Đề bài:
Câu 1: Đồng chí hãy trình bày tóm tắt những thành tựu và hạn chế yếu kém sau 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 2 khoá VIII của Đảng? Nêu những nguyên nhân của hạn chế yếu kém?
Câu 2: Liên hệ địa phương, đơn vị đồng chí?
Bài làm:
Câu 1: Những thành tựu và hạn chế yếu kém sau 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 2 khoá VIII của Đảng:
1.1. Thành tựu
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về định hướng Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000, trong điều kiện đất nước có nhiều khó khăn, nguồn lực còn hạn hẹp, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, với những nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đạt những thành tựu rất có ý nghĩa:
a) Về tổ chức
- Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo có bước phát triển nhanh; hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học và sau đại học.
- Cơ sở trường, lớp từng bước được chuẩn hoá, hiện đại hoá.
- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng về số lượng, từng bước được nâng cao về chất lượng.
b) Về nội dung, chương trình, công tác quản lý
- Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo có tiến bộ (gắn hơn với thực tiễn, bước đầu đáp ứng nhu cầu thực tiễn )
- Công tác quản lý giáo dục có chuyển biến tích cực.
- Hợp tác quốc tế về giáo dục được mở rộng.
5 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch chính trị hè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2013
Đề bài:
Câu 1: Đồng chí hãy trình bày tóm tắt những thành tựu và hạn chế yếu kém sau 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 2 khoá VIII của Đảng? Nêu những nguyên nhân của hạn chế yếu kém?
Câu 2: Liên hệ địa phương, đơn vị đồng chí?
Bài làm:
Câu 1: Những thành tựu và hạn chế yếu kém sau 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 2 khoá VIII của Đảng:
1.1. Thành tựu
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về định hướng Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000, trong điều kiện đất nước có nhiều khó khăn, nguồn lực còn hạn hẹp, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, với những nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đạt những thành tựu rất có ý nghĩa:
a) Về tổ chức
- Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo có bước phát triển nhanh; hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học và sau đại học.
- Cơ sở trường, lớp từng bước được chuẩn hoá, hiện đại hoá.
- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng về số lượng, từng bước được nâng cao về chất lượng.
b) Về nội dung, chương trình, công tác quản lý
- Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo có tiến bộ (gắn hơn với thực tiễn, bước đầu đáp ứng nhu cầu thực tiễn)
- Công tác quản lý giáo dục có chuyển biến tích cực.
- Hợp tác quốc tế về giáo dục được mở rộng.
c) Về vai trò kinh tế - xã hội của giáo duc, đào tạo
- Việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ngày càng tốt hơn, tạo điều kiện cho nhiều người có cơ hội tiếp cận các chương trình giáo dục.
- Lực lượng lao động qua đào tạo tăng nhanh, góp phần quan trọng đưa nước ta thoát khỏi nước nghèo.
Đến nay, tỉnh Gia Lai đã có 1 hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, đầy đủ các ngành học, bậc học, cấp học: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên.
Cả tỉnh có 976 trường học và trung tâm công lập và ngoài công lập, 361.685 học sinh, sinh viên (tăng hơn 12 lần so với năm 1975); trong đó có 152.289 học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số.
Giáo dục Mầm non: có 260 trường công lập và ngoài công lập, 65.516 học sinh (27.499 học sinh dân tộc thiểu số). Hình thức nhóm trẻ gia đình, lớp mẫu giáo tư thục, phát triển mạnh ở vùng thành phố, thị trấn, vùng có điều kiện phát triển giáo dục. Các làng dân tộc đều có lớp mẫu giáo tại làng .
Giáo dục phổ thông: có 506 trường công lập và ngoài công lập, 286.369 học sinh (122.790 học sinh dân tộc thiểu số), trong đó có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, 14 trường PTDTNT huyện, 15 trường phổ thông dân tộc bán trú. Cả tỉnh có 2350 học sinh dân tộc nội trú và 8901 học sinh dân tộc bán trú. Các làng dân tộc thiểu số đều có lớp học tại làng.
Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề: có 7 trường (6 trường của tỉnh và 1 trường của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh), 3500 học sinh.
Giáo dục Đại học: có 1 trường Cao đẳng sư phạm đa cấp, đa hệ với gần 5000 sinh viên chính quy và không chính quy. 01 Phân hiệu đại học đang đào tạo gần 1.300 sinh viên cho 8 ngành học: Nông học, Lâm nghiệp, Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên và Môi trường, Bảo quản và chế biến nông sản, Thú y, Kế toán và Công nghệ thông tin.
Giáo dục thường xuyên: Có 03 trung tâm cấp tỉnh và 13 trung tâm cấp huyện và 202 trung tâm học tập cộng đồng đã thu hút hơn 16.000 học viên vào học.
Đến nay, đội ngũ Cán bộ quản lý, Giáo viên, Nhân viên toàn ngành có hơn 22.414 người (tăng 35 lần so với năm 1975) trong đó có 6 tiến sỹ, 280 thạc sỹ, 01 nhà giáo được phong tăng danh hiệu nhà giáo nhân dân, 31 Nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà Giáo ưu tú.
Nhờ nguồn ngân sách của nhà nước, của nhân dân và các lực lượng xã hội, các tổ chức quốc tế .vv đầu tư, hỗ trợ hàng năm liên tục tăng lên . Do vậy cơ sở vật chất trường, lớp học ngày càng khang trang đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa . Hầu hết các trường Trung học phổ thông và Trung học cơ sở đã được “ tầng hóa ” và kết nối mạng INTERNET để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học; có phòng học ngoại ngữ, tin học. Cả tỉnh đã có 64 trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn Quốc gia.
Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi được nhà trường, các bậc phụ huynh và các lực lượng xã hội hết sức chăm lo. Số học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp, học sinh giỏi quốc gia đều tăng hàng năm. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt trên 97%. Tỉnh Gia Lai đã hoàn thành nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Duy trì giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi,; phổ cập giáo dục trung học cơ sở ; thực hiện phổ cập bậc trung học ở 01 thành phố và 02 thị xã của tỉnh. Hoàn thành mục tiêu phổ cập mẫu giáo cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015.
Tiếp tục phát triển mạng lưới trường, lớp học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở các vùng trong tỉnh; xây dựng thêm trường trung học phổ thông tại các vùng có điều kiện và nhu cầu; xây dựng 01 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tại thị xã An Khê; nâng quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện lên 300 học sinh. Mở rộng các trường tiểu học học 2 buổi/ngày. Đầu tư xây dựng trường trung học phổ thông chuyên của tỉnh ngang tầm khu vực và cả nước. Chuyển giao các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. Củng cố, xây dựng và phát triển các trường phổ thông dân tộc bán trú. Quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của hệ thống trung tâm học tập cộng đồng.
Tiếp tục đề xuất mở rộng, phát triển hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp của tỉnh, gắn đào tạo với sử dụng để phục vụ yêu cầu phân luồng học sinh sau khi học hết cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng sư phạm của tỉnh theo hướng đa cấp, đa hệ, đa ngành. Phát triển chi nhánh đào tạo của Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh tại Gia Lai làm cơ sở để thành lập Trường Đại học Gia Lai. Quan tâm khuyến khích phát triển mô hình trường, lớp ngoài công lập ở các ngành học.
1.2. Hạn chế, yếu kém
Đến nay, giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu, động lực quan trọng nhất cho phát triển. Nhiều hạn chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo đã được nêu từ Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII vẫn chưa được khắc phục cơ bản, có mặt nặng nề hơn:
a) Về nội dung, chương trình, chất lượng
- Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, giữa dạy chữ, dạy người và dạy nghề.
- Nội dung giáo dục còn nặng về lý thuyết, có mặt xa rời thực tế, chạy theo thành tích, chưa chú trọng giáo dục đạo đức, ý thức và trách nhiệm công dân.
- Chương trình giáo dục phổ thông còn quá tải đối với học sinh. Giáo dục đại học và giáo dục nghề chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, chưa gắn với yêu cầu sử dụng nhân lực; chưa chú trọng giáo dục kỹ năng thực hành nghề nghiệp.
- Phương pháp dạy và học chậm đổi mới, chưa thực sự phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên. Phương pháp và hình thức đánh giá kết quả còn lạc hậu, phương tiện giảng dạy thiếu thốn.
b) Về công tác quản lý
- Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập, thiếu dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo còn nhiều lúng túng. Những hiện tượng tiêu cực trong tuyển sinh, thi và cấp bằng, lạm thu, dạy thêm chậm được khắc phục, gây bức xúc xã hội.
- Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa được quan tâm.
- Chất lượng đào tạo của các trường sư phạm còn hạn chế, đào tạo giáo viên chưa gắn với nhu cầu của các địa phương. Đầu tư cho giáo dục còn mang tính bình quân; cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở giáo dục còn thiếu và lạc hậu. Quỹ đất dành cho phát triển giáo dục còn thiếu. Chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa thoả đáng.
Những yếu kém, bất cập kéo dài trong thời gian qua đã làm hạn chế chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo, chưa tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ về nhân lực của nước ta, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, gây bức xúc trong xã hội.
1.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
Những hạn chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo có nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là:
- Tư duy về giáo dục chậm đổi mới, không theo kịp sự phát triển của đất nước trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Chính sách giáo dục, đào tạo chưa tạo được động lực, huy động sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội.
- Không có quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trong quy hoạch và kế hoạch phát triển của đất nước, các ngành và địa phương.
- Quản lý giáo dục, đào tạo còn nặng về hành chính, chưa phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo, chưa tạo được động lực đổi mới từ bên trong của ngành giáo dục.
- Các chủ trương về đổi mới và phát triển giáo dục, đào tạo chậm được cụ thể hoá và triển khai có hệ thống, đồng bộ. Nhiều cấp uỷ đảng, chính quyền và cơ quan chức năng chưa nhận thức sâu sắc và thực hiện đầy đủ quan điểm "giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân", "phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu" và "đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển".
Câu 2: Liên hệ ở địa phương và đơn vị công tác:
Địa phương IaTiêm nơi tôi công tác, phong trào xã hội hoá được nâng cao. Trong khi một số nơi ở đất nước ta, mọi người tranh giành nhau từng m2 đất bởi "tấc đất, tấc vàng", thì ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có điển hình là xã IaTiêm, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã tình nguyện hiến hàng ngàn m2 đất để xây trường học. Nhờ các ngôi trường mọc lên từ những diện tích đất này, nhiều trẻ em ở các xã vùng sâu, vùng xa của khu vực Tây Nguyên nói chung, xã IaTiêm nói riêng có điều kiện đến lớp, nhiều học sinh không phải bỏ học nửa chừng. Xuất phát từ việc thấy lũ trẻ trong làng không có trường học phải đi xa, có cháu phải nghỉ học vì không có điều kiện đi lại, nên anh Kpă Do, ở xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, bàn với vợ cắt bớt 400m2 đất nhà mình để xây trường học. Nhờ có đất, 1 ngôi trường mẫu giáo và nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng ở làng Ngo, xã Ia Tiêm, và từ đó lớp trẻ trong làng được đến lớp đều đặn mỗi ngày.
Ngoài Kpă Do, ở xã Ia Tiêm còn có hàng chục hộ gia đình người dân tộc thiểu số khác cũng tình nguyện hiến những phần đất của mình để xây trường học, cùng với Nhà nước chung công góp sức vào sự nghiệp "trồng người" ở Tây Nguyên.
Từ bao đời nay, bà con người dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên thường có quan niệm rằng: “Đói cái chữ không chết, đói cái bụng mới chết”! Chuyện học cái chữ chỉ được bà con nghĩ tới khi không còn lo đói cái bụng. Vì thế, việc bà con dân tộc thiểu số ở nhiều nơi của xã IaTiêm tự nguyện hiến đất xây dựng trường học, tạo điều kiện thuận lợi cho con em đến trường học cái chữ, là tín hiệu đáng mừng.
Trường THCS Lê Duẩn được tách ra và xây dựng cơ sở khang trang sạch đẹp trên địa phận làng Bông xã IaTiêm từ năm 2010. Mặc dù còn nhiều khó khăn, học sinh đi học chưa chuyên cần, phụ huynh chưa quan tâm tới việc học của con em, gia đình các giáo viên lại ở xa, một số giáo viên con nhỏ nhưng được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương, của ngành giáo dục, sự nỗ lực của các thầy cô giáo, đến nay, chất lượng giáo dục của trường nói riêng, của xã IaTiêm nói chung được nâng cao rõ rệt. Đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ học sinh tăng về số lượng: năm học 2012 – 2013, trường có 10 lớp, năm học 2013 – 2014 số lớp tăng lên con số 12. Chất lượng học sinh được nâng cao đáng kể. Học sinh giỏi cấp trường, cấp Huyện, cấp Tỉnh năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm học 2011 – 2012, trường có một học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp Tỉnh đầu tiên, năm học 2012 – 2013, con số đó là hai em. Đặc biệt phong trào hoạt động đoàn thể, các hoạt động xã hội được các em quan tâm hơn.
File đính kèm:
- thu hoach chinh tri he 2013 Chu Se.docx