Câu 1: (2điểm) Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi ?
Câu 2: (1,5điểm) Cho biết cách chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi non?
Câu 3: (1điểm) Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh thông thường ?
Câu 4: (1điểm) Vì sao một số loại vật nuôi như trâu , bò , dê , cừu ăn được rơm ,cỏ ?
Câu 5: (1,5 điểm) Em cho biết vắc xin là gì ? Lấy ví dụ về loại vắc xin mà em biết ?
Câu 6: (3điểm) Nêu vai trò và nhiệm vụ của nuôi thủy sản ?
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thi Học kì 2 Công nghệ Khối 7 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THI KSCL HỌC KÌ II
Năm học 2012-2013
Môn : Công Nghệ 7 - Thời gian: 45 phút
MA TRẬN ĐỀ KT
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1.Thức ăn vật nuôi
- Giải thích vì sao trâu, bò dê cừu ăn được rơm cỏ.
Tổng số câu hỏi: 1
1
Tổng số điểm : 1
1
% điểm: 10%
10%
2.Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
- Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
Tổng số câu hỏi: 1
1
Tổng số điểm: 2
2
% điểm: 20%
20%
3. Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi.
- Cách nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non.
Tổng số câu hỏi: 1
1
Tổng số điểm:1.5
1.5
% điểm: 15%
15%
4. Phòng, trị bệnh thông thường cho vật nuôi.
- Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh thông thường ở vật nuôi.
Tổng số câu hỏi: 1
1
Tổng số điểm: 1
1
% điểm: 10%
10%
5. Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi
- Vắc xin là gì?
Cho ví dụ.
Tổng số câu hỏi: 1
1
Tổng số điểm: 1,5
1,5
% điểm: 15%
15
6. Vai trò và nhiệm vụ nuôi thủy sản.
.
- Hiểu được vai trò và nhiệm vụ nuôi thủy sản
Tổng số câu hỏi: 1
1
Tổng số điểm: 3
3
% điểm: 30%
30%
Tổng số câu hỏi: 6
3
1
1
1
Tổng số điểm: 10
5
3
1
1
% điểm :100%
50%
30%
10%
10%
ĐỀ THI HKII ( Năm học: 2012-2013)
Câu 1: (2điểm) Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi ?
Câu 2: (1,5điểm) Cho biết cách chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi non?
Câu 3: (1điểm) Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh thông thường ?
Câu 4: (1điểm) Vì sao một số loại vật nuôi như trâu , bò , dê , cừu ăn được rơm ,cỏ ?
Câu 5: (1,5 điểm) Em cho biết vắc xin là gì ? Lấy ví dụ về loại vắc xin mà em biết ?
Câu 6: (3điểm) Nêu vai trò và nhiệm vụ của nuôi thủy sản ?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu 1: (2đ)
* Mục đích chế biến thức ăn: (1đ)
- Tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá,
- Loại bỏ chất độc và các loại vi trùng gây bệnh,
- Giảm khối lượng, tăng giá trị dinh dưỡng.
* Mục đích dự trữ thức ăn: (1đ)
- Nhằm giữ thức ăn lâu bị hỏng trong thời gian tương đối lâu và luôn đủ thức ăn cho vật nuôi.
Câu 2: (1,5đ)
Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non cần chú ý:
- Nuôi vật mẹ tốt (0,25đ)
- Giữ ấm cơ thể (0,25đ)
- Cho vật bú sữa đầu (0,25đ)
- Tập cho vật ăn sớm (0,25đ)
- Cho vật vận động, tiếp xúc ánh sáng (0,25đ)
- Giữ vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi non (0,25đ)
Câu 3: ( 1đ)
Bệnh truyền nhiễm :do vi sinh vật gây ra , lây lan nhanh thành dịch , gây tổn thất lớn : làm chết nhiều vật nuôi , lây truyền bệnh cho người , thiệt hại về người và tài sản như bệnh toi gà , dịch tả lợn , heo tai xanh ...
Bệnh thông thường : không phải do vi sinh vật gây ra , không lây lan nhanh , không thành dịch , không làm chết nhiều vật nuôi như bệnh do ngộ độc thức ăn , bị bỏng , say nắng , giun sán ...
Câu 4 : (1,5đ)
-Vắc xin là chế phẩm sinh học, được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng . (1đ)
- Ví dụ : Vắc xin dịch tả lợn được chế từ vi rút bệnh dịch tả lợn , vắc xin đóng dấu lợn được chế từ chính vi khuẩn gây bệnh đóng dấu lợn . (0,5đ)
Câu 5: (1đ)
Sở dĩ Trâu bò, dê, cừu ăn được rơm, cỏ vì chúng có dạ dày gồm 4 túi, một trong 4 túi đó là dạ cỏ .Trong dạ cỏ có nhiều vi sinh vật sống cộng sinh giúp cho việc tiêu hoá rơm, cỏ của trâu, bò , dê cừu được thuận lợi .
Câu 6 :( 3đ) Vai trò và nhiệm vụ của nuôi thủy sản:
*Vai trò : (1,5đ)
Cung cấp thực phẩm cho xã hội
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất
Cung cấp thực phẩm cho chăn nuôi
Làm sạch môi trường nước
*Nhiệm vụ: (1,5đ)
Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi
Cung cấp thực phẩm tươi, sạch
Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản.
Hết
File đính kèm:
- bai_thi_hoc_ki_2_cong_nghe_khoi_7_co_dap_an.doc