A. LÝ THUYẾT:
I / SỰ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: Là hiện tượng lệch phương của các tia sáng khi truyền xuyên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
2. Định luật khúc xạ ánh sáng:
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới về phía bên kia pháp tuyến so với tia tới
- Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi:
= const
II / CHIẾT SUẤT CỦA MÔI TRƯỜNG
18 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về Sự khúc xạ ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP VỀ SỰ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
A. LÝ THUYẾT:
I / SỰ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: Là hiện tượng lệch phương của các tia sáng khi truyền xuyên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
Định luật khúc xạ ánh sáng:
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới về phía bên kia pháp tuyến so với tia tới
Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi:
= const
II / CHIẾT SUẤT CỦA MÔI TRƯỜNG
1.Chiết suất tỉ đối: = n21
+ Nếu n21 > 1 thì r i
2.Chiết suất tuyệt đối: Chiết suất tuyệt đối ( thường gọi ngắn gọn là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không
3.Chiết suất và vận tốc ánh sáng:
n21 = =
Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là n = > 1
B. BÀI TẬP
Câu 1/ Hãy chỉ ra câu sai
A.Chiết suất tuyệt đối của mọi môi trường trong suốt đều lớn hơn 1
B.Chiết suất tuyệt đối của chân không được quy ước là 1
C.Chiết suất tuyệt đối cho biết vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường chậm hơn trong chân không bao nhiêu lần
D.Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường luôn luôn lớn hơn 1
Câu 2/ Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phát biểu nào sau đây là sai?
A.Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ giảm
B.Khi tia tới vuông góc với mặt phân cách hai môi trường thì tia khúc xạ cùng phương với tia tới
C.Khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới
D.Tỉ số giữa sin góc khúc xạ với sin góc tới luôn không đổi đối với hai môi trường trong suốt nhất định
Câu 3/ Điều nào sau đây không đúng khi phát biểu về hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A.Tia sáng truyền thẳng khi có phương vuông góc với mặt phân cách hai môi trường
B.Tia sáng truyền thẳng góc mặt phân cách hai môi trường có chiết suất bằng nhau
C.Tia khúc xạ lệch gần đường pháp tuyến hơn tia tới
D.Tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ là chiết suất tỉ đối của môi trường chứa tia khúc xạ đối với môi trường chứa tia tới
Câu 4/ Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A.Về phương diện quang học, một cách gần đúng, không khí được coi là chân không
B.Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với không khí
C. Chiết suất tuyệt đối của mọi môi trường trong suốt đều lớn hơn 1
D.Chiết suất tuyệt đối của môi trường càng lớn thì vận tốc ánh sáng trong môi trường đó càng nhỏ
Câu 5/ Một tia sáng đơn sắc truyền qua mặt phân cách hai môi trường trong suốt và đồng tính. Hiện tượng nào sau đây có thể xảy ra?
1. Truyền thẳng 2. Khúc xạ 3 . Phản xạ toàn phần
A.1 và 2 B. 1 và 3 C. 2 và 3 D. 1,2 và 3
Câu 6/ Một học sinh vẽ 4 tia sáng truyền từ không khí vào nước
(H. vẽ). Tia nào vẽ đúng? 1 2 3 4
A. Tia 1 B. Tia 2
C. Tia 3 D. Tia 4
Câu 7/ Tia sáng truyền từ nước ra không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ vuông góc với nhau. Chiết suất của nước là n = . Góc tới của tia sáng là:
A. 300 B. 370 C. 450 D. 600
Câu 8/ Vận tốc ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Kim cương có chiết suất n = 2,42. Suy ra vận tốc truyền ánh sáng trong kim cương là( tính tròn)
A. 242000 km/s B. 124000 km/s C. 72600 km/s D. 76200 km/s
Câu 9/ một người thợ lặn ở dưới nước nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao 600 so với đường chân trời. Tính độ cao thực của Mặt Trời so với đường chân trời, biết chiết suất của nước là 4/3
A. 300 B. 450 C. 480 D. 500
Câu 10/ Chiếu một tia sáng SI đi từ không khí vào một chất lỏng có chiết suất n. Góc lệch của tia sáng khi đi vào chất lỏng là 300 và tia khúc xạ hợp với mặt thoáng chất lỏng một góc 600. Trị số của n là:
A. 1,5 B. C. 4/3 D.
Câu 11/ Một cái thước được cắm thẳng đứng vào bình nước đáy phẳng, ngang. Phần thước nhô khỏi mặt nước cao 4cm. Phía trên có một ngọn đèn. Bóng của thước trên mặt nước dài 4cm và ở đáy bình dài 8cm.
Tính chiều sâu của nước( nước có chiết suất 4/3)
A. 6,4 cm B. 0,64 cm C. 4,6 cm D. 0,46 cm
Câu 12/ Một chậu hình hộp chữ nhật ABCD-A’B’C’D’ đựng chất lỏng. Biết AB = a; AD = 2a. Mắt nhìn theo phương BD thấy được trung điểm M của BC. Tính chiết suất của chất lỏng
A. n 1,62 B. n 2,16 C. n 2,26 D. n 1,26
Câu 13/ Kẻ trên giấy hai đường thẳng song song cách nhau một khoảng d1 = 2,1 cm. Đặt một bản có hai mặt song song trong suốt có bề dày d2 = 4,5 cm lên tờ giấy. Nhìn qua tấm kính dưới góc tới = 450 theo phương vuông góc với hai đường thẳng đó, ta có cảm giác nếu nối dài đường này ra ngoài bản song song thì nó trùng với đường kia. Tính chiết suất của bản
A. n 1,26 B. n 1,62 C. n 1,5 D. n 1,6
Câu 14/ Một cái máng nước sâu 30 cm, rộng 40 cm có hai thành bên thẳng S
đứng. Đúng lúc máng cạn nước thì bóng râm của thành A kéo dài đến đúng
chân thành B đối diện. Người ta đổ nước vào máng đến độ cao h thì bóng A B
của thành A ngắn bớt đi 7 cm so với trước. Biết chiết suất của nước là . Tính h
A. h = 21 cm B. h = 1,2 cm C. h = 12 cm D. h= 120 cm
Câu 15/ Một chiếc bể hình hộp chữ nhật, có đáy phẳng nằm ngang chứa đầy nước ( chiết suất bằng ). Một người nhìn vào điểm giữa của mặt nước theo phương hợp với đường thẳng đứng 1 góc 450 và nằm trong mặt phẳng vuông góc với 2 thành bể. Hai thành bể cách nhau 30 cm. Người ấy vừa vặn nhìn thấy 1 điểm nằm trên giao tuyến của thành bể và đáy bể. Tính chiều sâu của bể nước
A. h240 cm B. h2,40 cm C. h42 cm D. h24 cm
Câu 16/ Vật S trong không khí và ảnh S’ của nó do một thợ lặn dưới nước nhìn lên theo phương gần như vuông góc với mặt thoáng cách nhau 2 m. Biết chiết suất của nước là . Xác định vị trí của S và S’
A. S cách mặt thoáng 6 m; S’ cách mặt thoáng 8 m B. S cách mặt thoáng 8 m; S’ cách mặt thoáng 6 m
C. S cách mặt thoáng 4 m; S’ cách mặt thoáng 6 m D. S cách mặt thoáng 8 m; S’ cách mặt thoáng 10 m
SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG- HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
A.LÝ THUYẾT
1/ Định luật phản xạ ánh sáng:
+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở về phía bên kia pháp tuyến so với tia tới
+ Góc phản xạ bằng góc tới: i’ = i
2/ Tính thuận nghịch của sự truyền sáng
Trên đường truyền AB, ánh sáng truyền được theo chiều từ A đến B hoặc từ B đến A
3/ Hiện tượng phản xạ toàn phần
Định nghĩa: Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ trở lại môi trường chứa tia tới của toàn bộ ánh sáng, xảy ra ở mặt phân cách hai môi trường trong suốt
Điều kiện để có phản xạ toàn phần:
+ Ánh sáng truyền theo hướng từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém: n2 < n1
+ Góc tới lớn hơn góc giới hạn: i > igh ( với sinigh = )
B. BÀI TẬP
Câu 1/ Chỉ ra câu sai
A.góc phản xạ bằng góc tới
B.pháp tuyến là đường phân giác của góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới
C.tia phản xạ vàtia tới đối xứng nhau qua pháp tuyến
D.tia phản xạ và tia tới đối xứng nhau qua mặt phản xạ
Câu 2/ Khi có nhật thực toàn phần thì bóng tối( theo nghĩa quang học) được tạo ra ở đâu?
A.ở bề mặt của Mặt Trời B.ở bề mặt của Mặt Trăng C.ở bề mặt của Trái Đất D.không ở đâu cả
Câu 3/ Có 3 tia sáng truyền từ nước ra không khí như hình vẽ (2)
Tia sáng nào không tuân theo định luật truyền thẳng ánh sáng? (1)
A. Tia (2) B. Tia (3)
C. Tia (2) và (3) D. Không có (3)
Câu 4/ Với gương phẳng
A.Khi vật tiến đến gần gương thì ảnh lùi ra xa gương
B. Khi vật tiến đến gần gương thì ảnh càng lớn
C.Ảnh luôn luôn di chuyển cùng chiều với vật
D.Khi vật tiến lại gần hay ra xa gương, độ lớn của ảnh không thay đổi
Câu 5/ Để có hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra thì:
A.Môi trường khúc xạ phải chiết quang hơn môi trường tới
B.Môi trường tới phải chiết quang hơn môi trường khúc xạ
C.Góc tới phải lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần
D.Cả hai điều kiện B và C
Câu 6/ Một vũng nước nhỏ cách chân tường của một nhà tầng 8 m. Một người đứng cách chân tường 10 m nhìn thấy ảnh của một bóng đèn trên cửa sổ của một tầng lầu. Biết mắt của người ấy cách mặt đất 1,6 m. Tính độ cao của bóng đèn
A. h = 0,4 m B. h = 6,4 m C. h = 64 m D. h = 0,64 m
Câu 7/ Một gương phẳng hình tròn đường kính AB = 10 cm được đặt nằm ngang trên một sàn nhà, mặt phản xạ của gương hướng lên. Có 1 bóng đèn S nằm trên đường vuông góc với gương tại tâm O của gương với SO = 1m. Vệt sáng tròn trên sàn nhà có đường kính CD = 50 cm. Tính khoảng cách từ sàn nhà đến trần nhà
A. h = 4 m B. h = 5 m C. h = 8 m D. h = 10 m
Câu 8/ Một người cao 170 cm. Mắt người ấy cách đỉnh đầu 10 cm. Người ấy đứng trước một gương phẳng treo thẳng đứng trên tường. Chiều cao tối thiểu của gương và khoảng cách tối đa từ mép dưới của gương đến mặt đất có thể nhận những giá trị nào sau đây để người ấy có thể nhìn thấy toàn bộ ảnh của mình trong gương?
A. 80 cm và 85 cm B. 75 cm và 90 cm C. 85 cm và 80 cm D. 82,5 cm và 80 cm
Câu 9/ Có tia sáng truyền từ không khí vào ba môi trường (1), (2), (3) như sau:
i i i
(1) r1 (2) r2 (3) r3
( cho r3> r2 > r1)
Phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường nào tới môi trường nào?
A. Từ (2) tới (1) B. Từ (3) tới (1) C. Từ (3) tới (2) D. Từ (1) tới (2)
Câu 10/ Tiếp theo câu 9. Phản xạ toàn phần không thể xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường nào tới môi trường nào?
A. Từ (1) tới (2) B. Từ (2) tới (3) C. Từ (1) tới (3) D. Từ (3) tới (1)
Câu 11/ Một tia sáng truyền đi trong hai môi trường theo đường truyền như hình vẽ
Có thể kết luận gì về sự truyền ánh sáng này? Chỉ ra câu sai
A. là góc tới giới hạn (2)
B. Với i > sẽ có phản xạ toàn phần
C. Nếu ánh sáng truyền từ (2) tới (1) chỉ có phản xạ thông thường (1)
D. A, B, C đều sai
Câu 12/ Một khối nhựa trong suốt hình lập phương, chiết suất n. Tìm điều kiện mà n phải thỏa mãn để mọi tia sáng từ không khí xuyên vào một mặt bên, tới mặt kề đều phản xạ toàn phần trên mặt này
A. n > B. n
Câu 13/ Một lăng kính thủy tinh có chiết suất n = 1,6. Chiếu một tia sáng theo phương vuông góc với một mặt bên của lăng kính. Tia sáng phản xạ toàn phần ở mặt bên thứ hai. Tính giá trị nhỏ nhất của góc chiết quang A
A. Amin = 41038’ B. Amin = 38041’ C. Amin = 48031’ D. Amin = 83041’
Câu 14/ Một lăng kính thủy tinh ( n = 1,5) có tiết diện vuông góc như hình vẽ
Trên mặt huyền có một giọt chất lỏng trong suốt. Chùm tia sáng hẹp SI được 600 300
chiếu tới mặt bên theo phương vuông góc và gặp chất lỏng ở I. Tính giá trị lớn
nhất của chiết suất chất lỏng để có phản xạ toàn phần ở I.
A. nmax = 1,2 B. nmax = 1,5 C. nmax = 1,3 D. nmax = 1,6
CÁC BÀI TOÁN VỀ LĂNG KÍNH
A.LÝ THUYẾT
1/ Cấu tạo của lăng kính
2/ Đường truyền của tia sáng qua lăng kính
3/ Các công thức về lăng kính
a.Trường hợp tổng quát: b. Trường hợp góc nhỏ
sini1 = n.sinr1 i1 = n; i2 = n
sini2 = n.sinr2 A = +
A = + D = i1 + i2 – A = ( n – 1)A
D = i1 + i2 – A
4/ Góc lệch cực tiểu 5/ Công thức tính n theo Dmin và A
= = ; i1 = i2 = i i = ; r =
Dmin = 2i – A n =
B. BÀI TẬP
Câu 1/ Khi góc lệch của tia sáng ló qua lăng kính là cực tiểu thì câu nào sau đây là sai?
A.Mặt phẳng phân giác góc chiết quang là mặt phẳng đối xứng của đường đi tia sáng qua lăng kính
B.Tia đi trong lăng kính phải song song với đáy của lăng kính
C.Hướng của tia ló lệch về đáy của lăng kính so với hướng của tia tới
D.Khi đo được góc lệch cực tiểu và góc chiết quang thì sẽ tính được chiết suất của lăng kính
Câu 2/ Khi góc lệch của tia sáng ló qua lăng kính ( có chiết suất n, góc chiết quang A) đạt giá trị cực tiểu Dmin, ta có:
A. sin = n.sin B. sin= n. sin
C. sin = D. = n.
Câu 3/ Một lăng kính có chiết suất n = 1,5, góc chiết quang A = 300. Chiếu tia sáng đơn sắc vuông góc mặt bên của lăng kính. Tìm góc ló và góc lệch của tia sáng
A. 48035’; 18035’ B. 50025’; 20025’ C. 60020’; 30020’ D. 550; 250
Câu 4/ Lăng kính có chiết suất n, góc chiết quang A. Chiếu tia sáng đơn sắc vuông góc mặt bên lăng kính, chùm tia ló là mặt sau của lăng kính. Tính chiết suất n
A. 1,5 B. 1,7 C. 2 D. 1,85
Câu 5/ Lăng kính có chiết suất n = 1,5, góc chiết quang A. Chiếu tia sáng đơn sắc vuông góc mặt bên lăng kính, chùm tia ló là mặt sau của lăng kính. Tính góc chiết quang A
A. 300 B. 350 C. 420 D. 460
Câu 6/ Lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là tam giác cân ABC, đỉnh A.Một tia sáng đơn sắc chiếu tới vuông góc mặt bên AB. Sau hai lần phản xạ toàn phần trên hai mặt bên AC và AB, tia sáng ló ra khỏi đáy BC theo phương vuông góc BC. Tính góc chiết quang A
A. 300 B. 360 C. 400 D. 450
Câu 7/ Lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là tam giác cân ABC, đỉnh A, góc chiết quang A = 300. Một tia sáng đơn sắc chiếu tới vuông góc mặt bên AB. Sau hai lần phản xạ toàn phần trên hai mặt bên AC và AB, tia sáng ló ra khỏi đáy BC theo phương vuông góc BC. Tìm điều kiện về chiết suất n của lăng kính
A. n > 1,5 B. n = 1,5 C. n = 1,7 D. n > 1,7
Câu 8/ Cho lăng kính có góc chiết quang A = 600 và chiết suất n = . Chiếu một tia sáng nằm trong tiết diện thẳng của lăng kính, vào mặt bên của lăng kính với góc tới i1. Tia ló ra khỏi lăng kính có góc ló là 450. Góc tới i1 có trị số:
A. 450 B. 600 C. 300 D.500
Câu 9/ Một lăng kính thủy tinh có chiết suất n = 1,5. Một tia sáng qua lăng kính có góc lệch cực tiểu bằng góc chiết quang A của lăng kính. Tính góc A
A. A 0,750 B. A 420 C. A 41,40 D. A 82,80
Câu 10/ Lăng kính có góc chiết quang A = 600. Chùm sáng song song qua lăng kính có góc lệch cực tiểu là Dmin = 420. Tìm góc tới và chiết suất của lăng kính
A. i = 5,10, n = 1,45 B. i = 510, n = 1,55 C. i = 500, n = 1,55 D. i = 150, n = 1,25
Câu 11/ Một tia sáng tới thẳng góc với mặt AB của một lăng kính như hình vẽ.
Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là: 300
A. 50 B. 130 C. 150 D. 220
n=
Câu 12/ Một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác đều ABC, chiết suất của lăng kính
Là n = . Người ta chiếu một tia sáng vào mặt bên AB dưới góc tới i1 = 450, theo hướng từ đáy lăng kính đi lên. Tính góc lệch của tia sáng
A. 450 B. 300 C. 500 D. 600
Câu 13/ Một lăng kính có tiết diện là tam giác đều ABC. Một chùm tia sáng hẹp SI được chiếu tới mặt bên AB theo phương vuông góc với đường cao AH của tam giác ABC. Chùm tia ló khỏi mặt AC theo phương sát với mặt này. Tính chiết suất của lăng kính
A. n 1,582 B. n 1,258 C. n 1,528 D. n 1,825
Câu 14/ Một lăng kính có góc chiết quang A = 600, chiết suất n = 1,5. Chiếu một tia tới nằm trong một tiết diện thẳng vào một mặt bên dưới góc tới i1 = 450. Tính góc lệch của tia sáng
A. D = 370 B. D = 400 C. D = 730 D. D = 450
Câu 15/ Một lăng kính có góc chiết quang A = 60, chiếu một tia sáng tới lăng kính với góc tới nhỏ. Người ta đo góc lệch của tia sáng qua lăng kính là 30. Tìm chiết suất n của lăng kính.Nếu đặt hệ thống trên vào nước có
Chiết suất n, = thì góc lệch của tia sáng bây giờ là bao nhiêu?
A. n = 1,55 ; D’ = 0,750 B. n = 1,5 ; D’ = 0,570 C. n = 1,5 ; D’ = 0,750 D. n = 1,6 ; D’ = 7,50
* Một tia sáng đơn sắc truyền qua lăng kính có góc chiết quang A và chiết suất n
Theo đường truyền cho trên hình vẽ. Trả lời câu 16 và 17
Câu 16/ Góc lệch của tia sáng tạo bởi lăng kính là góc tạo bởi:
A. Tia SI và IJ B. Tia IJ và JR
C. Tia SI và JR D. Bất kì góc nào kể ở A, B, C
Câu 17/ Khi áp dụng các công thức về lăng kính cho trường hợp đang xét, một
học sinh tìm ra các kết quả sau đây. Có một kết quả sai. Tìm kết quả sai đó.
A. nsinr1 = 1 B. sinr2 = n
C. D = 1350 – A D. sinA = +
Câu 18/ Lăng kính có chiết suất n và góc chiết quang A. Một tia sáng đơn sắc được chiếu tới lăng kính sát mặt trước. Tia khúc xạ vào lăng kính và ló ra ở mặt kia với góc ló i’. Hệ thức liên hệ giữa n, A, i’ là:
A. = B. =
C. = D. = n2 – 1
CÁC BÀI TOÁN VỀ THẤU KÍNH MỎNG
Câu 1/ Vật sáng cách thấu kính hội tụ một khoảng bé hơn tiêu cự thì luôn luôn có ảnh:
A.Ngược chiều B.Ảo C.Cùng kích thước D.Bé hơn vật
Câu 2/ Chọn cauai trong các câu sau:
A.Vật thật ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ cho ảnh thật, ngược chiều với vật
B.Vật thật qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật
C.Vật ảo nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính phân kì cho ảnh thật
D.Vật ảo qua thấu kính hội tụ cho ảnh ảo
Câu 3/ Vật sáng đặt trong khoảng khá xa đến C( với OC = 2OF = 2f) của thấu kính hội tụ sẽ cho:
A.Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật B.Ảnh thật, ngược chiều và ở gần thấu kính hơn vật
C.Ảnh thật, ngược chiều và ở xa thấu kính hơn vật D.Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật
Câu 4/ Trong các công thức về thấu kính sau, công thức nào sai:
A. k = B. d= df + C. k = D. k = -
Câu 5/ Lúc dùng công thức số phóng đại ảnh với vật thật ta tính được 1 độ phóng đại k < 0, ảnh là:
A. Ảnh ảo B. Ảnh ảo, ngược chiều vật C. Ảnh thật, cùng chiều vật D. Ảnh thật, ngược chiều vật
Câu 6/ Tiêu cự hay độ tụ của thấu kính mỏng có thể tính được bằng công thức nào sau đây?
A. D = = ( B. D = = (
C. D = = ( D. D = = (
Câu 7/ Một thấu kính hội tụ có chiết suất lớn hơn 4/3, khi đưa từ không khí vào nước thì:
A.Tiêu cự tăng vì chiết suất tỉ đối giảm B.Tiêu cự tăng vì chiết suất tỉ đối tăng
C. Tiêu cự giảm vì chiết suất tỉ đối giảm D. Khổng thể kết luận được về sự tăng giảm của tiêu cự
Câu 8/ Đối với thấu kính, khoảng cách giữa vật và ảnh là:
A. l = B. l = C. l = d - D. l = d +
Câu 9/ Đối với cả hai loại thấu kính, khi giữ thấu kính cố định và dời vật theo phương trục chính thì ảnh của vật tạo bởi thấu kính:
A.Chuyển động cùng chiều với vật B.Chuyển động ngược chiều với vật, nếu vật ảo
C.Chuyển động ngược chiều với vật D. Chuyển động ngược chiều với vật, nếu vật thật
Câu 10/ Trong thấu kính, vật và ảnh nằm cùng phía trục chính thì:
A.Cùng tính chất, cùng chiều B.Cùng tính chất, cùng độ lớn
C.Trái tính chất, cùng chiều D.Không thể xác định được tính chất ảnh, vật
Câu 11/ Một TKHT bằng thủy tinh có chiết suất n = 1,5, có tiêu cự 20 cm. Thấu kính có 1 mặt lồi và 1 mặt lõm. Tính bán kính của hai mặt, biết bán kính của mặt nọ gấp hai lần bán kính mặt kia
A. 5 cm và -10 cm B. 5 cm và 10 cm C. 15 cm và 30 cm D. 15 cm và – 30 cm
Câu 12/ Một thấu kính bằng thủy tinh, chiết suất n = 1,5, khi đặt trong không khí có độ tụ +5 (dp). Tính tiêu cự của thấu kính đó khi nhúng nó trong nước có chiết suất 4/3.
A. 0,8 cm B. 40 cm C. 80 cm D. 160 cm
Câu 13/ Một vật phẳng AB cao 2 cm, đặt trên trục chính, vuông góc trục chính của 1 TKHT và cách thấu kính 40 cm, thấu kính có tiêu cự 10 cm. Xác định vị trí và tính chất của ảnh
A.Ảnh thật, cách thấu kính 8 cm B. Ảnh ảo, cách thấu kính 8 cm
C.Ảnh ảo, cách thấu kính 16 cm D. Ảnh thật, cách thấu kính 16 cm
Câu 14/ Một TKHT có độ tụ +5 (dp). Phải đặt 1 vật sáng trên trục chính, vuông góc trục chính tại vị trí nào để thu được ảnh lớn gấp 2 lần vật
A.d = 10 cm B.d = 30 cm
C.d = 60 cm D.d = 10 cm hoặc d = 30 cm
Câu 15/ Một thấu kính phẳng-lõm có bán kính mặt lõm là 15 cm và chiết suất n = 1,5. Vật AB đặt trên trục
chính, vuông góc trục chính và trước thấu kính. Ảnh ảo cách thấu kính 15 cm và cao 3 cm. Xác định vị trí và độ cao của vật
A. AB là vật thật, cao 6 cm, đặt cách thấu kính 30 cm B. AB là vật ảo, cao 6 cm, đặt cách thấu kính 30 cm
C. AB là vật ảo, cao 6 cm, đặt cách thấu kính 20 cm D. AB là vật thật, cao 12 cm, đặt cách thấu kính 30 cm
Câu 16/ Cho một TKHT có tiêu cự 20 cm và 1 vật sáng AB đặt trên trục chính, vuông góc trục chính. Xác định vị trí của vật để thu được ảnh cách vật 90 cm
A.Vật AB đặt cách thấu kính 17 cm hoặc 30 cm hoặc 60 cm B. Vật AB đặt cách thấu kính 17 cm
C.Vật AB đặt cách thấu kính 30 cm D. Vật AB đặt cách thấu kính 60 cm
Câu 17/ Một lỗ hổng có dạng phẳng cầu, chứa đầy không khí, ở bên trong một khối thủy tinh có chiết suất n = 1,5. Một chùm tia sáng tới song song với trục chính của lỗ hổng ( coi như thấu kính mỏng) có chùm tia ló hội tụ tại điểm cách thấu kính 12 cm. Tính bán kính mặt cầu
A. R = 4 cm B. R = 8 cm C. R = - 4 cm D. R = - 8 cm
Câu 18/ Người ta dùng một TKHT có độ tụ 1 dp để thu ảnh của Mặt Trăng. Tính đường kính của ảnh. Cho góc trông Mặt Trăng là 33’. Lấy 1’ 3.10-4 rad
A. 99 cm B. 9,9 cm C. 0,99 cm D. 0,89 cm
Câu 19/ Một thấu kính làm bằng thủy tinh có chiết suất n = 1,5 giới hạn bởi hai mặt cầu lồi có cùng bán kính là 20 cm. Tiêu cự và độ tụ của thấu kính là:
A. 10 cm; 10dp B. 20 cm; 5 dp C. 20 cm; 0,05 dp D. 40 cm; 2,5 dp
Câu 20/ Một thấu kính phân kì làm bằng thủy tinh có chiết suất n = 1,5, tiêu cự 10 cm, nhúng thấu kính này vào chất lỏng có chiết suất n’ thì L trở thành thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. Chiết suất n’ có trị số:
A. 4/3 B. 2 C. 1,2 D. 1.6
Câu 21/ Vật sáng AB qua thấu kính hội tụ cho ảnh thật A’B’ cách vật AB 160 cm. Thấu kính có tiêu cự 30 cm. Vật AB cách thấu kính:
A 40 cm B. 120 cm C. 40 cm hoặc 120 cm D. 60 cm
Câu 22/ Thấu kính phân kì tạo ảnh lớn gấp 5 lần vật trên màn đặt cách thấu kính 100 cm. Tính tiêu cự của thấu kính
A. – 20 cm B. – 25 cm C. – 30 cm D. – 32,5 cm
Câu 23/ Thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. Vật ảo AB trên trục chính, vuông góc trục chính có ảnh thật cách vật 18 cm. Xác định vị trí của vật và ảnh
A. -10 cm và 28 cm B. – 30 cm và 12 cm C. – 25 cm và 7 cm D. – 20 cm và 2 cm
Câu 24/ Một TKHT có tiêu cự f. Một vật phẳng nhỏ AB đặt vuông góc trục chính. Di chuyển màn sau thấu kính, song song với thấu kính cho đến khi anhe của AB hiện rõ nét trên màn. Khoảng cách từ vật đến màn đo được là 4,5f. Tính số phóng đại ảnh
A. 2 và 1/2 B. -2 và – 1/2 C. 2 và – 1/2 D. – 2 và 1/2
Câu 25/ Thấu kính hội tụ phẳng- lồi có chiết suất n = 1,5. Ảnh ảo tạo bởi thấu kính bằng 2 lần vật và cách thấu kính 16 cm. Tính bán kính của mặt cầu
A. 7 cm b. 6 cm C. 5 cm D. 8 cm
Câu 26/ Thấu kính phân kì bằng thủy tinh có chiết suất 1,5, tiêu cự 10 cm. Nhúng thấu kính vào chất lỏng thì tiêu cự của thấu kính là f’ = 20cm. Tính chiết suất của chất lỏng
A. 3/4 B. 5/4 C. 1,7 D. 2
Câu 27/ Thấu kính phân kì bằng thủy tinh có tiêu cự f = - 10 cm. Một điểm sáng S trên trục chính cho ảnh S’ qua thấu kính, S’ cách S 5 cm. Tìm vị trí của S và S’
A. 12 cm và – 7 cm B. 10 cm và – 5 cm C. 15 cm và 10 cm D. – 10 cm và – 5 cm
Câu 28/ Một vâth thật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính có ảnh thật nhỏ hơn vật 2 lần. Khi dịch chuyển vật lại gần thấu kính thêm một khoảng a = 10 cm thì thấy ảnh thật nhỏ hơn vật 1,5 lần. Xác định tiêu cự f của thấu kính
A. f = - 20 cm B f = 20 cm C f = 25 cm D. f = 7,5 cm
Câu 29/ Một vật thật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính có ảnh cùng chiều, nhỏ hơn vật đó 2 lần, cách thấu kính 6cm. háy xác định tiêu cự của thấu kính
A. f = -12 cm B. f = 2 cm C. f =- 6 cm D. f = 4 cm
Câu 30/ Một thấu kính bằng thủy tinh, chiết suất n = 1,5 khi đặt trong không khí có độ tụ là +4 điôp. Khi nhúng vào trong nước có chiết suất n/ = 4/3. tiêu cự của thấu kính nhận giá trị nào trong các giá trị sau ?
A. f = 100cm B. f = 120cm C. f = 80cm D. Một kết quả khác
Câu 31/ Một vật sáng AB = 3cm nằm vuông góc với trục chính và cách thấu kính hội tụ một khoảng 30cm. Thấu kính có tiêu cự 20cm. Kết luận nào trong các kết luận sau đây là sai khi nói về vị trí, tính chất và độ phóng đại của ảnh A/B/ của AB?
d/ = -60cm, ảnh ảo, k = -2 B. d/ = 60cm, ảnh thật, k = 2
d/ = 60cm, ảnh thật, k = -4 D. A, B và C đều sai
Câu 32/ Đặt một vật phẳng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính một khoảng 20cm. Nhìn qua thấu kính ta thấy có một ảnh cùng chiều với AB cao gấp 2 lần AB. Tiêu cự của thấu kính có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau ? Chọn kết quả đúng .
A.f = 40cm B. f = 20cm C. f = 45cm D. f = 60cm
Câu 33/ Đặt một vật phẳng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ , cách thấu kính một khoảng 15cm. Ta thu được ảnh của vật AB trên màn ảnh đặt sau thấu kính. Dịch chuyển vật một đoạn 3cm lại gần thấu kính . Ta phải dịch chuyển màn ảnh ra xa thấu kính để thu được ảnh. Ảnh sau cao gấp đôi ảnh trước .Tiêu cự của thấu kính có thể nhận giá trị đúng nào sau đây ?
A. f = 12cm B. f = 9cm C. f = 18cm D. Một giá trị khác
Câu 34/ Đặt một vật phẳng AB song song với một màn ảnh E và cách màn ảnh một khoảng L. Sau đó đặt xen giữa vật và màn ảnh một thấu kính hội tụ, sao cho trục chính của thấu kính vuông góc với màn ảnh và đi qua vật. Xê dịch thấu kính trong khoảng đó , ta thấy có một vị trí duy nhất của thấu kính tại đó có ảnh của vật AB hiện rõ trêm màn . Biểu thức nào sau đây đúng với biểu thức tính tiêu cự của thấu kính .
A. f = B. f = C. f = D. Một biểu thức khác
Câu 35/ Đặt một vật AB trước thấu kính hội tụ có f = 12cm cho ảnh A/B/ lớn gấp 2 lần AB. Vị trí của AB đúng với kết quả nào sau đây ?
A. 6cm B. 18cm C. 6cm và 18cm D. Một kết quả khác
Trả lời các câu hỏi 36, 37 nhờ sử dụng dữ kiện sau :
Một vật sáng AB đặt thẳng góc với trục chính của một thấu kính cho một ảnh thật cách vật một khoảng cách nào đó . Nếu cho vật dịch lại gần thấu kính một khoảng 30cm thì ảnh của AB vẫn là ảnh thật nằm cách vật một khoảng như cũ và lớn gấp 4 lần ảnh cũ .
Câu 36/ Tiêu cự của thấu kính , vị trí ban đầu của vật AB và ảnh của nó lần lượt nhận những giá trị nào sau đây ? Chọn kết quả đúng .
A.f = 20 cm; d = 60 cm; d’ = 30 cm B.f = 20 cm; d = 30 cm; d’ = 60 cm
C.f = 30 cm; d = 60 cm; d’ = 20 cm D.f = 25 cm; d = 60 cm; d’ = 30 cm
Câu 37/ Để được ảnh cao bằng vật, phải dịch chuyển vật từ vị trí ban đầu đi một khoảng bao nhiêu , theo chiều nào ?
A. Di chuyển vật lại gần th
File đính kèm:
- Bai tap Vat li 11 Nang cao HK2.doc