Báo cáo Thu hoạch về tìm hiểu hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương

I.Yêu cầu giáo dục:

-Giúp học sinh tìm hiểu về môi trường ở địa phương mình.

-Học sinh nắm được vai trò của bảo vệ môi trường trong đời sống cộng đồng.

II. Nội dung và hình thức hoạt động:

1. Nội dung:

-Tổng kết tình hình hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.

 -Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

2. Hình thức hoạt động:

 -Thi sưu tầm tranh ảnh

 - Thảo luận

 -Thi xử lý tình huống

 III.Chuẩn bị hoạt động:

 1. Phương tiện hoạt động:

-Tranh ảnh phản ánh môi trường được GVCN duyệt trước

- Bảng phụ

 2.Tổ chức:

 - GV: soạn câu hỏi thảo luận, hướng dẫn học sinh xây dựng tình huống.

 - HS: + Chọn MC, thư ký, giám khảo

 +Tìm hiểu về môi trường tại địa phương mình

 + Sưu tầm tranh ảnh theo 3 nhóm

 

doc5 trang | Chia sẻ: liennguyen452 | Lượt xem: 1980 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thu hoạch về tìm hiểu hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ điểm tháng 12: BÁO CÁO THU HOẠCH VỀ TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG I.Yêu cầu giáo dục: -Giúp học sinh tìm hiểu về môi trường ở địa phương mình. -Học sinh nắm được vai trò của bảo vệ môi trường trong đời sống cộng đồng. II. Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: -Tổng kết tình hình hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. -Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Hình thức hoạt động: -Thi sưu tầm tranh ảnh - Thảo luận -Thi xử lý tình huống III.Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện hoạt động: -Tranh ảnh phản ánh môi trường được GVCN duyệt trước - Bảng phụ 2.Tổ chức: - GV: soạn câu hỏi thảo luận, hướng dẫn học sinh xây dựng tình huống. - HS: + Chọn MC, thư ký, giám khảo +Tìm hiểu về môi trường tại địa phương mình + Sưu tầm tranh ảnh theo 3 nhóm IV.Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Cả lớp cùng hát bài “Mùa hè xanh”. MC tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu. ( 5’) Hoạt động 2: Trưng bày tranh ảnh về môi trường ( 12’) Ba nhóm mang tranh ảnh sưu tầm đã dán sẵn trên bảng phụlên bảng dán. Đại diện mỗi nhóm lên thuyết minh. Giám khảo dựa vào chất lượng tranh vàtrình bày thuyết minh mà cho điểm, rồi MC quyết định đội thắng thua. Hoạt động 3 :Cả lớp cùng tham gia thảo luận những câu hỏi sau ( 10’) a. Nêu những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến môi trường? -> Chặt phá rừng, săn bắn thú, xã rác bừa bãi, khói nhà máy, tiểu tiện bừa bãi... b. Ô nhiễm môi trường gây ra những tác hại gì? -> Gây ra nhiều bệnh mới nguy hiểm, lũ lụt, động đất, sóng thần, thủng tầng oÂzôn ... c. Người ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường các bạn sẽ thực hiện việc bảo vệ môi trường như thế nào? -> Người ta cần tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ động vật và giữ gìn vệ sinh chung. ->Học sinh cần giữ vệ sinh trong lớp học, xung quanh trường, bỏ rác đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh chung , trồng cây xanh trong khung viên trường, tham gia các công tác tình nguyện tuyên truyền và làm sạch môi trường. 4. Hoạt động 4: Tham gia trò chơi Tra từ điển ngược theo ba nhóm ( 5’) * Thể lệ: Mỗi nhóm chọn hai em. Một em nhìn từ và giải thích, em còn lại đón từ. Từ dùng để giải thích không được trùng với từ có trong đáp án. Đội nào có nhiều đáp án đúng nhất trong vòng một phút là đội chiến thắng . a. nhóm 1: khói bụi, săn thú, chặt phá rừng, xả rác bừa bãi, thuốc trừ sâu b. nhóm 2: bệnh tật, lũ lụt, động đất, sóng thần, nghèo đói c. nhóm 3: trồng cây, bảo vệ rừng, tuyên truyền, bảo vệ động vật, giữ vệ sinh chung. 5.Hoạt động 5: Thi xử lí tình huống ( 8’) Ba nhóm đưa phương án giải quyết. Ban giám khảo cho điểm dựa vào tính thuyết phục của câu trả lời MC mời 2 em đóng vai hai người hàng xóm đang bàn kế hoạch thuốc chết đàn heo của một của một hộ dân gần đó vì chuồng heo của ông ta gây ô nhiễm nặng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của những người dân gần đó. Bạn có đồng tình với cách giải quyết đó không ? vì sao? ->Đáp án gợi ý: không đồng tình vì nếu làm như vậy là takhông chỉ đã trở thành kẻ phá hoại môi trường thứ hai mà còn vi phạm pháp luật về phá hoại tài sản công dân. Trong trường hợp này hai người đó nên gặp và khuyên người chăn nuôi đso tìm biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nạn ô nhiễm môi trường. Nếu người đó không tích cực thực hiện thì ta sẽ trình báo với cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết kịp thời. V.Kết thúc hoạt động:(5’) -Văn nghệ:hát tập thể bài “ Trái đất này là của chúng mình” - MC chốt lại vấn đề: Ô nhiễm môi trường là vấn nạn toàn cầu hiện nay. Nó do sự chủ quan ,ý thức kém của con người mang lại, như là: vứt rác ,tiểu tiện bừa bải,chặt phá rừng giết thú,khói bụi ,chất thải hóa học.ô nhiễm môi trường gây tổn hại sức khỏe ,đời sống vật chất tinh thần của con người .Muốn giảm được những thiệt hại trên đòi hỏi con người phải nâng cao ý thưc trách nhiệm đối với cộng đồng, tuyên truyền cổ đôïng cộng đồng giữ gìn vệ sinh chung,trồng cây xanh ,yêu qúy sinh vật . Chủ điểm tháng1: THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC Tên hoạt động: BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU DI SẢN VĂN HÓA CỦA ĐỊA PHƯƠNG, ĐẤT NƯỚC YÊU CẦU GIÁO DỤC: Nhận thức: Tìm hiểu đựơc những thông tinvà nâng cao hiểu biết về giá trị của các di sản văn hóa của địa phương, đất nước. Kỹ năng: Biết cách thu thập thông tin, phân tích, đánh giá về giá trị các di sản văn hóa địa phương, đất nước. Thái độ: Tôn trọngvà gìn giữ các các di sản văn hóa truyền thống NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: Nội dung: -Quan niệm về di sản văn hóa - Giá trị về mặt khoa học, lịch sử, nghệ thuật... của các di sản văn hóa. -Quyền trẻ em được thừa hưởng cá di sản văn hóa. 2.Hình thức: -Trò chơi - Tọa đàm III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: Phương tiện hoạt động: Tranh ảnh Bảng phụ 2. Tổ chức : a. Giáo viên: - Tìm hiểu một số thông tin về các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cảu địa phương, đất nước . - Tìm hiểu một số điều công ước của Liên hiệp quốcvề quyển trẻ em có liên quan đến sự tham gia của học sinh vào việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa và truyền thống văn hóa của địa phương. - Chuẩn bị nội dung, buổi sinh hoạt bằng cách gợi ý cho ban cán sự lớp và nhiệm vụ cụ thể của các em. b. Học sinh: - Tìm hiểu, lựa chọn, sắp xếp thông tin về cá di sản văn hóa . - Phân công thư ký, ban giám khảo. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1(Khởi động): (15’) -Trò chơi:”Con thỏ” -> phạt nắn tượng -MC tuyên bố lý do , giới thiệu đại biểu Hoạt động 2: Tọa đàm (15’) -Thi kể tên di sản văn hóa( Nhà nước công nhận). Chia làm 2 nhóm. Sau đó dẫn vào câu hỏi tọa đàm. -Tọa đàm: + Di sản là gì? ->Là cái của quá khứ, của ông ba để lại như địa danh văn hóa và thiên nhiên, đồ vật cổ, di tích lịch sử, tôn giáo... có giá trị về mặt vật chất và tinh thần. + Nêu khái niệm di sản văn hóa? ->Theo Điều 1 của Luật di sản văn hóa, di sản văn hóa bao gồm văn hóa vật thể( thể nhìn thấy, sờ đựơc) và văn hóa phi vật thể ( không thẻ nhìn thấy, không sờ đựợc). Nó là sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lich sử, văn hóa, khoa học. - Văn nghệ:1 học sinh hát một bài ca cổ 3. Hoạt động 3:Thi liệt kê đoán chủ đề( giống như phần cuối trong chương trình “ Khám phá kim tự tháp” (10’) - Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cư một cặp lên thi. Một học sinh chỉ liệt kê, sử dụng từ không được trùng với từ có trong chủ đề, nếu không sẽ phạm qui, người còn lại sẽ đoán chủ đề. * Nhóm1: CHỦ ĐỂ GỢI Ý LIỆT KÊ Danh lam thắng cảnh Hòn Vọng Phu, Sông Hương, Núi Ngự.. Các bài hát ru Gió mùa thu..., Chiều chiều... Các loại nhạc cụ Đàn kìm, đàn bầu, sáo, trống... Các loại thơ Tứ tuyệt, Lục bát, Song thất lục bát... Các lễ hội Vía Bà, Vu lan, Trọi trâu... *Nhóm 2: CHỦ ĐỂ GỢI Ý LIỆT KÊ Các loại truyện Tấm Cám, Thạch Sanh - Lý Thông... Các bài ca dao Ta đi ta nhớ quê nhà..., Bầu ơi thương lấy... Tang phục truyền thống Áo dài, áo Bà Ba, áo tứ thân... Di sản văn hóa phi vật thể Hát ả đào , Nhả nhạc, Cải lương... Các lễ Tết Nguyên Tiêu, Nguyên đán, Trung thu... V.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG (5’) -MC chốt lại vấn đề: Di sản văn hóa là những tài sản quý giá do ông bà để lại, đó là những danh lam thắng cảnh, các bài hát ru, các loại nhạc cụ, các lễ hội...Nói tóm lại là có hai loại di sản văn hóa là: Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Trách nhiệm cảu mỗi người chúng ta là phải biết quý trọng, giữ gìn và ngày càng phát huy hơn nữa để làm giàu di sản văn hóa của đất nước, tránh làm hư hại hoặc làm biến dạng chúng theo những văn hóa ngoại lai làm mai một truyền thống văn háo dân tộc. -GVCN nhận xét và dặn dò cho tiết sau

File đính kèm:

  • docGIAO DUC NGOAI GIO LEN LOP CUA THAY MINH.doc