I -Đặt vấn đề:
- Theo nhu cầu phát triển của xã hội loài người, sự phát triển và ứng dụng KHKT vào cuộc sống vào quá trình lĩnh hội tri thức của người học
- Do nhiều năm trước đây, các thiết bị thí nghiệm(TN) dùng để minh họa cho các tiết dạy vật lý còn không còn chính xác do sử dụng nhiều và chưa đầy đủ. Mặt khác do không có phòng học bộ môn, thực hành, không có cán bộ phụ trách thiết bị TN. Cho nên giáo viên phải tự mình di chuyển các thiết bị TN đến từng lớp học theo từng tiết dạy.
- Do đặc ttrưng bộ môn vật lý là khi dạy một tiết lý thuyết với thời gian một tiết học phải tiến hành nhiều TN phức tạp tốn nhiều thời gian
-Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó sử dụng TN biểu diễn trong một tiết dạy Vật lý là 1 việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Chuyên đề vật lý 8 “Sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong một tiết dạy lý thuyết”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 8
“ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN TRONG MỘT TIẾT DẠY LÝ THUYẾT”
I -Đặt vấn đề:
- Theo nhu cầu phát triển của xã hội loài người, sự phát triển và ứng dụng KHKT vào cuộc sống vào quá trình lĩnh hội tri thức của người học
- Do nhiều năm trước đây, các thiết bị thí nghiệm(TN) dùng để minh họa cho các tiết dạy vật lý còn không còn chính xác do sử dụng nhiều và chưa đầy đủ. Mặt khác do không có phòng học bộ môn, thực hành, không có cán bộ phụ trách thiết bị TN. Cho nên giáo viên phải tự mình di chuyển các thiết bị TN đến từng lớp học theo từng tiết dạy.
- Do đặc ttrưng bộ môn vật lý là khi dạy một tiết lý thuyết với thời gian một tiết học phải tiến hành nhiều TN phức tạp tốn nhiều thời gian
-Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó sử dụng TN biểu diễn trong một tiết dạy Vật lý là 1 việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
II- Khó khăn thuận lợi:
1-Khó khăn:
- Trong bài “Dẫn nhiệt ”có nhiều TN (có 4 TN) cho GV và cả HS do đó GV ngại và không mạnh dạn sử dụng TN biểu diễn trong tiết dạy
2- Thuận lợi:
- Do việc tổ chức ở trên lớp không gian hẹp HS dễ quan sát, nhận xét và tập trung chú ý của HS hơn. GVcần thao tác hết sức gọn gàng và chính xác tránh mất nhiều thời gian.
- Hiện nay đã có phòng học bộ môn vật lý và đầy đủ các bộ TN phục vụ cho tiết dạy.
III- Cơ sở lý luận:
Để phát huy tốt vai trò của TN biểu diễn trong giảng dạy vật lý GV cần phải quán triệt một số yêu cầu sau:
1- Thí nghiệm biểu diễn phải gắn liền với bài giảng.
- Nhiệm vụ của TN là đề xuất mâu thuẫn (TN mở đầu, tham gia vào việc giải quyết mâu thuẫn (TN nghiên cứu hiện tượng mới, khảo sát mâu thuẫn hoặc kiểm chứng một hiện tượng một định luật hay một vấn đề nào đó).Yêu cầu TN phải xuất hiện đúng lúc trong tiến trình dạy học, đồng thời kết quả TN phải được khai thác cho tiết dạy một cách hợp lý.
- Thực tế gỉảng dạy nhiều năm cho thấy không phải lúc nào cũng thành công, nhất là đối với những TN không cho kết quả ngay thiếu tính thuyết phục đối với HS.
2- Thí nghiệm biểu diễn phải ngắn gọn và hợp lý:
- Chúng ta đã biết thời gian của 1 tiết học được quy định 45 ph, trong khi đó TN chỉ là một khâu trong tiến trình dạy học vì vậy nếu kéo dài khâu này sẽ ảnh hưởng đến các khâu khác.
3- Thí nghiệm biểu diễn phải đủ sức thuyết phục
- Để đảm bảo yêu cầu này TN phải thành công ngay. Có như vậy HS mới tin tưởng vào kết quả của TN, do đó mới có tính thuyết phục cao đối với HS thầy giáo phải chuẩn bị cần thận chu đáo phải làm nhiều lần trrước khi TN, cần kiểm tra một lần nữa các dụng cụ TN tránh những sai sót không đáng có.không miễn cưỡng và gượng ép HS bắt HS phải công nhận.
4-Thí nghiệm biểu diễn phải đảm bảo cả lớp quan sát được:
- TN phải bố trí sao cho cả lớp có thể quan sát được và phải tập trung chú ý của Hs vào những chi tiết chính quan trọng từ đó có thể rút ra những kết luận cần thiết.Vì vậy để HS dễ theo dõi diễn biến của TN tôi đã mạnh dạn phối hợp sử dụng CNTT vào tiết dạy để hỗ trợ (mô phỏng lại thí nghiệm) cho HS dễ quan sát rút ra nhận xét và kết luận.
5- Thí nghiệm biểu diễn phải đảm bảo an toàn:
- TN phải đảm bảo sức khỏe và an toàn, tránh cho HS cảm giác lo sợ khi tiến hành TN.
IV- Tiến hành:
Trong bài “ Dẫn nhiệt ” có tất cả 4 thí nghiệm TN từ H.23.1 đến H 23. 4
Tiết 26: Bài 22 :Dẫn nhiệt
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:Tìm được ví dụ trong thực tế về sự dẫn nhiệt. So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, lỏng, khí. Thực hiện được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt, các thí nghiệm chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng và chất khí
- Kỹ năng : Thực hành TN, quan sát hiện tượng vật lý để rút ra nhận xét.
- Thái độ: Hứng thú học tập, yêu thích môn học, ham hiểu biết khám phá thế giới xung quanh
B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, thí nghiệm trực quan
thảo luận nhóm.
C. CHUẨN BỊ
- Mỗi nhóm: 1 đèn cồn, 1 giá thí nghiệm, thanh thép có gắn các đinh a, b, c, d, e, có gắn sáp bộ thí nghiệm H22.2, giá đựng ống nghiệm, 1 kẹp kim loại, 2 ống nghiệm.
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. Tổ chức(1ph)
II. Kiểm tra(5ph)
HS1: Nhiệt năng của vật là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ? Giải thích bài tập 20.1 và bài 20.2 (SBT)
HS2: Có thể thay đổi nhiệt năng của vật bằng những cách nào? Cho ví dụ.
III. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động1: Tổ chức tình huống học tập(3ph)
- GV đặt vấn đề: Có thể thay đổi nhiệt năng bằng cách truyền nhiệt. Sự truyền nhiệt đó được thực hiện bằng những cách nào?
- HS trả lời các câu hỏi GV yêu cầu theo sự hiểu biết của mình
- GV: Một trong những cách truyền nhiệt đó là dẫn nhiệt, chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài hôm nay.
Hoạt động2: Tìm hiểu về dẫn nhiệt(10ph)
- Yêu cầu HS đọc mục 1 - Thí nghiệm
- HS nghiên cứu mục 1-Thí nghiệm
- GV phát dụng cụ và hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra.
- Thảo luận nhóm trả lời câu C1, C2, C3.
- Thảo luận nhóm để trả lời câu C1, C2, C3
- GV nhắc HS tắt đèn cồn đúng kỹ thuật, tránh bỏng.
- GV thông báo về sự dẫn nhiệt.
- Gọi HS nêu ví dụ về sự dẫn nhiệt trong thực tế (C8).
Hoạt động3: Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của các chất (15ph)
- Làm thế nào để có thể kiểm tra tính dẫn nhiệt của các chất?
- GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm H22.2. Gọi HS nêu cách kiểm tra tính dẫn nhiệt của ba thanh: đồng, thép, thuỷ tinh.
- GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng để trả lời C4, C5.
- HS nêu phương án thí nghiệm kiểm tra.
- HS nêu được : Gắn đinh bằng sáp lên ba thanh (khoảng cách như nhau).
- HS theo dõi thí nghiệm và trả lời C4, C5
- Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm 2 theo nhóm. Hướng dẫn HS kẹp ống nghiệm và giá để tránh bỏng.
- GV cho HS kiểm tra ống nghiệm có nóng không, điều đó chứng tỏ gì?
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3 để kiểm tra tính dẫn nhiệt của không khí.
- Có thể để miếng sáp sát vào ống nghiệm được không? Tại sao?
- HS làm thí nghiệm 2 theo nhóm, quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi của GV và C6
- HS làm thí nghiệm 3 theo nhóm, thấy được miếng sáp không chảy ra, chứng tỏ không khí dẫn nhiệt kém. Trả lời C7
- GV thông báo tính dẫn nhiệt của k. khí.
Hoạt động4: Vận dụng (7ph)
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng C9, C10, C11, C12.
- Cá nhân HS trả lời các câu C9, C10, C11, C12.
Với C12: GV gợi ý cho HS
- Tổ chức thảo luận trên lớp để thống nhất câu trả lời.
I- Sự dẫn nhiệt
1- Thí nghiệm
- Tiến hành thí nghiệm .
2- Trả lời câu hỏi
C1: Nhiệt truyền đến sáp làm sáp nóng lên, chảy ra
C2: Theo thứ tự: a, b, c, d, e.
C3: Nhiệt được truyền từ đầu A đến đầu B của thanh đồng.
- Kết luận: Sự dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần này sang phần khác của vật.
II- Tính dẫn nhiệt của các chất
C4: Không. Kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thuỷ tinh.
C5: Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thuỷ tinh dẫn nhiệt kém nhất. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
C6: Không. Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
C7: Không. Chất khí dẫn nhiệt kém.
III- Vận dụng
- Tham gia thảo luận trên lớp để thống nhất câu trả lời.
C9: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt, sứ dẫn nhiệt kém.
C10: Vì không khí giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém.
C11: Mùa đông. Để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giừa các lông chim.
C12: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Những ngày trời rét, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại và phân tán trong kim loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh. Ngày trời nóng, nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể nên nhiệt từ kim loại truyền vào cơ thể nhanh và ta có cảm giác nóng.
IV. Củng cố(3ph)
- Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ những vấn đề gì?
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết (SGK)
V. Hướng dẫn về nhà(1ph)
- Học bài và làm bài tập 22.1 đến 22.6 (SBT)
- Đọc trước bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
IV Kết quả- Bài học kinh Nghiệm:
- Thí nghiệm biểu diễn nếu được tổ chức hợp lý sẽ giúp cho việc truyền thụ bài học của giáo viên thuận lợi, hợp lý và giúp cho HS tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ngoài ra nhờ TN biểu diễn GV có thể hướng dẫn HS các thao tác và tiến hành các bước TN, giúp cho HS có khả năng tiến hành TN một cách độc lập.
- Thí nghiệm biểu diễn giữ vị trí hàng đầu trong các hệ thống TN vật lý phổ thông,
- Thí nghiệm biểu diễn là TN do giáo viên làm trên lớp, trong các giờ học nghiên cứu kiến thức mới và các giờ ôn tập, củng cố kiến thức, kỹ năng của HS, do đó GV cần phải có kỹ thuật biểu diễn TN nhất định biết dùng các vật chỉ thị và các phương tiện hỗ trợ cho TN đặc biệt là những TN chỉ xảy ra trên mặt phẳng nằm ngang.
Trên đây là một số những suy nghĩ của tôi trong quá trình dạy học về việc có sử dụng TB-TN của GV trong một tiết dạy học thông thường rất sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để quá trình dạy học theo phương pháp đổi mới ngày tốt hơn.
Xin cám ơn!
Thị trấn Gio Linh , Ngày 15/3/2012
Người báo cáo
Trần Thanh Bình
File đính kèm:
- bao cao chuyen de ly 8 su dung thi nghiem bieu dientrong mot tiet day ly thuyet.doc