A - Mục tiêu:
1/ Kiến thức
- Củng cố các kiến thức về tính chất hoá học của nước: tác dụng với kim loại mạnh, tác dụng với một số oxit bazơ, oxit axit.
2/ Kĩ năng
v Rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm, cách thực hiện các phản
v ứng hoá học có kèm theo sự toả nhiệt lớn: nước tác dụng với Na, CaO.
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2437 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thực hành 06 : tính chất hoá học của nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo Thái Nguyên
Phòng giáo dục Thành phố Thái nguyên
b a
Bài thực hành 6 :
Tính chất hoá học của nước
Người thực hiện : Phạm Thị Diệp Thanh
Giáo viên : Trường THCS Trưng Vương
Ngày dạy: 12 tháng 4 năm 2007
Bài thực hành 6 :
Tính chất hoá học của nước
ê A - Mục tiêu:
1/ Kiến thức
- Củng cố các kiến thức về tính chất hoá học của nước: tác dụng với kim loại mạnh, tác dụng với một số oxit bazơ, oxit axit.
2/ Kĩ năng
Rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm, cách thực hiện các phản
ứng hoá học có kèm theo sự toả nhiệt lớn: nước tác dụng với Na, CaO.
Rèn luyện tinh thần hợp tác làm việc trong trong nhóm,tính cẩn thận
Chuẩn bị
Dụng cụ
Hoá chất
1/ Giá để ống nghiệm
2/ Dao con
3/ Giấy lọc
4/ Panh gắp hoá chất
5/ Kẹp gỗ
6/ Tấm kính vuông
7/ Muôi đốt hoá chất
8/ Đèn cồn
9/ Diêm
10/ Chậu thuỷ tinh
11/ Bình tam giác có nút cao su
12/ Bát sứ
13/ ống nhỏ giọt
14/ Cốc thuỷ tinh nhỏ
1/ Hoá chất rắn
Na
CaO
P đỏ
Quì tím
2/ Hoá chất lỏng
H2O
Phenol phtalein
Lên lớp
I/ ổn định lớp:
Giới thiệu đại biểu
ê II/ Kiểm tra bài cũ:
Nêu tính chất hoá học của nước?
- Nước tác dụng với kim loại
- Nước tác dụng với một số oxit bazơ
- Nước tác dụng với một số oxit axit
III/ Bài mới
Hôm nay bằng các thao tác thí nghiệm trong bài thực hành các em xẽ được ôn lại tính chất hoá học của nước.
-HS đọc cách tiến hành thí nghiệm 1
? Trong TN 1 Chúng ta cần sử dụng những dụng cụ và hoá chất gì?
? Trong TN này chúng ta cần lưu ý vấn đề gì về an toàn thí nghiệm?
- HS đọc phần lưu ý
-GV làm thí nghiệm:
? Nêu các thao tác chính trong thí nghiêm1 ?
? Vì sao phải thấm khô dầu hoả mẩu Na trước khi làm thí nghiệm?
- HS tiến hành TN
? Nêu hiện tượng quan sát được ?
? Khí thoát ra là khí gì?
? Vì sao miếng giấy lọc chuyển thành màu đỏ?
? Viết phương trình phản ứng xảy ra?
-HS đọc cách tiến hành thí nghiệm 2
? Trong TN 1 Chúng ta cần sử dụng những dụng cụ và hoá chất gì?
? Trong TN2 này chúng ta cần lưu ý vấn đề gì về an toàn thí nghiệm?
- HS đọc phần lưu ý
- Giáo viên làm TN
? Hơi bốc lên từ chén sứ là chất gì ?
? Thêm mẩu giấy quì
(hoặc phenolphtalein
vào ) . Giấy quì ( hoặc phenolphtalein) đổi màu như thế nào?
- HS làm thí nghiệm.
? Hiện tượng quan sát được?
? Viết phương trình phản ứng xảy ra?
? Đọc tên sản phẩm tạo thành?Sản phẩm thuộc loại hợp chất vô cơ nào?
? Cho biết phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?
? Có thể dùng thuốc thử nào để nhận biết ra dung dịch bazơ?
- HS ghi hiện tượng và kết quả vào bản tường trình.
-HSđọc cách tiến hành
? Cho biết những dụng cụ và hoá chất cần dùng trong thí nghiệm 3 ?
? Muốn đốt một lượng nhỏ photpho trên đèn cồn, muỗng đốt hoá chất đặt ở điểm nào của ngọn lửa đèn cồn là nóng nhất?
- GV làm thí nghiệm.
- HS làm thí nghiệm.
? Nêu hiện tượng quan sát được?
? Dung dịch trong lọ làm đổi màu quì tím như thế nào?Ta suy ra dung dịch trong lọ là hợp chất vô cơ nào?
? Viết phương trình phản ứng xảy ra?
- HS ghi kết quả thí nghiệm vào bản tường trình.
? Qua 3 TN này ta cần khắc sâu kiến thức gì về tính chất hoá học của nước?
1/Thí nghiệm 1:
Nước tác dụng với Na
ê a/ Cách làm:
Lấy 1 tờ giấy lọc thấm ướt nước, đặt lên tấm kính (nhớ uốn cong mép tờ giấy lọc để natri khụng bắn ra ngoài). Nhỏ vào tờ giấy thấm 1-2 giọt dung dịch phenolphtalein.
Dùng kẹp hoá chất lấy một mẩu natri ngâm trong lọ dầu hoả, cắt lấy một mảnh nhỏ bằng đầu que diêm cho vào tờ giấy lọc đã chuẩn bị ở trên.
ê b/ Dụng cụ hoá chất thí nghiệm 1
Đồ dựng
Hoá chất
Giấy lọc
Kẹp hoá chất
Tấm kính
Dao
Na
Phenolphtalein
Nước cất
ê Lưu ý thí nghiệm 1
ố Na phản ứng với H2O rất mãnh liệt, toả nhiều nhiệt, phải làm với lượng Na ít, thực hiện phản ứng trên giấy lọc thấm nước cho an toàn.
ố Tuyệt đối không được dùng tay cầm Na.
Không được ghé mắt gần tấm kính khi phản ứng xảy ra.
ê Hiện tượng quan sát được
Hiện tượng
- Miếng Na tan dần
- Có khí thoát ra
- Miếng giấy lọc có tẩm phenolphtalein đổi thành màu đỏ
Phương trình phản ứng
2Na + 2H2O à 2NaOH + H2
2/ Thí nghiệm 2
Nước tác dụng với vôi sống ( CaO)
ê a/ Cách làm:
ố Cho vào bát sứ một mẩu vôi sống (CaO) bằng hạt ngô.
ố Rót khoảng 1-2 ml nước vào bát sứ
ê b/ Dụng cụ, hoá chất TN2
Đồ dùng
Hoá chất
Bát sứ
Ống nhỏ giọt
CaO
Phenolphtalein hoặc quỳ tím
Nước
ê Lưu ý thí nghiệm 2
Phản ứng của CaO với nước cũng toả nhiệt lớn, phải thực hiện với lượng CaO nhỏ, làm trong bát sứ.
Khi cho nước vào nên cho từ từ và lưu ý không để bắn vào người.
ê Hiện tượng quan sát được
Hiện tượng
Mẩu vôi nhão ra
Phản ứng toả nhiều nhiệt
Dung dịch làm quì tím đổi thành màu xanh, Phenol phtalein đổi thành màu đỏ.
Phương trình phản ứng
CaO + H2O à Ca(OH)2
Thí nghiệm 3:
Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit
ê Cách làm:
Lấy một bình tam giác, cho vào bình khoảng 5-6 ml nước.
Cho vào muỗng đốt hoá chất (có kèm nút cao su xuyên qua) một lượng nhỏ photpho đỏ bằng hạt đỗ xanh.
Đốt muỗng chứa photpho trên ngọn lửa đèn cồn, khi photpho chay thỡ đưa nhanh muỗng vào bình tam giác, đậy chặt nút lại. Khi photpho cháy hết, lắc đều cho khói P2O5 tan hết trong nước. Cho mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch tạo thành trong bình tam giác
ê Dụng cụ, hoá chất TN3
Dụng cụ
Hoá chất
Bình tam giác
Đèn cồn
Nút cao su
Muỗng đốt hoá chất
Diêm
Photpho đỏ
Nước
Quỳ tím
ê Hiện tượng quan sát được
Hiện tượng
Photpho cháy sáng
Có khói màu trắng tạo thành.
Dung dịch làm quì tím đổi thành màu đỏ .
Phương trình phản ứng
P2O5 + 3H2O à 2H3 PO4
Bản tường trình
Tính chất hoá học của nước
STT
Tên thí nghiện
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát được
Kết quả TN – Phương trình
phản ứng
1
Thí nghiệm 1
Nước tác dụng với Na
Lấy 1 tờ giấy lọc thấm ướt nước, đặt lên tấm kính (nhớ uốn cong mép tờ giấy lọc để natri không bắn ra ngoài). Nhỏ vào tờ giấy thấm 1-2 giọt dung dịch phenolphtalein.
- Dùng kẹp hoá chất lấy một mẩu natri ngâm trong lọ dầu hoả, cắt lấy một mảnh nhỏ bằng đầu que diêm cho vào tờ giấy lọc đã chuẩn bị ở trên.
2
Thí nghiệm 2
Nước tác dụng với vôi sống
( CaO)
ố Cho vào bát sứ một mẩu vôi sống (CaO) bằng hạt ngô.
ố Rót khoảng 1-2 ml nước vào bát sứ
3
Thí nghiệm 3
Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit
Lấy một bình tam giác, cho vào bình khoảng 5-6 ml nước.
Cho vào muỗng đốt hoá chất (có kèm nút cao su xuyên qua) một lượng nhỏ photpho đỏ bằng hạt đỗ xanh.
Đốt muỗng chứa photpho trên ngọn lửa đèn cồn, khi photpho chaý thì đưa nhanh muỗng vào bình tam giác, đậy chặt nút lại. Khi photpho cháy hết, lắc đều cho khói P2O5 tan hết trong nước. Cho mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch tạo thành trong bình tam giác
IV- HS hoàn thành bản tường trình
V- Nhận xét giờ thực hành
- HS thu dọn hoá chất , dụng cụ, vệ sinh phòng thực hành
File đính kèm:
- Tiet 59 BAI THUC HANH 6.doc