Bài tập về Xác định véc tơ cảm ứng từ (tiếp)

 PHẦN B :BÀI TẬP VỀ XÁC ĐỊNH VÉC TƠ CẢM ỨNG TỪ

 PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN

 Bài 1

 Một dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt trong không khí ,( H vẽ )

Trong có dòng điện cường độ 5 (A) chạy qua

 Xác định phương và chiều của véc tơ cảm ứng từ

 Do dòng điện đó gây ra tại điểm M cách dây dẫn 5cm

 Bài 2

 Một khung dây dẫn mỏng hình tròn gồm 100 vòng dây

 Mỗi vòng dây có bán kính R, đặt trong không khí ( Hvẽ )

 Trong mỗi vòng dây có dòng điện cường độ 2 A chạy qua

 Người ta xác định được véc tơ cảm ứng từ tại tâm của vòng dây có B= 4. 10 -4 (T)

 Xác định bán kính của mỗi vòng dây

 

doc4 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về Xác định véc tơ cảm ứng từ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần B :Bài tập về xác định véc tơ cảm ứng từ Phần trắc nghiệm tự luận Bài 1 Một dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt trong không khí ,( H vẽ ) Trong có dòng điện cường độ 5 (A) chạy qua Xác định phương và chiều của véc tơ cảm ứng từ Do dòng điện đó gây ra tại điểm M cách dây dẫn 5cm Bài 2 Một khung dây dẫn mỏng hình tròn gồm 100 vòng dây Mỗi vòng dây có bán kính R, đặt trong không khí ( Hvẽ ) Trong mỗi vòng dây có dòng điện cường độ 2 A chạy qua Người ta xác định được véc tơ cảm ứng từ tại tâm của vòng dây có B= 4. 10 -4 (T) Xác định bán kính của mỗi vòng dây Bài 3 Một ống dây dẫn có chiều dài của ống là l = 10cm ( Hvẽ ) Trong có dòng điện 10 (A) chạy qua . Người ta xác định được véc tơ cảm ứng từ trong lòng ống dây có độ lớn B= 2.10-2 ( T) Tính mật độ dài của vòng dây trong ống dây và số vòng dây của cả ống dây Bài 4( TD tr160/ BBĐ) Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn d1và d2 đặt song song trong không khí cách nhau một khoảng 10 cm. Dòng điện trong hai dây cùng chiều và có cường độ I1=I2= 2,4 A Xác định cảm ứng từ tại điểm A, M và điểm N biết : 1) Điểm A là trung điểm của đoạn thẳng vuông góc với hai dây 2) Điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách dòng điện I2 10 cm , cách I1 20cm 3) Điểm N cách dòng điện I1 8 cm và cách dòng điện I2 6 cm Bài 5 Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn d1và d2 đặt song song trong không khí cách nhau một khoảng 20 cm. Dòng điện trong hai dây ngược chiều và có cường độ I1=I2= 20 A Người ta đặt dây dẫn d3 dài 1,5 m song song với hai dây d1 và d2 cách đều hai 15 cm, Trong d3có dòng điện cường độ I3= 10 A chạy qua Xác định lực từ tổng hợp do I1 và I2 tác dụng lên I3 Bài 6 ( 3.2/tr153/CLVL111) Hai vòng dây dẫn tròn đồng tâm có cùng bán kính R=10cm , đặt sao cho mặt phẳng chứa hai vòng tròn vuông góc nhau . Dòng điện trong hai vòng tròn có cường độ bằng nhau và bằng 5A. Hệ thống trong không khí 1)Xác định véc tơ cảm ứng từ do mỗi dòng điện gây ra tại tâm của vòng dây 2) Xác định véc tơ cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện gây ra tại tâm của hệ hai vòng dây Bài 7(3.10/tr160/CLVL11) Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn d1và d2 đặt song song trong không khí cách nhau một khoảng 27 cm, trong có dòng điện cường độ tương ứng là 1A và 2A chạy qua Tìm quĩ tích những điểm mà tại đó véc tơ cảm ứng từ tổng hợp bằng . Trong hai trường hợp sau : a) Hai dòng điện cùng chiều b) Hai dòng điện ngược chiều phần trắc nghiệm khách quan Câu 1 Chọn câu đúng Cảm ứng từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng dài tại một điểm M có độ lớn tăng lên khi A. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây dẫn và ra xa dây dẫn B. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây dẫn và lại gần dây dẫn C. M dịch chuyển theo hướng song song với dây dẫn D. M dịch chuyển theo một đường sức Câu 2 Chọn câu đúng Cảm ứng từ của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn , tại tâm của vòng tròn cảm ứng từ sẽ giảm đi khi A. Cường độ dòng điện giảm đi B. Cường độ dòng điện tăng lên C. Số vòng dây dẫn tăng lên D. Đường kính vòng dây giảm đi Câu 3 Chọn phát biểu đúng Cảm ứng từ bên trong một ống dây có dòng điện chạy qua , có độ lớn tăng lên khi A.Đường kính hình trụ giảm đi B. Số vòng dây quấn tăng lên C. Cường độ dòng điện giảm đi D. Chiều dài hình trụ tăng lên Câu 4 Chọn phát biểu đúng Khi hai dây dẫn song song có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì A. Hai dây đó đẩy nhau B. Hai dây đó hút nhau C. Xuất hiện các mô men lực tác dụng tác dụng lên hai dây D. Không xuất hiện các mô men lực cũng như lực tác dụng lên hai dây Câu 5 Chọn phát biểu sai Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn MN có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ sẽ thay đổi khi A. Dòng điện đổi chiều B. Dòng điện và từ trường đồng thời đổi chiều C. Từ trường đổi chiều D. Cường độ dòng điện thay đổi Câu 6 Chọn câu đúng Một ống dây dẫn có chiều dài l=20 cm gồm 1000 vòng dây nối tiếp , trong có dòng điện cường độ I= 3A chạy qua .cảm ứng từ trong lòng ống dây có độ lớn bằng A. 6..10-5T B. 6.10-5T C. 6..10 5T D.Đáp án khác Câu 7 Chọn kết luận đúng Qui tắc nắm bàn tay phải áp dụng cho dòng điện trong vòng dây dẫn tròn cho ta cách A. Xác định chiều đường cảm từ trong MPGH bởi vòng dây khi biết chiều dòng điện B. Xác định chiều dòng điện khi biết chiều đường cảm ứng từ trong MPGH bởi vòng dây C. Xác định phương của đường cảm ứng từ tại một điểm D. Cả Avà B đều đúng Họ tên học sinh ....................................................lớp ..........................mã 1 điểm..................... đề kiểm tra 1 tiết - lần 1 - VL11NC Phần trắc nghiêmk khách quan ( 5 điểm - mỗi câu 0,5 điểm ) (khoanh tròn vào lựa chọn đúng ) Câu 1 Chọn câu đúng Một ống dây dẫn có chiều dài l( cm) gồm 1000 vòng dây nối tiếp , trong có dòng điện cường độ I= 3A chạy qua .Cảm ứng từ trong lòng ống dây có độ lớn B=6T Chiều dài của ống dây đó là A. 10cm B. 20 cm C. 30cm D.Đáp án khác Câu 2 Chọn kết luận đúng Qui tắc bàn tay trái dùng để A. Xác định chiều đường cảm từ trong MPGH bởi vòng dây khi biết chiều dòng điện B . Xác định chiều đường cảm từ do dòng điện thẳng gây ra C. Xác định phương của đường cảm ứng từ tại một điểm trong lòng ống dây D. Chiều lực từ tác dụng lên dòng điện đặt trong từ trường Câu 3 Chọn phát biểu đúng Khi có hai dòng điện ngược chiều chạy qua hai dây dẫn song song thì A. Hai dòng điện đó đẩy nhau B. Hai dòng điện đó hút nhau C. không có lực tác dụng tác dụng lên hai dòng điện chạy trong dây dẫn đó D. Cả A ,B đều đúng Câu 4 Chọn phát biểu sai Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn MN có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ của một từ trường đều sẽ có hướng thay đổi khi A. Dòng điện đổi chiều nhưng vẫn giữ nguyên cường độ B. Dòng điện và cảm ứng từ đồng thời đổi chiều C. Từ trường đổi chiều D. Khi chiều dòng điện hoặc chiều cảm ứng từ thay đổi thì chiều lực từ cũng thay đổi Câu 5 Chọn câu đúng Cảm ứng từ của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn , tại tâm của vòng tròn cảm ứng từ sẽ đổi chiều khi A. Cường độ dòng điện giảm đi B. Cường độ dòng điện tăng lên C.Dòng điện trong vòng dây đổi chiều D. Đường kính vòng dây giảm đi Câu 6 Chọn phát biểu đúng Cảm ứng từ bên trong một ống dây có dòng điện chạy qua , có độ lớn giảm khi A . Cường độ dòng điện tăng B. đổi chiều dòng điện trong ống C. Cường độ dòng điện giảm đi D. Cả B, C đều đúng Bài 7 Chọn đáp án đúng Một dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt trong không khí , Trong có dòng điện cường độ 5 (A) chạy qua. Độ lớn của véc tơ cảm ứng từ Do dòng điện đó gây ra tại điểm M cách dây dẫn 10 cm bằng A.10-5 T B.10-6 T C. 10-7T D. Đáp án khác Câu 8 Chọn câu sai Từ trường tác dụng lực từ lên A.Các điện tích chuyển động B. Các điện tích đứng yên C. Các nam châm vĩnh cửu đứng yên D. Các nam châm vĩnh cửu chuyển động Câu 9 Chọn đáp án đúng Dòng điện có cường độ 5A chạy trong một dây dẫn đặt trong một từ trường đều , có véc tơ cảm ứng từ có độ B=10T và hướng hợp với chiều dòng điện góc 900.Lực từ tác dụng lên dòng điện trong dây có giá trị 20N. Chiều dài của dây dẫn nằm trong từ trường là : A. 0,82m B.0,64m C. 0,52m D. 0, 40 m Câu 10 Chọn đáp án đúng Một khung dây dẫn mỏng hình tròn gồm N ( vòng dây) nối tiếp ,Mỗi vòng dây có bán kính R=0,1. ( m), đặt trong không khí Trong mỗi vòng dây có dòng điện cường độ 2 A chạy qua Người ta xác định được véc tơ cảm ứng từ tại tâm của vòng dây có B= 2. 10 -4 (T) Số vòng dâytrong cả khung dây bằng A. 100 vòng B. 80 vòng C. 50 vòng D. Đáp án khác Phần trắc nghiệm tự luận ( 5 điểm ) Bài 1 ( 3 điểm ) Một dây dẫn AC thẳng dài 1,5 m trong có dòng điện một chiều cường độ I=2 A chạy qua chiều từ A đến C Dây đó được đặt trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với chiều dài của dây và độ lớn của véc tơ cảm ứng từ bằng B= 0,5 T 1) Xác định phương, chiều , của lực từ tác dụng lên dòng điện trong dây dẫn đó ( Dùng hình vẽ minh họa ) 2) Tính độ lớn của lực từ tác dụng lên dòng điện trong dây dẫn đó Bài 2 ( 2 điểm ) Có hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt trong không khí , cách nhau 10 cm ,Trong có hai dòng điện cùng chiều cường độ I1=I2= 5A Chạy qua , Tính lực từ do dòng điện một tác dụng lên mỗi mét chiều dài của dòng điện hai

File đính kèm:

  • docBTV _XDVTCUT.doc
Giáo án liên quan