Bài thực hành số 5 tính chất của oxi, lưu huỳnh

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Biết được

 + Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:

+ Tính oxi hoá của oxi, lưu huỳnh: Tác dụng của oxi, lưu huỳnh với sắt.

+ Tính khử của lưu huỳnh: Tác dụng với oxi.

+ Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4833 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thực hành số 5 tính chất của oxi, lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5 TÍNH CHẤT CỦA OXI, LƯU HUỲNH I. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết được + Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: + Tính oxi hoá của oxi, lưu huỳnh: Tác dụng của oxi, lưu huỳnh với sắt. + Tính khử của lưu huỳnh: Tác dụng với oxi. + Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ. 2. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH. - Viết tường trình thí nghiệm. II. Chuẩn bị - Dụng cụ: Ống nghiệm, muôi sắt, bình tam giác chứa oxi, đèn cồn, kẹp ống nghiệm, giá để ống nghiệm. - Hoá chất: Dây thép, bột S, bột Fe chưa bị oxi hoá, KMnO4, diêm. III. Phương pháp Chia học sinh thành các nhóm thực hành, mỗi nhóm 4 – 5 học sinh để tiến hành thí nghiệm IV. Các bước lên lớp. 1. Ổn định lớp. 2. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1:Tính oxi hoá của các đơn chất oxi và lưu huỳnh(20 phút) GV:Hướng dẩn học sinh làm thí nghiệm - Đốt nóng đầu đoạn dây thép uốn theo hình xoắn lò xo (có gắn que diêm) trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào lọ đựng oxi GV: Lưu ý cho học sinh: dây thép phải được làm sạch, cho vào một ít cát hay nước vào đáy lọ chứa oxi. HS: Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. - Quan sát hiện tượng, so sánh khả năng cháy của dây thép trong không khí và trong bình dựng oxi, viết phương trình hoá học xác định tính chất của các chất. GV: Cho một ít bột sắt và lưu huỳnh vào đáy ống nghiệm. Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi phản ứng xảy ra. GV: Lưu ý cho học sinh dùng bột sắt chưa bị oxi hoá. HS: Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. - Quan sát hiện tượng, viết phương trình hoá học xác định tính chất của các chất. TN Tính oxi hoá của các đơn chất oxi và lưu huỳnh Thí nghiệm O2 tác dụng với Fe - Dụng cụ: Dây phanh xe đạp, bình tam giác, đèn cồn Hóa chất: Bình đựng khí O2 - Cách tiến hành: đốt nóng đầu đoạn dây thép uốn theo hình xoắn lò xo (có gắn que diêm) trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào lọ đựng oxi Hình vẽ Thí nghiệm S tác dụng với Fe Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ Hóa chất: Bột S, bột Fe Cách tiến hành: Cho một ít bột sắt và lưu huỳnh vào đáy ống nghiệm. Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi phản ứng xảy ra Hình vẽ Hoạt động 2: Thí nghiệm tính khử của lưu huỳnh(10 phút) GV: Hướng dẩn HS làm thí nghiệm Lấy một ít lưu huỳnh vào muỗng đốt hoá chất, đốt cháy trong không khí rồi đưa vào bình đựng oxi. HS: Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV - Quan sát hiện tượng, so sánh khả năng cháy của lưu huỳnh trong không khí và trong bình dựng oxi, viết phương trình hoá học xác định tính chất của các chất. Thí nghiệm 2: Tính khử của lưu huỳnh Dụng cụ: Bình tam giác, đèn cồn, nút cao su có cắm muôi sắt Hóa chất: Bột S, bình đựng oxi - Cách tiến hành: Lấy một ít lưu huỳnh vào muỗng đốt hoá chất, đốt cháy trong không khí rồi đưa vào bình đựng oxi. Hình vẽ Hoạt động 3: Thí nghiệm sự biến đổi của S theo nhiệt độ (13 phút) GV: Hướng dẩn HS làm thí nghiệm - Đun nóng liên tục một ít bột lưu huỳnh trong ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. GV: Lưu ý cho học sinh: dùng ống nghiệm trung tính chịu được nhiệt cao, hướng dẩn học sinh quan sát và ghi chép kịp sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh từ lúc đầu qua 3 trạng thái tiếp theo. Khi làm thí nghiệm không hướng đầu ống nghiệm về phía có người. HS:Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. - Quan sát và ghi chép kịp sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh từ lúc đầu qua 3 trạng thái tiếp theo, viết phương trình hoá học xác định tính chất của các chất. Thí nghiệm 3: Sự biến đổi của lưu huỳnh theo nhiệt độ Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn Hóa chất: Bột S - Cách tiến hành: Đun nóng liên tục một ít bột lưu huỳnh trong ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Hình vẽ: Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò( 2 phút) - Cho biết tính chất của oxi và lưu huỳnh viết phương trình phản ứng minh hoạ. - Về nhà viết bản tường trình, đọc trước bài hiđro sunfua

File đính kèm:

  • docBai thuc hanh so 5 Tinh chat cua oxi luu huynh.doc
Giáo án liên quan