Hôm nay là ngày giỗ đầu của Tuấn - đứa em là con riêng của mẹ kế tôi. Từ ngày Tuấn mất, tôi không nguôi nỗi ân hận vì những gì đã đối xử với Tuấn. Tuy vậy, chính cái chết của em lại dạy cho tôi biết cách giữ gìn những thứ gì thuộc về mình. Chính em đã giúp tôi vượt qua những mặc cảm bản thân, sự hẹp hòi ích kỷ để sống tốt hơn. Hình ảnh của cậu em trai bé nhỏ này luôn sống mãi trong tôi.
Nhớ lại quá khứ của mình, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong tâm trí tôi có lẽ là mẹ. Từ khi mẹ sinh tôi, bệnh tim quái ác bỗng bám riết lấy mẹ. Cả gia đình, ai cũng khuyên mẹ nên đi bệnh viện để điều trị nhưng không hiểu sao mẹ không nghe theo. Hằng ngày, mẹ chỉ ở nhà, nằm một chỗ và uống những thứ thuốc thông thường. Những viên thuốc đó chẳng có tác dụng gì với căn bệnh ngày càng nặng. Mẹ rất thương tôi, chăm chút cho tôi từng tí. Tôi vô tư nhận ở mẹ tình yêu đó nếu tôi không vô tình nghe thấy một lần bố nói với mẹ: “Giá như em đừng đòi sinh con thì bệnh tình đâu đến nỗi”. Tôi tự trách bản thân mình đã làm mẹ mắc bệnh. Sinh ra, chưa làm được điều gì cho mẹ, tôi đã khiến mẹ đau. Tôi càng lớn, bệnh của mẹ càng tiến triển xấu. Tôi càng lớn, bố tôi càng thay đổi. Từ một trụ cột gia đình, bố tôi trở nên nóng tính hơn, hay mắng mẹ con tôi và thỉnh thoảng, bố còn không về nhà ngủ. Thật sự, tôi vừa thương mẹ, vừa tự ti, vừa mặc cảm với số phận. Phải chăng, tôi sinh ra chỉ để gây rắc rối cho mọi người ?
Thời gian thấm thoắt trôi qua, tôi đã tròn tám tuổi. Tám tuổi đối với bọn trẻ ngoài kia là sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng. Còn đối với tôi thì là những nỗi buồn, nỗi mặc cảm mà đáng lẽ phải mấy năm nữa tôi mới nên biết. Tình hình sức khoẻ của mẹ tôi ngày càng tồi tệ. Mẹ không thể đi lại được nữa. Làn da của mẹ thâm tím lại. Đôi khi lên cơn đau thì mẹ lại quằn quại, đầu tóc rối tung, da mặt thâm lại. Nghĩ lại cảnh tượng đó tôi ghê sợ vô cùng, ghê sợ đến mức nó còn theo tôi vào trong giấc mơ. Chẳng được bao lâu thì mẹ tôi mất. Mẹ tôi mất, tôi đã khóc rất nhiều, đau khổ suốt thời gian còn lại. Lúc nào tôi cũng ngồi trong phòng im lặng, không thiết học hành, không thiết gặp ai, không thiết làm gì. Đã nhiều lần, bố tôi mời bác sĩ đến tận nhà khám bệnh cho tôi nhưng ông bác sĩ nào cũng lắc đầu. Đến khi bố tôi mời về một cô bác sĩ tâm lý thì tôi mới biết tôi đã mắc bệnh trầm cảm. Điều này không làm tôi bất ngờ như bố. Khi biết tin này, bố bỗng hoảng hốt, khuôn mặt bố đầy hoang mang và còn thoáng chút tức giận. Tôi thực sự không còn hiểu nổi bố nữa.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6421 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết số 1 văn tự sự đề bài: người ấy sống mãi trong lòng tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài viết số 1: Văn tự sự
Đề bài: Người ấy sống mãi trong lòng tôi.
Hôm nay là ngày giỗ đầu của Tuấn - đứa em là con riêng của mẹ kế tôi. Từ ngày Tuấn mất, tôi không nguôi nỗi ân hận vì những gì đã đối xử với Tuấn. Tuy vậy, chính cái chết của em lại dạy cho tôi biết cách giữ gìn những thứ gì thuộc về mình. Chính em đã giúp tôi vượt qua những mặc cảm bản thân, sự hẹp hòi ích kỷ để sống tốt hơn. Hình ảnh của cậu em trai bé nhỏ này luôn sống mãi trong tôi.
Nhớ lại quá khứ của mình, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong tâm trí tôi có lẽ là mẹ. Từ khi mẹ sinh tôi, bệnh tim quái ác bỗng bám riết lấy mẹ. Cả gia đình, ai cũng khuyên mẹ nên đi bệnh viện để điều trị nhưng không hiểu sao mẹ không nghe theo. Hằng ngày, mẹ chỉ ở nhà, nằm một chỗ và uống những thứ thuốc thông thường. Những viên thuốc đó chẳng có tác dụng gì với căn bệnh ngày càng nặng. Mẹ rất thương tôi, chăm chút cho tôi từng tí.. Tôi vô tư nhận ở mẹ tình yêu đó nếu tôi không vô tình nghe thấy một lần bố nói với mẹ: “Giá như em đừng đòi sinh con thì bệnh tình đâu đến nỗi”. Tôi tự trách bản thân mình đã làm mẹ mắc bệnh. Sinh ra, chưa làm được điều gì cho mẹ, tôi đã khiến mẹ đau. Tôi càng lớn, bệnh của mẹ càng tiến triển xấu. Tôi càng lớn, bố tôi càng thay đổi. Từ một trụ cột gia đình, bố tôi trở nên nóng tính hơn, hay mắng mẹ con tôi và thỉnh thoảng, bố còn không về nhà ngủ. Thật sự, tôi vừa thương mẹ, vừa tự ti, vừa mặc cảm với số phận. Phải chăng, tôi sinh ra chỉ để gây rắc rối cho mọi người ?
Thời gian thấm thoắt trôi qua, tôi đã tròn tám tuổi. Tám tuổi đối với bọn trẻ ngoài kia là sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng. Còn đối với tôi thì là những nỗi buồn, nỗi mặc cảm mà đáng lẽ phải mấy năm nữa tôi mới nên biết. Tình hình sức khoẻ của mẹ tôi ngày càng tồi tệ. Mẹ không thể đi lại được nữa. Làn da của mẹ thâm tím lại. Đôi khi lên cơn đau thì mẹ lại quằn quại, đầu tóc rối tung, da mặt thâm lại. Nghĩ lại cảnh tượng đó tôi ghê sợ vô cùng, ghê sợ đến mức nó còn theo tôi vào trong giấc mơ. Chẳng được bao lâu thì mẹ tôi mất. Mẹ tôi mất, tôi đã khóc rất nhiều, đau khổ suốt thời gian còn lại. Lúc nào tôi cũng ngồi trong phòng im lặng, không thiết học hành, không thiết gặp ai, không thiết làm gì. Đã nhiều lần, bố tôi mời bác sĩ đến tận nhà khám bệnh cho tôi nhưng ông bác sĩ nào cũng lắc đầu. Đến khi bố tôi mời về một cô bác sĩ tâm lý thì tôi mới biết tôi đã mắc bệnh trầm cảm. Điều này không làm tôi bất ngờ như bố. Khi biết tin này, bố bỗng hoảng hốt, khuôn mặt bố đầy hoang mang và còn thoáng chút tức giận. Tôi thực sự không còn hiểu nổi bố nữa.
Những lần sinh nhật tôi, bố đều mua quà cho tôi, mua bánh ga-tô cho tôi và cố gắng tỏ ra vui vẻ với tôi để tôi đỡ buồn. Những món quà bố tặng tôi, tôi vẫn còn giữ và đôi khi, tôi vẫn mở ra xem lại. Đó là một con búp bê bằng vải, một cái đồng hồ đeo tay, một bức tranh vẽ hai bố con .Nhưng tôi nhớ nhất là món quà năm tôi 12 tuổi : một ngôi nhà bằng thuỷ tinh rất đẹp. Bố tặng tôi, rồi bố nói với tôi “chuyện đó”:
- Con này, bố muốn nói với con một chuyện, được chứ ?
Tôi lặng lẽ gật đầu. Bố lại nói tiếp:
- Bố muốn tìm mẹ mới cho con. Mẹ mới sẽ chăm sóc con tốt hơn là chỉ mình bố...Rồi gia đình mình lại sẽ đẹp và hạnh phúc như cái nhà bằng thuỷ tinh này.
Bố nói rồi nhấc cái nhà bằng thuỷ tinh đó lên cho tôi nhìn. Những câu nói và cử chỉ của bố làm tôi choáng váng. Rồi cuối cùng tôi chỉ nhớ một câu duy nhất: “Bố muốn tìm mẹ mới cho con...”Tai tôi ù đi, tôi đứng bật dậy nói với bố:
-Vâng, tuỳ bố. Con muốn nghỉ ngơi.
Tôi nói vậy rồi leo lên giường trùm chăn kín đầu và khóc. Bố nhìn thấy tôi như vậy chỉ im lặng và thở dài. Rồi bố bước nhanh ra cửa, tôi cảm nhận đằng sau tiếng bước chân đó là những buồn phiền và lo lắng dành cho tôi. Tôi biết, việc tìm mẹ mới cho tôi đã được bố sắp đặt từ lâu. Tôi không buồn vì chuyện đó mà tôi buồn vì từ nay bố đã không còn là của riêng tôi. Bố có một gia đình khác, có những đứa con khác và có một người vợ khác. Tôi lo sợ rằng đến khi đó tôi sẽ là người thừa trong cái nhà này. Tôi đã gây ra quá nhiều rắc rối cho mẹ, cho bố và bây giờ, tôi không muốn gây rắc rối nữa. Từ những suy nghĩ đó, tôi quyết định mình sẽ không làm gì, không làm bất cứ một việc gì liên quan đến người mẹ mới và xa hơn nữa có thể là những đứa con của họ.
Hai tháng sau, vào một buổi sáng chủ nhật, tôi thấy nhà mình có rất nhiều người, khuôn mặt ai trông cũng rất háo hức và vui vẻ. à, thì ra bố đã tìm được “mẹ mới” cho tôi.Tôi cố gắng không nghĩ đến họ, không tưởng tượng về những gì sẽ xảy ra, nhưng không được. Tôi cảm thấy tủi thân và nhớ mẹ vô cùng. Dù rất muốn xem người mẹ mới như thế nào , nhưng tôi vẫn quyết định ngồi yên trong phòng , Một lúc sau khi khách đã ra về thì tôi mới thấy bố lên phòng tôi. Bố ăn mặc rất sang trọng. Vào phòng tôi bố nói:
- Bố xin lõi đã không báo trước cho con mọi chuyện, Con tha lỗi cho bố chứ ?
Tôi lí nhí :
- Vâng ạ.
Bố tôi háo hức thốt lên :
- Vậy thì tốt rồi, bố muốn giới thiệu với con một người, à không mà là hai người . Hy vọng họ sẽ làm con vui.
“Ơ kìa, tại sao lại là hai người ? Chẳng lẽ ... mà thôi.” - Tôi thầm nghĩ. Tôi đã quyết định không liên quan đến họ .Tôi kiềm chế sự ngạc nhiên, dõi mắt theo phía bố chỉ. Một người phụ nữ bước vào, tay dắt theo một đứa bé trai kém tôi khoảng một, hai tuổi . Cô ấy mỉm cười với tôi, Nụ cười của cô ấy thật đẹp, nó làm ngắn lại sự xa cách mà tôi định làm. Bố cắt ngang suy nghĩ của tôi và vội giới thiệu:
- Đây là mẹ mới của con, cô ấy tên là Hương, con hãy yêu quý và nghe lời mẹ, con nhé. Còn đây là Tuấn, con riêng của mẹ con. Em Tuấn kém con một tuổi nhưng rất ngoan và học giỏi, Từ nay, em con và mẹ con sẽ về đây cùng sống với bố con mình .
Bố nói gì vậy, nhóc kia là con riêng của cô ấy sao? Tôi phải sống cùng họ sao? Rồi tôi lại gây thêm rắc rối cho họ thì sao ? Chưa kịp suy nghĩ gì thêm thì Tuấn chạy đến bên tôi và lân la bắt chuyện, hỏi tên rồi hỏi đủ mọi thứ về tôi một cách hồn nhiên. Tôi buột miêng ngắt lời em :
- Làm ơn tránh xa ra.
Tuấn ngạc nhiên hỏi lại:
- Sao vậy chị, chị ghét em à?
Tôi im lặng, Tuấn nhìn tôi chăm chăm rồi quay sang phía cô Hương :
- Mẹ ơi, chị ấy bị sao vậy?
Cô Hương lặng lẽ trả lời Tuấn :
- Rồi con sẽ hiểu thôi.
Rồi cô ấy kéo Tuấn ra khỏi phòng tôi. Tuấn vừa đi theo mẹ, vừa quay đầu lại nhìn tôi bằng ánh mắt tò mò. Tôi thở dài, không biết rồi chuyện gì sẽ đến đây.
Tôi biết chắc rằng bố đã kể hết chuyện về mẹ và và tôi cho cô Hương. Và tôi biết cô ấy có thể yêu thương tôi, đứa em trai kia có thể chia sẻ với tôi mọi điều, họ có thể coi tôi là ruột thịt , nhưng...ôi, tôi không muốn vậy .., Tôi muốn tất cả trách xa tôi, tôi muốn đánh đổi tất cả những gì mình đang có để lấy mẹ...mẹ của một mình tôi thôi.
Bữa cơm đầu tiên với cô Hương và Tuấn, tôi ăn uống qua loa. Thấyvậy, Tuấn hỏi, với ánh mắt dò xét :
- Chị ...chị thích nhất món gì?
- Rau. - Tôi trả lời cộc lốc.
Rồi Tuấn gắp cho tôi những cọng rau muống - thứ mà tôi rất ghét.
Tôi gắp lên và đặt lại vào góc đĩa. Tuấn quay sang nhìn tôi rồi lại quay lại ăn bát cơm còn dang dở. Bố và mẹ mới nhìn chúng tôi rồi thở dài. Tôi biết, tôi đang làm bố buồn nhưng tôi không biết làm gì khác ngoài việc đó, xa lánh họ, tôi nghĩ rằng như thế có thể tốt hơn cho tôi, cho cả mẹ con cô ấy. Bố à, tha lỗi cho con, bố nhé.
Tôi ăn rất nhanh. Ăn xong, tôi đứng dậy. Bữa cơm hôm nay tẻ nhạt, chẳng ai nói câu gì. Tôi liếc qua ánh mắt của Tuấn và nhận thấy trong ánh mắt đó là một cái gì đó buồn bã sâu sắc. Nhìn thấy tôi đứng dậy, Tuấn quay lại và ngập ngừng nói :
- Cho em theo với, chị ơi!
Tôi quay đi, cố bước thẳng lên gác mà không để ý đến lời nói của Tuấn. Hình như Tuấn đang tìm cách gần gũi với tôi. Hình như nó sợ thái độ lạnh lùng của tôi. Thôi , mặc, người duy nhất trong tim tôi là mẹ kia mà. Tôi lên phòng. Một lúc sau, thấy tiếng gõ cửa, có lẽ là Tuấn lên. Tôi nằm xuống giả vờ ngủ. Không thấy động tĩnh gì, Tuấn đẩy cửa bước vào phòng tôi, gọi tôi, giọng nhỏ nhẹ :
- Chị ơi, sao chị ăn ít thế, chị no thật chứ ?
- Kệ tôi, đi ra khỏi phòng tôi đi.
Tuấn sợ sệt, lủi thủi bước ra khỏi phòng tôi. Không hiểu tại sao tôi cứ muốn ghét bỏ hai mẹ con Tuấn mặc dù tôi biết, họ đang cố gắng yêu mến tôi, làm cho tôi vui. Tôi biết mình không phải một nàng Lọ Lem bị dì ghẻ căm ghét để mà tự ti, mặc cảm. So với Lọ Lem, tôi hạnh phúc hơn rất nhiều, nhưng thực sự, tôi không muốn chấp nhận những gì mẹ con Tuấn đang làm. Tôi ghét ánh mắt cảm thương của họ nhìn tôi, tôi ghét những lời an ủi hỏi han của họ. Tôi ghét họ, không vì lí do nào cả.
Thời gian buồn bã đi gặp tương lai. Tôi đã mười ba tuổi, đã biết suy nghĩ hơn trước. Tôi đã biết thương bố, đã biết cư xử như thế nào để làm hài lòng bố, hài lòng với bản thân. Tuấn cũn đã lớn hơn và mạnh dạn hơn. Nó luôn tìm mọi cách để gần gũi tôi, làm cho tôi vui. Tôi thì vẫn lạnh nhạt với Tuấn, nhưng tôi đã tập đón nhận những thứ Tuấn tặng tuy nhiều lúc tôi vẫn tức giận trước những câu nói liên quan đến mẹ tôi :
- Chị nói với em về mẹ chị đi...chị...
- Không, chị đã cố gắng chấp nhận em rồi, thế là quá đủ.
- Chị à, em nghĩ...mẹ chị sẽ buồn đấy.
- Im đi, ra khỏi đây !
Cứ mỗi lần như thế là tôi lại thấy Tuấn buồn bã, ngồi im trong phòng một lúc. Rồi Tuấn luôn là người làm lành với tôi trước, tỏ ra vui vẻ với tôi như bình thường. Đã có rất nhiều lần tôi và Tuấn giận nhau, có lần cảm tưởng như tôi không thể chấp nhận cái cuộc sống này khi có Tuấn :
- Này chị, tại sao chị ích kỷ quá vậy ?
- Em nói gì vậy ? Đừng nói nữa.Các người đi hết đi ! - Tôi gào lên.
Tuấn bước nhanh ra khỏi phòng tôi. Tôi còn nhớ hồi trước mỗi khi tôi nổi cáu với nó là nó lại ôm mẹ khóc oà lên. Còn bây giờ, mồi khi tôi tức giận với nó là nó lại chạy vào phòng nó. Tôi chẳng muốn biết nó đang làm gì trong đó. Tối qua, tôi đã lỡ tay hất cả cốc nước vào người Tuấn khi Tuấn lại muốn trò chuyện với tôi, lại nói về mẹ tôi. Cả ngày ,Tuấn không bước chân ra khỏi phòng, ngay cả bữa ăn Tuấn cũng không xuống. Bố tôi giận tôi, cô Hương lo lắng, thầm trách tôi. Mà thực sự, tôi đâu có lỗi gì, là do Tuấn cứ nhắc đến những điều tôi không muốn nhắc lại. Tuấn cứ ở trong phòng từ sáng đến chiều mà không thiết ăn uống gì cả. Đến bữa tối, nó mới lếch thếch đi xuống. Nó đang cố tỏ ra vui vẻ với bố mẹ nhưng thực sự nó chẳng giấu được ai vẻ mặt nhợt nhạt, xanh xao. Tối hôm nay, tôi không còn thấy Tuấn nói chuyện với tôi nữa. Chắc nó giận tôi. Như thế thật ra lại càng tốt cho tôi. Vì...mai là sinh nhật tôi. Sinh nhật lần thứ 14.
Sáng hôm sau tôi thức dậy muộn hơn mọi ngày. Mặt trời đã toả ánh nắng gay gắt qua khung cửa sổ phòng tôi từ khi nào. Cách đây mấy năm thôi, vào thời gian này tôi sẽ háo hức lắm vì được đến trường học. Nhưng từ khi mẹ tôi mất, từ khi mắc bệnh trầm cảm, sức học của tôi bỗng sa sút. Bố tôi cho tôi ở nhà. Vậy là đã mấy năm rồi, tôi chỉ vật lộn với nỗi buồn mất mẹ. Miên man nghĩ, tôi bỗng nhận ra mình đang choáng váng giữa cái hiện tại rắc rối này. Tôi không biết mình đang sống để nhằm mục đích gì, sống vì ai, sống để cứ đau khổ mãi như thế này sao ? Những giọt lệ bắt đầu rơi. Tôi tủi thân quá. Tôi nhớ mẹ da diết. Hồi trước, cứ vào ngày sinh nhật tôi là mẹ lại may tặng tôi một chiếc váy, hay một cái mũ vải. Dù bây giờ tôi không thể mặc vừa chúng nhưng tôi vẫn giữ gìn rất cẩn thận, giữ gìn chúng như giữ gìn những kỉ niệm về mẹ.
***
- Cái gì ?
- Ông nói cái gì ?
- Con tôi ư ?
- Con tôi làm sao ?
Những câu nói hoảng hốt của cô Hương làm tôi giật mình, trở về với hiện tại. Có chuyện gì xảy ra đây ? Tôi bất giác chạy vội sang phòng kế thì đã thấy bố đang đỡ cô Hương. Chiếc điện thoại rơi xuống đất. Tôi vội vàng hỏi bố :
- Bố ơi, có chuyện gì vậy ?
Bố tôi thẫn thờ nhìn chăm chăm vào tôi rồi nói :
- Tuấn bị tai nạn...Tuấn...Tuấn mất rồi...
Tôi hụt hẫng như không tin vào tai mình. Tôi phải bám chặt vào mép tường để khỏi ngã. Cái tin trời đánh ấy làm tôi buồn, thật sự là như vậy. Tôi chạy đến bên cạnh bố để đỡ cô Hương. Cô ấy sốc quá nên đã ngất lịm đi...
Sau đó, tôi và bố đến bệnh viện nhận xác Tuấn. Tôi bỗng giật mình khi được người ta trao lại một bó hoa hướng dương và tấm thiệp. Tôi nhẹ nhàng rút tấm thiệp ra. Tôi như không tin vào mắt mình : “Em được bố cho biết là chị thích hoa hướng dương. Em tặng chị nhân dịp sinh nhật! ...”. Tôi lặng người...Tuấn à, chị xin lỗi em...
Đám tang của Tuấn diễn ra vào ngay buổi chiều hôm đó, ngày sinh nhật của tôi. Tôi lặng lẽ lên phòng Tuấn, sắp xếp lại đồ đạc. Đây là lần đầu tiên tôi vào phòng Tuấn. Vừa bước chân vào, tôi đã cảm nhận cái gì đó thật kỳ lạ. Cuốn sổ nhỏ nằm ở góc bàn học cứ lôi kéo tôi. Tôi tiến lại gần, mở cuốn sổ ra và giật mình khi đọc những dòng chữ của Tuấn :
“ Ngày...tháng...năm...
Mình nhớ bố quá. Bố mất đã được bốn năm rồi... Mình đã cố gắng tìm sự đồng cảm ở chị, vậy mà chị không chấp nhận. Mình cũng buồn lắm nhưng có lẽ vì chị bị bệnh nữa nên cũng khó có thể chấp nhận hai mẹ con mình...”
Tôi không thể cầm cuốn nhật ký mà đọc tiếp được nữa. Tôi vỡ oà trong nước mắt, chạy xuống dưới nhà, ôm cô Hương khóc thảm thiết...
Cũng như nỗi đau mất mẹ, nỗi buồn mất Tuấn thật khó nguôi ngoai. Dù vẫn rất đau buồn, tôi cũng đã hiểu rằng, không phải chỉ có một mình tôi có hoàn cảnh vậy, còn cả em trai tôi - người dù không ruột thịt nhưng có thể còn hơn ruột thịt nữa. Sau khi em mất, tôi đã vượt qua căn bệnh trầm cảm. Tôi đã mở rộng tấm lòng, sống bao dung và nhân ái. Trong tim tôi bây giờ không chỉ là hình bóng của mẹ nữa mà còn có hình bóng của gia đình, bạn bè, và cả người em đã đi xa nữa. Em à, ở nơi thiên đường, em hãy yên lòng, em nhé !
14-8-2008
Dương Linh Phương
( Lớp 8A2 - Trường THCS Ngụ Sĩ Liờn - Thành phố Bắc Giang)
Nhận xét:
- Bài viết có cốt truyện khá phong phú, biết xây dựng tình huống, xử lí tình huống khá hợp lí. Người viết đã nắm được cách miêu tả diễn biến tâm lí, kết hợp biểu cảm nên bài viết cảm động, hấp dẫn.
- Tuy nhiên, miêu tả tâm lí nhân vật có vẻ già hơn so với tuổi.
File đính kèm:
- Bai lam van tu su rat tot cua hoc sinh.doc