Môn GDCD nói riêng và các môn học trong nhà trường nói chung có ý nghĩa rất qua trọng, tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục – đào tạo hiện nay là tăng cường GDCD cho học sinh. Trong các Nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của các cấp quản lý giáo dục đều xác định rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Để phát triển toàn diện nhân cách học sinh, các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường điều có ý nghĩa,vai trò nhất định, trong đó môn GDCD có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, lý tưởng, niềm tin đạo đức, thẩm mỹ, văn hoá, lối sống mà chính những cái đó là nền tảng, động lực cho sự phát triển đúng đắn của thế hệ trẻ.
Nhờ được chiếm lĩnh hệ thống những tri thức, có thái độ tình cảm, kỹ năng, hành vi phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của cuộc sống xã hội mà học sinh có được bản lĩnh, tự tin, năng động, sáng tạo hơn trong cuộc sống, hội tụ đủ những tố chất cần thiết để có thể tự tin trong xu thế hội nhập cũng như trong thời kì Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước hiện nay đó là: Năng lực tự hoàn thiện, tự khẳng định, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực thích ứng, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hoạt động xã hội, năng lực hợp tác Mặc khác, qua môn GDCD, học sinh có được niềm tin đúng đắn vào các chuẩn mực đạo đức, có ý thức tuân thủ Pháp luật Để đạt được các mục tiêu đó, theo tôi bộ môn GDCD nói riêng và các môn học trong nhà trường nói chung cần thật sự nhìn nhận lại quá trình thực hiện đổi mới hình thức kiểm tra, thi cử và đánh giá giúp các cấp quản lý giáo dục thống nhất kế hoạch quản lý chỉ đạo cho giáo viên thực hiện.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2403 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản tham luận về việc đổi mới kiểm tra, đánh giá môn giáo dục công dân bậc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THAM LUẬN VỀ VIỆC ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN GDCD BẬC THCS
Môn GDCD nói riêng và các môn học trong nhà trường nói chung có ý nghĩa rất qua trọng, tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục – đào tạo hiện nay là tăng cường GDCD cho học sinh. Trong các Nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của các cấp quản lý giáo dục đều xác định rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Để phát triển toàn diện nhân cách học sinh, các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường điều có ý nghĩa,vai trò nhất định, trong đó môn GDCD có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, lý tưởng, niềm tin đạo đức, thẩm mỹ, văn hoá, lối sống… mà chính những cái đó là nền tảng, động lực cho sự phát triển đúng đắn của thế hệ trẻ.
Nhờ được chiếm lĩnh hệ thống những tri thức, có thái độ tình cảm, kỹ năng, hành vi phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của cuộc sống xã hội mà học sinh có được bản lĩnh, tự tin, năng động, sáng tạo hơn trong cuộc sống, hội tụ đủ những tố chất cần thiết để có thể tự tin trong xu thế hội nhập cũng như trong thời kì Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước hiện nay đó là: Năng lực tự hoàn thiện, tự khẳng định, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực thích ứng, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hoạt động xã hội, năng lực hợp tác … Mặc khác, qua môn GDCD, học sinh có được niềm tin đúng đắn vào các chuẩn mực đạo đức, có ý thức tuân thủ Pháp luật … Để đạt được các mục tiêu đó, theo tôi bộ môn GDCD nói riêng và các môn học trong nhà trường nói chung cần thật sự nhìn nhận lại quá trình thực hiện đổi mới hình thức kiểm tra, thi cử và đánh giá giúp các cấp quản lý giáo dục thống nhất kế hoạch quản lý chỉ đạo cho giáo viên thực hiện.
Là giáo viên đã trực tiếp giảng dạy môn GDCD (đã qua hết các khối lớp), tôi nhận thức sâu sắc về sự tác động giữa việc kiểm tra đánh giá đến đổi mới phương pháp dạy học. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn quan tâm đến mối quan hệ hữu cơ này và bản thân cũng đã từng bước cải tiến việc ra đề kiểm tra đánh giá đối với học sinh. Nhân diễn đàn này, tôi xin phép được bày tỏ quan điểm của cá nhân xung quanh việc đổi mới kiểm tra đánh giá môn GDCD như sau:
1. Hình thức kiểm tra khách quan kết hợp với tự luận.
Dưới sự chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục, trong nhiều năm nay (trừ học kì I năm học 2008 – 2009 này) các trường THCS đều chỉ đạo cho giáo viên ra đề kiểm tra, thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận. Đây là hình thức mới mà hiện nay đã được học sinh thích ứng dần bởi những ưu thế của nó sau đây:
Thứ nhất, trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá là một kĩ thuật dùng để tìm hiểu một số đặc điểm về năng lực trí tuệ của học sinh, kiểm tra một số kiến thức, kỹ năng của người học. Những câu hỏi trắc nghiệm khách quan thường đưa ra một số phương án trả lời sẵn dưới dạng: Chọn phương án đúng, sai, kết nối hoặc điền khuyết … Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan vì nó đã có đáp án rõ ràng nên việc đánh giá, cho điểm không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người chấm (ví dụ như chữ viết, diễn đạt, lỗi ngữ pháp, …. ) Nếu để học sinh tự trả lời, tự diễn đạt thì có thể vì các lý do sau: Hoặc là diễn đạt chưa tốt hoặc là chữ viết xấu, sai mà những học sinh ấy không đạt được điểm tối đa như thang điểm mà giáo viên đã đưa ra. Và như vậy sẽ tạo ra sự bất bình đẳng trong kết quả kiểm tra, đánh giá.
Thứ hai, trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận đảm bảo tính lôgíc trong quá trình tư duy của học sinh từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng. Nếu thiết lập Ma trận phù hợp theo tỉ lệ đã hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo thì kết quả đánh giá, cho điểm đồng đều hơn giữa các đối tượng học sinh. Cụ thể là: Đối tượng học sinh yếu kém, chữ viết xấu, khả năng diễn đạt chưa tốt cũng có cơ hội đạt điểm tối đa ở các câu hỏi hoặc bài tập này. Vì các phương án đã có câu trả lời sẵn đã gợi cho các em nhớ đến nội dung bài học, từ đó các em sẽ liên tưởng, nhận xét, phán đoán, …. và đi đến quyết định chọn phương án phù hợp theo cách hiểu của mình, hạn chế việc học tủ, học thuộc lòng.
Thứ ba, với hình thức này đòi hỏi người dạy phải tự tìm hiểu, tự tạo ra những tình huống có liên quan đến nội dung bài dạy (kể cả lĩnh vực Đạo đức cũng như Pháp luật) để người học nhận xét, đánh giá để xác định đâu là chuẩn mực đạo đức cần học tập, đâu là quy định của Pháp luật để từ đó, dưới sự tác động của người dạy, của gia đình và cả xã hội… họ rèn luyện và hoàn thiện nhân cách của bản thân, tiếp thu những giá trị về đạo đức, hiểu biết về Luật pháp nói chung để cuối cùng thực hiện tốt phương châm: Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
Thứ tư, trong một thời gian ngắn, người dạy có thể kiểm tra được nhiều đơn vị kiến thức, đi vào nhiều khía cạnh khác nhau của một đơn vị kiến thức giúp người học chẳng những xác định được đâu là chuẩn mực đạo đức, đâu là đều Pháp luật cho phép mà còn hiểu thêm về những điều Pháp luật nghiêm cấm hoặc hành vi trái với đạo đức để có thái độ, hành động đúng đắn ứng xử trong cuộc sống.
Thứ năm, thời gian chấm bài rút ngắn để cho giáo viên có điều kiện sáng tạo ra các tình huống khác. Điều quan trọng nữa là đảm bảo tính khách quan, hạn chế những “nhiễu” từ chủ quan từ người chấm, gây hứng thú cho người học và cuối cùng là phát triển năng lực trí tuệ của học sinh từ nhận biết, tri thức; thông hiểu, lý giải; vận dụng; phân tích; tổng hợp; đánh giá, bình xét.
Từ những mặt tích cực của hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận như đã nêu trên buộc người dạy cũng phải thay đổi cách dạy. Sự thay đổi này bắt đầu từ việc soạn giáo án, chuẩn bị các tình huống xãy ra trong cuộc sống, các câu hỏi mang tính tư duy phân tích, phán đoán để gây hứng thú cho người học.
Tuy nhiên hình thức kiểm tra, thi bằng trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận cũng có những khó khăn nhất định của nó mà cụ thể đó là:
- Việc xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức kiểm tra đòi hỏi người dạy cần phải đối chiếu, xác định thật kĩ đảm bảo tính chính xác phù hợp nếu không sẽ khó thu nhập được thông tin phản hồi một cách trung thực, từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh của người dạy nói riêng và của việc quản lý giáo dục nói chung.
- Việc thiết lập bảng hai chiều tốn khá nhiều thời gian. Khi sáng tạo các tình huống để học sinh nhận xét, phán đoán cần phải dựa trên cơ sở là các chuẩn mực đạo đức và các văn bản Pháp luật do vậy nên phải hết sức thận trọng để không khỏi bị đánh giá là tư tưởng hữu khuynh.
- Học sinh dễ có cơ hội coppy phần trả lời của bạn, từ đó cũng gây nhiễu cho khâu đánh giá của người dạy.
2. Hình thức kiểm tra thi bằng tự luận:
Đây là hình thức cổ truyền được tiến hành bằng việc người dạy nêu ra những câu hỏi để học sinh nhớ, viết lại những khái niệm, những nội dung đã được ghi chép trong giờ học hoặc phần nội dung đã được giáo viên hướng dẫn học ở nhà. Tiện lợi nhất của hình thức này là giáo viên rất dễ dàng ra đề vì có thể dựa vào các câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa, còn học sinh thì chỉ việc học thuộc lòng các khái niệm, các phương hướng rèn luyện và thể hiện cần đầy đủ trong bài làm của mình thì điểm số bài kiểm tra, thi càng cao. Hình thức này, học sinh khó có thể coppy bài của nhau do đó kết quả phản ánh là khá trung thực. Tuy vậy nó có nhiều mặt hạn chế:
- Tạo cho học sinh có thói quen học thuộc lòng, ghi nhớ những điều mà người dạy cung cấp, từ đó tính độc lập, sáng tạo không được khơi dậy nhiều, khả năng tự diễn đạt bị hạn chế từ đó dẫn đến cách lập luận, kỹ năng diễn đạt chậm phát triển.
- Học sinh dễ quên nội dung bài học (có khi ngay ở lần kiểm tra miệng liền kề)vì không nhớ được nội dung đó được diễn đạt đầu tiên bằng từ gì. Do vậy khi kiểm tra miệng, học sinh nói rằng là thuộc bài nhưng vò đầu, bức tai khi không nhớ được từ, chữ gì đầu và nhờ thầy nhắc dùm …
- Không đảm bảo được quá trình tư duy của người học từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Cho nên khi gặp một tình huống xãy ra trong thực tế, khả năng phân tích, nhận xét, đánh giá việc đúng, sai về các chuẩn mực đạo đức cũng như Pháp luật bị hạn chế.
3. Kiến nghị
- Các cấp quản lý giáo dục (nhất là Bộ giáo dục và đào tạo) cần in ấn nhiều tranh ảnh có liên quan đến nội dung của từng mảng kiến thức trong chương trình của từng cấp học để phục vụ cho giảng dạy, kể cả kiểm tra. Vì có tranh, ảnh phù hợp thì bài giảng mới sinh động, thu hút học sinh. Hơn nữa khi kiểm tra, nhất là kiểm tra 15 phút, nếu có tranh, ảnh thì học sinh quan sát tranh và nhận xét hoặc nêu suy nghĩ của mình qua hình ảnh đó. Ví dụ như dạy bài: Tôn sư trọng đạo (GDCD 7) nếu có tranh hoặc đoạn phim ghi lại hình ảnh các học trò cũ đến thăm và tặng hoa cho thầy giáo đã nghĩ hưu thì hay biết mấy hoặc dạy Pháp luật bài: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam (GDCD 7) nếu có tranh, hoặc đoạn phim về cảnh gia đình quấn quýt, cha mẹ chăm sóc cho con cái hoặc cảnh chăm sóc trẻ em cơ nhỡ trong các Trung tâm bảo trợ xã hội … Sẽ có tác động rất tốt đến tư tưởng, tình cảm và nhận thức của học sinh. Tóm lại, nếu có nhiều tranh ảnh, tư liệu thì sẽ có cơ hội làm cho giờ dạy, bài dạy môn GDCD trở nên “giờ học cảm động”.
- Thống nhất hình thức kiểm tra, thi để tránh những thắc mắc bở ngỡ cho người dạy lẫn người học (kiểm tra thường xuyên 15 phút, kiểm tra định kì thì trắc nghiệm + tự luận; còn thi học kì chỉ có tự luận).
- Cần có chủ trương mở cho giáo viên dạy môn GDCD, để họ được sự sáng tạo trong giờ dạy, bài dạy của mình. Trong đánh giá giờ dạy của giáo viên dạy môn GDCD cũng cần phải có sự thay đổi. Tôi rất đồng tình với quan điểm của thầy Nguyễn Xuân Tý là giáo viên của trường THCS Bạch Đằng ( Q3, TP. HCM): “… quan trọng khi chúng ta đánh giá kết quả của tiết học là học sinh nhận được những gì, học được những gì qua bài học, chứ không đánh giá theo kiểu rập khuôn phải dạy thế này, phải dạy thế kia… theo phương pháp này, phương pháp nọ. Phải để giáo viên tự sáng tạo phương pháp giảng dạy để làm sao cho học sinh hiểu bài, học tốt và hướng thiện là đạt yêu cầu …”
- Các cấp quản lý giáo dục cần tổ chức triển khai, nhân rộng sáng kiến cải tiến phương pháp dạy học môn GDCD của thầy Trần Tuấn Anh (Trường THCS Bạch Đằng Q3, TP.HCM) trên phạm vi cả nước. Trong kiểm tra cũng vậy, hình thức kiểm tra của thầy (nhất là kiểm tra 15 phút) thầy chỉ yêu cầu học sinh viết cảm nhận của mình qua bài học, không phải học thuộc lòng, chỉ cần viết những cái gì mình hiểu, rút ra bài học, cố gắng gì từ bài học đó… Từ đó làm cho môn học GDCD rất nhẹ nhàn, chẳng những tác động lớn đến việc hình thành nhân cách mà còn rèn luyện, củng cố kỹ năng diễn đạt của học sinh.
Tóm lại, “đổi mới kiểm tra, đánh giá là động lực thúc đẩy phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo mục tiêu giáo dục” là vấn đề bức bách hiện nay cũng như lâu dài đối với sự nghiệp “trồng người”, do vậy ngoài giáo viên (người dạy), các cấp quản lý giáo dục cần thường xuyên tổ chức Hội thảo để trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau (giữa giáo viên với giáo viên, giữa các trường, các vùng miền), thống nhất hình thức kiểm tra, thi, đánh giá học sinh nhằm đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất. Xin dẫn lời của tác giả Nguyễn Việt Vũ (P13, Q. Tân Bình, TP. HCM) thay cho lời kết: “tôi nghĩ không chỉ môn GDCD mà tất cả các môn học khác, mục tiêu của giáo dục là dạy trẻ con thành những công dân tốt cho xã hội. Với những bài văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD…, nếu chỉ có những thông tin học thuộc lòng thì đều vô nghĩa. Tôi cho rằng ngành giáo dục nên xem lại đều này, bởi việc dạy làm người không bao giờ có thể bằng những lý thuyết suông mà phải là sự truyền đạt về tâm hồn. Những phương pháp rập khuôn, những kiểu mẫu chung, những giới hạn này nọ… không thể áp dụng cho những môn học cần thiết để giáo dục các em trở thành người tử tế, người sống có ích hay có tâm hồn…”
File đính kèm:
- THAM LUAN GDCD.doc