Báo cáo địa lí địa phương - Thành phố Hồ Chí Minh

1. Gia tăng dân số:

- Theo thống kê, dân số TP.HCM năm 2006 là 6,43 triệu người

- Gia tăng tự nhiên: dã giảm khá nhiều so với giai đoạn trước, chỉ còn khoảng 1,4%/năm. Thành phố đang phấn đấu để giảm tỉ lệ này xuống còn 1,1%/năm ở giai đoạn 2006-2010.

- Gia tăng cơ giới: do kinh tế phát triển càng lúc càng mạnh nên tỉ lệ gia tăng cơ giới thành phố giai đoạn 2001-2005 lên đến trên 2%/năm, một tỉ lệ rất cao.

- Nguyên nhân biến động dân số: Dân số tự nhiên tăng nhanh do kinh tế phát triển, thu hút dân cư nơi khác đến. Mặt khác, dân số đã quá đông nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên dù có giảm thì dân số vẫn tăng rất mạnh.

- Tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất: Xã hội sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân, dẫn đến các tình trạng thất nghiệp, thiếu nhà cửa, đất đai, ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội tăng cao. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế của thành phố. Dù vậy, gia tăng dân số vẫn có một số lợi ích nhất định như có thêm nguồn lao động làm giá lao động rẻ hơn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo địa lí địa phương - Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO Bài 42: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH III. Dân cư và lao động: 1. Gia tăng dân số: - Theo thống kê, dân số TP.HCM năm 2006 là 6,43 triệu người - Gia tăng tự nhiên: dã giảm khá nhiều so với giai đoạn trước, chỉ còn khoảng 1,4%/năm. Thành phố đang phấn đấu để giảm tỉ lệ này xuống còn 1,1%/năm ở giai đoạn 2006-2010. - Gia tăng cơ giới: do kinh tế phát triển càng lúc càng mạnh nên tỉ lệ gia tăng cơ giới thành phố giai đoạn 2001-2005 lên đến trên 2%/năm, một tỉ lệ rất cao. - Nguyên nhân biến động dân số: Dân số tự nhiên tăng nhanh do kinh tế phát triển, thu hút dân cư nơi khác đến. Mặt khác, dân số đã quá đông nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên dù có giảm thì dân số vẫn tăng rất mạnh. - Tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất: Xã hội sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân, dẫn đến các tình trạng thất nghiệp, thiếu nhà cửa, đất đai, ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội tăng cao. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế của thành phố. Dù vậy, gia tăng dân số vẫn có một số lợi ích nhất định như có thêm nguồn lao động làm giá lao động rẻ hơn. 2. Kết cấu dân số: - Đặc điểm kết cấu dân số: + Kết cấu theo giới tính: nam luôn thấp hơn nữ (năm 1999 là 93 nam trên 100 nữ), tuy nhiên tỉ lệ càng ngày càng điều chỉnh về mức cân bằng. + Kết cấu theo độ tuổi: có sự chuyển biến rất mạnh mẽ. Số người có độ tuổi dưới lao động giảm mạnh do công tác kế hoạch hóa gia đình đã khá tốt (năm 1999 chỉ còn 33.8%). Tỉ lệ người độ tuổi lao động tăng mạnh (năm 1999 lên tới 58.9%). Tỉ lệ người ở độ tuổi trên lao động cũng càng ngày càng cao do tiến bộ về y tế, kĩ thuật, bảo hộ lao động, + Kết cấu theo lao động: Thành phố có nguồn lao động cực kì dồi dào. Nguồn lao động nhập cư tại thành phố chiếm một tỉ lệ rất lớn, tại các khu công nghiệp có khi lên đến 50% do Nhà nước có chính sách vận động. + Kết cấu dân tộc: Có đến hơn 40 dân tộc sinh sống và làm việc tại TP.HCM, chưa kể một số người nước ngoài. Trong đó dân tộc Kinh chiếm đến 91,18% (1999), dân tộc Hoa chiếm 8,50% (1999). - Ảnh hưởng của kết cấu dân số tới phát triển kinh tế - xã hội: Dân số Thành phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ nam nữ khá cân bằng nên không có sự chênh lệch về số ngành nhiều. Do dân số ở độ tuổi lao động đang tăng cao nên lượng lao động của thành phố rất dồi dào, với giá nhân công rẻ và trình độ kĩ thuật cũng ngày một tăng. Lao động nhập cư khá đông sẽ làm tăng thêm nguồn nhân lực, nhưng lại mang đến khủng hoảng về thiếu chỗ ở, thiếu thực phẩm, 3. Phân bố dân cư: - Mật độ dân số trung bình là 3.067người/ km2 (2006) - Phân bố dân cư và biến động trong phân bố dân cư: Tập trung chủ yếu ở vùng nội thành, nhất là các quận 1, 3, 4, 5, 10, 11. (nhiều nhất là quận 5 với 51131,5 người/km2 (1999) Biến động: Các quận nội thành (1, 3, 5) càng ngày càng có mật độ dân số thấp đi, trong khi các quận ngoại thành lại tăng rất mạnh (như quận 2, 6, 7, 8) - Các loại hình cư trú chính: Có 2 loại hình cư trú chính ở thành phố Hồ Chí Minh là nhà phố và nhà chung cư. Do dân số càng lúc càng đông nên loại hình nhà chung cư càng lúc càng phát triển ở thành phố để giảm bớt sức ép về diện tích đất sống. 4. Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế:: - Các loại hình văn hoá dân gian. Các hoạt động văn hoá truyền thống. Thành phố là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa (Việt, Hoa, Âu, Chăm, Khmer), thuộc vùng văn hóa Nam bộ với đặc trưng con người năng động, nhạy bén, sắc sảo. Rồi Sài Gòn trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón nhận những ảnh hưởng của văn hoá Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước. Thành phố có nhiều 11 bảo tàng cùng nhiều nhà lưu niệm, có 22 đơn vị nghệ thuật và 9 rạp hát. Ngoài ra còn có nhiều di tích như Bến Nhà Rồng, dinh Thống Nhất, nhà thờ Đức Bà, - Tình hình phát triển giáo dục: Là trung tâm giáo dục lớn nhất cả nước, thành phố đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Thành phố Hồ Chí Minh có hàng chục trường đại học nổi tiếng. Ngoài ra ngày càng có nhiều trường quốc tế đến thành phố. Năm 2005-2006 toàn thành phố có 809 trường học, nhiều nhất là trường tiểu học. Số học sinh tiểu học có phần giảm dần do dân số đã giảm trong những năm qua, tuy nhiên tỉ lệ số học sinh Ở bậc Trung học cơ sở: năm học 2005-2006 có 7.286 lớp và 315.451 học sinh. - Tình hình phát triển y tế: Thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên 21 bệnh viện và trên 5.000 phòng khám tư nhân, mỗi năm tiếp nhận khoảng 9 triệu lượt người đến khám và chữa bệnh. Các hoạt động y tế thành phố diễn ra sôi động, có nhiều hoạt động y tế từ thiện cho nhân dân như khám bệnh miễn phí cho trẻ em nghèo, tiêm vaccine miễn phí, IV. Kinh tế: 1. Đặc điểm chung: - Tình hình phát triển kinh tế, thế mạnh kinh tế: Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn, năng động, sáng tạo của cả nước; là nơi khởi xướng và thực hiện thí điểm thành công nhiều cơ chế, chính sách, chương trình mới về kinh tế - xã hội; là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về cải cách hành chính. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 18,3 tỷ, chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cơ cấu kinh tế thành phố đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng công nghiệp chiếm đến 45.4% (năm 2002), tỉ trọng nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 2% (2002), còn dịch vụ thì rất cao, đến 52.6% (2002) Thế mạnh kinh tế: Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông dân nhất Việt Nam, dân cư có trình độ khá cao và thu nhập khá dồi dào. Ngoài ra, thành phố có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi như vị trí trung tâm Đông Nam Á, là cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu long với các vùng kinh tế phía trên, địa hình đồng bằng bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo, - Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế so với cả nước: Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có trình độ phát triển kinh tế cao nhất nước, là trung tâm công nghiệp, dịch vụ chính của cả nước với trình độ kĩ thuật cực kì cao.

File đính kèm:

  • docbao_cao_dia_li_dia_phuong_thanh_pho_ho_chi_minh.doc
Giáo án liên quan