Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng an ninh đối tượng 4

Bài làm:

Trong quá trình lãnh đạo đấu tranh vũ trang cực kỳ oanh liệt dể giải phóng dân tộc, đường lối đấu tranh nhân dân và xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng ta đã hình thành và ngày càng thu được thắng lợi rực rỡ, ngày càng sáng tạo. Thành công đó của Đảng ta là sự vận dụng đúng đắn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê Nin về chiến tranh cách mạng và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Lực lượng dân quân tự vệ là một trong những thành công rất lớn của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc xây dựng một lực lượng vũ trang cách mạng. T Dân quân tự vệ (DQTV) là lực lượng vũ trang quần chúng, là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam sáng lập, tổ chức và lãnh đạo. Ngày 28-3-1935 Đảng ta đã có “Nghị quyết về Đội Tự Vệ” ngay sau đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng các đội tự vệ công nông mang tính chất là những tổ chức vũ trang quần chúng lần lượt được ra đời và là những mầm mống đầu tiên của lực lượng vũ trang nhân dân. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, và cao trào kháng Nhật cứu nước lực lượng DQTV ngày càng phát triển và lớn mạnh không ngừng về mọi mặt, đã thực sự là một lực lượng không thể thiếu của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Hàng triệu nam nữ DQTV đã trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường, trên mọi miền đất nước, lập nên những chiến công to lớn. Lực lượng DQTV đã trực tiếp tham gia chiến đấu tiêu diệt địch, bắn máy bay, tầu chiến, bắt giặc lái, làm lòng cốt cho toàn dân đánh giặc bảo vệ xóm làng, quê hương, bổ xung cho bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương chiến đấu và phục vụ chiến đấu, bảo vệ giao thông vận tải, tham gia khắc phục hậu quả do bom đạn . Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lực lượng dân quân, du kích ở miền Nam trong thế trận chiến tranh nhân dân đã hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy, dùng bạo lực cách mạng phá thế kìm kẹp của địch, đánh đổ chính quyền tay sai, giành chính quyền cơ sở về tay nhân dân. Đồng thời, thường xuyên phối hợp với quân giải phóng bám trụ địa bàn chiến đấu, tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực của địch, góp phần đánh bại lần lượt các chiến lược của địch trong chiến tranh xâm lược nước ta của đế quốc Mỹ mà đỉnh cao là cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Quan điểm chiến tranh nhân dân là quan điểm cơ bản trong đường lối quân sự mác-xít của Đảng ta. Quan điểm đó xuất phát từ bản chất chính nghĩa của chiến tranh cách mạng và xuất phát từ nhận thức về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân đối với sự phát triển của lịch sử. Trong thời đại hiện nay, chiến tranh nhân dân phải do toàn dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, phải thực hiện động viên toàn dân, vũ trang toàn dân. Sức mạnh toàn dân vũ trang nhân dân là một ưu thế tuyệt đối của chiến tranh nhân dân để đánh bại chiến tranh xâm lược của mọi kẻ thù. Muốn thực hiện động viên toàn dân, vũ trang toàn dân phải xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân làm lòng cốt. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ. Đã nói đến chiến tranh nhân dân thì không thể thiếu được một trong ba thứ quân đó, không thể thiếu bộ đội chủ lực, mà cũng không thể thiếu bộ đội địa phương, không thể thiếu lực lượng DQTV đông đảo. Đảng ta đã hết sức chú trọng đến việc xây dựng các thứ quân trong suốt quá trình lãnh đạo vũ trang cách mạng và giữ vững quan hệ hợp đồng giữa các thứ quân đó như lời Bác nói “Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ vũ trang của địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thành mãi lên" (1) Hồ Chủ tịch với các lực lượng vũ tranh nhân dân. Thực tế lực lượng dân quân đã đạt được rất nhiều thành tích to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, điều đó cho chúng ta thấy rõ lực lượng DQTV có những khả năng tiềm tàng rất lớn trên nhiều mặt, không chỉ trong nhiệm vụ chống chiến tranh trước mắt, mà còn cả trong nhiệm vụ đánh bại mọi âm mưu khác của kẻ thù. Có một lực lượng DQTV quý giá như vậy là do chúng ta có đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn và sáng tạo.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng an ninh đối tượng 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Đặng Thái Sơn Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị: Trường THCS Tứ Mỹ BÀI THU HOẠCH LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG AN NINH ĐỐI TƯỢNG IV Câu hỏi: Đ/c hãy trình bày vị trí, vai trò và nguyên tắc tổ chức hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ. Liên hệ thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, thôn bản trong xây dựng lực lượng dân quân tự vệ tại địa phương. Bài làm: Trong quá trình lãnh đạo đấu tranh vũ trang cực kỳ oanh liệt dể giải phóng dân tộc, đường lối đấu tranh nhân dân và xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng ta đã hình thành và ngày càng thu được thắng lợi rực rỡ, ngày càng sáng tạo. Thành công đó của Đảng ta là sự vận dụng đúng đắn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê Nin về chiến tranh cách mạng và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Lực lượng dân quân tự vệ là một trong những thành công rất lớn của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc xây dựng một lực lượng vũ trang cách mạng. T Dân quân tự vệ (DQTV) là lực lượng vũ trang quần chúng, là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam sáng lập, tổ chức và lãnh đạo. Ngày 28-3-1935 Đảng ta đã có “Nghị quyết về Đội Tự Vệ” ngay sau đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng các đội tự vệ công nông mang tính chất là những tổ chức vũ trang quần chúng lần lượt được ra đời và là những mầm mống đầu tiên của lực lượng vũ trang nhân dân. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, và cao trào kháng Nhật cứu nước lực lượng DQTV ngày càng phát triển và lớn mạnh không ngừng về mọi mặt, đã thực sự là một lực lượng không thể thiếu của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Hàng triệu nam nữ DQTV đã trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường, trên mọi miền đất nước, lập nên những chiến công to lớn. Lực lượng DQTV đã trực tiếp tham gia chiến đấu tiêu diệt địch, bắn máy bay, tầu chiến, bắt giặc lái, làm lòng cốt cho toàn dân đánh giặc bảo vệ xóm làng, quê hương, bổ xung cho bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương chiến đấu và phục vụ chiến đấu, bảo vệ giao thông vận tải, tham gia khắc phục hậu quả do bom đạn .. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lực lượng dân quân, du kích ở miền Nam trong thế trận chiến tranh nhân dân đã hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy, dùng bạo lực cách mạng phá thế kìm kẹp của địch, đánh đổ chính quyền tay sai, giành chính quyền cơ sở về tay nhân dân. Đồng thời, thường xuyên phối hợp với quân giải phóng bám trụ địa bàn chiến đấu, tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực của địch, góp phần đánh bại lần lượt các chiến lược của địch trong chiến tranh xâm lược nước ta của đế quốc Mỹ mà đỉnh cao là cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Quan điểm chiến tranh nhân dân là quan điểm cơ bản trong đường lối quân sự mác-xít của Đảng ta. Quan điểm đó xuất phát từ bản chất chính nghĩa của chiến tranh cách mạng và xuất phát từ nhận thức về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân đối với sự phát triển của lịch sử. Trong thời đại hiện nay, chiến tranh nhân dân phải do toàn dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, phải thực hiện động viên toàn dân, vũ trang toàn dân. Sức mạnh toàn dân vũ trang nhân dân là một ưu thế tuyệt đối của chiến tranh nhân dân để đánh bại chiến tranh xâm lược của mọi kẻ thù. Muốn thực hiện động viên toàn dân, vũ trang toàn dân phải xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân làm lòng cốt. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ. Đã nói đến chiến tranh nhân dân thì không thể thiếu được một trong ba thứ quân đó, không thể thiếu bộ đội chủ lực, mà cũng không thể thiếu bộ đội địa phương, không thể thiếu lực lượng DQTV đông đảo. Đảng ta đã hết sức chú trọng đến việc xây dựng các thứ quân trong suốt quá trình lãnh đạo vũ trang cách mạng và giữ vững quan hệ hợp đồng giữa các thứ quân đó như lời Bác nói “Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ vũ trang của địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thành mãi lên" (1) Hồ Chủ tịch với các lực lượng vũ tranh nhân dân. Thực tế lực lượng dân quân đã đạt được rất nhiều thành tích to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, điều đó cho chúng ta thấy rõ lực lượng DQTV có những khả năng tiềm tàng rất lớn trên nhiều mặt, không chỉ trong nhiệm vụ chống chiến tranh trước mắt, mà còn cả trong nhiệm vụ đánh bại mọi âm mưu khác của kẻ thù. Có một lực lượng DQTV quý giá như vậy là do chúng ta có đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn và sáng tạo. Vị trí, vai trò của lực lượng Dân quân tự vệ: + Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Dân quân tự vệ là một lực lượng chiến lược trong chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ địa phương.  Đánh giá về vai trò Dân quân tự vệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ thù nào dù hung bạo đến đâu hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó thì địch nào cũng phải tan rã”. + Trong tình hình hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Chúng ta phải đối phó với chiến lược "diễn biến hoà bình”, BLLĐ và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Do đó, lực lượng DQTV là một trong những công cụ để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân tại địa phương, cơ sở. Nhiệm vụ của lực lượng Dân quân tự vệ (6 nhiệm vụ).      1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển và lực lượng khác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam. 2. Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước. 3. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác. 4. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cơ sở. 5. Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập. 6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DQTV. 1. Dân quân tự vệ Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý điều hành của Chính phủ mà trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp; sự chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ quốc phòng và sự chỉ huy trực tiếp của chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương. 2. Tổ chức và hoạt động của DQTV phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; dựa vào dân và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ. 3. Tổ chức biên chế của DQTV phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gắn với địa bàn và nhiệm vụ của đơn vị sản xuất, công tác; bảo đảm cho thuận tiện cho chỉ đạo, quản lý, chỉ huy và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Chúng ta có thể khẳng định rằng: Nói đến chiến tranh nhân dân thì không thể không nói đến vai trò chiến lược của dân quân tự vệ. Nói đến chiến tranh nhân dân mà đánh giá thấp vai trò của dân quân tự vệ thì đó là một quan niệm sai lầm. Nhận thức đúng đắn vai trò của dân quân tự vệ có ý nghĩa rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày nay khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì khái niệm về chiến tranh không chỉ đơn thuần là đem quân đội tới chiếm đánh nữa. Khái niệm về chiến trường cũng được mở rộng, khi mà chiến tranh có thể xảy ra vào mọi lúc mọi nơi không phân biệt tiền tuyến hậu phương, biên giới hay từ giữa lãnh thổ thì vai trò của lực lượng DQTV càng trở lên quan trọng hơn. Dân quân tự vệ chúng ta đã từng chiến thắng quân giặc với vũ khí thô sơ, nhưng trong chiến tranh công nghệ cao hiện nay, nếu lực lượng DQTV của ta vẫn chỉ có những loại vũ khí thô sơ ấy thì không thể chống với những loại vũ khí tối tân nhất của kẻ thù. Vì vậy muốn đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới chúng ta cần phải tăng cường cho các lực lượng DQTV nhiều vũ khí tốt hơn nữa, nâng cao trình độ chính trị cũng như trình độ nhận thức về khoa học công nghệ kết hợp với một trình độ cao giữa lòng dũng cảm với trí sáng tạo, tích cực phối hợp với các lực lượng khác và toàn dân kiên quyết làm thất bại ý đồ phá hoại xâm lược dưới mọi hình thức và thủ đoạn của kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và chế độ XHCN, bảo vệ công cuộc hoà bình xây dựng, thành quả lao động và tính mạng, tài sản của nhân dân ta. Trên mỗi chặng đường đi lên của cách mạng, dân quân tự vệ đã luôn luôn làm tròn nhiệm vụ của một đội quân chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi, công tác giỏi, xứng đáng là một lực lượng chiến lược quan trọng trong đấu tranh cách mạng và đấu tranh vũ trang ở nước ta. LIÊN HỆ : THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA CẢN BỘ TRONG XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DQTV TẠI ĐỊA PHƯƠNG. +  Về thành phần.  - Tổ chức DQTV có 2 lực lượng chính: Lực lượng nòng cốt (lực lượng chiến đấu) và lực lượng rộng rãi (lực lượng phục vụ chiến đấu). - Lực lượng Dân quân tự vệ nòng cốt bao gồm: . Dân quân tự vệ bộ binh (Dân quân tự vệ cơ động, DQTV tại chỗ). . Dân quân tự vệ binh chủng (phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hoá, y tế). . Dân quân tự vệ biển (đối với vùng biển), được tổ chức thành lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ. . Đối với xã thuộc địa bàn trọng điểm có yêu cầu chiến đấu cao thì được xem xét tổ chức lực lượng dân quân thường trực. . Thời hạn của DQTV nòng cốt là 4 năm (điều 10 Luật Dân quân tự vệ). - Lực lượng DQTV rộng rãi: gồm cán bộ, chiến sỹ DQTV nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ DQTV và công dân trong độ tuổi quy định (nam từ đủ 18 đến hết 45 nữ từ đủ 18 đến hết 40 tuổi). - Lực lượng này luôn sẵn sàng phát triển nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, phòng thủ trên địa bàn tỉnh (thành) hoặc khi có chiến tranh. Đây là nguồn bổ sung cho lực lượng chiến đấu khi cần thiết, được sắp xếp thành các đơn vị ở thôn, bản, khu phố, trong các xí nghiệp, doanh nghiệp... +  Tỷ lệ: Các địa phương căn cứ vào dân số, địa bàn, bố trí dân cư, yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng quân sự, tình hình AN, CT, KT, VH-XH, từng thời kỳ và khả năng bảo đảm kinh phí cho DQTV huấn luyện, hoạt động làm cơ sở để xác định tỷ lệ cho phù hợp. Hiện nay định hướng chung về tỷ lệ DQTV. . Cấp quân khu và tỉnh đạt từ 1,2% đến 1,8%. . Cấp huyện đạt từ 1,4 đến 2% so với dân số. . Cấp xã tuỳ theo số dân để xác định tỷ lệ phù hợp theo quy định.. (Điều 11 luật DQTV), (Đối với dân quân, hằng năm số tuyển chọn để kết nạp mới phải tương ứng với số đó hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân chuyển ra. +  Tổ chức và qui mô tổ chức. - Tổ chức gồm: Tổ, Tiểu đội, Khẩu đội; Trung đội; Đại đội, Hải đội; Tiểu đoàn, Hải đoàn  -  Quy mô tổ chức: (Điều 18, quy định) . Thôn: tổ chức tổ, tiểu đội, trung đội dân quân tại chỗ. . Cấp xã: tổ chức trung đội dân quân cơ động. . Theo yêu cầu nhiệm vụ có thể tổ chức tổ, tiểu đội trinh sát, thông tin, công binh, phòng hoá, y tế. . Các xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh tổ chức tiểu đội dân quân thường trực trong trung đội dân quân cơ động của xã. . Các xã ven biển, xã đảo tổ chức tiểu đội, trung đội dân quân biển. . Cơ quan, tổ chức tổ chức tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn tự vệ. . Cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển tổ chức tiểu đội, trung đội, hải đội, hải đoàn tự vệ biển. +  Chức vụ chỉ huy cơ bản của dân quân tự vệ (Điều 20). - Chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ gồm: Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng, Trung đội trưởng. Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội. Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn. - Chỉ huy quân sự ở cơ sở gồm: Thôn đội trưởng; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ơ cơ sơ; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương. + Cơ cấu biên chế. Một là, Thôn đội có nhiệm vụ tham mưu và tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương ở thôn; quản lý, chỉ huy trực tiếp dân quân thuộc quyền. Chịu sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Ban chỉ huy quân sự cấp xã và phối hợp với Trưởng thôn, Công an viên và tổ chức, đoàn thể nhân dân thực hiện nhiệm vụ QP, AN ở thôn. Trung đội trưởng cơ động cấp xã thường do Thôn đội trưởng ở thôn nơi đặt trụ sở hoặc gần trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã kiêm nhiệm. Đối với thôn có tổ chức cấp trung đội, cấp tiểu đội hoặc tổ dân quân tại chỗ, chức danh Trung đội trưởng hoặc tiểu đội trưởng hoặc tổ trưởng dân quân tại chỗ do Thôn đội trưởng kiêm nhiệm. Các tiểu đội dân quân trong trung đội dân quân tại chỗ được bố trí các tiểu đội trưởng dân quân tại chỗ (Khoản 4, 5 Điều 16 Thông tư số 85/2010/TT-BQP quy định) . Hai  là, Ban chỉ huy quân sự cấp xã. gồm: Chỉ huy trưởng là thành viên UBND cấp xã/, Chỉ huy phó/ CTV phó là cán bộ kiêm nhiệm. (Số lương chỉ huy phó ban chỉ huy quân sư câp xã do chính phủ quy định, điều 21) + Ban chỉ huy QS cơ quan, tổ chức ở cơ sở có chức năng nhiệm vụ: - Tham mưu cho cấp uỷ Đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức mình; đăng ký, quản lý tự vệ tại cơ quan, tổ chức, thực hiện công tác tuyển quân và quản lý lực lượng DBDV dưới sự chỉ đạo của cơ quan quân sự địa phương; thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức; thực hiện chính sách hậu phương QĐ. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác QP, QS của cơ quan, tổ chức; kế hoạch tổ chức lực lượng, huấn luyện và hoạt động của tự vệ; kế hoạch bảo vệ cơ quan, tổ chức; kế hoạch phòng thủ dân sự, kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật tại chỗ và tham gia xây dựng kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở cơ sở. - Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch động viên quốc phòng về người, phương tiện kỹ thuật và cơ sở vật chất khác theo chỉ tiêu của Nhà nước; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QP, quân sự tại địa phương nơi đặt trụ sở. - Tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, giáo dục chính trị, pháp luật cho tự vệ; chỉ huy tự vệ thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật này. -  Tổ chức đăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, trang bị của các đơn vị tự vệ thuộc quyền theo quy định của pháp luật. - Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết về công tác quốc phòng, quân sự, công tác tổ chức và hoạt động của tự vệ thuộc quyền.”  Bốn là, Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương: gồm Chỉ huy trưởng (là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu ở bộ, ngành Trung ương kiêm nhiệm), Chính trị viên, Chỉ huy phó, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm (điều 23). + Giáo dục chính trị: - Mục đích: Nhằm làm cho mọi người nâng cao nhận thức về chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng. Trên cơ sở đó phát huy tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ, bảo vệ quê hương, làng xóm, địa phương, đơn vị mình. - Nội dung giáo dục cần tập trung: Không ngừng tăng cường bản chất cách mạng và ý thức giác ngộ giai cấp cho cán bộ, chiến sỹ DQTV, trên cơ sở đó, thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng, nhận rõ bản chất, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. Giáo dục truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa; mục tiêu lý tưởng của Đảng. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà đảng và nhân dân ta lựa chọn; quán triệt hai nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ củng cố quốc phòng - an ninh, chống "DBHB” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch: công tác quân sự địa phương, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Một số nội dung cơ bản về hiến pháp, pháp luật, luật DQTV, nội dung phương pháp tiến hành vận động quần chúng... Trong thời bình, giáo dục theo kế hoạch hàng năm, gắn với huấn luyện quân sự. Khi cần thiết hoặc có chiến tranh, thời gian giáo dục chính trị có thể kéo dài từ hai đến sáu tháng liên tục theo chương trình, nội dung, giáo trình, tài liệu huấn luyện do Bộ quốc phòng quy định. Thời gian giáo dục chính trị khoảng 15% đến 20% so với tổng số thời gian huấn luyện chung của lực lượng Dân quân tự vệ. +  Huấn luyện quân sự: - Hàng năm lực lượng Dân quân tự vệ được huấn luyện theo nội dung chương trình do Bộ Quốc phòng quy định chung, các nội dung phù hợp và sát với cơ sở do chỉ huy quân sự địa phương các cấp xác định cụ thể. - Mục đích nhằm nâng cao kiến thức về quân sự cho lực lượng DQTV. Sẵn sàng đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ tác chiến trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thôn, xóm, làng xã, bảo vệ AN chính trị, trật tự an toàn xã hội. - Thời gian huấn luyện QS khoảng 80-85% so với tổng thời gian quy định, trong đó kỹ thuật các quân binh chủng 35%, các nội dung hậu cần quân y khoảng 10%, cụ thể: - 15 ngày đối với dân quân tự vệ năm thứ nhất; - 12 ngày đối với dân quân tự vệ cơ động, dân quân tự vệ biển, dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hoá, y tế; -  7 ngày đối với dân quân tự vệ tại chỗ; -  60 ngày đối với dân quân thường trực. - Sau mỗi khoá huấn luyện, Dân quân tự vệ đều phải kiểm tra và được cấp giấy chứng nhận theo phân cấp quản lý. * . Xây dựng đội ngũ cán bộ Dân quân tự vệ. +  Vị trí vai trò. Đội ngũ cán bộ Dân quân tự vệ có vị trí hết sức quan trọng, là người trực tiếp tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động và chỉ huy lực lượng Dân quân tự vệ chiến đấu, phục vụ chiến đấu; giữ vững an ninh - chính trị trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở. +  Nội dung yêu cầu. (Do BQP qui định) - Hàng năm đội ngũ cán bộ trong lực lượng Dân quân tự vệ được đào tạo bồi dưỡng chính trị, quân sự, chuyên môn kỹ thuật...pháp luật theo chương trình dài hạn, ngắn hạn để nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt. + Đối tượng bồi dưỡng và tập huấn. - Chính trị viên xã đội, xã đội trưởng và xã đội phó đã qua đào tạo xã đội, cán bộ chuyên trách công tác QP, QS ở cơ quan, tổ chức, được tập huấn theo chương trình quy định tại trường quân sự cấp tỉnh, thời gian 10 ngày. -  Cán bộ chỉ huy từ cấp trung đội đến cấp tiểu đoàn DQTV bộ binh, cán bộ tiểu đội, trung đội binh chủng, cán bộ kiêm nhiệm công tác QP, QS ở cơ quan, tổ chức, thôn đội trưởng được tập huấn theo chương trình quy định tại cơ quan quân sự cấp huyện, thời gian 7 ngày. Sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện được kiểm tra cấp giấy chứng nhận. *  Tổ chức lãnh đạo, chỉ huy của Dân quân tự vệ. -  Nắm vững cơ chế "Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự làm tham mưu và chỉ huy lực lượng thuộc quyền”. Nghĩa là ở từng địa phương, từng đơn vị cơ sở, tổ chức hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, sự quản lý nhà nước và điều hành của chính quyền địa phương các cấp, sự chỉ huy của ban chỉ huy quân sự cơ sở và cơ quan quân sự cấp trên. *  Chế độ chính sách đối với Dân quân tự vệ. (điều 43 đến điều 51) + Dân quân tự vệ vừa là dân, vừa là quân, không thoát ly sản xuất, hoạt động tại chỗ là chính, việc chăm lo tinh thần vật chất, do từng địa phương xã, phường, các đơn vị cơ sở thuộc các ngành nhà nước đảm nhiệm là chủ yếu. - Nhưng để bảo đảm quyền lợi tối thiểu, nhà nước có một số chế độ chính sách đối với Dân quân tự vệ như: Chế độ phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị của cán bộ, chỉ huy Dân quân tự vệ do Chính phủ qui định. + Cán bộ, chiến sỹ Dân quân tự vệ trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền được hưởng trợ cấp bằng ngày công lao động theo mức do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định. + Cán bộ chiến sỹ Dân quân tự vệ nòng cốt được miễn nghĩa vụ lao động công ích hàng năm. Trong khi huấn luyện, cán bộ, chiến sỹ Dân quân tự vệ chưa tham gia bảo hiểm y tế nếu bị ốm đau, tai nạn hoặc bị chết thì được hưởng các tiêu chuẩn  như người tham gia đóng bảo hiểm xã hội Thường xuyên giáo dục, quán triệt sâu rộng các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác Dân quân tự vệ. + Cơ sở: Xuất phát từ vai trò của giáo dục nhằm nâng cao trình độ mọi mặt của Dân quân tự vệ. Từ yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đặt ra những yêu cầu mới rất nặng nề. Từ âm mưu thủ đoạn chống phá của kẻ thù.. + Nội dung giáo dục. - Phải thường xuyên giáo dục quán triệt sâu sắc hai nhiệm vụ chiến lược XD và  bảo vệ TQ  trong tình hình mới, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh... -  Cần tập trung phổ biến luật Dân quân tự vệ. - Nghị định, thông tư về thi hành luật Dân quân tự vệ cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân, để mọi người, mọi tổ chức nhận thức đúng về công tác xây dựng lực lượng DQTV. Đó là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân, của cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng Dân quân tự vệ, làm cho công tác Dân quân tự vệ trở thành việc làm thường xuyên của dân, do dân, vì dân. *  Phát huy sức mạnh tổng hợp trên địa bàn địa phương trong xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ. + Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và của toàn dân, nhưng trước hết là trách nhiệm của địa phương, khu dân cư + Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ phải được kết hợp với các hoạt động phục vụ nhiệm vụ QP –AN tại địa phương. Một mặt thông qua hiệu quả hoạt động phát hiện các ưu điểm, khuyết điểm để rút kinh nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng mọi mặt của các đơn vị Dân quân tự vệ. + Mặt khác, có tác dụng kiểm tra và thúc đẩy trách nhiệm của các cấp, các ngành ở địa phương đối với xây dựng Dân quân tự vệ. + Phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và hoạt động của Dân quân tự vệ. Kết hợp lực lượng DQTV với các thành phần lực lượng khác nhất là lực lượng an ninh chuyên trách, trong xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh trên địa bàn, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động, chiến đấu và công tác. *  Xây dựng lực lượng DQTV gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện. + Xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện là xây dựng địa phương vững mạnh trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, trong đó có một nội dung quan trọng là xây dựng về quốc phòng - an ninh. + Trong quá trình CNH – HĐH, nội dung quốc phòng làm tốt sẽ bảo đảm sự ổn định ở cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân lao động sản xuất thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, góp phần xây dựng các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện. + Ngược lại, cơ sở vững mạnh toàn diện là môi trường xã hội có tính quyết định đến xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh; là hậu phương trực tiếp vững chắc của lực lượng DQTV chiến đấu ở cơ sở, bảo đảm cho lực lượng DQTV luôn sẵn sàng hoàn thành các nhiệm vụ được giao. * Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng DQTV.

File đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_lop_boi_duong_kien_thuc_quoc_phong_an_ninh_doi.doc