MỘT SỐ GIẢI PHÁP
GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LÀM THƠ LỤC BÁT
1/ Sự cần thiết, mục đích của việc viết sáng kiến
Ở các cấp học nói chung và cấp THCS nói riêng thì bộ môn văn được xem là bộ môn chính nằm trong hệ thống môn khoa học xã hội. Đây là bộ môn có khả năng khơi nguồn sáng tạo mãnh liệt cho con người và tiếp tục làm phong phú tâm hồn bao thế hệ. Nó còn có vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm và trong sự phát triển tư duy của học sinh.
Trong văn chương thì thơ là một bộ phận không thể thiếu được bởi thơ rất gần gũi với đời sống tinh thần của con người. Thơ quyến rũ người đọc bởi sự sâu lắng của cảm xúc. Đã là người Việt Nam thì trong đời mình ai cũng đã từng nghe, từng đọc, thậm chí từng thuộc vài ba câu lục bát, và cũng có thể ai cũng đã từng là tác giả của một bài lục bát nào đó.
Lục bát có trong lời ru của mẹ, trong ca dao, trong kho tàng thi ca của nước Việt. Từ những câu nói có vần, đến những điệu hò lí, câu hát giao duyên cho đến những tác phẩm văn học đồ sộ như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm, Ngư Tiều Vấn Đạp Y Thuật của Nguyễn Đình Chiểu và trong những Ý Chỉ Truyền Thừa của đạo giáo, gia phả hay là Y Thuật cũng đều có sự đóng góp của lục bát.
Chương trình thay sách giáo khoa năm 2002 cũng đã đưa nội dung làm thơ lục bát này vào dạy ở lớp 7. Trên thực tế và qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận ra được một điều rằng: Nếu dạy học sinh làm thơ mà giáo viên không làm mẫu được một bài thơ hoặc một câu thơ thì tiết dạy rất khô cứng bởi nó chỉ quanh quẩn với những câu hỏi, bài mẫu trong sách giáo khoa, chưa mở rộng ra được kiến thức bên ngoài, vì vậy chưa gây được hứng thú cho các em say mê làm thơ.
Vậy làm thế nào để sáng tác được một vài câu lục bát đọc mẫu cho các em nghe là điều mà tôi rất trăn trở mỗi khi dạy tiết học này. Trong bốn năm dạy Ngữ văn 7, từ những kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số giải pháp gây hứng thú cho học sinh làm thơ lục bát” với mong muốn trao đổi cùng đồng nghiệp nhằm góp thêm một số kinh nghiệm để tiết dạy đạt hiệu quả cao
9 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm - Giải pháp gây hứng thú cho học sinh làm thơ lục bát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hàng Vịnh , ngày 25 tháng 3 năm 2013
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Giải pháp gây hứng thú cho học sinh làm thơ lục bát
Tên cá nhân: Lê Thị Hoà
Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ 12/2/2012 đến 23/3 /2013
1/Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Từ khi thực hiện chương trình thay sách giáo khoa năm 2002 thì nội dung dạy học sinh làm thơ đã dược Bộ giáo dục đưa vào phân bố ở toàn cấp THCS. Cụ thể là:
+Lớp 6 làm thơ năm chữ
+ Lớp 7 làm thơ lục bát
+ Lớp 8 làm thơ bảy chữ
+ Lớp 9 làm thơ tám chữ
Bản thân được phân công dạy văn lớp 7 bốn năm liền tôi đúc rút ra một điều rằng: Việc gây được hứng thú cho học sinh làm thơ không chỉ là một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy mà đây còn là sự chăm bồi cho các em ngay từ bây giờ để sau này lớn lên các em có thể nối bước được những thi nhân nổi tiếng như Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Tố Hữu, Huy Cận, Nguyễn Duy Tuy nhiên trên thực tế dạy học sinh làm thơ nhưng nhiều giáo viên lại chưa tự sáng tác được một bài thơ đọc cho học sinh tham khảo, để từ đó tạo sự hứng thú, niềm say mê cho các em làm thơ
Với nội dung ngắn gọn tôi xin trình bày một sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đó là “ Một số giải pháp gây hứng thú cho học sinh làm thơ lục bát”
2/ Phạm vi triển khai thực hiện:
Trong trường THCS xã Hàng Vịnh
3/ Mô tả sáng kiến:
3.1/Khaí quát về sáng kiến: sáng kiến gồm 6 phần
* Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
* Phạm vi triển khai thực hiện
* Mô tả sáng kiến
* Kết quả và hiệu quả mang lại
* Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
* Đề xuất, kiến nghị
3.2/Sáng kiến gồm các phần cụ thể như sau:
* Khâu soạn giáo án:
Mục I: Lí thuyết
- Trình bày khái niệm
- Điền kí hiệu
- Mô hình luật thơ lục bát
- Giáo viên sáng tác sẵn một số bài thơ lục bát với các đề tài khác nhau. Các đề tài này đều gần gũi từ thực tế cuộc sống hàng ngày như về cây cối, vật nuôi trong nhà, khuyên bảo. để khi thực hiện giờ dạy trên lớp thêm sinh động
Mục II: Luyện tập
- Dạng 1: Điền nối tiếp chỗ còn thiếu cho thành bài và đúng luật
- Dạng 2 : Sáng tác thơ theo đề tài mà giáo viên đã sáng tác mẫu
*Thực hiện giờ dạy trên lớp:
Mục I: Lí thuyết:
- Trình bày khái niệm về thơ lục bát(số câu, số tiếng, reo vần)
- Điền kí hiệu (bằng, trắc) cho một bài thơ lục bát bất kì (không lấy bài ca dao trong sách giáo khoa) để tránh tình trạng sao chép máy móc
- Mô hình luật thơ lục bát
Mục II: Luyện tập
+ Dạng 1: Điền nối tiếp chỗ còn thiếu cho thành bài và đúng luật
Giáo viên dùng bài thơ của mình đã sáng tác ở phần soạn giáo án và bỏ bớt đi một số từ ở câu bát thứ nhất và câu bát thứ hai để yêu cầu học sinh điền vào. Khi thực hiện bài tập này giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi để các em đua nhau làm
+ Dạng 2 : Sáng tác thơ theo đề tài
Giáo viên đưa ra các đề tài mà mình đã sáng tác sẵn ở phần soạn giáo án để định hướng cho các em tập trung phạm vi sáng tác, tránh lan man. Khi đã có các bài mẫu của cô rồi học sinh sẽ hứng thú hơn, tích cực hơn với mong muốn có được những bài thơ như cô
đã sáng tác
4/ Kết quả, hiệu quả mang lại :
Qua nghiên cứu, đầu tư sáng tác một số bài thơ mẫu cho học sinh tham khảo để các em bắt chước làm theo . Ba đề tài mà giáo viên đưa ra học sinh đều làm được những bài thơ đúng vần, đúng luật, đúng ý tương tự như của giáo viên. Vì nội dung tóm tắt không cho phép nên kết quả này sẽ được cụ thể hoá ở phần sáng kiến
5/ Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
- Sáng kiến ảnh hưởng đến tất cả các giáo viên dạy văn trong nhà trường nói chung và l những giáo viên dạy văn 7 nói riêng
- Mỗi giáo viên nhận thức rõ là đã dạy làm thơ thì cần phải đầu tư sáng tác thơ trong khâu soạn giáo án, đề tài sáng tác của giáo viên càng phong phú bao nhiêu thì được cho học sinh càng hứng thú làm thơ bấy nhiêu
6/Kiến nghị, đề xuất:
- Mỗi giáo viên dạy văn khi thực hiện tiết dạy làm thơ nên cố gắng sáng tác được tối thiểu một bài thơ để đọc cho học sinh nghe tham khảo
- Cấp trường, cấp phòng nên mở các chuyên đề về thơ để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và phát huy năng lực của mình
Ý kiến xác nhận Hàng vịnh, ngaỳ 25 tháng 3 năm 2013
của Thủ trưởng đơn vị Người báo cáo
Lê Thị Hoà
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LÀM THƠ LỤC BÁT
1/ Sự cần thiết, mục đích của việc viết sáng kiến
Ở các cấp học nói chung và cấp THCS nói riêng thì bộ môn văn được xem là bộ môn chính nằm trong hệ thống môn khoa học xã hội. Đây là bộ môn có khả năng khơi nguồn sáng tạo mãnh liệt cho con người và tiếp tục làm phong phú tâm hồn bao thế hệ. Nó còn có vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm và trong sự phát triển tư duy của học sinh.
Trong văn chương thì thơ là một bộ phận không thể thiếu được bởi thơ rất gần gũi với đời sống tinh thần của con người. Thơ quyến rũ người đọc bởi sự sâu lắng của cảm xúc. Đã là người Việt Nam thì trong đời mình ai cũng đã từng nghe, từng đọc, thậm chí từng thuộc vài ba câu lục bát, và cũng có thể ai cũng đã từng là tác giả của một bài lục bát nào đó.
Lục bát có trong lời ru của mẹ, trong ca dao, trong kho tàng thi ca của nước Việt. Từ những câu nói có vần, đến những điệu hò lí, câu hát giao duyên cho đến những tác phẩm văn học đồ sộ như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm, Ngư Tiều Vấn Đạp Y Thuật của Nguyễn Đình Chiểu và trong những Ý Chỉ Truyền Thừa của đạo giáo, gia phả hay là Y Thuật cũng đều có sự đóng góp của lục bát.
Chương trình thay sách giáo khoa năm 2002 cũng đã đưa nội dung làm thơ lục bát này vào dạy ở lớp 7. Trên thực tế và qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận ra được một điều rằng: Nếu dạy học sinh làm thơ mà giáo viên không làm mẫu được một bài thơ hoặc một câu thơ thì tiết dạy rất khô cứng bởi nó chỉ quanh quẩn với những câu hỏi, bài mẫu trong sách giáo khoa, chưa mở rộng ra được kiến thức bên ngoài, vì vậy chưa gây được hứng thú cho các em say mê làm thơ.
Vậy làm thế nào để sáng tác được một vài câu lục bát đọc mẫu cho các em nghe là điều mà tôi rất trăn trở mỗi khi dạy tiết học này. Trong bốn năm dạy Ngữ văn 7, từ những kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số giải pháp gây hứng thú cho học sinh làm thơ lục bát” với mong muốn trao đổi cùng đồng nghiệp nhằm góp thêm một số kinh nghiệm để tiết dạy đạt hiệu quả cao
2/ Phạm vi triển khai thực hiện:
Trong trường THCS xã Hàng Vịnh
3/Mô tả sáng kién:
*Khâu soạn giáo án:
Giáo án được ví như một bản thiết kế của một kĩ sư kiến trúc. Nếu bản thiết kế chất lượng tốt thì sẽ cho ra những công trình đẹp, vững chắc. Nghĩa là, nếu giáo viên đầu tư thiết kế cho mình một bài giảng hay thì sẽ có một tiết học sinh động, hiệu quả. Vì vậy
ngay từ khi soạn giáo án tôi căn cứ vào luật bằng trắc, cách reo vần, luật trầm bổng, sau đó chọn đề tài cụ thể nào đó và suy nghĩ, tập trung cảm xúc để viết thành thơ. Cụ thể là tôi sáng tác sẵn cho mình một số bài thơ với các đề tài khác nhau để thực hiện ở phần luyện tập thêm sinh động. Các đề tài này thường là những vấn đề gần gũi diễn ra hàng ngày ở trường, ở lớp như đề tài cây cối, vật nuôi trong nhà, khuyên bảo
Sau đây là một số sáng tác của bản thân tôi đã chuẩn bị trong khâu soạn giáo án
+ Đề tài về cây cối: Vườn em cây cối um tùm
Cây to, cây nhỏ, cây lùn, cây cao
+ Đề tài về vật nuôi trong nhà:
Từ ngày có chú cún con
Nhà ta ngủ chẳng được ngon chút nào
Ba giờ đã dậy lào cào
Đòi đi đại tiện rồi vào mới thôi
Khi thì đòi nước, đòi cơm
Khi thì đòi vuốt đòi thơm như người
Cực thì có cực mà vui
Cứ nhìn thấy chủ quẫy đuôi nó mừng
+ Đề tài khuyên bảo:
Các em ơi hãy gắng lên
Học hành cho giỏi, tu rèn cho ngoan
Xứng lời cha mẹ bảo ban
Thầy cô cũng thích khỏi than phiền gì
* Thực hiện giờ dạy trên lớp:
Nói đến thơ lục bát là nói đến sản phẩm văn hoá tinh thần độc đáo của dân tộc Việt Hầu hết những người làm thơ đều đã ít nhất một lần làm thơ lục bát. Đã có những tác giả trở thành nổi tiếng với những tác phẩm thơ lục bát mà tiêu biểu nhất là Nguyễn Du với truện Kiều, sau này có Nguyễn Bính, Tố Hữu, Huy Cận, Nguyễn Duy cũng đã gặt hái thành công từ thể thơ lục bát
- Vậy lục bát là gì?
Lục bát là thể thơ mỗi cặp câu gồm một câu 6 tiếng và một câu 8 tiếng liên tiếp nhau. Bài thơ bao giờ cũng mở đầu bằng câu 6 tiếng và kết thúc bằng câu 8 tiếng . Một bài thơ lục bát không bị giới hạn bởi số câu, có khi một bài chỉ 2 câu nhưng cũng có thể kéo dài tới mấy ngàn câu như truyện Kiều của Nguyễn Du (dài 3254 câu)
- Luật thơ lục bát thực hiện như thế nào ?
Khi làm một bài thơ lục bát dù ngắn hay dài ta phải nắm được luật bằng trắc của thơ. Các tiếng có thanh huyền và thanh ngang( không dấu) gọi là tiếng Bằng, kí hiệu là B. Các tiếng có thanh sắc, hỏi, ngã, nặng gọi là tiếng Trắc, kí hiệu là T. Vần kí hiệu là V.
Căn cứ vào quy tắc đó GV yêu cầu HS điền kí hiệu vaò bài thơ Sông lấp của Tú Xương
B
B
T
B
B
B
Sông kia rày đã lên đồng
B
B
BV
T
T
B
B
T
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai
B
B
T
T
B
T
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
B
T
B
T
T
B
B
T
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò
- Mô hình luật thơ lục bát được sắp xếp theo như thế nào?
Tiếng
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
6
-
B
-
T
-
BV
8
-
B
-
T
-
BV
-
BV
+ Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5,7 không bắt buộc theo luật bằng trắc – trong bảng đánh dấu(-)
Tiếng thứ hai thường là thanh bằng. Tiếng thứ tư thường là thanh trắc( nhưng có khi ngoại lệ tiếng thứ hai là thanh trắc thì tiếng thứ tư sẽ đổi thành thanh bằng). Ta nhớ luật này theo qui tắc chung là: Nhất tam ngũ bất luận, tứ nhị lục phân minh
Tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát. Tiếng thứ tám của câu bát lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục tiếp theo
+ Trong câu tám tiếng, nếu tiếng thứ sáu là thanh ngang(bổng) thì tiếng thứ tám phải là thanh huyền(trầm) và ngược lại nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền (trầm) thì tiếng thứ
tám là thanh ngang(bổng)
- Căn cứ vào vần, vào luật, em hãy điền nối tiếp cho hoàn thành bài thơ lục bát vào chỗ
còn trống sao cho đúng luật, đung vần và phải đúng ý?
- Giáo viên lấy ngay bài thơ về đề tài môi trường mà mình đã sáng tác ở khâu chuẩn bị giáo án và bỏ trống đi một số tiếng ở các câu tám tiếng để học sinh điền vào
Bạn ơi xả rác làm chi
Để cho phải ghi phiền hà
Bạn nên tập tính nết na
Giữ trường lớp sạch
- Sau đó GV chia lớp thành hai đội chơi.( Đội 1 gồm tổ 1 và tổ 2, đội 2 gồm tổ 3 và 4 Đội nào điền đúng và xong trước thì đội đó thắng)
+ Đội thứ nhất điền cho cô các từ còn thiếu ở câu bát thứ nhất.
+ Đội thứ hai điền cho cô các từ còn thiếu ở câu bát thứ hai.
- Nếu học sinh lúng túng , giáo viên đưa ra các câu gợi ý:
+ Khi các em xả rác ra lớp thì thường bị tổ chức nào của nhà trường theo dõi trừ điểm thi đua của lớp?
+ Nếu ta giữ gìn trường lớp sạch sẽ thì có được cô khen là học trò ngoan không nào?
- Học sinh cả đội cùng thảo luận để tìm được những từ đùng vần, , đúng luật, đúng ý
- Sau khi các đội điền xong, giáo viên cho nhận xét chéo, có thể các đội không điền đúng các tiếng như bài mẫu của giáo viên nhưng đúng ý, đúng vần, đúng luật đều được.
Như vậy ở câu bát thứ nhất học sinh có thể điền từ đội trực hoặc cờ đỏ, ở câu bát thứ hai học sinh có thể điền cụm từ mới là trò ngoan hoặc mới là đáng khen giáo viên đều khuyến khích kết quả của các em
Với giải pháp này học sinh thảo luận rất sôi nổi để tìm ra được từ hoặc cụm tư phù hợp Bài thơ mà giáo viên sáng tác đưa ra vừa thực hiện được yêu cầu nội dung của sách giáo khoa nhưng lại giúp học sinh chọn từ ngữ bằng sự sáng tạo của mình. Vì đây là bài thơ của giáo viên sáng tác nên học sinh không thể sao chép máy móc ở bất kì một loại sách học tốt hoặc sách tham khảo nào
- Tiếp theo giáo viên cho học sinh sáng tác theo đề tài(mỗi một đề tài giáo viên đều sáng tác sẵn một bài mẫu để các em tham khảo, bắt chước làm theo)
- Giáo viên thông qua các bài sáng tác của mình ở trên bảng phụ
- Giaó chia lớp thành 3 nhóm, nhóm nào bốc thăm được đề tài nào thì làm theo đề tài đó
Cụ thể là đề tài về cây cối,vật nuôi trong nhà, khuyên bảo. Đây là các vấn đề nó gần gũi
sát thực với các em mà giáo viên quan sát được, cảm nhận được từ thực tế cuộc sống nên các em rất thích thú, say mê sáng tác
- Đề tài thì chung cả nhóm nhưng phần sáng tác thì làm độc lập theo suy nghĩ của cá nhân để giáo viên phát hiện được khả năng ứng biến của từng học sinh đến đâu
- Học sinh tham khảo các bài sáng tác của giáo viên trên bảng phụ trước khi làm
- Bằng giải pháp này học sinh thích thú làm với mong muốn mính sẽ làm được những bài thơ như của giáo viên đang trực diện ở ngay trước mặt mình
- Giáo viên lấy tinh thần xung phong của tất cả các em
- Giáo viên chọn ra những bài hay nhất của từng nhóm để đọc mẫu cho cả lớp nghe
- Giáo viên giáo dục học sinh thông qua từng đề tài mà giáo viên và học sinh đã sáng tác đó là:
+ Hãy trồng và chăm sóc, bảo vệ cây xanh để tạo môi trường trong lành, mát mẻ
+ Hãy biết yêu thương, gần gũi với các con vật nuôi trong nhà vì chúng rất ngộ nghĩnh,đáng yêu
+Hãy nhắc nhở em út bạn bè tích cực học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức để cha mẹ, thầy cô, bạn bè mừng vui
- Cuối cùng nếu thời gian cho phép iáo viên sáng tác thêm một bài thơ kết thúc mục này. Bài thơ có tựa đề là : Vườn nhà
Nhà cô có một mảnh vườn
Xưa kia cỏ mọc không đường lối đi
Trong nhà mất một khoản chi
Mua rau, mua rợ có khi mua hành
Hôm nay kế hoạch đã thành
Sáng ra cắt cỏ chiều nhanh chân về
Tranh thủ mỗi buổi một lề
Xới lên gieo hạt là nghề làm thêm
Trong nhà có đủ thứ nêm
Ngò gai, ngò nhí lại thêm cần tàu
Đồ này không sợ thuốc sâu
Không lo hoá chất ăn lâu hại người
Thông qua bài thơ này giáo viên lại giáo dục học sinh tích cực lao động để không những đem lại thu nhập cho gia đình mà còn bảo vệ được sức khoẻ vì có nguồn rau sạch
4/Kết quả, hiệu quả mang lại:
Qua nghiên cưú, đầu tư sáng tác một số bài thơ mẫu theo các đề tài khác nhau cho học sinh tham khảo để các em bắt chước làm theo. Mỗi một đề tài đưa ra học sinh đều làm được những bài thơ đúng vần, đúng luật, đúng ý. Với trình độ học sinh lớp 7, mới chỉ được tiếp thu một tiết học làm thơ mà các em cũng đã làm được như vậy là đáng khích lệ lắm rồi. Sau đây là một số bài sáng tác của học sinh, tôi xin phép được nêu cả các bài sáng tác của giáo viên để thấy được kết quả đáng mừng của học sinh (nhiều bài thơ học sinh sáng tác rất sát với chủ đề mà giáo viên đưa ra)
Sáng
tác
Đề
tài
Sáng tác của giáo viên
Sáng tác của học sinh
Cây cối
Vườn em cây cối um tùm
Cây to, cây nhỏ, cây lùn, cây cao
Trường ta có nhóc cây xanh
Cây cao, cây thấp lanh tranh đủ loài
Vật nuôi
Từ ngày có chú cún con
Nhà ta ngủ chẳng được ngon chút nào
Ba giờ đã dậy lào cào
Đòi đi đại tiện rồi vào mới thôi
Khi thì đòi nước, đòi cơm
Khi thì đòi vuốt đòi thơm như người
Cực thì có cực mà vui
Cứ nhìn thấy chủ quẫy đuôi nó mừng
Nhà em có chú mèo đen
Ban ngày thì ngủ, ban đêm bắt mồi
Đôi khi chú lại lục nồi
Ăn vụng vài miếng rồi ngồi nín thinh
Có lẽ nó sợ chủ rình
Nên ngồi làm bộ ưỡn mình, vểnh râu
Nó bàn với chủ đi câu
Kiếm vài con cá để lâu ăn dần
Khuyên
bảo
Các em ơi hãy gắng lên
Học hành cho giỏi, tu rèn cho ngoan
Xứng lời cha mẹ bảo ban
Thầy cô cũng thích khỏi than phiền gì
Bạn đừng làm biếng bạn ơi
Học hành mà cứ chơi chơi như vầy
Cha mẹ đang gắng cấy cày
Lo cho con học chờ ngày đơm bông
5/ Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Từ thực tế bốn năm liền giảng dạy khối lớp 7, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi áp dụng và góp ý cho các giáo viên trong tổ cùng áp dụng giải pháp này. Với giải pháp này học sinh sẽ tích cực hoạt động, giáo viên dễ phát hiện được tính sáng tạo của học sinh . Vì sau khi học sinh được nghe những bài mà giáo viên sáng tác ( đây toàn là những vấn đề gần gũi, diễn ra hàng ngày chứ không phải là những bài có sẵn trong sách học tốt, sách tham khảo) , nên các em rất hứng thú, say mê làm thơ với mong muốn làm được những bài thơ như của giáo viên đang trực diện ở ngay trước mặt mình .Bản thân người dạy và người học sẽ có cái nhìn mới mẻ hơn về phương pháp dạy và học làm thơ lục bát.
6/Kiến nghị, đề xuất:
- Mỗi giáo viên dạy văn khi thực hiện tiết dạy làm thơ nên cố gắng đầu tư sáng tác tối thiểu được một bài thơ để đọc cho học sinh nghe tham khảo để gây sự hứng thú cho học sinh làm thơ
- Cấp trường, cấp phòng nên mở các chuyên đề về thơ để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và phát huy năng lực của mình
Trân trọng kính chào
Ý kiến Hàng Vịnh, ngày 25 tháng 3 năm 2013
của Thủ trưởng đơn vị
Người viết
Lê Thị Hoà
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hàng Vịnh , ngày 25 tháng 3 năm 2013
ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến Huyện Năm Căn
-Tên tôi: Lê Thị Hoà
- Đơn vị công tác: Trường THCS xã Hàng Vịnh
Đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm 2013 như sau:
1/ Tên sáng kiến: Một số giải pháp gây hứng thú cho học sinh làm thơ lục bát
2/ Sự cần thiết( lí do nghiên cứu):
- Dạy học sinh làm thơ là một nội dung được đưa vào chương trình bắt buộc học ở toàn cấp THCS. Cụ thể là:
+ Lớp 6 làm thơ năm chữ
+ Lớp 7 làm thơ lục bát
+ Lớp 8 làm thơ bảy chữ
+ Lớp 9 làm thơ tám chữ
- Giải pháp gây hứng thú cho học sinh không chỉ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn là sự chăm bồi để các em nối bước các nhà thơ lớp trước
- Từ thực tế tiết dạy có nhiều giáo viên dạy học sinh làm thơ nhưng bản thân lại chưa làm được bài thơ nào
3/Nội dung cơ bản của sáng kiến:
- Trình bày khái niệm về thơ lục bát(số câu, số tiếng, reo vần)
- Điền kí hiệu (bằng, trắc) cho một bài thơ lục bát bất kì
- Nêu luật bằng trắc trong thơ bằng một mô hình cụ thể
- Giáo viên sáng tác mẫu một số bài thơ lục bát với các đề tài khác nhau để học sinh hứng thú thực hiện hai dạng bài tập đó là:
+ Điền từ vào chỗ còn thiếu cho hoàn thành bài thơ lục bát
+ Sáng tác thơ lục bát theo đề tài cho trước
- Trong quá trình thực hiện giáo viên tổ chức thành các đội chơi để thi làm thơ với nhau
4/ Phạm vi áp dụng:
Toàn bộ các giáo viên dạy văn khối 7
5/ Hiệu quả đạt được:
Nhiều học sinh trong lớp đã biết làm thơ đúng vần, đúng luật và còn đúng ý theo các đề tài mà giáo viên đưa ra
Người đăng kí
Lê Thị Hoà
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM CĂN
TRƯỜNG THCS XÃ HÀNG VỊNH
SÁNG KIẾN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LÀM THƠ LỤC BÁT
Đề tài thuộc lĩnh vực: Khoa học xã hôi
Người thực hiện: Lê Thị Hoà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: trường THCS xã Hàng Vịnh
Hàng Vịnh, ngày 12 tháng 3 năm 2013
File đính kèm:
- sáng kiến Hòa .doc