Ở nước ta bắt đầu từ năm học 2002-2003 ngành giáo dục đồng loạt triển khai chương trình giáo dục Phổ thông mới. Cùng với việc ban hành chương trình giáo dục, các sách gáo khoa của tất cả các môn học đều được biên soạn lại. Bên cạnh những đổi mới về nội dung những nổ lực để đổi mới quá trình giáo dục đã được thúc đẩy, đặc biệt là việc đổi mới về biện pháp dạy học trong nhà trường. Tinh thần đổi mới này là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của một người học, với vai trò dẫn dắt khoé loé không thể thiếu
được của người thầy. Muốn đạt được yêu cầu đó việc hình thành và rèn luyện kĩ năng cơ bản cho học trong quá trình học toán đóng vai trò rất quan trọng.
Có nhiều cách phát triển về kĩ năng, tuy nhiên trong các phát triển đó có thể tìm được điểm chung nhất đó là nói đến cách thức, thủ thuật và trình tự thực hiện các thao tác, hành động để đạt được mục đích đã định. Khi nói đến kỹ năng là nói đến sự nắm vững cách thức thực hiện các thao tác, trình tự tiến hành các thao tác.
Bất cứ kỹ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lý thuyết kiến thức cơ sở của kỹ năng.
Có thể hiểu kĩ năng học tập là khả năng của con người thực hiện một cách hiệu quả các hành động học tập bằng cách chọn lựa và thưc hiện các phương thức hành động phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Kỹ năng học tập luôn gắn liền với hoạt động học tập là hệ thống các kỹ năng chuyên biệt và mỗi hệ thống tạo nên các kỹ năng thành phần.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo chuyên đề hình học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Núi Thành
Trường THCSKim Đồng
Tổ : Tự nhiên I
Ở nước ta bắt đầu từ năm học 2002-2003 ngành giáo dục đồng loạt triển khai chương trình giáo dục Phổ thông mới. Cùng với việc ban hành chương trình giáo dục, các sách gáo khoa của tất cả các môn học đều được biên soạn lại. Bên cạnh những đổi mới về nội dung những nổ lực để đổi mới quá trình giáo dục đã được thúc đẩy, đặc biệt là việc đổi mới về biện pháp dạy học trong nhà trường. Tinh thần đổi mới này là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của một người học, với vai trò dẫn dắt khoé loé không thể thiếu
được của người thầy. Muốn đạt được yêu cầu đó việc hình thành và rèn luyện kĩ năng cơ bản cho học trong quá trình học toán đóng vai trò rất quan trọng.
Có nhiều cách phát triển về kĩ năng, tuy nhiên trong các phát triển đó có thể tìm được điểm chung nhất đó là nói đến cách thức, thủ thuật và trình tự thực hiện các thao tác, hành động để đạt được mục đích đã định. Khi nói đến kỹ năng là nói đến sự nắm vững cách thức thực hiện các thao tác, trình tự tiến hành các thao tác.
Bất cứ kỹ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lý thuyết kiến thức cơ sở của kỹ năng.
Có thể hiểu kĩ năng học tập là khả năng của con người thực hiện một cách hiệu quả các hành động học tập bằng cách chọn lựa và thưc hiện các phương thức hành động phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Kỹ năng học tập luôn gắn liền với hoạt động học tập là hệ thống các kỹ năng chuyên biệt và mỗi hệ thống tạo nên các kỹ năng thành phần.
:
1- Thực hiện được phép tính đơn giản trên số thực.
2- Vẽ được đồ thị hàm số y = ax + b; y = ax2.
3- Giải thành thạo phương trình bậc nhất, bậc hai, quy về bậc hai, bất
phương trình bậc nhất một ẩn, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
4- Vẽ hình, vẽ biểu đồ, đo đạt, tính độ dài, góc, diện tích, thể tích.
5- Thu thập và xử lí số liệu thống kê đơn giản.
6- Ước lượng kết quả đo đạt và tính toán.
7- Sử dụng các công đo, vẽ, tính toán.
8- Suy luận và chứng minh.
9- Giải toán và vận dụng kiến thức toán học trong học tập và đời sống
Để có thể xác định đúng kĩ năng cần hình thành và rèn luyện khi dạy một nội dung nào đó, ta có thể tiên hành theo trình tự sau.
1/ Trước hết cần đọc, hiểu chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng. Ví dụ như bài ôn tập chương I hình học lớp 6, Chuẩn kiến thức kĩ năng có chỉ rõ:
- Hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng,tia, đoạn thẳng
- Sử dụng thành thạo thước thẳng có chia khoảng, compa để vẽ, đo đoạn
thẳng
- Bước đầu tập suy luận đơn giản qua bài toán tính độ dài đoạn thẳng, chứng
minh trung điểm đoạn thẳng
Có như vậy khi dạy ta mới xác định rõ mục tiêu về nội dung kiến thức, kĩ năng cần đạt.
2/ Tiếp theo tham khảo sách viên để hiểu được ý đồ của tác giả định hướng biên soạn nội dung dạy học, mức độ yêu cầu, điểm mới, điểm khó, số tiết, cách dạy từng nội dung và những điểm cần lưu ý.
3/ Sau đó đọc sách giáo khoa để cụ thể hoá các yêu cầu đó sao phù hợp với đối tượng học sinh mình đang dạy và đạt được yêu cầu của chương trình.
Nhiều biện pháp nhằm hình thành và rèn luyện kĩ năng. Ở đây, trong một tiết ôn tập chương trình chúng tôi thấy rằng có thể vận dụng 2 biẹn pháp.
* BIỆN PHÁP I :
.
Ôn tập một nội dung là cơ hội để học sinh có thể hình dung toàn cảnh về kiến thức được học cho đến thời điểm đó. Học sinh biết được kiến thức trong hệ thống quan hệ ngang, doc.....giữa các khái niệm, hiểu được tri thức và tri thức phương pháp. Từ đó giúp học sinh biết đọc- hiểu một bài tập phức tạp, khó.Biết cách huy động kiến thức để hiểu bái toán , tiến tới xây dựng được chương trình giải rồi thực hiện chương trình giải để có lời giải một bài toán. Biết nghiên cứu kết quả tìm được để có thêm ứng dụng mới trong học và thực hành. Như thế giúp học sinh hiểu kiến thức một cách bản chất, từ đó biết cách áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo.
Ôn tập có thể là ôn một nôi dung ngắn, có thể ôn tập chương hoặc có thể ôn tập cả năm hay ôn tập thi tốt nghiệp.
Để giúp học sinh ôn tập, ban đầu giáo viên nên chủ động đưa ra những gợi ý, câu hỏi.... để học sinh trả lời, sau đó bổ sung để có được mạch kiến thức cơ bản tri thức phương pháp.... Giai đoạn này nên luyện tập sao cho học sinh có thể lĩnh hội ôn tập là như thế nào và để làm gì? Ôn tập tích cực là như thế nào? Ai là người chủ động trong ôn tập? Làm thế nào để có thể nắm được toàn cảnh nội dung được học? mạch kiến thức cơ bản là gì? Có bao nhiêu dạng toán đã được học và cách giải mỗi dạng như thế nào?
Khi đến mức độ cao hơn yêu cầu học sinh tự chuẩn bị phần ôn tập. Giáo viên chỉ hướng dẫn và chính xác hoá trên lớp khi cần thiết, sao cho ở mỗi học sinh đọng lại tri thức và tri thức phương pháp.
Cuối cùng, ở mức độ cao nhất. Giáo viên yêu cầu học sinh tự đưa ra bảng tổng kết kiến thức theo cách tự hiểu của mình. Việc học sinh tự chuẩn bị và trình bày được cách hiểu của mình về một nội dung, chứng tỏ học sinh đã đầu tư và ghi nhớ những điểm mà học sinh đó cho là trọng tâm. Trường hợp trọng tâm học sinh chuẩn bị trùng với dự kiến của giáo viên là tối ưu. Nếu chưa được, giáo viên giúp học sinh tự điều chỉnh. Chú ý rằng cách trình bày của học sinh là không giống nhau, giáo viên cần lắng nghe để phát hiện ưu, khuyết điểm của mỗi em, chỉnh sửa bổ sung nếu cần. Như thế ta đã phát huy tốt tính chủ động, tích cực của người học qua tíêt ôn tập.
*BIỆN PHÁP II :
.
-Một biện pháp rất cần thiết để học sinh rèn luyện kỹ năng nữa đó là xào bài. Để học sinh có thể xào bài được tốt. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xào bài khi học bài ở nhà theo trình tự.
- Sau khi học ở trường về, học lại ngay, làm ngay những nội dung được học. Khi đó, do có thể nhớ được hầu hết những kiến thức vừa được tiếp thu nên thuộc nhanh, nhớ kĩ và không tốn nhiều thời gian. Mặc khác, chẳng may gặp sự cố khi đã xào bài trong trường hợp này vẫn đủ kiến thức thực hiện các yêu cầu của giáo viên đầy đủ.
- Gần đến ngày học bài tiếp theo hay đến bài kiểm tra, xem lại một lần nữa, như vậy mỗi đơn vị kiến thức gần như được học 2 lần, kiến thức được khắc sâu hơn, sử dụng kiến thức đó linh hoạt và hiệu quả hơn, giúp học sinh gặt hái được thành quả cao trong học tập.
- Để xào bài học sinh có thể thực hiện các nhiệm vụ, theo trình tự yêu cầu đặt ra trong phiếu học tập mà giáo viên đã soạn.
- Để xào bài sau tiết ôn tập học sinh có thể làm theo yêu cầu nội dung của phiếu học tập.
Hình thành kĩ năng nói chung, kĩ năng học tập toán nói riêng là một quá trình phức tạp, khó khăn phải phối hợp đan xen, lống ghép các biện pháp sư phạm một cách hài hoà.
Để có kĩ năng phải qua một quá trình kuyện tập. Tuy nhiên không phải cứ luyện tập nhiều là có kĩ năng. Việc luyện tập sẽ có hiệu quả nếu biết khai thác nội dung học tập, từ một kiến thức ban đầu sang một loạt nội dung tương tự, giúp học dinh lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhièu tình huống khác nhau, cách vận dụng tri thức phương pháp, một trong các cách đó là khai thác bài tập nhằm rèn luyện củng cố, khắc sâu kiến thức, qua đó học sinh được rèn luyện không chỉ tri thức mà còn được rèn cả tri thức phương pháp. Như vậy học sinh không những chỉ trang bị kiến thức mà còn là tri thức thực hành toán học.
Nhưng dù có những biện pháp sư phạm thích hợp đến đâu đi nữa để hình thành các kĩ năng cho học sinh thì cũng chỉ tạo điều kiện thuận lợi trong công việc học tập toán mà thôi, vì như một nhà toán học vĩ đại đã nói: '' giải toán là một nghệ thuật thực hành giống như bơi lội, trượt tuyết hay chơi đàn. Có thể học được nghệ thuật đó chỉ cần bắt chước theo những mẫu mực đúng đắn và thường xuyên thực hành. Không có chìa khoá thần kì để mở mọi cửa ngỏ, không có hòn đá thần kì để biến mọi kim loại thành vàng''
File đính kèm:
- BAO CAO CHUYEN DE HINH HOCTiet on tap.doc