Bài thực hành số 1 một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học sự biến đổi tính chất nguyên tố trong chu kỳ và nhóm

- Biết một số thao tác trong thực hành thí nghiệm hóa học như lấy hóa chất, trộn các hóa chất, đong hóa chất, sử dụng một số dụng cụ thông thường.

- Biết sử dụng dụng cụ, hóa chất thực hiện an toàn, thành công thí nghiệm về sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong nhóm, trong chu kỳ.

- Quan sát các hiện tượng thí nghiệm, vận dụng kiến thức giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng.

II. Chuẩn bị:

 

doc37 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4297 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài thực hành số 1 một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học sự biến đổi tính chất nguyên tố trong chu kỳ và nhóm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nâng cao bài thực hành số 1 một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học sự biến đổi tính chất nguyên tố trong chu kỳ và nhóm I. Mục tiêu: - Biết một số thao tác trong thực hành thí nghiệm hóa học như lấy hóa chất, trộn các hóa chất, đong hóa chất, sử dụng một số dụng cụ thông thường. - Biết sử dụng dụng cụ, hóa chất thực hiện an toàn, thành công thí nghiệm về sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong nhóm, trong chu kỳ. - Quan sát các hiện tượng thí nghiệm, vận dụng kiến thức giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng. II. Chuẩn bị: 1. Dụng cụ: - ống nghiệm - Thìa xúc hóa chất - ống hút nhỏ giọt - Kẹp ống nghiệm - Kẹp đốt hóa chất - Giá để ống nghiệm - Phễu thủy tinh - Đèn cồn, kiềng sắt - Cốc thủy tinh - Lọ thủy tinh - ống đong chia độ . 2. Hóa chất. - Natri kim loại - Kali kim loại - Magie kim loại - Muối ăn - Dung dịch phenolphtalein. Dụng cụ, hóa chất đủ để HS thực hành theo nhóm trong điều kiện của trường. 3. Học sinh: - Ôn tập những kiến thức liên quan đến các thí nghiệm trong bài. - Nghiên cứu trước để biết được những hướng dẫn sử dụng dụng cụ, hóa chất, các thao tác trong thí nghiệm, thực hành hóa học. Biết dụng cụ, hóa chất và cách làm các thí nghiệm trong bài. 4. Giáo viên: Chuẩn bị một số phiếu học tập. Phiếu số 1: Có 1 ống đong dung tích 50ml có chia độ, làm cách nào đọc đúng lượng chất lỏng đựng trong ống đong ? Thực hành đong 25ml nước cất. Phiếu số 2: Có 3 cốc đựng nước 10ml cất: Cốc 1: Nước ở nhiệt độ trong phòng Cốc 2: Nước ở nhiệt độ trong phòng Cốc 3: Nước ở khoảng 80 – 900C. Cho lần lượt vào cốc 1 một mẩu nhỏ Na, cốc 2 và 3 một mảnh Mg. Dự đoán sẽ có hiện tượng gì xảy ra, giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng. 5. Tổ chức: Chia lớp thành các nhóm thực hành, mỗi nhóm khoảng 4 – 5 HS. Chỉ định (hoặc cho bầu) một nhóm trưởng. Số nhóm trong lớp tùy điều kiện phòng thí nghiệm, lớp học của trường có thể tổ chức để HS làm thí nghiệm thực hành. Nhóm thực hành nên giữ ổn định trong cả năm học, không nên xáo trộn (trừ trường hợp đặc biệt). III. Một số lưu ý: 1- Đây là bài thực hành đầu tiên trong chương trình hóa học trường THPT phân ban. Với yêu cầu nâng cao thực hành thí nghiệm trong dậy và học hóa học ở trường THPT, GV cần rất chú trọng tổ chức tốt các tiết thực hành cho HS. Để làm được việc này, tiết thực hành đầu tiên rất có ý nghĩa. GV cần chuẩn bị chu đáo đế hình thành ngay từ đầu cho HS. - Một số kỹ năng cơ bản trong sử dụng dụng cụ thí nghiệm. - Kỹ năng lấy hóa chất (rắn, lỏng, trộn hóa chất ...) - Những điều cần ghi nhớ trong thực hành thí nghiệm (yêu cầu trật tự ngăn nắp, tự giác, khẩn trương thực hiện thí nghiệm theo đúng hướng dẫn ...). - Hình thành các nhóm thực hành - Thói quen làm tường trình v.v... 2.- Phản ứng giữa Na, K với H2O xảy ra rất mạnh, đặc biệt với K. GV phải cắt các mẩu kim loại Na, K rất nhỏ (bằng 1/2 hạt đỗ xanh) để HS làm thí nghiệm, không để các em tự cắt từ miếng Na, K lớn. Lưu ý HS làm thí nghiệm cẩn thận. 3 - Nếu có điều kiện GV nên thể hiện các phiếu học tập lên bản trong. Dùng máy chiếu để hướng dẫn HS trong hoạt động (1) sẽ có hiệu quả hơn. 4 - Phân bố thời gian: có thể thực hiện Hoạt động 1: Khoảng 10 phút Hoạt động 2, 3: Khoảng 25 phút Hoạt động 4: Khoảng 10 phút IV. Thiết kế hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Mở đầu tiết thực hành 1. GV: - Nêu mục đích tiết thực hành - Những yêu cầu HS phải thực hiện trong tiết thực hành: Tích cực làm việc cá nhân, nhóm Thực hiện đúng hướng dẫn của GV Trật tự, ngăn nắp, gọn gàng Yêu cầu làm tường trình theo mẫu. Sau tiết thực hành phải thu dọn dụng cụ, hóa chất Vệ sinh phòng thí nghiệm, lớp học v.v... 2. Sử dụng phiếu học tập để kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS và hướng dẫn HS những nhiệm vụ trong tiết thực hành: - Phân công HS (theo từng nhóm) thực hiện các phiếu học tập. - HS thực hiện nhiệm vụ trong phiếu - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, lớp bổ sung, góp ý. - GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận theo nội dung từng phiếu học tập. Phiếu 1: Hướng dẫn HS thực hành đong chất lỏng bằng ống đong, cách đọc số trên vạch chia độ ... Phiếu 2: Yêu cầu HS ghi tại hiện tượng (dự đoán) để đối chiếu với thực hành. 3. GV lưu ý một số thao tác như lấy hóa chất rắn, lỏng, dùng đèn cồn v.v... biểu diễn mẫu các thao tác để HS làm theo. Hoạt động 2: Kỹ năng sử dụng một số hóa chất và dụng cụ thí nghiệm. GV: Giao nhiệm vụ cho HS thực hành ví dụ: Lấy một muống nhỏ NaCl rắn, cho vào ống nghiệm, dùng ống nhỏ giọt nhỏ vào ống nghiệm cho đến 1/4 ống nghiệm. Kẹp ống nghiệm bằng kẹp gỗ, đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Chú ý hướng dẫn HS thực hiện các thao tác. HS: Thực hành theo hướng dẫn. Từng HS thực hiện, cả nhóm theo dõi, góp ý, trao đổi để giúp nhau thực hiện thành thạo, đúng từng thao tác. Hoạt động 3: Thực hành về sự thay đổi tính chất các nguyên tố. a. Trong nhóm: HS: Thực hiện thí nghiệm, lấy vào 2 cốc thủy tinh, mỗi cốc khoảng 40ml nước cất, nhỏ thêm vào 2 - 3 giọt phenolphtalein khuấy đều. Dùng kẹp lấy hóa chất cho vào cốc thứ nhất một mẩu Na (đã được chuẩn bị trước), quan sát hiện tượng xảy ra. Cho tiếp vào cốc thứ 2 một mẩu K (được chuẩn bị trước). Quan sát hiện tượng xảy ra, so sánh với trường hợp Na tác dụng với nước. Qua đó hướng dẫn HS rút ra nhận xét về mức độ (sự biến đổi) tính chất các nguyên tố trong nhóm nguyên tố (nhóm kim loại kiềm). GV: Hướng dẫn, lưu HS làm thí nghiệm cẩn thận, chỉ dùng 1 mẩu Na hoặc K đã được chuẩn bị trước, không được dùng nhiều Na, K. b. Trong một chu kỳ: HS: Thực hiện thí nghiệm, lấy vào 3 cốc, cốc 1 và 2 khoảng 40ml nước, cốc 3 khoảng 40ml nước nóng (khoảng 70 - 800C) thêm vào mỗi cốc 2 – 3 giọt phênolphtalein, dùng đũa thủy tinh khuấy đều. Lần lượt cho vào cốc 1 một mẩu Na, cốc 2, 3 một mẩu Mg. Quan sát hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét về sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong chu kỳ. - Na tác dụng mạnh với H2O, dung dịch chuyển màu hồng. - Mg chỉ tác dụng với H2O ở nhiệt độ cao (cốc 3 nước nóng dung dịch chuyển màu hồng, có bọt khí bay ra, cốc 2 không có phản ứng). Các phương trình hóa học: 2Na + 2H2O đ 2NaOH + H2 Mg + 2H2O đ 2Na(OH)2 + H2 Lưu ý: - Rất chú ý đến việc hướng dẫn HS thực hiện phản ứng đặc biệt của K với H2O, tuyệt đối không được dùng lượng Na, K nhiều (chỉ dùng 1 mẩu nhỏ bằng 1/2 hạt đỗ xanh đã được GV chuẩn bị sẵn). - Có thể thực hiện thí nghiệm chứng minh sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong một chu kỳ theo cách sau: Đặt ba mẩu kim loại Na, Mg, Al lên mặt thanh nhựa (hoặc chiếc thước kẻ HS), ứng với ba cốc chứa dung dịch HCl đặt ở phía dưới (hình 1). Nghiêng cẩn thận chiếc thước để 3 mẩu kim loại rơi đồng thời xuống 3 cốc chứa dung dịch HCl. Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và có kết luận. Hình 1 Hiện tượng: - Na đẩy H2 ra khỏi dung dịch rất mạnh (có thể bốc cháy). - Mg đẩy H2 ra kém mạnh hơn. - Al phản ứng với dung dịch HCl chậm hơn, bọt khí H2 thoát ra ít hơn. Qua đó GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong chu kỳ. Hoạt động 4: Công việc cuối tiết thực hành. GV: Nhận xét, đánh giá kết quả tiết thực hành Yêu cầu HS viết tường trình. HS: Thu dọn dụng cụ, hóa chất, vệ sinh phòng thí nghiệm, lớp học. bài thực hành số 2 phản ứng oxi hóa - khử I. Mục tiêu: - Biết được mục đích, cách tiến hành các thí nghiệm. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối Phản ứng oxi hóa khử giữa Mg và CO2 Phản ứng oxi hóa khử trong môi trường axit. - Sử dụng dụng cụ, hóa chất thực hiện an toàn, thành công các thí nghiệm trong bài. - Quan sát, giải thích hiện tượng xảy ra, viết phương trình hóa học của phản ứng. II. Chuẩn bị: 1. Dụng cụ: - ống nghiệm - Giá để ống nghiệm - Đế sứ giá thí nghiệm thực hành - Kẹp lấy hóa chất - Thìa lấy hóa chất - ống hút nhỏ giọt. 2. Hóa chất: - Dung dịch HCl - Dung dịch H2SO4 loãng - Kẽm viên - Đinh sắt (loại nhỏ) - Băng Mg - Dung dịch CuSO4 - Dung dịch KMnO4 - Dung dịch FeSO4 - Khí CO2 điều chế sẵn chứa trong bình thủy tinh rộng miệng dung tích 250ml. Dụng cụ, hóa chất đủ cho HS thực hành thí nghiệm theo nhóm. 3. Học sinh: - Ôn tập những kíên thức liên quan đến các thí nghiệm trong tiết thực hành. - Nghiên cứu trước để biết được dụng cụ, hóa chất và cách thực hiện từng thí nghiệm. 4. Giáo viên chuẩn bị một số phiếu học tập. Phiếu số 1: Hãy chọn dụng cụ, hóa chất thích hợp để thực hiện các thí nghiệm chứng minh cho các biến đổi: Fe + 2H+ đ Fe2+ + H2ư Fe + Cu2+ đ Fe2+ + Cu Phiếu số 2: Người ta có thể dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy có Mg kim loại được không ? Giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng. Phiếu số 3: Khi nhỏ từ từ từng giọt dung dịch KMnO4 loãng vào hỗn hợp dung dịch FeSO4 và H2SO4 sẽ có hiện tượng gì xảy ra, giải thicíh, viết phương trình hóa học của phản ứng. III. Một số lưu ý: Lấy mục III bài thực hành phản ứng oxi hóa khử: 1. Đây là bài thực hành để củng cố, khắc sâu hơn cho HS những kiến thức về phản ứng oxi hóa khử. Vì vậy ngay từ hoạt động 1, GV cần hướng dẫn để HS biết quan sát nhận ra những dấu hiệu của hiện tượng phản ứng đã xảy ra như: có khí thoát ra (thí nghiệm 1); sự thay đổi màu của kim loại Fe và dung dịch CuSO4 (thí nghiệm 2); chuyển màu của dung dịch (thí nghiệm 3). HS giải thích, viết các phương trình hóa học và xác định vai trò của từng chất trong phản ứng oxi hóa khử. 2. Những nơi có điều kiện, học sinh khá, thành thạo trong thực hành thí nghiệm thì: - Phản ứng của kim loại với dung dịch axit ngoài việc thực hiện thí nghiệm của Fe với dung dịch H2SO4, có thể thực hiện một số thí nghiệm khác như Zn với Cl2SO4; Zn với dung dịch HCl v.v... để rút ra bản chất của các phản ứng. - Phản ứng của kim loại với dung dịch muối ngoài phản ứng Fe với dung dịch CuSO4, có thể thực hiện một số phản ứng khác như Zn với dung dịch CuSO4 v.v... 3. Thí nghiệm phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit rất gần với những phản ứng phân tích định tính bằng phương pháp chuẩn độ, GV cần thực hiện mẫu cho thực hiện mẫu cho HS xem động tác dùng ống nhỏ giọt, nhỏ từng giọt dung dịch KMnO4vào ống nghiệm chứa hỗn hợp H2SO4, FeSO4 lắc, quan sát và nhận ra sự chuyển màu và kết thúc phản ứng. Rất lưu ý HS cách thực hiện phản ứng này, nếu HS dùng ống nhỏ giọt cho liền nhiều giọt dung dịch KMnO4 vào ống nghiệm một lúc sẽ không quan sát được các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. 4. GV có thể thể hiện các phiếu học tập lên bản trong, dùng máy chiếu tổ chức hoạt động này cho HS sẽ hiệu quả hơn. 5. Phân bố thời gian, có thể thực hiện. Hoạt động 1: 7 – 8 phút Hoạt động 2, 3, 4, 5: 30 phút Hoạt động 6 : 7 – 8 phút. IV. Thiết kế hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Mở đầu tiết thực hành. 1. GV: - Nêu mục tiêu tiết thực hành - Những yêu cầu HS phải thực hiện trong tiết học. 2. Sử dụng phiếu học tập kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ tiết thực hành. - Phân công HS (theo từng nhóm) thực hiện các phiếu học tập. - HS thực hiện nhiệm vụ theo từng phiếu học tập. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hiện từng phiếu. HS bổ sung, góp ý. - GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận theo nội dung từng phiếu học tập. 3. Giáo viên thực hiện mẫu một số thao tác (gợi ý tại lưu ý thứ 3). Hoạt động 2: Phản ứng của kim loại và dung dịch axit. - HS thực hiện thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích, viết phương trình hóa học, xác định vai trò các chất trong phản ứng. Có bọt khí hiđro bay ra, kẽm tan dần trong dung dịch. Giải thích phải dùng sự trao đổi electron hay sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố tham gia phản ứng. 0 + 1 + 2 0 Zn0 + H2SO4 đ Zn + H2 0 + 2 Zn đ Zn + 2e (chất khử) 0 2H đ H2 + 2e (chất oxi hóa) Lưu ý: - Có thể thực hiện phản ứng trong hõm sứ để giá thí nghiệm thực hành để tiết kiệm hóa chất. - Ngoài kim loại Fe, có thể thực hiện thí nghiệm với các kim loại khác Zn, với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng. Hoạt động 3: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối. HS: Thực hiện thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK. Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng. Hiện tượng: Trên mặt chiếc đinh sắt được phủ dần dần một lớp màu đỏ nâu (đó là Cu được giải phóng), màu xanh của dung dịch CuSO4 giảm dần do phản ứng tạo thành dung dịch FeSO4 không màu. Phương trình hóa học: 0 + 2 + 2 0 Fe + CuSO4 đ FeSO4 + Cu 0 + 2 Fe đ Fe + 2e (chất khử) + 2 Cu đ Cu + 2e (chất oxi hóa) Lưu ý: - Có thể thực hiện phản ứng trong hõm sứ để thí nghiệm thực hành. - Đinh sắt cần được lau sạch dầu mỡ, hoặc đánh sạch gỉ sắt. Hoạt động 4: Phản ứng giữa kim loại magiê và khí cacbonnic. HS: Thực hiện thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK. - Điều chế sẵn khí CO2 từ HCl và CaCO3 được thu vào bình thủy tinh miệng rộng (dưới đáy có một ít nước hoặc cát). - Dùng kẹp đốt hóa chất kẹp một sợi dây Mg được uốn hình lò xo, châm lửa trên lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình chứa CO2. HS quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích, viết phương trình. Hiện tượng: Dây Mg cháy sáng trong không khí, tiếp tục cháy sáng trong bình chứa CO2, tạo ra bột trắng MgO và muội than màu đen (C). Phản ứng hóa học: 0 + 4 + 2 0 2Mg + CO2 đ 2MgO + C 0 + 2 Mg đ Mg + 2e (chất khử) + 4 0 C + 4e đ C (chất oxi hóa) Hoạt động 5: Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit. HS: Thực hiện thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK. GV: Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng: màu tím của dung dịch KMnO4 mất đi khi nhỏ từng giọt vào hỗn hợp dung dịch FeSO4 và H2SO4. Đến khi màu tím của dung dịch KMnO4 không nhạt đi nữa thì dừng không nhỏ tiếp KMnO4 nữa. Phương trình hóa học của phản ứng: +2 +7 +3 +2 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 đ 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O +2 +3 2Fe đ 2Fe + 2e (chất khử) +7 +2 Mn + 5e đ Mn + 2e (chất oxi hóa) Hoạt động 6: Công việc cuối tiết thực hành GV: - Nhận xét, đánh giá tiết thực hành - Yêu cầu HS viết tường trình HS: Thu dọn dụng cụ, hóa chất, vệ sinh phòng thí nghiệm, lớp học. -bài thực hành số 3 tính chất của các halogen I. Mục tiêu: - Biết mục đích, cách tiến hành các thí nghiệm. Điều chế clo. Tính tẩy màu của clo ẩm. So sánh tính oxi hóa của clo, brom, iot Tác dụng của iot và tinh bột. - Kỹ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm. Quan sát các hiện tượng xảy ra, vận dụng kiến thức để giải thích, viết phương trình hóa học. - Khắc sâu hơn về tính oxi hóa của các halogen, so sánh tính oxi hóa của các halogen. II. Chuẩn bị: 1. Dụng cụ: - ống nghiệm - Giá để ống nghiệm - ống hút nhỏ giọt - Nút cao su có lỗ - Cặp ống nghiệm - Thìa xúc hóa chất. 2. Hóa chất: - KClO3 hoặc KMnO4 - Dung dịch HCl - Dung dịch NaCl - Nước iốt - Dung dịch NaI - Nước clo - Dung dịch NaBr - Nước brom - Hồ tinh bột, bông thấm nước. Dụng cụ, hóa chất đủ để HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm. 3. Học sinh: - Ôn tập những kiến thức liên quan đến các thí nghiệm trong tiết thực hành. - Nghiên cứu trước để biết dụng cụ, hóa chất, cách thực hành từng thí nghiệm. 4. Giáo viên: Chuẩn bị một số phiếu học tập. Phiếu học tập: Có các hóa chất NaBr, NaI, clo, nước brom, có thể thực hiện các phản ứng hóa học như thế nào để chứng minh tính oxi hóa của các nguyên tố giảm dần từ Cl2, Br2, I2. Dự đoán các hiện tượng xảy ra. Viết phương trình hóa học của các phản ứng. III. Một số lưu ý: 1. Cl2 , Br2 là những chất độc, phải cẩn thận khi làm thí nghiệm. 2. Ngoài cách thực hiện như hướng dẫn trong SGK, có thể thực hiện các thí nghiệm trong bài với lượng nhỏ, bằng các dụng cụ đơn giản như hõm sứ giá thí nghiệm thực hành, hoặc vỏ các vỉ thuốc viên. 3. GV nêu gợi ý cho HS tìm hiểu một số dụng cụ, hóa chất dễ tìm kiếm, rất đơn giản như một số củ, quả chứa tinh bột (làm thí nghiệm nhận biết tinh bột và iot). Vỏ vỉ thuốc viên bằng polime để thực hiện các phản ứng ở thí nghiệm 2. 4. Phân bố thời gian. Hoạt động 1: Khoảng 7 – 8 phút Hoạt động 2, 3, 4: Khoảng 30 phút Hoạt động 5: Khoảng 7 – 8 phút. IV. Thiết kế hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Mở đầu tiết học 1. GV: Nêu mục đích tiết thực hành Những yêu cầu HS cần thực hiện. 2. Sử dụng phiếu học tập kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS và hướng HS vào những nội dung quan trọng của tiết thực hành. - GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS thực hiện. - HS thực hiện nhiệm vụ nêu trong phiếu học tập - Một HS lên báo cáo kết quả, lớp bổ sung, góp ý. - GV nhận xét, kết luận, lưu ý HS: để chứng minh tính oxi hóa của các nguyên tố giảm dần từ Cl2 , Br2 , I. Với các hóa chất đã cho, ta tiến hành các thí nghiệm. Nước clo + dd NaBr Nước brom + dd NaI Hoạt động 2: Điều chế clo, tính tẩy màu của clo ẩm. - Cho vào ống nghiệm một lượng KClO3 bằng hạt ngô. Nếu dùng KMnO4 thì lượng hóa chất phải lớn hơn. Đậy chặt miệng ống nghiệm bằng nút cao su kèm ống hút nhỏ giọt có chứa dung dịch axit HCl đặc. Kẹp một mảnh giấy màu ẩm vào miệng ống nghiệm. - Đặt ống nghiệm trên giá để ống nghiệm (hình 2). Hình 2. Thí nghiệm tính tẩy màu của clo ẩm Khi tiến hành thí nghiệm, ta bóp nhẹ quả bóp cao su của ống hút nhỏ giọt. Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm. Nhận xét, giải thích và viết phương trình phản ứng. HCl đặc tác dụng với KClO3 tạo thành Cl2 . KClO3 + 6HCl đ KCl + 3H2O 3Cl2 ư Nếu dùng KMnO4 phương trình phản ứng: 2KMnO4 + 16HCl đ 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O + 5Cl2 ư Cl2 tiếp xúc với giấy màu ẩm, có phản ứng: Cl2 + H2O HCl + HClO Tính oxi hóa mạnh của HClO làm mất màu giấy màu. Lưu ý: - Trước khi làm thí nghiệm phải thử xem nút đậy ống nghiệm có kín không để khí clo không bay ra ngoài. - Có thể thực hiện thí nghiệm theo phương án khác: Dùng ống nghiệm 2 nhánh. a) b) Hình 3: Thí nghiệm tính tẩy màu của clo ẩm Rót vào nhánh ngắn của ống nghiệm hai nhánh một ít dung dịch HCl đặc. Cho vào nhánh dài một lượng nhỏ KClO3. Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su, kẹp một mảnh giấy màu ẩm vào miệng ống nghiệm (hình 3a). Khi tiến hành thí nghiệm, ta chỉ việc nghiêng ống nghiệm để dung dịch axit HCl từ nhánh ngắn chảy sang nhán dài tác dụng với KClO3 (hình 3b). Phản ứng hóa học xảy ra. Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng, nhận xét, giải thích và viết phương trình phản ứng. Hoạt động 3: So sánh tính oxi hóa của clo, brom, iot. Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK Hướng dẫn HS quan sát, giải thích, viết phương trình hóa học. - Khi cho nước clo tác dụng với các dung dịch: Cl2 + 2NaBr đ Br2 + 2NaCl Cl2 + 2NaI đ I2 + 2NaCl NaCl không có phản ứng với nước clo. - Khi clo nước brom tác dụng với các dung dịch. Br2 + 2NaI đ I2 + 2NaBr NaCl, NaBr không tác dụng với nước brom. - Cho dung dịch nước iot: không có phản ứng với cả 3 dung dịch. Lưu ý: - Để có thể quan sát dễ hơn brom được tạo thành trong phản ứng, cho thêm vào ống nghiệm làm thí nghiệm với dung dịch NaBr một ít benzen. Brom tan trong benzen nhiều hơn trong nước. Benzen nhẹ hơn không tan nổi lên trên dung dịch. - Có thể tiến hành thí nghiệm bằng hõm đế sứ giá thí nghiệm thực hành. - Tẩm nước clo vào hai viênm bông đã được vê tròn, mỗi viên bằng chừng hạt lạc rồi đặt trong hai lõm sứ nhỏ 1 và 2 của đế sứ giá thí nghiệm cải tiến (hình 4). Hình 4: Thí nghiệm so sánh tính oxi hóa của clo, brom, iot - Nhúng lần lượt hai viên bông khác vào dung dịch NaBr và NaI rồi đặt mỗi viên vào sát từng cặp với hai viên bông đã tẩm nước clo. Hướng dẫn HS quan sát sự biến đổi màu của lớp bông tiếp xúc giữa hai viên bông ở hõm sứ (1) và (2). Nhận xét, giải thích và viết phương trình phản ứng. - Tẩm nước brom và hai viên bông cũng có kích thước bằng chừng hạt lạc rồi đặt trong hai hõm sứ (3) và (4). Nhúng lần lượt hai viên bông khác vào dung dịch NaI và NaCl rồi cũng đặt vào sát theo từng cặp với hai viên bông đã tẩm nước brom ở trên. Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra trong các hõm sứ. Nhận xét và viết phương trình phản ứng. Rút ra kết luận về tính oxi hóa giảm dần từ clo đ brom đ iot. Hoạt động 4: Tác dụng của iot với tinh bột - GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm như SGK. - Hoặc có thể làm cách khác, dùng mấy lát khoai lang (hoặc khoai tây, chuối xanh ...). Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch nước I2 lên lát khoai, quan sát hiện tượng xảy ra. Thí nghiệm này để nhận ra tinh bột và iot. Hoạt động 5: Công việc cuối tiết thực hành. GV: Nhận xét, đánh giá kết quả tiết thực hành. Yêu cầu HS viết tường trình. HS: Thu dọn dụng cụ, hóa chất, vệ sinh phòng thí nghiệm, lớp học. bài thực hành số 4 tính chất các hợp chất của halogen I. Mục tiêu: - Biết mục đích, cách tiến hành các thí nghiệm. Thử tính chất hóa học của axit clohiđric Tính tẩy màu của nước gia ven. Giải bài tập thực nghiệm về phân biệt các dung dịch. - Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra, vận dụng kiến thức để giải thích và viết phương trình phản ứng. - Củng cố kiến thức về tính chất của axit clohiđric, tính tẩy màu của clo ẩm. II. Chuẩn bị: 1. Dụng cụ: - ống nghiệm - ống nhỏ giọt - Cặp ống nghiệm - Giá để ống nghiệm - Thìa xúc hóa chất - Bình thủy tinh cỡ nhỏ, nút có ống nhỏ giọt 2. Hóa chất: - Bột CuO - Đá vôi - Đồng phoi bào - Kẽm viên - Dung dịch HCl - Dung dịch HNO3 - Dung dịch NaNO3 - Dung dịch NaCl - Dung dịch hoặc giấy qùy tím - Dung dịch AgNO3 - Bột CaCO3 - Vải (giấy) màu - Nước Giaven - Đồng hiđroxit (đă được điều chế sẵn) - Một số kim loại, phi kim và muối khác. Dụng cụ, hóa chất đủ để HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm. 3. Học sinh: - Ôn tập nắm những kiến thức liên quan đến các thí nghiệm trong bài thực hành. - Nghiên cứu trước để biết dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành từng thí nghiệm. 4. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập: Phiếu số 1: Thực hiện các phản ứng hóa học: HCl + Cu(OH)2 + CuO + CaCO3 + Zn Dự đoán hiện tượng xảy ra, giải thích, viết phương trình hóa học và xác định vai trò của các chất trong phản ứng. Phiếu số 2: Hoàn thành sơ đồ sau: Có 4 dd HNO3 , HCl , NaNO3 , NaCl + Dung thuốc thử nào + Hiện tượng gì xảy ra. NaCl, NaNO3 HCl , HNO3 + Dùng thuốc thử nào + Dùng thuốc thử nào + Hiện tượng gì xảy ra + Hiện tượng gì xảy ra. NaNO3 NaCl HNO3 HCl III. Một số lưu ý: 1. Khi tiến hành các thí nghiệm thực hành, GV có thể hướng dẫn HS theo những cách khác nhau, đặc biệt lưu ý với HS những phương án dễ thực hiện bằng dụng cụ đơn giản, tiết kiệm hóa chất. 2. Axit clo hiđric dễ bay hơi lưu ý HS phải cẩn thận. 3. Đây là bài thực hành đầu tiên ở THPT, HS làm quen với dạng bài tập thực hành. GV nên hình thành cho HS cách thực hiện theo trình tự sau: - Đánh số thứ tự các bình đựng hóa chất - Phân loại các hóa chất cần nhận biết thuộc loại nào (HNO3 , HCl thuộc loại axit, NaCl , NaNO3 thuộc loại muối). - Chọn thuốc thử phù hợp (giấy qùy xanh để nhận ra axit, AgNO3 để nhận ra Cl-). - Tiến hành thí nghiệm - Tường trình theo sơ đồ. 3. Phân bố thời gian: Thực hiện: Hoạt động 1: 7 – 8 phút Hoạt động 2, 3, 4: 30 phút Hoạt động 5: 7 – 8 phút. IV. Thiết kế hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Mở đầu tiết thực hành. 1. Giáo viên: Nêu mục tiêu tiết thực hành Nêu những yêu cầu cần thực hiện. 2. Sử dụng phiếu học tập kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ tiết học. - GV phân công các nhóm HS thực hiện các phiếu học tập - HS thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, lớp góp ý, bổ sung. - GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận theo nội dung từng phiếu học tập. - Nếu có điều kiện, thể hiện các phiếu học tập trên bản trong. Dùng máy chiếu, bản trong tổ chức các hoạt động của HS. Hoạt động 2: Tính axit mạnh của axit clohiđric. - Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK - Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích. + Trong ống nghiệm (1). Lúc đầu có chất kết tủa Cu(OH)2 màu xanh đậm. Sau khi nhỏ dung dịch HCl vào có phản ứng xảy ra giữa dung dịch axit mạnh HCl và một bazơ không tan, tạo thành dung dịch CuCl2 màu xanh trong. + Trong ống nghiệm (2) màu đen của CuO chuyển sang màu xanh trong của dung dịch CuCl2. + Trong ống nghiệm (3) xuất hiện nhiều bọt khí CO2 do phản ứng trao đổi giữa dung dịch axit HCl và muối CaCO3. + Trong ống nghiệm (4) xuất hiện bọt khí hiđro. Phản ứng hóa học xảy ra rất mạnh giữa dung dịch axit HCl loãng và kim loại Zn đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học. Phản ứng oxi hóa – khử đã xảy ra. Dung dịch HCl thể hiện tính oxi hóa mạnh. Từ những thí nghiệm trên, GV gợi ý HS rút ra kết luận về tính axit mạnh của axit HCl. HS viết phương trình hóa học các phản ứng. Hoạt động 3: Tính tẩy màu của nước Gia-ven. GV: Hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm như SGK. Hiện tượng: Màu miếng vải màu nhạt dần. Giải thích: Do NaClO3 trong nước Giaven là muối của axit yếu sẽ tác dụng với CO2 của không khí: NaClO + CO2 + H2O đ NaHCO3 + HClO Do tính chất oxi hóa mạnh, HClO làm mất màu của vải màu. Lưu ý: - Để tiết kiệm hóa chất, ta có thể hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm trong các hõm sứ để giá thí nghiệm: Đặt mẩu vải hoặc giấy màu vào hõm sứ. Nhỏ tiếp vào hõm sứ vài giọt nước Giaven. Hướng dẫn HS qua

File đính kèm:

  • doc17 BAI THUC HANH NANG CAO.doc
Giáo án liên quan