ? b) Thế nào là chu kỳ ? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kỳ nhỏ, chu kỳ lớn ? Mỗi chu kỳ có bao nhiêu nguyên tố ? Cho nguyên tố A có Z = 16 và B có Z = 26. Viết cấu hình electron và xác định vị trí của A, B trong hệ thống tuần hoàn(số thứ tự, chu kỳ, phân nhóm, nhóm). A, B là kim loại hay phi kim ? Giải thích. Cho ba nguyên tố A, M, X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng(n=3) tương ứng là : ns1 , ns2np1 , ns2np5. Hãy xác định vị trí của A , M, X trong bảng HTTH. Nguyên tố nào là kim loại, phi kim? Chúng có thể hình thành Ion nào ? Viết cấu hình electron của các Ion đó. Một nguyên tố X ở chu kỳ 4, phân nhóm chính nhóm VI. Lập luận để viết cấu hình electron của X. Nêu tên và tính thành phần % về khối lượng của X trong oxit cao nhất. Viết cấu hình electron của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 9, 20, 35. Xác định vị trí của chúng trong HTTH. Viết công thức oxit cao nhất của A(Z=20). Trong oxit này A chiếm 71,4% về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của A. A thuộc PNC nhóm VI và có tổng số hạt cơ bản là 24. Xác định tên và viết cấu hình electron của A. B là nguyên tố ít hơn A 2 nơtron và 2 proton. Hãy viết kí hiệu nguyên tử B. Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 19 và Z = 17. Hãy cho biết vị trí của từng nguyên tố trong HTTH và dự đoán xem nguyên tố đó là kim loại hay phi kim. Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố thuộc PNC nhóm VII là 28. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó. Một nguyên tố X thuộc PNC nhóm I, có tổng số các loại hạt là 34. Xác định tên X. Cho 4,6g X tác dụng với 500g dd H2SO4 40%. Tính thể tích khí thoát ra ở đktc và nồng độ % của dd thu được. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12. Xác định hai kim loại A, B. Viết cấu hình electron và nêu vị trí của A, B trong bảng HTTH. A, B có thể tạo thành những Ion nào? Viết cấu hình electron của các Ion đó. Xác định các nguyên tố liên tiếp trong cùng chu kì hoặc cùng PNC. Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ của bảng hệ thống tuần hoàn có tổng số điện tích hạt nhân là 25. Xác định số hiệu nguyên tử của A và B. Viết cấu hình electron nguyên tử của A, B và cho biết A, B thuộc chu kỳ nào? Nhóm nào? Cho hai nguyên tố A và B. Xác định vị trí A, B trong bảng HTTH, biết chúng đứng kề nhau trong cùng một chu kỳ, có tổng số khối là 47 và tổng số nơtron là 24. A, B có thể hình thành Ion nào ? Viết cấu hình electron của các Ion đó. A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ của bảng HTTH. Tổng số điện tích hạt nhân của hai nguyên tử A, B là 29. Xác định A, B. Biết ZA < ZB và B thuộc nhóm VI. Viết cấu hình electron của A, B và của các Ion mà A, B có thể tạo thành. Nêu vị trí của A trong HTTH. A, B, C là ba nguyên tố liên tiếp nhau trong một chu kỳ của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Tổng số các hạt mang điện trong thành phần cấu tạo nguyên tử của A, B, C bằng 72. Hãy xác định số hiệu nguyên tử và gọi tên A, B, C. Hãy cho biết số electron độc thân có trong mỗi nguyên tử của các nguyên tố trên. Xét 3 nguyên tố X, Y, Z, biết : X, Y thuộc cùng một phân nhóm chính và thuộc hai chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng HTTH. Y, Z kế cận nhau trong một chu kỳ. X có 6 electron lớp ngoài cùng. Hợp chất khí của X với Hiđro có chứa 11,1% H về khối lượng. Các nguyên tử trong hợp chất XZ2 đều có cấu hình bền của khí hiếm. Định tên 3 nguyên tố X, Y, Z. A và B là hai nguyên tố cùng 1 PNC và thuộc hai chu kỳ liên tiếp trong HTTH. Tổng số hạt proton trong hai hạt nhân nguyên tử A và B bằng 32. Định tên hai nguyên tố A và B. Xác định vị trí của A và B trong bảng HTTH. Hai nguyên tố A, B ở hai phân nhóm chính liên tiếp trong HTTH. B thuộc nhóm V. Ở trạng thái đơn chất A, B không tác dụng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân của chúng là 23. Viết cấu hình electron và biểu diễn sự phân bố electron trên các Obitan của A và B. Nêu vị trí của A trong HTTH. B có khả năng hình thành Ion nào ? Viết cấu hình electron của Ion đó. Cho 31,84g hỗn hợp A gồm NaX và NaY(X, Y là hai Halogen ở hai chu kỳ liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 57,34g kết tủa. Tìm X, Y và tính khối lượng của mỗi muối trong A.

File đính kèm:

  • docBai tap TL chuong IIBTH.doc
Giáo án liên quan