Bệnh hại trên lá, đốt thân, cổ bông, gié và hạt lúa. Bệnh do nấm Pyricularia oryzae Carava, loại nấm này có thể lây nhiễm bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây lúa. Vết bệnh tiêu biểu trên lá có hình thoi, những đốm to thì hai đầu nhọn, tâm có màu xám trắng. Trên giống nhiễm, các vết bệnh rất to thường liên kết với nhau tạo thành mảng cháy khô trên lá. Trên giống kháng, các vết bệnh thường rất nhỏ, bằng đầu kim màu nâu, rất dễ nhầm lẫn với vết bệnh tiêm lửa hoặc đốm nâu mới phát triển.
Bào tử của loại nấm rất nhỏ, có thể phát tán và bay cao 24-25 m, thậm chí có thể bay xa đến 10.000 m lây lan cho các ruộng lân cận trong khu vực. Nấm phát triển tốt trong điều kiện mát từ 24-28oC, ẩm độ cao >80%, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao sẽ dễ phát sinh thành dịch. Bào tử nấm nảy mầm khi gặp lớp nước tự do trên lá hay không khí bão hòa nước; ở 24oC bào tử cần 6 giờ, ở 28oC mất 8 giờ; vượt quá 28oC bào tử phát triển kém. Bào tử xâm nhập vào tế bào lá bằng cách mọc thành đĩa áp, chọc thủng vách tế bào lá lúa. Ngoài ra, bào tử còn tiết ra độc tố pyricularin gây độc cho cây. Cây lúa là ký chủ chính, bệnh có thể lưu tồn trên các cây ký chủ phụ mọc quanh ruộng như các loài cỏ lồng vực, đuôi phượng, cỏ chỉ, lúa ma, lúa chét.
Theo quy luật về thời tiết, trong vụ đông xuân thường có nhiều đợt sương mù, đây là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển.
58 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo thực tế Bảo vệ thực vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CĐSP BR-VT Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
KHOA TỰ NHIÊN Độc lập_tự do_hạnh phúc
NGÀNH SPCN
LỚP 11B2
TỔ : 3
GVHD : LÊ THỊ XUÂN MAI
TV TỔ 3 : LÊ NGỌC QUANG
NGUYỄN THỊ HOÀI THƯƠNG
MAI THỊ LUÂN
MAI HỒNG VÂN
TRẦN THỊ HỒNG DỊU
ĐỖ THỊ TUYẾT TRINH
THÁNG 1/2010
Bảo vệ thực vật là một ngành khoa học nghiên cứu về bản chất các loài dịch hại trên cây trồng và các biện pháp phòng chóng tổng hợp dịch hại nhằm bảo vệ cây trồng,đảm bảo năng suất cao ,chất lượng tốt, an toàn vệ sinh nông sản và môi trường.
Sâu bệnh và các loại dịch hại khác thường xuyên gây hại trên các loại cây trồng nông nghiệp và cây lâm nghiệp .Chúng làm chết héo cây hoặc ảnh hưởng trực tiếp dến đời sống sinh trưởng ,phát triển của cây,làm mất năng suất ,phẩm chất nông sản trên đồng ruộng và trong kho bảo quản ,gây tổn thất kinh tế to lớn trong sản xuất nông lâm nghiệp ở nước ta và trên thế giới .Các nguyên nhân gây hại bao gồm các loại côn trùng (sâu hại),bệnh cây, cỏ dại chuột , nhuyễn thể ,tuyến trùng và các sinh vật hại khác làm tổn hại đến tài nguyên thực vật trong sản xuất và trong nông lâm nghiệp gây nguy hại đến nền sản xuất nông lâm nghiệp .
Chính vì những tác động tiêu cực từ tự nhiên làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền nông nghiệp như đã nêu ở trên ,nhằm giúp các bạn hiểu thêm về nguyên nhân và tác hại củng như cách phòng chống một số loại bệnh và sâu hại đến từ môi trường thiên nhiên nên chúng tôi đã khảo sát thực tế từ địa phương và thu hoạch được một số kinh nghiệm ít ỏi đóng góp vào kho tàng kiến thức của nền nông nghiệp .
Dưới đây là nơi khảo sát thực tế :
- Địa điểm: Nhà ông Nguyễn Hoài Phương Xã Đá Bạc ,Huyện Châu Đức .BRVT
- Thời gian:Ngày 16/01/2010
Bài báo cáo gồm 3 phần :
+ Phần 1: Bệnh hại cây
+ Phần 2: Sâu hại cây trồng
+ Phần 3: Một số loài thiên địch.
Bệnh hại cây
1.Bệnh đạo ôn: (Pyricularia oryzae Carava)
Bệnh hại trên lá, đốt thân, cổ bông, gié và hạt lúa. Bệnh do nấm Pyricularia oryzae Carava, loại nấm này có thể lây nhiễm bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây lúa. Vết bệnh tiêu biểu trên lá có hình thoi, những đốm to thì hai đầu nhọn, tâm có màu xám trắng. Trên giống nhiễm, các vết bệnh rất to thường liên kết với nhau tạo thành mảng cháy khô trên lá. Trên giống kháng, các vết bệnh thường rất nhỏ, bằng đầu kim màu nâu, rất dễ nhầm lẫn với vết bệnh tiêm lửa hoặc đốm nâu mới phát triển.
Bào tử của loại nấm rất nhỏ, có thể phát tán và bay cao 24-25 m, thậm chí có thể bay xa đến 10.000 m lây lan cho các ruộng lân cận trong khu vực. Nấm phát triển tốt trong điều kiện mát từ 24-28oC, ẩm độ cao >80%, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao sẽ dễ phát sinh thành dịch. Bào tử nấm nảy mầm khi gặp lớp nước tự do trên lá hay không khí bão hòa nước; ở 24oC bào tử cần 6 giờ, ở 28oC mất 8 giờ; vượt quá 28oC bào tử phát triển kém. Bào tử xâm nhập vào tế bào lá bằng cách mọc thành đĩa áp, chọc thủng vách tế bào lá lúa. Ngoài ra, bào tử còn tiết ra độc tố pyricularin gây độc cho cây. Cây lúa là ký chủ chính, bệnh có thể lưu tồn trên các cây ký chủ phụ mọc quanh ruộng như các loài cỏ lồng vực, đuôi phượng, cỏ chỉ, lúa ma, lúa chét...
Theo quy luật về thời tiết, trong vụ đông xuân thường có nhiều đợt sương mù, đây là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển.
Bệnh hại trên cổ bông
Bệnh hại trên đốt thân Vết bệnh mới trên lá
Phòng trừ bằng cách:
● Sử dụng các giống lúa kháng bệnh đạo ôn như: IR1820, IR17494, OM3536, OM2517, C70, C71, ITA212... Đối với các giống nhiễm, cần xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt giống trong nước có nhiệt độ 54oC trong 10 phút hoặc sau khi ngâm giống, vớt để ráo nước, phun thuốc Rovral 50WP hay Copper B-WP rồi sau đó ủ giống như bình thường.
● Không dùng hạt giống ở những ruộng bị nhiễm bệnh. Bón phân cân đối NPK. Không nên bón đạm tập trung vào trước thời kỳ cuối đẻ nhánh, làm đòng và trước và sau trỗ. Khi cây lúa bị bệnh, tuyệt đối không bón đạm, giữ nước xâm xấp, cắt tỉa bỏ những lá bị bệnh đem đốt.
● Dùng có loại thuốc: New Hinosan 30EC, Kitazin 50EC, Kasai 21,2%, Fujione 40EC, Beam 75WP, Trizol 20WP hoặc 75WP, Rabcide 30WP...
Ruộng lúa bị bệnh đạo ôn hại nặng
2.Bệnh khô vằn(Rhizoctonia solani Kuhn)
Bệnh khô vằn: bẹ lá bị bệnh biến màu, trên bẹ lá xuất hiện các vệt to, hình bầu dục, đầu tiên là có các đốm màu xanh xẫm, sau chuyển màu bạc nâu có viền màu nâu tím. Các vết bệnh ban đầu dài khoảng 1 cm, có hình ô-van hay hình e-líp, sau các vết bệnh lớn dần, kéo dài ra khoảng 2-3 cm và hoà lẫn vào nhau vằn vèo ở bất kỳ chỗ nào trên bẹ lá lúa. Trong điều kiện ẩm độ phù hợp, những lá tiếp giáp với thân lúa bị bệnh có thể bị lây bệnh.
Bệnh này phát sinh, phát triển quanh năm, nhưng phát triển nặng nhất là vào mùa thu và mùa hè. Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh khô vằn phát sinh, phát triển. Vụ xuân giai đoạn lúa có đòng và trỗ chín thường bị bệnh nặng, vết bệnh leo lên phiến lá đòng làm bông lúa có thể bị lép lửng từ 30-50%.
Bệnh khô vằn còn gây hại trên một số cây lương thực khác, đặc biệt là ngô, nên nếu luân canh liên tục với cây trồng này rất dễ bị lây lan nguồn bệnh. Nếu có hiện tượng bệnh phát sinh liên tục, ngoài biện pháp thu gom, tiêu huỷ nguồn bệnh nên luân canh một vài vụ vớI những loạI cây trồng ít bị bệnh khô vằn như: các cây trồng cạn (hành, ớt, mùi) hoặc rau trồng nước (rau muống, rau cần).
Ruộng bị bệnh khô gây hại
Phòng trừ bằng cách:
● Làm vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch tàn dư cây bệnh từ vụ trước. Cày bừa, xới đất kỹ để chôn vùi hạch nấm, hạn chế sức sống của chúng.
● Không dùng hạt giống ở những ruộng bị nhiễm bệnh. Cấy lúa dày vừa phải, bón cân đối NPK, phân chuồng trước khi bón phải được ủ hoai mục.
● Dùng có loại thuốc: Validacin 3SL, 5L, 5SP; Vacocin 3SL; Anlicin 5SP, 5SL; Anvil 5-10EC; Tilt-supe 300ND; Carbendazim 50WP..
3. Bệnh bạc lá lúa: (Xanthomonas campestris pv. Oryzae Dowson)
Bệnh do vi khuẩn gây ra và phát triển mạnh trong điều kiện ấm nóng nên ở các tỉnh phía Bắc bệnh xuất hiện từ cuối tháng 3 trở đi và thường gây hại nặng trong vụ lúa mùa. Những năm thời tiết ẩm ướt, nhiều mưa, bão là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển.
Vết bệnh bắt đầu giống như những sọc thấm nước ở rìa lá, có màu vàng đến màu trắng. Vết bệnh có thể bắt đầu ở một hoặc cả hai bên mép lá, hoặc bất kỳ điểm nào trên lá, sau đó lan ra phủ toàn bộ lá. Trên giống nhiễm, vết bệnh có thể lan tới tận bẹ lá. Ruộng lúa cấy dày, bón nhiều đạm, ruộng hẩu, trồng các giống nhiễm, bệnh nặng.
Trong quá trình nhổ cấy, vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống dẫn nhựa của cây lúa khi nhổ mạ bị đứt rễ hoặc lúc lá lúa bị tổn thương.
Cây lúa bị cháy do bệnh bạc lá Vết bệnh trên lá
Khi vi khuẩn xâm nhập vào cây lúa qua rễ và gốc, cây có thể biểu hiện ngay triệu trứng Kresek: lá và toàn bộ cây lúa bị héo từ thời kỳ mạ đến bắt đầu thời kỳ đẻ nhánh. Đôi khi lá bệnh của giống lúa dễ nhiễm bệnh có màu nhạt. Lá già có vẻ bình thường và có màu xanh, lá non có màu vàng trắng đồng đều hoặc vàng hoặc sọc vàng pha xanh. Nguồn vi khuẩn gây bệnh vẫn còn tồn dư trong rơm rạ, lúa chét, hạt của cây lúa bị bệnh và cỏ dại ký chủ. Vi khuẩn lây nhiễm nhờ giọt sương, nước tưới, nước mưa, nước lụt và gió mạnh thổi vào buổi sáng; vi khuẩn hình thành những giọt dịch nhỏ, cứng và dính vào nước làm tan dịch vi khuẩn và lan ra dọc theo lá; gió làm xây xát lan ra các lá khác. Bệnh nặng, lá lúa cháy, đặc biệt lá đòng cháy làm lúa lép lửng cao, giảm năng suất nghiêm trọng. Bệnh này cũng rất dễ phát sinh thành dịch, nhất là ở những nơi gieo cấy cáy giống nhiễm bệnh.
Ruộng lúa bị cháy do bệnh bạc lá
Phòng trừ bằng cách:
● Sử dụng các giống lúa kháng bệnh bạc lá để đưa vào gieo cấy ở vụ mùa.
● Bón vôi từ 10-15 kg/sào Bắc bộ, làm đất phải đủ ngấu để tránh ngộ độc rễ, có thể rắc tro bếp thay cho vôi bột.
● Cấy mạ đủ tuổi cũng là một biện pháp giảm nhẹ bệnh. Nên bón cân đối NPK, và bón NPK tổng hợp có hàm lượng kali cao. Chú ý bón nặng đầu, nhẹ cuối (bón lót sâu, bón thúc sớm hết lượng đạm và kali), không nên bón kali vào lúc lúa đứng cái vì như vậy cây lúa bị huy động đạm nên dễ bị bạc lá. Trong vụ mùa sau những đợt mưa lớn cần quan sát để phun thuốc phòng chống bạc lá.
● Đối với các tỉnh phía Bắc: các giống lúa lai trong vụ phải chú ý bố trí cơ cấu mùa vụ và xác định vùng sản xuất, nói chung không nên bố trí nhiều diện tích lúa lai trong vụ mùa. Đối với các giống lúa chất lượng trong vụ mùa nên bố trí cấy lùi thời vụ vào cuối tháng 7 để lúa trỗ trong khoảng từ 25/9 đến 5/10 vào lúc thời tiết mát sẽ đỡ bị bạc lá hơn.
● Phun thuốc phòng chống bạc lá như: Sáa 20WP, Xanthomix 20WP vào sáng sớm hay chiều mát. Phun các thuốc trừ bệnh nếu có biểu hiện bệnh sẽ nặng bằng các loại thuốc: Bactocide 12 WP, Kasumin, Staner...
4.Bệnh vàng lùn (lúa cỏ) và bệnh lùn xoắn lá lúa
a) Bệnh vàng lùn
Tác nhân
Bệnh vàng lùn là một dạng triệu chứng khác do vi rút gây bệnh lúa cỏ có tên RGSV (Rice Grassy Stunt Virus) gây ra.
Nhận dạng
Triệu chứng bệnh trên cây lúa biểu hiện như sau:
-Màu sắc của cây lúa bệnh:
Lá lúa từ xanh nhạt ® Vàng nhạt ® Vàng cam ® Vàng khô;
-Vị trí lá bị vàng: lá dưới bị vàng trước, lần lượt đến các lá bên trên;
-Vết vàng trên lá: từ chóp lá vàng lần vào bẹ;
-Đặc điểm của lá lúa bệnh: lá có khuynh hướng xòe ngang;
-Bệnh làm giảm chiều cao và số dảnh trong bụi lúa ;
-Ruộng lúa bệnh ngả màu vàng, chiều cao cây không đồng đều
b. Bệnh lùn xoắn lá
- Tác nhân
Bệnh lùn xoắn lá do vi rút có tên RRSV (Rice Ragged Stunt Virus) gây ra.
- Nhận dạng
Trên chứng bệnh trên cây lúa biểu hiện như sau:
-Cây bị lùn, màu lá xanh đậm
-Mép lá bị rách và gợn sóng, dọc theo gân lá có u bướu
-Chóp lá bị biến dạng, xoăn tít lại
-Lúa không trổ được, bị nghẹn đòng, hạt lép.
* Phòng trừ bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá
Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá (cũng như bệnh lúa cỏ) gây hại cây lúa cho đến nay là chưa có thuốc đặc trị; vì vậy biện pháp đầu tiên là phòng bệnh, bao gồm:
- Thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ rầy nâu.
- Áp dụng các biện pháp canh tác đồng bộ để tạo cây lúa khỏe nhất là giai đoạn trước trỗ để gia tăng sức đề kháng của cây.
Tiêu hủy nguồn bệnh trên đồng ruộng, cụ thể như sau:
- Giai đọan lúa còn non: nếu ruộng lúa bị nhiễm bệnh nặng (trên 10% số khóm bị bệnh) thì phải tiêu hủy ngay bằng cách cày, bừa cả ruộng để diệt mầm bệnh; trước khi cày vùi phải phun thuốc trừ rầy nâu để tránh phát tán truyền bệnh sang ruộng khác; nếu bị nhiễm nhẹ (rải rác, dưới 10% số khóm bị bệnh) thì phải nhổ bỏ cây bệnh và vùi xuống ruộng, không bỏ tràn lan trên bờ.
- Giai đọan lúa sau cấy 40 ngày trở đi: thường xuyên thăm đồng và nhổ, vùi bỏ bụi lúa bệnh; đồng thời nếu phát hiện rầy cám có mật số trên 3 con/dảnh thì phải phun thuốc trừ rầy nâu . Nếu ruộng lúa bị nhiễm bệnh quá nặng thì tiêu hủy bằng cách cày, bừa cả ruộng; trước khi cày, bừa phải phun thuốc trừ rầy nâu nếu có rầy trên lúa để tránh phát tán truyền bệnh sang ruộng khác.
HÌNH ẢNH VỀ BỆNH VÀNG LÙN, LÙN XOẮN LÁ
RUỘNG LÚA BỊ VÀNG LÙN, LÙN XOẮN LÁ
Ruộng bị bệnh nặng, cây lúa bị lùn xuống, đẻ nhiều nhánh, có những đốm gỉ sắt trên bản lá vàng, lá bị xoắn, rách mép lá, gân lá nổi u, cục; lá đòng ngắn, lúa không trỗ được hoặc trỗ nhưng bông ngắn, tỷ lệ lép cao.
5.Bệnh khô vằn hại ngô
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra, gây hại trên lá, bẹ, bắp. Bệnh xuất hiện quanh năm, nhất là vụ hè thu. Bệnh thường gây hại trên những ruộng trồng dày, ít thông thoáng, bón nhiều đạm cây tốt lớp, yếu ớt, những ruộng trồng ngô chuyên canh liên tục, hoặc trồng trên đất trồng lúa vụ trước đã bị bệnh khô vằn...
Muốn phòng trừ bệnh có hiệu quả, cần áp dụng kết hợp nhiều biện pháp hợp lý, đồng bộ trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp sớm ngay từ đầu vụ.
Làm vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch tàn dư cây bệnh từ vụ trước. Cày bừa, xới đất kỹ để chôn vùi hạch nấm, hạn chế sức sống của chúng.
Gieo trồng ngô với mật độ hợp lý theo yêu cầu của từng giống, tỉa định cây sớm, làm sạch cỏ dại trong ruộng để ruộng ngô luôn được thông thoáng, hạn chế độ ẩm cao trong ruộng ngô.
Không nên bón quá nhiều phân đạm, nên bón cân đối và hợp lý giữa đạm, lân, kali để cây ngô sinh trưởng khoẻ, hạn chế sự xâm nhiễm bệnh và có sức chống đỡ với bệnh tốt hơn.
Nếu ruộng thường xuyên bị bệnh gây hại nặng, nên luân canh một vài vụ với những loại cây trồng ít bị bệnh khô vằn như: các loại rau trồng cạn (hành, ngò, ớt) hoặc rau trồng nước (rau muống, rau cần...)
Khi phát hiện có bệnh, dùng một vài loại thuốc sâu để phun xịt như: Validacin 3L, Validan 3DD hoặc 5DD, Folicur 250EW, Cozol 250EC, Vicuron 25BTN, Rovral 50WP hay 500WG...
6.Bệnh đốm lá ngô
Bệnh này là do hai loại nấm gây ra, đó là: Helminthosporium maydis gây ra bệnh đốm lá nhỏ và H.turcicum gây ra bệnh đốm lá lớn. Hai loại nấm này gây hại khá phổ biến ở các vùng trồng ngô của nước ta, đặc biệt ở những ruộng không có sự đầu tư thâm canh, ruộng đất xấu, đất trũng hay bị úng nước, ruộng có kết cấu thịt nặng, chặt, dễ đóng vàng, hoặc những ruộng thường xuyên bị thiếu nước... làm cho cây ngô sinh trưởng kém, còi cọc, không phát triển được. Trong điều kiện thời tiết có nhiệt độ và độ ẩm không khí tương đối cao dễ làm cho bệnh phát sinh, phát triển và gây hại nặng, nhất là sau khi cây ngô trỗ cờ trở đi.
Bệnh đốm lá nhỏ.
Ban đầu vết bệnh chỉ nhỏ như mũi kim, màu hơi vàng, sau đó phát triển dần thành hình tròn hoặc bầu dục nhỏ có chiều dài khoảng 5-6mm và chiều rộng khoảng 1-1,5mm, màu nâu hoặc hơi xám, có viền nâu đỏ xung quanh, nhiều khi vết bệnh có quầng vàng. Ngoài lá, bệnh còn tấn công và gây hại trên cả bẹ lá (thân cây) và hạt. Bệnh có thể phát sinh rất sớm ngay từ khi cây ngô mới ra được 2-3 lá, nhất là trên những chân ruộng đất xấu hoặc thiếu chăm sóc làm cho cây ngô sinh trưởng kém và có thể kéo dài đến khi thu hoạch.
Bệnh đốm lá lớn.
Vết bệnh dài và có dạng hình thoi, màu nâu hoặc xám bạc, không có quầng vàng. Thông thường vết bệnh dài khoảng 5-15mm, rộng khoảng 2-4mm, đôi khi cũng có những vết dài khoảng 5-10cm. Nếu nặng nhiều vết hòa lẫn với nhau làm cho cả phiến lá khô táp, khi gặp gió to dễ bị rách tươm ở đầu chót lá. Bệnh thường xuất hiện trước tiên ở những lá già phía dưới, sau đó lan dần lên những lá phía trên, đôi khi cũng thấy bệnh xuất hiện trên cả những lá bắp. Khác với bệnh đốm lá nhỏ, bệnh đốm lá lớn thường phát sinh trễ hơn, từ khi cây ngô đã có 7-8 lá trở đi.
Một số biện pháp phòng trừ :
- Trước hết phải chọn những chân đất có hệ thống tưới tiêu tốt để đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa, đồng thời có đủ nguồn nước để chủ động tưới cho ngô trong mùa khô, tạo cho cây ngô luôn sinh trưởng và phát triển thuận lợi.
- Không nên trồng ngô ở những loại đất thịt nặng, rẽ, bí; nên trồng trên những chân đất thịt nhẹ hoặc cát pha.
- Sau mỗi vụ thu hoạch cần thu gom những tàn dư của cây ngô rồi đưa ra khỏi ruộng. Trước khi gieo trồng vụ ngô sau cần cày, bừa, xới ruộng kỹ để chôn vùi tàn dư cây bệnh còn sót lại trên ruộng xuống lớp đất sâu để tiêu diệt nguồn bệnh ban đầu truyền cho vụ sau.
- Cần tập trung đầu tư thâm canh cao cho ruộng ngô, nhất là phải bón phân và tưới nước đầy đủ để cây ngô luôn sinh trưởng và phát triển tốt, từ đó sẽ hạn chế bớt sự phát sinh, phát triển và gây hại của bệnh. Đây là một biện pháp canh tác hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh, cần phải được coi trọng và đầu tư đúng mức.
- Với những ruộng bị bệnh có thể sử dụng một trong những loại thuốc sau đây để phun xịt: Tilt super 300EC; Kumulus 80DF; Microthiol special 80WP; Dizeb-M45 80WP, Mannozeb 80WP... (về liều lượng và cách sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn có in trên vỏ bao bì).
- Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp, mà ruộng ngô vẫn bị bệnh nhiều, tốt nhất nên luân canh với một số loại rau màu khác, để tạm thời cắt đứt cầu nối của bệnh cho các vụ ngô sau. Sau một vài vụ luân canh thì lại tiếp tục trồng ngô trở lại.
7.Bệnh gỉ sắt :thường gặp ở nhiều loài cây trồng như bắp, cà phê ,hoa hồng
Triệu chứng:
Ở trên lá có 1 chấm nhỏ màu vàng ,vết bệnh = 0,3 - 1,2 mm. Về sau vết bệnh có màu vàng trong sẽ nổi lên trên mặt lá và chuyển qua màu vàng nâu. Biểu bì là chỗ vết bệnh sẽ nứt ra, bên trong có lớp bột màu vàng, màu gạch bào tử hạ. Trên 1 diện tích lá có nhiều ổ bào tử hạ mọc chi chích gần nhau, liên kết với nhau tạo thành 1 vết lớn hình góc cạnh không đều giai đoạn cuối cùng lá vàng -> vàng nâu và khô rụng hàng loạt.
Nhìn tổng quát lá bệnh có màu vàng -> giảm hàm lượng diệp lục (dễ lầm với bệnh sương mai nhưng nó có 1 lớp mịn ở mặt dưới lá.
Quy luật biến động:
Bào tử hạ có màu vàng hình tròn hoặc hình trứng, có gai nhỏ, kích thước 20,3 x 27m Nẫy mầm ở T0 = 20 - 250C, T0 > 300C & T0 300C, thời gian tiềm dục không ổn định, vết bệnh hình thành không rõ.
Bào tử hạ tồn tại trên cây trồng rất lâu, ở trong đất và trên hạt giống. Ở miền Nam không gặp bào tử đông.
Bệnh gỉ sắt xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây ra hoa. Xuất hiện phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây khi có 2 lá kép đến chín (khi mới mọc đến bắt đầu ra hoa bệnh nhẹ hơn từ khi ra hoa đến trái chín).
Biện pháp phòng trị:
- Luân canh với lúa nước.
- Hạt giống không bệnh. Xử lý hạt bằng HgCl2 Serazan.
- Phun thuốc khi cây mới chớm bệnh: Bordeaux, Benlate, Kitazin, Validacin, Dithane.
- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư.
- Phun với chu kỳ 1-2 lần trước khi ra hoa, cây ra hoa không được phun
Bệnh gỉ sắt ở cà phê và bắp ngô
Bệnh gỉ sắt ở mít
8. Bệnh chết cây con (Bệnh lở cổ rễ, bệnh thối gốc)
- Do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng và trong đất dưới dạng sợi và hạch nấm. Hạch nấm có thể sống trong nước hàng năm. Gặp điều kiện thích hợp, hạch có thể mọc ra các sợi nấm xâm nhập vào gốc cây chổ giáp mặt đất.
- Nấm xâm nhập vào cổ rễ cây con làm thối cổ rễ, cổ rễ teo nhỏ lại, vết bệnh màu nâu đen, lá vẫn còn xanh sau héo dần, cây ngã ngang và chết.
- Bệnh thường phát sinh gây hại từ khi cây mới mọc đến khi có 1-2 lá thật.
Phòng trị :
- Vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng.
- Phun thuốc ướt đẫm vào gốc cây con :
+ Carbenda 50SC, Bavistin 50FL : 5-10 ml/bình 8 lít
+ Vali 5DD : 20-25 ml/bình 8 lí
9.Bệnh nấm hồng ở cà phê
Nguyên nhân:
Do thiếu chất đề kháng
Biện pháp phòng trừ:
Nhổ bỏ cây bệnh tránh để lây lan các cây khác
Phun thuốc hóa học
10.Bệnh loét cam quýt,chanh
Bệnh lây lan chủ yếu qua gió mưa, dụng cụ làm vườn, động vật, chim, con người qua tay chân, quần áo, tấn công mạnh vào mùa mưa hay những vườn áp dụng biện pháp tưới phun trên tán lá. Bệnh có lẽ có nguồn gốc từ Đông Nam Á, là nơi xuất phát điểm của cây có múi, bệnh lây lan trên hơn 30 nước trồng cây có múi ở Châu Á, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Nam Mỹ và USA. Bệnh đã trở thành dịch lớn ở nhiều nước như: Argentina, Úc, Brazil, Oman, Á Rập Saudi, đảo Reunion, USA, và Uruguay và nó trở thành đối tượng kiểm dịch quan trọng.
Trong các giống cây có múi, loét nhiễm nặng nhất trên giống bưởi chùm, các giống thuộc nhóm cam mật như Hamlin, Pineapple, và Navel, chanh giấy (Mexican limes), chanh tàu, và cam ba lá.
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas axonopodis pv. citri (tên củ là X. campestris pv. citri.)
Triệu chứng bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:
Triệu trứng bệnh loét trên trái
Cam, quýt thuộc nhóm cây có múi. Trong nhóm cây này, bên cạnh những loại sâu bệnh thường gặp như vẽ bùa, rệp sáp, nhện đỏ, sâu xanh ăn lá, rầy chổng cánh, bệnh loét cũng là đối tượng gây hại phổ biến.
Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestric pv. citri gây ra, thường tấn công gây hại các bộ phận non của cây.
Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua các khí khổng hoặc những vết thương cơ giới. Khi đã xâm nhập được vào bên trong, vi khuẩn sinh sản rất nhanh trong các tổ chức mô cây.
Ban đầu, vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ sũng nước, màu xanh tối, rồi chuyển dần sang màu vàng nâu. Do tác động sinh hóa làm cho tế bào của cây phân chia rối loạn tạo thành các vết loét sần sùi màu nâu nhạt, mọc nhô lên khỏi mặt lá, cành non; xung quanh vết bệnh có quầng vàng. Nếu bị hại nặng có thể làm cho lá bị vàng, rụng sớm, khiến cây còi cọc, suy yếu. Cành có thể bị khô và chết.
Biện pháp phòng ngừa
- Không chiết nhánh ở cây đã bị bệnh để làm giống, không trồng cây con đã nhiễm bệnh.
- Thiết kế liếp trồng hình mai rùa để thoát nước tốt trong mùa mưa, hạn chế ẩm ướt trong vườn.
- Không trồng quá dày, để vườn luôn thông thoáng.
- Bón cân đối giữa đạm, lân và kali, bón nhiều phân hữu cơ hoai mục để tăng cường sức chống đỡ bệnh cho cây. Khi cây đã bị bệnh nên bón thêm kali.
- Thường xuyên cắt bỏ và thu gom những bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy.
- Áp dụng những biện pháp thích hợp để phòng trị côn trùng gây hại trên cây cam, quýt, đặc biệt là sâu vẽ bùa.
- Khi cây đã bị bệnh, tránh tưới nước theo kiểu phun mưa để hạn chế bệnh lây lan từ tầng trên xuống tầng dưới của cây.
- Ở những vườn thường bị bệnh gây hại, cần dùng một trong những loại thuốc như: Saipan 2L, New Kasuran 16.6BTN, Dipomate 80WP hoặc 430SC, Viben-C 50BTN, COC 85WP, Starner 20WP... để phun xịt lúc cây đang phát triển lá non. Từ khi cây đậu trái cho đến khi thu hoạch, định kỳ 15-20 ngày phun một lần.
Với những vườn đang bị hại nhiều có thể dùng một trong các loại thuốc như: Saipan 2L, Kasumin 2L... để phun trị bệnh
11.Bệnh thán thư
Bệnh này gây hại nghiêm trọng trên lá, hoa và trái , chúng nhiễm trên hầu hết các giống trái, lá cây non khi chuyển từ màu đồng sang xanh sáng là giai đoạn mẫn cảm nhất, cuống lá cũng nhiễm dẫn đến hiện tượng rụng sớm. Trong trường hợp nhiễm nặng, toàn bộ chồi nhiễm bị cháy và chết khô, nhất là gặp lúc thời tiết ẩm.
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides và C. acutatum gây ra.
Nấm C. gloeosporioides cần ẩm độ cao cho sự xâm nhiễm, bào tử nấm có thể dễ dàng nẩy mầm trong nước sau đó tạo nên các giác bám và tiến hành xâm nhiễm.
Triệu chứng bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển
Bệnh bắt đầu bằng những đốm màu vàng nâu nhỏ trên toàn bộ bề mặt lá, trái, sau đó chuyển sang nâu phát triển lan rộng ra có thể là những đốm tròn hay bất định.
Bệnh thán thư ở xoài
Dưới điều kiện ẩm ướt chúng liên kết lại thành những đốm lớn. Những đốm này có tâm màu nâu sáng đến nâu xám được bao bọc bởi rìa màu nâu đen và hơi có quầng màu xanh vàng. Trong điều kiện khô ráo, những vết bệnh trở nên khô và rơi xuống tạo thành những lỗ hỏng trên lá.
Trên trái, vết bệnh có thể bị nứt giữa các mãng liên kết trong điều kiện ẩm độ cao, trên những vết bệnh có khối các bào tử nấm màu hồng. Nếu có những đợt mưa trong quá trình sinh trưởng của trái, thì vết bệnh tạo thành từng dãy chảy dọc xuống gọi là tear-staining. Khi mưa dứt, có thể những giọt này chảy xuống theo trái và đọng lại ở phần cuối trái làm cho bệnh nhiễm trên phần này.
Phòng trừ
Có thể kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để phòng trừ bệnh một cách có hiệu quả. Trong đó bao gồm:
Biện pháp canh tác
Đào mương lên líp (luống): Tuỳ theo độ cao của đất mà thiết kế líp đôi hay líp đơn, sao cho đảm bảo hơn mực nước ở thời điểm cao nhất là 20 cm.
Trồng cây chắn gió: Nên phối hợp với hệ thống bờ bao đối với vùng có nguy cơ ngập nước và trồng cây chắn gió đối với những vùng chuyên canh có diện tích tương đối lớn.
Mật độ và khoảng cách trồng: Nên trồng với mật độ vừa phải để tạo sự thông thoáng trong vườn, sau đây là một số ví dụ về khoảng cách và mật độ trồng áp dụng cho ĐBSCL
Bệnh thán thư ở đậu
Bệnh thán thư dưa hấu
Bệnh thán thư ớt
12. Bệnh chết nhanh:
Nguyên nhân: do hạ giống không được sử lí kĩ, do thời tiết.
Biện pháp phòng trừ:
Sử lí hạt giống, gieo gò, chọn lọc những cây to khỏe
Bệnh chết nhanh ở cà và đậu
13.Bệnh nhiễm tuyến trùng
Nguyên nhân:
do nhiễn virut.
Biện pháp phòng trừ:
Xử lí đất trước khi trồng
Nhổ bỏ tráng để lây lan các cây khác
Phun thuốc hóa hoc
14.Bệnh Phấn Trắng ở Bầu Bí
Nguyên nhân: do nấm Oidium sp.
Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch.
- Ngắt bỏ các lá bị bệnh nặng.
- Phun thuốc ngừa hoặc khi bệnh chớm xuất hiện
Sử dụng các loại thuốc bột có lưu huỳnh như Kumulus, Okesulfulac có thể ngăn chặn được sự phát triển của bệnh
15. Bệnh nứt thân chảy nhựa (Bệnh bả trầu, bệnh chạy dây)
- Do nấm Mycosphaerella melonis gây ra. Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh, lây lan bằng bào tử. Thời tiết nóng và mưa nhiều thích hợp cho bệnh phát triển.
- Bênh gây hại chủ yếu trên thân, đôi khi trên lá và cuống quả. Trên thân vết bệnh lúc đầu là đốm hình bầu dục, màu xám trắng, kích thước 1-2 cm, vết bệnh hơi lõm, làm khuyết một bên thân hay nhánh. Trên vùng bệnh, nhựa màu nâu đỏ ứa ra thành giọt, sau đổi thành màu nâu sẫm và khô cứng lại. Bệnh nặng làm thân cây bị nứt thành vệt dài và chảy nhựa nhiều hơn, trên đó có những hạt nhỏ màu đen (các ổ bào tử nấm), cả cây có thể bị khô chết.
- Trên lá, đốm bệnh không đều đặn và lan rộng dần, có màu nâu xám nhạt. Bệnh thường xuất hiện từ bìa lá lan vào theo những mảng hình vòng cung, trên đó có các ổ bào tử màu đen, lá bị cháy, khô rụng.
- Trên cuống quả, triệu chứng bệnh giống như trên thân, có thể nứt và chảy nhựa, quả nhỏ hoặc
File đính kèm:
- bao_cao_thuc_te_bao_ve_thuc_vat.doc