Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là lực lượng đặc biệt quan trọng, bởi vì ngoài việc vừa là giáo viên bộ môn (GVBM) dạy lớp, vừa là người chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành & phát triển nhân cách của học sinh (HS), là những trợ lý đắc lực của BGH trường để hoàn thành nhiệm vụ năm học. Đối với HS, GVCN là người phụ trách của lớp, là người cha người mẹ thứ hai ở trường, là người anh người chị của các em và đôi lúc là “người bạn” để gần gũi tâm sự với các em khi các em có những điều khó nói.Chính vì vậy để hoàn thành vai trò trách nhiệm của một GVCN là đều không phải dễ dàng, nếu chúng ta có lòng nhiệt tình, yêu nghề, yêu mến HS, có lòng tin ở các em thì công tác này không phải là quá khó. Trong tình hình hiện nay, đa số phụ huynh rất quan tâm tới con em mình, ai cũng muốn con mình học giỏi, thi đậu, đạo đức tốt, không đua đòi ăn diện, không bắt chước theo phim ảnh, những điều xấu.Nên ngoài những giờ ở nhà cha mẹ quản lý, dạy dỗ, những giờ học ở trường thì thầy cô có trách nhiệm với các em: vừa truyền thụ kiến thức vừa giáo dục đạo đức cho các em. Với nội dung này cần phải được xem là quan trọng , vì nó theo suốt mỗi GV chúng ta trong sự nghiệp “trồng người”. Là một GV nếu được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp thì cần phải trang bị cho mình một số kĩ năng cơ bản về vai trò và nhiệm vụ của một GVCN.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9305 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo công tác chủ nhiệm - Trường THCS Phú Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là lực lượng đặc biệt quan trọng, bởi vì ngoài việc vừa là giáo viên bộ môn (GVBM) dạy lớp, vừa là người chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành & phát triển nhân cách của học sinh (HS), là những trợ lý đắc lực của BGH trường để hoàn thành nhiệm vụ năm học. Đối với HS, GVCN là người phụ trách của lớp, là người cha người mẹ thứ hai ở trường, là người anh người chị của các em và đôi lúc là “người bạn” để gần gũi tâm sự với các em khi các em có những điều khó nói...Chính vì vậy để hoàn thành vai trò trách nhiệm của một GVCN là đều không phải dễ dàng, nếu chúng ta có lòng nhiệt tình, yêu nghề, yêu mến HS, có lòng tin ở các em thì công tác này không phải là quá khó. Trong tình hình hiện nay, đa số phụ huynh rất quan tâm tới con em mình, ai cũng muốn con mình học giỏi, thi đậu, đạo đức tốt, không đua đòi ăn diện, không bắt chước theo phim ảnh, những điều xấu...Nên ngoài những giờ ở nhà cha mẹ quản lý, dạy dỗ, những giờ học ở trường thì thầy cô có trách nhiệm với các em: vừa truyền thụ kiến thức vừa giáo dục đạo đức cho các em. Với nội dung này cần phải được xem là quan trọng , vì nó theo suốt mỗi GV chúng ta trong sự nghiệp “trồng người”. Là một GV nếu được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp thì cần phải trang bị cho mình một số kĩ năng cơ bản về vai trò và nhiệm vụ của một GVCN.
Sau đây tôi xin báo cáo một số yêu cầu và kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS:
NỘI DUNG
Những đặc điểm tâm sinh lí cơ bản học sinh trường THCS.
Sự phát triển tâm lí mang tính quy luật. Ở lứa tuổi học sinh THCS ngự trị quy luật về tính mất cân đối tạm thời, tính mâu thuẫn và quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách: trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng đó lại là tính độc đáo.
Nhà tâm lí học Hung-Ga-Ri – Gôiôsơ Êlêna, ví tuổi thiếu niên như một “xứ sở kì lạ”. “Ở xứ sở này khí hậu rất thất thường và kì quặc: khi thì nóng nực như ở vùng nhiệt đới, khi thì bỗng nhiên trở lạnh như băng. Xứ sở này có cả mùa xuân hoa nở ngát hương, có cả mùa thu lá vàng rụng tơi tả. Nhưng hai mùa này không phải bao giờ cũng tuần tự nối tiếp nhau. Vả lại, lắm khi mùa đông lại đột nhập vào giữa mùa hạ, còn mùa thu đôi khi lại nhảy vào giữa mùa xuân. Cư dân ở xứ sở này khi thì rất vui vẻ, ồn ào, khi thì bỗng nhiên lại trầm ngâm lặng lẽ; khi có những hành động anh hùng quả cảm, khi thì bỗng trở nên sợ sệt yếu đuối; Khi quá tự tin kiêu ngạo, lúc lại khiêm tốn và kín đáo; đôi khi họ lại rất buông tuồng và trâng tráo. Trong xứ sở kì lạ này không có trẻ con mà cũng chẳng có người lớn...”.
“Trong buổi sinh hoạt lớp, một em nữ sinh lớp 9 tỏ ra rất đúng đắn khi nhận xét về những ưu điểm và khuyết điểm của tổ mình một cách nghiêm túc, chín chắn. Vậy mà khi ở nhà, có lúc chính cô bé “biết suy nghĩ” ấy lại “tị” với cậu em trai của mình về việc phải rửa mâm bát nhiều hơn, đến mức cãi nhau om sòm, giận dỗi. Còn một cậu học sinh cùng lớp đó thì có lúc học hành rất nghiêm túc, thậm chí các bạn rủ cùng đi bắt ve cũng kiên quyết không đi. Thế mà có lúc anh chàng “sếu vườn” này chỉ mặc độc mỗi chiếc quần đùi leo lên chiếc xe đạp 3 bánh của cậu em 5 tuổi đạp lấy đạp để”.
Đặc thù mang tính quy luật trong sự phát triển tâm lí của học sinh lứa tuổi trung học gây ra những khó khăn nhất định cho giáo viên trong việc nhận diện, đánh giá, có tác động phù hợp đến học sinh. Điều này đòi hỏi phải có những cách thức phù hợp, khoa học, để có thể tìm hiểu học sinh một cách khách quan, đúng đắn. Ở từng lứa tuổi THCS, có một số lĩnh vực thể hiện nét riêng, đặc thù của lứa tuổi, chi phối sự phát triển của các lĩnh vực khác và toàn bộ nhân cách học sinh. Đây là điều giáo viên chủ nhiệm cần nắm được để định hướng cho việc tìm hiểu học sinh một cách phù hợp.
Phương pháp hoạt động của GVCN lớp.
Trước hết giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm vững các văn bản qui định về nhiệm vụ của học sinh trong nhà trường; về qui định khen thưởng và kỷ luật; về nội qui và cách xếp loại hai mặt giáo dục; phổ biến đến từng đối tượng học sinh. Ngoài ra, chúng ta cần nắm và hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ nhiệm để thực hiện công tác một cách hiệu quả tối ưu nhất, có tính thuyết phục dựa trên những luận cứ, luận chứng rõ ràng.
Những công việc GVCN phải thực hiện
Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giáo dục
Công việc lập kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hành động trong tương lai của lớp chủ nhiệm, nhằm xác định một cách chính xác lớp học của chúng ta muốn đi đến đâu và cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được điều đó. Kế hoạch chủ nhiệm phải được xây dựng căn cứ vào kế hoạch của nhà trường và tình hình thực tế của lớp chủ nhiệm. Trong kế hoạch năm học có: Kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch mục tiêu (lớp phải đạt những mục tiêu nhất định), kế hoạch chuyên đề của lớp chủ nhiệm.
Phân loại HS và tổ chức đội ngũ lớp.
Giáo viên chủ nhiệm nắm chắc về đặc điểm tình hình của lớp: sĩ số, nữ, danh sách lớp, hoàn cảnh gia đình, kết quả hai mặt để có cách tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động.
Tổ chức hoạt động giáo dục.
-Tổ chức xây dựng nội quy lớp học; Tổ chức xây dựng phương pháp tự học; Tổ chức các hoạt động NGLL, hoạt động ngoại khóaTổ chức các tiết sinh hoạt.
GVCN xây dựng cho Ban cán sự lớp 1 tiết sinh hoạt lớp (mẫu)
Tiết sinh hoạt mẫu gồm có:
*Nghi thức: giới thiệu thành phần tham dự
*Nội dung:
a) Hoạt động 1: Tự kiểm điểm
-Người tốt – việc tốt: Tốt mặt nào? Mức độ và hình thức khen thưởng.
-Người vi phạm khuyết điểm: hành vi sai trái như thế nào? Mức độ và hình thức kỷ luật.
b) Hoạt động 2: Theo dõi tình hình chung của lớp
Lớp trưởng tổng hợp các mặt nêu trước lớp: Về học tập (lớp phó học tập báo cáo), về chuyên cần, nề nếp, việc thực hiện nội qui (lớp trưởng báo cáo), vệ sinh (lớp phó lao động báo cáo), về văn – thể – mỹ (lớp phó văn – thể – mỹ báo cáo. Cử thư kí lớp ghi biên bản họp hàng tuần trong sổ họp lớp. Qua đó nêu lên được tổ mạnh nhất về mặt nào? Mặt nào còn hạn chế cần khắc phục? Tương tự đối với tổ yếu – chủ yếu ở những mặt nào? Hướng khắc phục? Đồng thời tuyên dương những cá nhân xuất sắc và góp ý những cá nhân còn mặt hạn chế, biện pháp khắc phục.
c) Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá của giáo viên chủ nhiệm
-Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được sự tiến bộ của các em cụ thể ở những mặt nào? “Khen ngợi cụ thể”
-Đồng thời động viên các em cố gắng tích cực trong việc phát huy các khả năng và năng lực sẵn có của mình.
-Bên cạnh đó nhắc nhở những học sinh vi phạm, thi hành kỷ luật nghiêm khắc. d) Hoạt động 4: Lập kế hoạch hoạt động tuần tới
-Lập kế hoạch hoạt động của lớp theo kế hoạch của nhà trường, Đoàn, Đội đề ra.
-Phân công thực hiện
e) Hoạt động 5: Giáo viên chủ nhiệm trả lời những thắc mắc của học sinh khi các em có nhu cầu. Sau đó lớp phó văn – thể – mỹ tập bài hát tập thể cho lớp; Hoặc tổ chức các hội thi, các chuyên đề (văn nghệ, hiểu biết đố vui khoa học,...)
Phối hợp giáo dục chặt chẽ với gia đình HS; GVBM; Đoàn TNCS HCM; Đội TNTP HCM,
Đánh giá xếp loại HS cuối kì và cuối năm học
Quản lý hồ sơ của HS lớp chủ nhiệm.
Nghệ thuật sư phạm trong việc nắm bắt đối tượng HS
Trong giáo dục cũng phải biết tùy thuộc vào từng đối tượng HS mà dạy dỗ. Dù bị phạm lỗi nhưng đa phần các em vẫn thích thầy cô nhẹ nhàng hơn là mắng phạt nặng lời. Tuy nhiên khi các em mắc những lỗi vi phạm trầm trọng thì phải thật sự nghiêm khắc chứ không thể dễ dãi bỏ qua. Thầy cô là nhà tâm lý, người cầm cân nảy mực nên cần phải biết và hiểu tính nết từng em một. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu đầy đủ các chi tiết sau đây:
-Nắm danh sách lớp, xếp tên học sinh theo thứ tự A, B, Choàn cảnh gia đình.
-Tiến hành cho học sinh làm lí lịch đầu năm (cần chính xác: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh địa chỉ cụ thể (thôn – số nhà – xã thường trú hoặc tạm trú hay ở trọ; họ tên cha, mẹ và nghề nghiệp). Dựa trên cơ sở đó cần chú ý đến:
Tổng số học sinh lớp/nữ, trong đó bao nhiêu: Con TB-LS, con CBCN, học sinh cá biệtCác học sinh diện học sinh nghèo hiếu học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Diện gia đình học sinh không hạnh phúc: Cha, mẹ li dị, sống không hợp pháp, ly thân
Lập và phân chia học sinh theo địa bàn cư trú, phân theo từng khu vực.
Căn cứ vào sổ điểm lớp; căn cứ vào kết quả học tập và hạnh kiểm của học sinh ở năm học trước, kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm cũ để nắm được và hiểu rõ thêm về từng đối tượng HS kể cả năng khiếu, thành tích tốt hoặc chưa tốt.
Phương pháp giáo dục HS cá biệt
Khái niệm về học sinh cá biệt: Học sinh cá biệt là thuật ngữ thường dùng của nhà trường, thầy cô giáo chỉ những học sinh hoang nghịch: thường gây gỗ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học , không chấp hành nội qui nhà trường
Những biện pháp hạn chế và giáo dục học sinh cá biệt:
Nghiên cứu phân loại tìm đúng nguyên nhân của.
Gặp riêng học sinh cá biệt bằng tình cảm chân thành của mình giáo viên chủ nhiệm bình tĩnh nhẹ nhàng tế nhị phân tích có lí, có tình mức độ có hại của khuyết điểm vạch phương hướng đặt ra yêu cầu có cơ sở, sư phạm giúp em sửa chữa khuyết điểm hoặc thức tỉnh các em bằng những câu chuyện đạo đức phù hợp.
Tin tưởng giao công việc của tập thể hợp với khả năng.
Quan tâm khen ngợi, động viên kịp thời các em với những thành tích dù nhỏ. Tìm cách gây dư luận tập thể.
Tổ chức các hoạt động tập thể hấp dẫn và các hoạt động nhân đạo để giáo dục. Tập thể lớp quan tâm tận tình giúp đỡ dưới nhiều hình thức như thăm hỏi, đôi bạn, nhóm bạn cùng tiến
Trao đổi phối hợp với giáo viên bộ môn, tổ chức Đoàn thanh niên, Đội TNTP và Nhà trường thống nhất biện pháp giáo dục.
Thăm gia đình học sinh: biện pháp này nhằm gây thiện cảm với bản thân học sinh, và với cha mẹ học.
Kết hợp với Hội cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh.
Phối hợp với Chính quyền địa phương, đề nghị tạo điều kiện và thống nhất biện pháp giáo dục.
Các biện pháp trên có liên quan chặt chẽ có tác dụng hỗ trợ bổ sung cho nhau vì vậy nên tuỳ theo tính chất mức độ cá biệt của từng đối tượng cụ thể có thể kết hợp sử dụng một số hoặc kết hợp sử dụng đồng bộ các biện pháp đó.
Phương pháp phối hợp giữa GVCN với GVBM, gia đình HS, Đội TNTP HCM; Đoàn TNCS HCM trong các hoạt động giáo dục.
Phối hợp cùng phụ huynh học sinh
Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các em trong nhà trường (qua số điện thoại, liên lạc trực tiếp). Như ai cũng biết “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo” còn khi đến trường “Cô giáo như mẹ hiền” từ lời bài hát cũng đã thể hiện được sự ân cần chăm sóc của cô và mẹ. Chúng ta cũng đã từng là học sinh và coi cô giáo như mẹ thứ hai.
Vậy khi đặt mình vào vị trí của người phụ huynh, thì hãy suy nghĩ họ mong muốn điều gì ở người giáo viên chủ nhiệm? Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm phải thật sự quan tâm phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để cùng nhau tìm ra phương pháp hiệu quả nhất nhằm hạn chế những tiêu cực làm sa sút về nhân cách đạo đức con người mà trong đó có con em chúng ta.
Hãy đến nhà của các em thường xuyên vi phạm để có thể nắm tình hình một cách chính xác nhất, đừng ngồi chờ PHHS đến rồi mới phản ánh ý kiến, khi thấy sự việc là cần thiết!
Phối hợp với giáo viên bộ môn
Trong nhà trường các em phải được học tốt tất cả các môn theo qui định, vì thế việc GVCN phối hợp với giáo viên bộ môn là điều hết sức quan trọng và cần thiết.
Qua GVBM ta nắm được thông tin của HS:
- HS có năng khiếu, sở trường về bộ môn văn hóa, thể dục thể thao, hoặc các hoạt động khác
- HS còn hạn chế về tác phong đạo đức, về học lực,
Từ những thông tin đó GVCN cùng trao đổi, bàn bạc xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp.
Phối hợp cùng Đội TNTP, Đoàn TN.
GVCN kết hợp cùng Tổng Phụ trách Đội TNTP, Bí Thư Chi đoàn lên kế hoạch hoạt động trong tuần, tháng, học kỳ qua các văn bản cụ thể. Tổ chức cho học sinh tham quan nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn những bài học thực tiễn; tham gia các cuộc thi do Đội, Đoàn tổ chức như: thi tìm hiểu về Đội, Đoàn, Học tập theo tấm gương Bác Hồ, thi tìm hiểu Luật Giao Thông, thi đố vui, thi văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn. Đồng thời GVCN phải thường xuyên kết hợp với TPT Đội, Đoàn TN kịp thời uốn nắn, giáo dục:
-Những học sinh có thái độ sai trái về đạo đức.
-Những Hs chậm tiến, chây lười trong học tập.
-Những Hs cá biệt (nếu có thì phải quan tâm, giúp đỡ thường xuyên).
-Những Hs thường xuyên trốn tiết, nghĩ học không có phép.
Tổ chức Hội nghị Cha Mẹ Học Sinh lớp
Quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh học sinh (PHHS) là mối quan hệ mật thiết đặc biệt là đối với GVCN và cha mẹ HS. Để đạt được điều đó ngoài việc GVCN thường xuyên gặp gỡ trao đổi với từng cha mẹ HS, người GVCN cần có kinh nghiệm tổ chức các buổi Hội nghị CMHS. Để buổi Hội nghị CMHS được thành công tốt đẹp, giáo viên chủ nhiệm cần có sự chuẩn bị chu đáo.
Huy động số lượng PHHS tham gia bằng mọi cách có thể.
Tổ chức Hội nghị với những nội dung trọng tâm:
Báo cáo tình hình hai mặt giáo dục của học sinh (Gởi đến tận tay) trong đó:
-Thông báo những HS có khả năng phát triển trong học tập các bộ môn văn hóa; Thể dục thể thao và các hoạt động toàn diện.
- Những HS còn hạn chế về học lực và hạnh kiểm (trường hợp này cần trao đổi riêng).
Thông qua kế hoạch của nhà trường.
Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của PHHS
Thông qua cách trao đổi mật thiết, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu và thu thập thêm một số thông tin về từng đối tượng học sinh về tính cách, sở thích, các hoạt động ở nhà của các em nhằm có cách cư xử hợp lí đối với từng cá nhân.
Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm và tìm hiểu thêm về công tác của những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
-Phải thương yêu, gần gũi, quan tâm lo lắng các em như những đứa con yêu quí của mình như học sinh đã nói “Cô như mẹ hiền”. Vì thế hãy thể hiện hết khả năng và tinh thần trách nhiệm của mình để việc giáo dục này đạt kết quả cao hơn.
-Một yếu tố không thể thiếu là: Người Thầy luôn trau dồi, tìm kiếm, trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp, xây dựng nên phương pháp giáo dục thích hợp, kịp thời uốn nắn, sửa chữa những sai lầm của các em, giúp các em nhận ra lỗi và có hướng khắc phục. Bên cạnh đó phát huy những tài năng sẵn vốn có “Cây nhà, lá vườn” của các em học sinh, nâng cao ý thức tự giác, tự quản.
-Nghiêm túc – liên tục thực hiện đúng qui định các kế hoạch đã đề ra của lớp. Tránh tình trạng “Đầu voi, đuôi chuột”. Sẽ phản tác dụng nếu giáo viên chủ nhiệm không thực hiện đúng yêu cầu này. Đây cũng là một yếu tố giúp giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt công tác “dạy người” trong nhà trường.
-Bản thân giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Muốn vậy, người thầy phải gương mẫu chấp hành tốt mọi điều mình đã đề ra. Vì vốn các em thích học theo người lớn, thích bắt chước nên trong tư duy các em cũng có những suy luận nhất định. Các em sẽ phân vân, nghi ngờ khi người thầy nói lý thuyết suông mà không thực hành.
Ví du: Thầy nói “Phải tôn trọng kỷ luật” như: Đi học đúng giờ, ăn mặc đúng qui định. Nhưng các em chứng kiến thầy luôn đi trễ, nghỉ không lí do hoặc chạy xe quá tốc độ qui định hoặc nói năn thô lỗ thiếu tế nhị Những điều trên khiến tư cách phẩm chất của người thầy bị ảnh hưởng rất lớn, mất uy tín trong việc hình thành “nhân cách” cho học sinh.
-Thường xuyên giáo dục tư tưởng cho các em, biết yêu thương, đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mạnh dạn phê và tự phê để thấy rõ khuyết điểm hay khó khăn cần vượt qua thử thách để làm chủ bản thân. Luôn hướng tới cuộc sống “Khỏe – đẹp, có ích cho gia đình và xã hội” đạt tới đỉnh “Chân – thiện – mỹ”.
-Phải bao dung, tha thứ cho những học sinh mắc sai lầm, động viên, khuyên bảo, đặc biệt quan tâm giúp đỡ các em cả vật chất lẫn tinh thần bởi “Nhân vô thập toàn”. Từ đó cảm hóa các em trở thành người tốt.
-Không nên nói về bản thân Giáo viên trước tập thể lớp, học sinh dễ có ấn tượng là Thầy / Cô đang khoe khoang cái gì đó!
-Hạn chế lấy giờ chuyên môn để làm công tác chủ nhiệm học sinh bị tâm lý nặng nề trong giờ học, thiếu tập trung trong các giờ học sau đó.
C. KẾT LUẬN
Trên đây là các vấn đề về công tác chủ nhiệm mà tôi đã được học tập, được nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm qua đồng nghiệp, qua công tác chủ nhiệm trong suốt những năm vừa qua. Tôi nhận thấy rằng để làm công tác chủ nhiệm thành công không phải một sớm một chiều nhưng là một quá trình. Trong đó có cả những giọt nước mắt, những nụ cười đôi khi có cả những sự hiểu lầm mà qua thời gian mới giải đáp được, như BÁC HỒ đã nói : "Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người". Làm chủ nhiệm phải có tâm yêu con người, có lòng nhân ái...chịu khó thì mới có thể tương đối hoàn thành nhiệm vụ. Cuộc sống của chúng ta ngày nay có quá nhiều những yêu cầu, nhưng yêu cầu cơ bản của học sinh là quan tâm là hiểu các em, đối xử công bằng ... Muốn vậy phải làm sao cho các em tin yêu, kể cho nghe những chuyện khác với chuyện học của các em, để qua đó giáo viên có thể nắm bắt được những điều đang diễn biến trong các em. Công tác chủ nhiệm là niềm vui là niềm tự hào của giáo viên khi mỗi năm có một lớp học sinh trưởng thành. Ngày bế giảng những ánh mắt tin yêu, những lời chúc chân tình của phụ huynh. Khi các em xa mái trường nhưng vẫn nhớ về thầy cô chủ nhiệm nhiều hơn, gửi lời chúc sức khỏe, những cuộc thăm viếng tặng hoađầy ý nghĩa và quý giá. Đó là nguồn động viên lớn nhất để người giáo viên tiếp tục là người đưa đò lớp khác.
File đính kèm:
- BAO CAO CHU NHIEM.doc