Báo cáo chủ đề: Mắt và các dụng cụ quang

BÁO CÁO

Chủ đề: MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG

A - Tóm tắt nội dung

1. Tổng hợp những tài liệu và ý kiến đã thảo luận.

B - Nội dung chính

 I/ MẮT: Mắt người là một phần của não hình thành từ tuần thứ 3 của phôi kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thể thủy tinh và các thành phần hoàn chỉnh khác. Cặp mắt là một trong năm giác quan quan trọng, giúp con người quan sát và kiểm soát môi trường chung quanh. Con người có khả năng dùng mắt để liên hệ, trao đổi thông tin với nhau thay lời nói. Do đó trong văn học, mắt có khi được gọi là cửa sổ tâm hồn.

1. Cấu tạo và vai trò từng bộ phận

 Mắt được cấu tạo như hình bên. Gồm nhiều bộ phận trong đó quan trọng nhất là thể thủy tinh và màng lưới (võng mạc).

 Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm, có khả năng co dãn làm thay đổi tiêu cự. Thủy tinh thể có chiết suất biến thiên từ 1,42 (ở gần trục) tới 1,36 (ở ngoài biên). Mống mắt là một màn chắn trước thủy tinh thể ở giữa là con ngươi.

 Trước thủy tinh thể là môi trường trong suốt có chiết suất n = 1,336.

 Võng mạc là màng lưới ở đáy mắt có vai trò của màng hứng ảnh. Tại đây có sự phân nhánh dày đặc các thần kinh thị giác và các tế bào nhạy sáng nằm ở đầu các dây thần kinh thị giác, gồm tế bào hình nón nhạy với màu sắc, tế bào hình que nhạy với độ sáng tối.

 Trên màng lưới có một vùng nhỏ màu vàng gọi là điểm vàng, khi ảnh ở đó thì thần kinh nhạy nhất. Chỗ thần kinh đi vào mắt không nhạy sáng được gọi là điểm mù.

 Về mặt quang học, mắt là một quang hệ đồng trục gồm một số mặt cong ngăn cách các môi trường có chiết suất khác nhau. Người ta nhìn rõ được vật khi ảnh hiện lên võng mạc của mắt. Các cơ của mắt hoạt động làm thay đổi độ cong của các mặt của thủy tinh thể, sao cho ảnh của vật nằm trên võng mô.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo chủ đề: Mắt và các dụng cụ quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO Chủ đề: MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG A - Tóm tắt nội dung Tổng hợp những tài liệu và ý kiến đã thảo luận. B - Nội dung chính I/ MẮT: Mắt người là một phần của não hình thành từ tuần thứ 3 của phôi kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thể thủy tinh và các thành phần hoàn chỉnh khác. Cặp mắt là một trong năm giác quan quan trọng, giúp con người quan sát và kiểm soát môi trường chung quanh. Con người có khả năng dùng mắt để liên hệ, trao đổi thông tin với nhau thay lời nói. Do đó trong văn học, mắt có khi được gọi là cửa sổ tâm hồn. Cấu tạo và vai trò từng bộ phận Mắt được cấu tạo như hình bên. Gồm nhiều bộ phận trong đó quan trọng nhất là thể thủy tinh và màng lưới (võng mạc). Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm, có khả năng co dãn làm thay đổi tiêu cự. Thủy tinh thể có chiết suất biến thiên từ 1,42 (ở gần trục) tới 1,36 (ở ngoài biên). Mống mắt là một màn chắn trước thủy tinh thể ở giữa là con ngươi. Trước thủy tinh thể là môi trường trong suốt có chiết suất n = 1,336. Võng mạc là màng lưới ở đáy mắt có vai trò của màng hứng ảnh. Tại đây có sự phân nhánh dày đặc các thần kinh thị giác và các tế bào nhạy sáng nằm ở đầu các dây thần kinh thị giác, gồm tế bào hình nón nhạy với màu sắc, tế bào hình que nhạy với độ sáng tối. Trên màng lưới có một vùng nhỏ màu vàng gọi là điểm vàng, khi ảnh ở đó thì thần kinh nhạy nhất. Chỗ thần kinh đi vào mắt không nhạy sáng được gọi là điểm mù. Về mặt quang học, mắt là một quang hệ đồng trục gồm một số mặt cong ngăn cách các môi trường có chiết suất khác nhau. Người ta nhìn rõ được vật khi ảnh hiện lên võng mạc của mắt. Các cơ của mắt hoạt động làm thay đổi độ cong của các mặt của thủy tinh thể, sao cho ảnh của vật nằm trên võng mô. Đường truyền tia sáng và sự tạo ảnh ở mắt Mắt giống như 1 thấu kính hội tụ (thủy tinh thể) và có tiêu cự ngắn nên khi một chùm tia sáng song song của một vật khi đi vào mắt sẽ tạo ảnh thật ngược chiều với vật (nhưng khi thật sự chúng ta nhìn thấy ảnh cùng chiều với vật vì do hệ thần kinh chúng ta đã xử lý ảnh để chúng ta có thể nhìn thấy ảnh cùng chiều). Điểm cực cận: điểm gần nhất trên trục của mắt mà nếu đặt vật tại đó thì ảnh vật nằm trên võng mạc. Kí hiệu: Cc: điểm cực cận. Ý nghĩa thực tế: khi nhìn vật ở điểm cực cận, thủy tinh thể căn phồng ở mức tối đa, tiêu cự của thấu kính giảm đến mức nhỏ nhất -» mắt phải điều tiết mạnh nhất -» mắt chóng mỏi -» để mắt nhìn được lâu và rõ người ta thường đặt vật cách mắt cỡ 25cm, tức là hơn khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận một chút. Điểm cực viễn: điểm xa nhất trên trục của mắt mà nếu đặt vật tại đó thì ảnh của vật nằm trên võng mạc. Kí hiệu: Cv: điểm cực viễn. Ý nghĩa thực tế: mắt không có tật là mắt mà khi không điều tiết, thì tiêu điểm của thấu kính nằm trên võng mạc. Và điểm cực viễn ở vô cực. Khoảng cách thấy rõ của mắt: khoảng cách từ Cc đến Cv. Đó là sự điều tiết của mắt (hoạt động làm thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh, nhờ đó ảnh của các vật ở cách mắt những khỏang khác nhau vẫn được tạo ra ở võng mạc). Khi ảnh vật cho bởi thấu kính mắt hiện rõ trên võng mạc, ảnh này là ảnh thật ngược chiều với vật. Sự lưu ảnh trên võng mạc: Cảm giác sáng mà mắt nhận được không mất ngay và còn kéo dài 0,1 giây sau khi ánh sáng thôi tác dụng. Vì vậy nếu nguồn sáng nhấp nháy lớn hơn 10 lần/giây thì mắt không thể cảm biết được sự nhấp nháy này, ta có cảm giác sáng liên tục. Kỹ thuật điện ảnh là một lợi dụng tính chất trên của mắt. ØGóc trông vật: đoạn AB vuông góc với trục chính của mắt là góc α tạo bởi hai tia sáng suất phát từ hai điểm A, B tới mắt. ØĐiều kiện để mắt có thể phân biệt được hai điểm: Hai điểm nằm trong đoạn thấy rõ của mắt. Góc trông đoạn AB Công thức: (công thức chỉ đúng khi đoạn AB vuông góc với trục mắt) Đặc điểm: phụ thuộc - Khoảng cách từ AB đến mắt - Khoảng cách giữa hai điểm A và B. ØNăng suất phân li mắt: góc trông nhỏ nhất minα khi nhìn đoạn AB mà mắt còn có thể phân biệt dược hai điểm A, B. Đặc điểm: Muốn mắt phân biệt được A, B thì α>=minα năng suất phân li phụ thuộc vào mắt từng người. Đối với mắt bình thường: ε = minα ≈ 1’ ≈ 3.10-4 rad Đặc điểm của mắt bình thường và mắt bị tật a. Mắt bình thường Bình thường tia sáng hội tụ khi đi qua giác mạc, thủy tinh thể để rơi đúng vào mặt phẳng võng mạc, chuyển thông tin lên não và cho hình ảnh rõ nét. Đối với mắt thường, tiêu điểm F’ nằm đúng trên võng mạc. Do đó không cần điều tiết, mắt thường nhìn rõ vật ở xa vô cực. Ta nói điểm cực viễn ở xa vô cực. Khi vật ở gần, mắt phải điều tiết mới thấy rõ vật. Sự điều tiết tối đa khi vật ở cách mắt 15 cm (đối với mắt trung bình). b. Mắt cận thị Mắt cận thị vì sức hội tụ quá mạnh hoặc là nhãn cầu quá dài, ánh sáng hội tụ trước mặt phẳng võng mạc, kết quả là hình ảnh ở xa bị mờ đi, tuy nhiên các hình ảnh ở gần thường vẫn rõ nét. Maét caän thò laø maét nhìn xa keùm hôn so vôùi maét bình thöôøng. Ñieåm cöïc vieãn cuûa maét caän thò caùch maét moät khoaûng khoâng lôùn côõ 2m trôû laïi, khoaûng caùch naøy phuï thuoäc vaøo maét bò caän thò naëng hay nhe). Khi khoâng ñieàu tieát, thaáu kính maét cuûa maét caän thò coù tieâu ñieåm naèm tröôùc voõng maïc. Ñieåm cöïc caän cuûa maét caän ôû gaàn maét hôn so vôùi maét bình thöôøng. Có 2 loại cận thị Cận thị trục (cận thị đơn thuần) là sự mất quân bình giữa chiều dài của mắt và lực khúc xạ của nó. Nhưng 2 chỉ số này vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Đây là loại cận thị thường gặp, bắt đầu ở lứa tuổi đi học, không có những tổn thương thực thể ở mắt. Cận thị bịnh lí: chiều dài của mắt quá giới hạn bình thường. Có những tổn thương, hư biến ở mắt, có tính di truyền. Cận thị nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, thị lực kém sẽ làm giảm khả năng học tập, ảnh hưởng tới mặt thể chất (trẻ ngại vận động, chơi thể thao gây ra béo phì hoặc suy dinh dưỡng, ), tinh thần (trẻ có cảm giác tự ti, mất tự tin trong giao tiếp với bạn bè), ngoài ra có thể gây nhược thị. c. Mắt viễn thị Mắt viễn thị, vì sức hội tụ quá yếu hoặc nhãn cầu quá ngắn, ánh sáng hội tụ sau mặt phẳng võng mạc, kết quả là hình ảnh ở gần và thường là cả hình ảnh ở xa bị mờ đi. Đối với mắt viễn thị, tiêu điểm F’ nằm ở sau võng mô (do thủy tinh thể kém hội tụ). Điểm cực cận ở xa hơn so với mắt thường, điểm cực viễn là một điểm ảo. d. Mắt loạn thị Trên mắt loạn thị, giác mạc không đều ở các phía. Nhãn cầu không giống như trái banh tròn mà lúc này giống như trái banh bầu dục, chỗ này có độ cong lớn hơn chỗ kia. Do đó ảnh của một điểm qua hệ quang học nầy không phải một điểm mà là một đường thẳng. Như vậy sự khác nhau giữa viễn thị và loạn thị là sự khác nhau về khúc xạ. Mắt viễn thị là mắt có khúc xạ lường chất cầu. Còn mắt loạn thị không phải cầu mà có thể coi như nhiều kính trụ chồng lên nhau. Mắt loạn thị có thể đi cùng với cận và viễn thị. Người loạn thị nói chung nhìn mọi vật bị mờ và biến dạng. e. Nhược thị Là tình trạng mắt không đưa được những thông tin rõ nét về hình ảnh của sự vật lên não, trung tâm thị giác tại não sẽ lười hoạt động và từ từ dẫn đến giảm khả năng phân tích của não dẫn đến giảm sút thị lực mặc dù không có tổn thương thực thể nào tại mắt. Thị lực có thể phục hồi nếu nhược thị được điều trị khi trẻ dưới 6 tuổi, nhưng khi trẻ đã lớn sẽ rất khó thậm chí không thể hồi phục. Trong trường hợp nhược thị sâu có thể dẫn đến lé,. Do vậy phát hiện sớm để được điều trị kịp thời là rất quan trọng. Nguồn Cách khắc phục các tật của mắt PHẪU THUẬT CẬN THỊ BẰNG LASER EXCIER Những người bị các tật khúc xạ: Cận thị, viễn thị, loạn thị có thể đeo kính, dùng kính tiếp xúc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên nhiều người cảm thấy không thoải mái khi bị phụ thuộc vào kính hoặc kính tiếp xúc, do nghề nghiệp không đeo được kính, nhất là khi lao động, chơi thể thao, bơi lội, học tập căng thẳng vào mùa hè ra mồ hôi nhiều, đi ra ngoài lúc trời mưaNhiều người mong muốn thoát khỏi đôi kính vốn là vật bất ly thân để tăng thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt. Từ năm 1986 Laser Excimer được đưa vào dùng để điều trị những bệnh nhân có tật khúc xạ. Từ đó các thế hệ máy Laser Excimer cũng như các kỹ thuật mổ được hoàn thiện và phát triển. Máy Laser Excimer được lắp đặt tại Viện Mắt TW là thế hệ mới nhất của Mỹ, mỗi lần quét Laser Excimer chỉ lấy đi 0,25 mm bằng 1/40 chiều dầy của một tế bào (10 mm). Do vậy diện cắt trên bề mặt giác mạc có độ chính xác và án toàn rất cao, thị lực sau phẫu thuật phục hồi nhanh, kết quả ổn định lâu dài. Các phương pháp này có ưu điểm: Chính xác, an toàn, kết quả sau mổ ổn định, và có thể điều trị được những bệnh nhân bị cận thị nặng. Khi phẫu thuật chỉ càn tra thuốc tê tại chỗ. Thời gian phẫu thuật từ 7 – 10 phút, thời gian Laser Excimer tác động trên giác mạc khoảng 20 – 40 giay. Sau mổ, bệnh nhân chỉ ở lại Viện 1-2 giờ, không cần nằm viện. Bệnh nhân không cảm thấy đau trong và sau khi phẫu thuật. Phương pháp PRK (photo refractive keratectomy) Phẫu thuật viên gạt bỏ lớp biểu mô giác mạc vùng trung tâm, sau đó dùng Laser Excimer tạo ra bề mặt cắt phẳng rất chính xác. Tuỳ theo độ cận thị máy Laser sẽ cắt ở mức độ khác nhau. Phương pháp này áp dụng an toàn và hiệu quả cho cận thị dưới 2D. Phương pháp lasik (laser in situ keratomileusis) Là phương pháp tối ưu hiện nay, đặc biệt điều trị cận thị nặng. Thị lực phục hồi sau mổ nhanh, vì vậy ở Mỹ 95% bệnh nhân phẫu thuật theo phương pháp này. Phẫu thuật viên sử dụng máy để tạo một lớp vạt giác mạc hình tròn ở vùng trung tâm giác mạc, dày khoảng 130 mm đến 160 mm. Sau đó dùng Laser Excimertác động lên lớp nhu mô giác mạcphía dưới vạt, làm cho mối liên kết giữ các phân tử bị phá vỡ một cachs nhẹ nhàng, tạo hình lại độ cong của lớp nhu mô giác mạc với mức độ phù hợp với các tật khúc xạ giác mạc khác nhau. Thời gian Laser tác động kéo dài khoảng 30 giây. Bề mặt giác mạc được rửa sạch, vạt giác mạc sẽ đặt lại đúng vị trí ban đầu. Hai mắt có thể điều trị trong cùng một lần mổ. Sau mổ bệnh nhân cần tra thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, và đnhiều khám theo hẹn của bác sỹ. Chỉ định phẫu thuật Laser Excimer có thể điều trị cho bệnh nhân:       Cận thị: -1D đến – 20D     Viễn thị: +1 đến +10D     Loạn thị: 1D đến 7 D 2.     Tuổi bệnh nhân: Từ 18 tuổi trở lên 3.     Tật khúc xạ ổn định (ít nhất trong 6 tháng gần đây không tăng số kính) 4.     Bệnh nhân tự nguyện mổ Laser Excimer do muốn giảm số kính, không muốn đeo kính, hoặc lí do khác. Chống chỉ định 1.     Đang có các bệnh cấp hoặc những tính tại mắt như: viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, glôcôm, giác mạc hình nón 2.     Có các bệnh lí toàn thân như: Đái tháo đường, bệnh ác tính 3.     Đang có thai hoặc trong thời kì cho con bú. 4.     Bệnh nhân không chấp nhận rủi ro có thể có trong phẫu thuật, hoặc có thể còn phải đeo kính sau phẫu thuật Sau phẫu thuật - Không được dụi tay vào mắt, không được tự vén mi - Tra thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ - Đến khám lại theo hẹn: - Đối với phẫu thuật LASIK: Liên tục 2 ngày sau mổ - Đối với phẫu thuật PRK: 3 đến 5 ngày. - Sau đó cả 2 phẫu thuật LASIK và PRK đến khám lại 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. - Khám lại ngay nếu thấy mắt có biểu hiện bất thường. – Mắt sinh học - niềm hi vọng cho những người khiếm thị — Mắt sinh học (bionic eye) - một loại võng mạc nhân tạo do một nhóm nhà khoa học Mỹ nghiên cứu và chế tạo thành công đang mở ra một tia h vọng mới cho những người khiếm thị bẩm sinh hoặc do bệnh tật gây ra. Nó có thể giúp người khiếm thị nhìn thấy được các vật thể xung quanh và trong tương lai có thể khôi phục được thị lực cho họ. Mắt sinh học là một máy quay video nhỏ xíu được ghép vào một cặp kính có thể truyền hình ảnh vào các điện cực cấy trong vùng võng mạc nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt thông qua một thiết bị nhận, truyền thông tin nhỏ đặt ở sau tai. Giáo sư Mark Humayun ở trường Đại học Nam California, thành viên nhóm nghiên cứu trên, cho biết cuộc thử nghiệm lâm sàng đầu tiên vào năm 2002 với 6 người khiếm thị dùng võng mạc nhân tạo có 16 điện cực đã cho kết quả thành công hết sức bất ngờ: Họ không chỉ phân biệt được ánh sáng và bóng tối như dự kiến, mà còn có thể phân biệt được các vật thể trong môi trường thử nghiệm như con dao, chiếc cốc, chiếc đĩa..., những vật thể di động xung quanh, cũng như một số màu sắc như da cam đậm, xanh lục và vàng. Giáo sư cũng cho biết thêm khi hoạt động, mắt nhân tạo cũng đồng thời kích thích các tế bào thần kinh hoạt động, dẫn đến sự nhận biết được các điểm sáng, tối. Được biết, trong cuộc thử nghiệm đầu tiên, các nhà khoa học phải mất tới 7 giờ rưỡi để cấy ghép mắt sinh học cho một bệnh nhân. Còn hiện nay, việc cấy ghép võng mạc nhân tạo mới có kích cỡ nhỏ hơn 1/4 so với lần thử nghiệm trước chỉ cần có 1 giờ. Nguồn II/ THẤU KÍNH MỎNG Thấu kính. Phân lọai thấu kính Thấu kính là một khối trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu . Trong quang học, một thấu kính (có nơi đọc là thấu kiếng) là một dụng cụ quang học dùng để hội tụ hay phân kỳ chùm ánh sáng, nhờ vào hiện tượng khúc xạ, thường được cấu tạo bởi các mảnh thủy tinh được chế tạo với hình dạng và chiết suất phù hợp. Phân loại Theo hình dạng thấu kính gồm 2 loại: Thấu kính lồi Thấu kính lõm (còn được gọi là hấu kính rìa mỏng và thấu kính rìa dày) Thấu kính lồi Thấu kính lõm Trong không khí Thấu kính lồi tạo ra chùm tia ló hội tụ khi chùm tia tới song song Thấu kính lõm tạo ra chùm tia ló phân kì khi chùm tia tới song song Do đó trong không khí: Thấu kính lồi là thấu kính hội tụ. Thấu kính lõm là thấu kính phân kì. Khảo sát thấu kính hội tụ: Thấu kính hội tụ là thấu kính mà chùm tia sáng tới song song sau khi đi qua thấu kính sẽ bị hội tụ về tiêu điểm. Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần trung tâm. Có f > 0 Quang tâm, tiêu điểm, tiêu diện Theo 2 hình treân ta coù O ñöôïc goïi laø quang taâm của thaáu kính. Ta coù R1, R2 laø baùn kính caùc maët caàu (maët phaúng ñöôïc coi laø coù baùn kính baèng voâ cöïc); C1, C2 laø taâm cuûa 2 maët caàu . Ñöôøng C1C2 noái caùc taâm cuûa hai maët caàu (hoaëc ñi qua taâm cuûa maët caàu vaø vuoâng goùc với maët phaúng) ñöôïc goïi laø truïc chính. ñöôïc goïi laø ñöôøng kính môû hay ñöôøng kính khaåu ñoä. Vaø ñöôøng thaúng baát kì ñi qua quang taâm O ñöôïc goïi laø truïc phuï. *Tính chất của quang tâm: Một tia sáng bất kì qua quang tâm thì truyền thẳng. - Tiêu điểm vật chính( F): là vị trí nằm trên trục chính mà chiếu tia sáng từ đó đến thấu kính thì cho tia ló song song với trục chính. - Tiêu điểm ảnh chính (F’): là điểm nằm trên trục chính sao cho khi chiếu chùm tia tới song song với trục chính đến thấu kính thì cho chùm tia ló hội tụ tại F’ (hoặc cắt nhau tại F’ theo đường kéo dài). F và F’ đối xứng nhau qua quang tâm. - Tiêu cự của thấu kính ( f): là khoảng cách từ tiêu điểm ảnh chính đến quang tâm của thấu kính hoặc từ tiêu điểm vật chính đến quang tâm. - Tiêu diện vật: mặt phẳng vuông góc với trục chính tại tiêu điểm vật F được gọi là, tương tự với F’ ta được tiêu diện ảnh (như hình trên). Tiêu cự Tiêu cự là độ dài đại số, được kí hiệu f, có trị số tuyệt đối bằng khoảng cách từ các tiêu điểm tới quang tâm thấu kính. Công thức : |f| = OF = OF’ Quy ước: f > 0 với thấu kính hội tụ. f <0 với thấu kính phân kì Độ tụ Độ tụ là một đại lượng dùng để xác định khả năng làm hội tụ chùm tia nhiều hay ít . Công thức: Đơn vị : điôp (với tiêu cự f tính ra mét) Qui ước dấu: Với thấu kính hội tụ, D > 0. Với thấu kính phân kì, D < 0. Công thức tính độ tụ của thấu kính Trong đó, n : chiết suất tỉ đối của vật liệu làm thấu kính đối với môi trường xung quanh thấu kính. R1, R2 : Bán kính của các mặt thấu kính Quy ước: R1, R2 > 0 với các mặt lồi, R1, R2 < 0 với các mặt lõm, R1 (hay R2) = ¥ với mặt phẳng. Ý nghĩa: Độ tụ D càng lớn khả năng hội tụ chùm tia sáng đi qua thấu kính càng mạnh. Thấu kính phân kì có độ tụ âm. Khảo sát thấu kính phân kì Thấu kính phân kỳ là thấu kính mà chùm tia sáng song song sau khi đi qua thấu kính sẽ bị phân tán ra. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần trung tâm. Có f < 0. Quang tâm của thấu kính phân kì có cùng tính chât như quang tâm của thấu kính hội tụ Các tiêu điểm, tiêu diện (ảnh và vật) của thấu k1inh phân kì cũng được xác định tương tự như với thấu kính hội tụ. Điểm khác biệt là chúng đều ảo, được tạo bởi đường kéo dài của tia sáng. Công thức độ tụ vẫn áp dụng được đối với thấu kính phân kì. Độ tụ và tiêu cự của thấu kính phân kì có giá trị âm (ứng với tiệu điểm ảnh F’ ảo). Đường đi của tia sáng qua thấu kính Tia tới qua quang tâm truyền thẳng. Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua (hoặc có đường kéo dài đi qua) tiêu điểm ảnh chính (F’). Tia tới đi qua tiêu điểm vật chính (F) hoặc có đường kéo dài đi qua thi cho tia ló song song với trục chính. Tia tới song song với trục phụ thì cho tia ló đi qua tiêu điểm vật phụ (hoặc có đường kéo dài đi qua). Cách 1: Vẽ trục phụ song song với tia tới SI. Vẽ tiêu diện ảnh, cắt trục phụ nói trên tại một tiêu diện phụ là F’1. Từ I vẽ tia ló đi qua F’1 Cách 2: Vẽ tiêu diện vật, cắt tia tới SI tại một tiêu điểm vật phụ là F1. Vẽ trục phụ đi qua F1. Vẽ tia ló song song với trục trên . Công thức thấu kính Quy ước Vật thật ó d>0 Vật ảo ó d<0 Ảnh thật ó d’>0 Ảnh ảo ó d’<0 Công thức tổng quát cho thấu kính: Thấu kính hội tụ: Miền 1: Vật ở ngoài 2f cho: Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật, ảnh ở sau thấu kính ngoài F’ trong đoạn: (f,2f). Công Thức: (1) Miền 2: Vật ở ngoài tiêu điểm, trong 2f cho: Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật, ảnh ở sau thấu kính ngoài 2f. Công thức: (2) Miền 3: Vật thật trong tiêu điểm cho: Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật, ảnh ở trước thấu kính. Công thức: (3) Miền 4: Vật ảo, luôn cho ta: Ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật, ảnh ở sau thấu kính, trong OF’. Công thức: (4) Thấu kính phân kì: Miền 1: Vật thật luôn cho: ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật, ảnh ở trước thấu kính., trong OF. Công thức: (5) Miền 2: Vật ảo trong tiêu điểm F cho: ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật, ảnh ở sau thấu kính. Công thức: (6) Miền 3: Vật ảo ngoài F, trong 2f: ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật, ảnh ở trước thấu kính ngoài . Công thức: (7) Miền 4: Vật ảo ngoài 2f, cho: ảnh ảo, ngược chiều, nhỏ hơn vật, ảnh ở ngoài F’, ngoài . Công thức: (8) Công thức độ phóng đại: Công thức tính khoảng cách vật và ảnh: Cách chứng minh các công thức của thấu kính: B Xét công thức thứ (2): A O I F’ A’ B’ Xét tam giác đồng dạng và có: (1) Xét tam giác đồng dạng VÀ có: (2) Từ (1) và (2) suy ra: ó ó dd’ - df = d’f ó (đpcm) Các công thức còn lại chứng minh tương tự. – "Thấu kính" tồn tại vô số trong vũ trụ — Một trong những kỹ thuât mà các nhà thiên văn học thường sử dụng để bắt các tín hiệu yếu ớt từ các thiên hà xa xôi đã đựơc chính vũ trụ sáng tạo ra, đó là các thấu kính phóng đại. Các kính phóng đại vũ trụ hay còn được gọi là thấu kính hấp dẫn đã giúp các nhà khoa học ‘nhìn’ đựơc các thiên hà xa xôi, mà nếu thiếu chúng, thực sự họ sẽ phải bó tay. Trong một nghiên cứu mới đây nhằm rà soát một khoảng nhỏ trên bầu trời, các nhà nghiên cứu đã tìm thêm được 67 thấu kính hấp dẫn mới, từ đó, họ suy ra rằng trên toàn bộ vũ trụ, chắc phải có tới nửa triệu thấu kính như vậy. Peter Capak , môt nhà thiên văn học tại đại học kỹ thụât California đã nói: “Các thấu kính hấp dẫn phóng đại tín hiệu. Chúng đóng vai trò như một kính thiên văn thứ hai đặt đằng trước ống kính thiên văn của chúng ta vậy. Chúng ta có thể nhìn thấy các thiên thể mờ nhạt hơn giới hạn chúng ta có thể nhìn được nếu thiếu các thấu kính như thế”. Các ‘kính thiên văn’ đã được tạo ra khi có các thiên thể khổng lồ làm biến dạng không-thời gian xung quanh chúng do có trường hấp dẫn mạnh. Ánh sáng bị đổi hướng khi đi qua một không gian cong do các khối vật chất lớn tạo ra. Nếu một thấu kính hấp dẫn tồn tại ở giữa người quan sát và một thiên thể xa xôi, hình ảnh mà ta thấy được có thể biến dạng và được phóng đại lên. Trông những trường hợp đặc biệt, các thấu kính hấp dẫn có thể phóng đại hình ảnh chúng ta nhìn được lên từ 5 đến 10 lần. Hiệu ứng thấu kính hấp dẫn này được thuyết tương đối của Anhxtanh dự báo lần đầu tiên vào những năm 30 của thế kỷ trước, và tới năm 1979, các nhà thiên văn đã có những quan sát đầu tiên về hiện tượng này. 67 thấu kính hấp dẫn mới đựơc phát hiện này được tạo ra bởi những thiên hà lớn, mặc dầu những những cụm thiên hà cũng có thể tạo ra những hiệu ứng như vậy. Một nhóm các nhà thiên văn học đã sử dụng kính thiên văn vũ trụ Hubble kết hợp với một số kết quả do các đài thiên văn mặt đất thực hiện để điều tra kỹ một khoảng bầu trời chỉ rộng có 1,6 độ vuông (một độ vuông là diện tích khoảng trời hình vuông, mỗi chiều rộng một độ. 1,6 độ vuông tương đuơng với 9 lần diện tích mặt trăng tròn). Các nhà nghiên cứu sau đó nghiêu cứu kỹ các bức hình để luận ra các dấu hiệu của thấu kính hấp dẫn, mà chúng thường được thể hiện bằng các vầng sáng tròn. Ngoài việc giúp các nhà khoa học có thêm khái niệm về số lượng các thấu kính hấp dẫn trong khu vực quan sát, nghiên cứu này còn giúp họ nghiên cứu sự lan tỏa của vật chất tối xung quanh các thiên hà đã tạo lên các thấu kính hấp dẫn này. “Ứng dụng chính của các thấu kính hấp dẫn là chúng cho phép chúng ta nghiên cứu mật độ phân bố khối lượng trong các thiên hà đơn lẻ”. Capak đã nói với phóng viên của Space.com .” Rất nhiều vật chất nằm trong dạng vật chất tối. Chúng tôi muốn biết vật chất tối phân bố như thế nào.” Ông nói tiếp: “ Bạn có thể tưởng tuợng một thấu kính giống như một hạt thủy tinh. Nếu bạn nhìn qua một hạt thuỷ tinh, các hình ảnh sau đó đều bị biến dạng. Hình dạng khác nhau của hạt thuỷ tinh gây ra sự biến dạng khác nhau. Tương tự vậy, sự phân bố khác nhau của vật chất trong các thiên hà cũng quyết định tính chất thấu kính háp dẫn do chúng gây ra” Theo Space.com C – Kết luận Mắt là cơ quan giúp ta thu nhận cảm giác ánh sáng, giúp ta nhận biết sự vật của thế giới xung quanh nhiều hơn bất cứ giác quan nào khác. Vì thế, mỗi người phải bào vệ đôi mắt tránh khỏi những tác nhân xấu của môi trường. Đặc biệt, cần giữ gìn chúng để không mắc các tật về mắt. Vấn đề chính của chủ đề này là thấu kính. Cần chú ý đến sự tạo ảnh và các thông thức của mỗi loại thấu kính.

File đính kèm:

  • doctong hop thau kinh bai thuyet trinh cua nhom.doc