Từ lâu, vấn đề học sinh học yếu kém các môn văn hóa là hiện tượng phổ biến ở các trường phổ thông, trong đó có môn Ngữ Văn. Hiện tượng nầy là câu hỏi nhức nhối đặt ra cho nhà trường đặc biệt trong kì thi Tốt nghiệp THPT và là niềm trăn trở khôn nguôi cho những giáo viên dạy môn Ngữ Văn. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà Sở Giáo Dục Đào Tạo An Giang đặt ra cho Hội Đồng Bộ Môn Ngữ Văn năm học 2012-2013 là phải chú trọng hơn nữa đối tượng học sinh yếu kém.
Trong nhiều năm chấm bài làm văn của học sinh lớp mình dạy, nhất là chấm bài ở kì thi Tốt nghiệp hằng năm, môn Ngữ Văn vẫn tồn tại học sinh yếu kém, mà chủ yếu không biết phân tích thơ.
Qua nhiều lần chấm bài, trao đổi với đồng nghiệp và cả học sinh, chúng tôi thấy giáo viên chưa thực dạy sâu sát kĩ năng làm văn cho các em, các em nắm tác phẩm còn lơ mơ, hiểu sai lệch, ngôn ngữ diễn đạt thô thiển, quá nôm na, không một chút nghệ thuật. Đặc biệt tiết trả bài còn sơ sài, giáo viên phê chung chung nên học sinh chưa nhận ra ưu điểm và khuyết điểm bài làm của mình. Các em không biết mình sai cái gì và nếu có sửa thì sửa ra sao. Do đó các em vẫn còn nhận thức mù mờ về kiến thức và kĩ năng làm văn của mình
Thơ là tiếng nói tình cảm, được tổ chức rất đặc biệt, rất tinh tế, có giá trị nghệ thuật. Khác lời nói bình thường, thơ là tín hiệu thẩm mỹ, có cấu trúc tinh vi. Bởi thế, cảm nhận thơ ca không phải đơn giản, nhất là đối với học sinh yếu kém. Nhưng nói thế, không có nghĩa là không có cách để tìm hiểu thơ.
Trong giới thuyết của đề tài sáng kiến, cần phân biệt diễn xuôi thơ và diễn ý thơ. Diễn ý thì biết ý thơ mới diễn, còn diễn xuôi thơ thì không biết ý nên vin vào câu thơ mà diễn. Chẳng hạn như ví dụ đoạn viết sau của một học sinh:
“Đất nước có trong câu chuyện cổ tích mẹ thường hay kể, trong miếng trầu bà ăn. Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc, tóc mẹ bới sau đầu, cha mẹ thương nhau gừng cay muối mặn, cái kèo cái cột thành tên.Đất Nước có từ ngày đó”
Rõ ràng, đoạn văn cho ta thấy học sinh không biết nội dung thơ, chứ đừng nói đến nghệ thuật thơ nữa. Sự diễn xuôi thơ nầy khá phổ biến đối với học sinh yếu kém. Học sinh không hiểu thơ nên gặp phân tích thơ cứ thế mà tán ra cho thành đoạn, dẫn tới điểm kém.
Song thực tế việc diễn xuôi thơ biến tướng rất phức tạp. Có lúc diễn xuôi thơ, có lúc nửa hiểu thơ nửa diễn xuôi, có lúc pha trộn nhiều cách hiểu nhầm lẫn. Chẳng hạn, khi phân tích đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, đa số học sinh yếu kém làm như sau:
- “Tre là hình ảnh thể hiện sự đoàn kết, vì chẳng bao giờ thấy tre mọc riêng lẻ như loại cây khác như dừa, cây bàng, cây phượng.bao giờ cũng mọc thành bụi lớn muốn nhổ bỏ hiển nhiên là điều khó khăn, một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao”
- Truyện cổ tích mà đứa trẻ nào cũng biết. Miếng trầu bắt đầu cho mọi việc và đất nước đã có trước miếng trầu bây giờ mà bà ăn. “Gừng cay muối mặn” là hai nguyên liệu không thiếu của bữa ăn. Người ta cực khổ mới ăn gừng quá cay, muối quá mặn mà lại còn ăn. Đến khi gừng muối không còn vị thì lúc đó tình cảm vợ chồng mới hết. Bới tóc để làm việc gọn gàng hơn. Một nắng hai sương nói lên người dân phải thức sớm khi trời còn sương, đến nắng cả buổi trưa và đêm đêm khi sương xuống lại say, giã, giần, sàng.
Từ thực tế trên, đề tài xin đưa ra một số giải pháp để hạn chế diễn xuôi thơ cho học sinh yếu kém:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8189 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp giúp học sinh lớp 12 tránh diễn xuôi khi phân tích thơ - Trường THPT Thủ Khoa Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 12
TRÁNH DIỄN XUÔI KHI PHÂN TÍCH THƠ
Võ Đình Hóa - THPT Thủ Khoa Nghĩa
Từ lâu, vấn đề học sinh học yếu kém các môn văn hóa là hiện tượng phổ biến ở các trường phổ thông, trong đó có môn Ngữ Văn. Hiện tượng nầy là câu hỏi nhức nhối đặt ra cho nhà trường đặc biệt trong kì thi Tốt nghiệp THPT và là niềm trăn trở khôn nguôi cho những giáo viên dạy môn Ngữ Văn. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà Sở Giáo Dục Đào Tạo An Giang đặt ra cho Hội Đồng Bộ Môn Ngữ Văn năm học 2012-2013 là phải chú trọng hơn nữa đối tượng học sinh yếu kém.
Trong nhiều năm chấm bài làm văn của học sinh lớp mình dạy, nhất là chấm bài ở kì thi Tốt nghiệp hằng năm, môn Ngữ Văn vẫn tồn tại học sinh yếu kém, mà chủ yếu không biết phân tích thơ.
Qua nhiều lần chấm bài, trao đổi với đồng nghiệp và cả học sinh, chúng tôi thấy giáo viên chưa thực dạy sâu sát kĩ năng làm văn cho các em, các em nắm tác phẩm còn lơ mơ, hiểu sai lệch, ngôn ngữ diễn đạt thô thiển, quá nôm na, không một chút nghệ thuật. Đặc biệt tiết trả bài còn sơ sài, giáo viên phê chung chung nên học sinh chưa nhận ra ưu điểm và khuyết điểm bài làm của mình. Các em không biết mình sai cái gì và nếu có sửa thì sửa ra sao. Do đó các em vẫn còn nhận thức mù mờ về kiến thức và kĩ năng làm văn của mình
Thơ là tiếng nói tình cảm, được tổ chức rất đặc biệt, rất tinh tế, có giá trị nghệ thuật. Khác lời nói bình thường, thơ là tín hiệu thẩm mỹ, có cấu trúc tinh vi. Bởi thế, cảm nhận thơ ca không phải đơn giản, nhất là đối với học sinh yếu kém. Nhưng nói thế, không có nghĩa là không có cách để tìm hiểu thơ.
Trong giới thuyết của đề tài sáng kiến, cần phân biệt diễn xuôi thơ và diễn ý thơ. Diễn ý thì biết ý thơ mới diễn, còn diễn xuôi thơ thì không biết ý nên vin vào câu thơ mà diễn. Chẳng hạn như ví dụ đoạn viết sau của một học sinh:
“Đất nước có trong câu chuyện cổ tích mẹ thường hay kể, trong miếng trầu bà ăn. Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc, tóc mẹ bới sau đầu, cha mẹ thương nhau gừng cay muối mặn, cái kèo cái cột thành tên...Đất Nước có từ ngày đó”
Rõ ràng, đoạn văn cho ta thấy học sinh không biết nội dung thơ, chứ đừng nói đến nghệ thuật thơ nữa. Sự diễn xuôi thơ nầy khá phổ biến đối với học sinh yếu kém. Học sinh không hiểu thơ nên gặp phân tích thơ cứ thế mà tán ra cho thành đoạn, dẫn tới điểm kém.
Song thực tế việc diễn xuôi thơ biến tướng rất phức tạp. Có lúc diễn xuôi thơ, có lúc nửa hiểu thơ nửa diễn xuôi, có lúc pha trộn nhiều cách hiểu nhầm lẫn. Chẳng hạn, khi phân tích đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, đa số học sinh yếu kém làm như sau:
- “Tre là hình ảnh thể hiện sự đoàn kết, vì chẳng bao giờ thấy tre mọc riêng lẻ như loại cây khác như dừa, cây bàng, cây phượng...bao giờ cũng mọc thành bụi lớn muốn nhổ bỏ hiển nhiên là điều khó khăn, một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao”
- Truyện cổ tích mà đứa trẻ nào cũng biết. Miếng trầu bắt đầu cho mọi việc và đất nước đã có trước miếng trầu bây giờ mà bà ăn. “Gừng cay muối mặn” là hai nguyên liệu không thiếu của bữa ăn. Người ta cực khổ mới ăn gừng quá cay, muối quá mặn mà lại còn ăn. Đến khi gừng muối không còn vị thì lúc đó tình cảm vợ chồng mới hết. Bới tóc để làm việc gọn gàng hơn. Một nắng hai sương nói lên người dân phải thức sớm khi trời còn sương, đến nắng cả buổi trưa và đêm đêm khi sương xuống lại say, giã, giần, sàng...
Từ thực tế trên, đề tài xin đưa ra một số giải pháp để hạn chế diễn xuôi thơ cho học sinh yếu kém:
1. Học sinh cần nắm cảm hứng sáng tác của bài thơ
Cảm hứng sáng tác là hứng khởi để nhà thơ sáng tác. Nó chí phối mạch thơ, là mạch máu của bài thơ. Nội dung và nghệ thuật bài thơ đều ảnh hưởng lớn đến cảm hứng sáng tác. Có thể nói nắm được cảm hứng bài thơ thì nắm được cốt lõi nội dung của bài thơ đó. Chẳng hạn biết được cảm hứng bi tráng trước hiện tượng thiên tài văn hóa Gacia Lorca bị hủy hoại, sự tổn thương cho cái đẹp bị hủy diệt là nguồn cảm hứng cho Thanh Thảo sáng tác nên bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” thì học sinh sẽ phân tích thơ ít diễn xuôi. Do các em biết một phần nội dung của bài thơ từ cảm hứng chủ đạo.
Chính hiểu cảm hứng sáng tác giúp học sinh phân tích thơ không còn diễn xuôi thơ nữa.
2. Học sinh cần nắm hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
Hoàn cảnh sáng tác không thuộc nội dung bài thơ, nhưng cung cấp cho ta ngữ liệu cần thiết để hiểu rõ thấu đáo bài thơ. Hoàn cảnh sáng tác cho ta biết rõ thời gian, bối cảnh lịch sử xã hội, văn hóa, để hiểu rõ tâm thế của nhà thơ khi sáng tác.
Chẳng hạn, hiểu rõ hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến, học sinh có thể viết:
“Mở đầu bài thơ nói về Tây Tiến là chiến sĩ kháng chiến chống Pháp. Họ chiến đấu vào những năm 1948 rất gian khổ ở trong rừng. Mà trong rừng có dòng sông Mã dữ dội nên nhà thơ rất nhớ :
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”( bài làm học sinh)
Rõ ràng đoạn văn trên của hoc sinh có dính một phần hoàn cảnh sáng tác, chứng tỏ em cũng hiểu bài thơ và khó khi cho rằng đây là đoạn văn diễn xuôi thơ. Tuy đoạn văn nầy là không hay.
3. Học sinh cần nắm vị trí đoạn thơ, nội dung đoạn thơ
Khi phân tich một đoạn thơ ta không chỉ hiểu nội dung cả bài thơ như một chỉnh thể nghệ thuật, mà còn hiểu vị trí đoạn thơ của mình nằm ở đâu trong bố cục bài thơ. Nó rất quan trọng vì giúp học sinh từ đó hiểu rõ hơn nội dung đoạn thơ mình phân tích, tránh diễn xuôi thơ vì không hiểu nội dung đoạn thơ.
4. Học sinh phải hiểu từ ngữ để hiểu ngôn từ thơ
Học sinh phải hiểu từ ngữ tiếng Việt, nhất là từ Hán Việt để hiểu ngôn từ thơ. Cho nên tốt nhất là học sinh phải có từ điển tiếng Việt. Dù ngôn ngữ thơ là sáng tạo, hàm ẩn, đa nghĩa, lạ hóa...nhưng cũng xuất phát từ nghĩa gốc mà ra. Nên hiểu từ là hiểu nội dung của từ, từ đó mà hiểu nội dung câu thơ. Dĩ nhiên, thơ không chỉ có nội dung mà còn thể hiện sắc thái tu từ, biểu cảm của nó nữa.
Cho nên giáo viên phải rèn luyện học sinh phát hiện và nhận xét, phân tích từ ngữ hay trong câu thơ, đoạn thơ và bài thơ. Chẳng hạn tại sao Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến dùng “nhớ chơi vơi” (mà không nhớ da diết…), tại sao dùng “dáng kiều thơm”(mà không dùng dáng kiều đẹp…), tại sao dùng “Kìa em xiêm áo tự bao giờ” (mà không dùng Kìa em quần áo tự bao giờ)…
Vì không hiểu nghĩa từ ngữ nên một em đã diễn đạt như sau:
5. Biết phân tích những biện pháp nghệ thuật.
Có nhiều biện pháp để triển khai các bài tập này, trong đó việc trang bị và củng cố thường xuyên cho các em các phương tiện và biện pháp tu từ đóng một vai trò khá quan trọng. Bởi phân tích thơ quan trọng nhất là hình thức nghệ thuật. Giáo viên cần chỉ ra yếu tố nghệ thuật nào trong câu thơ cho học sinh nắm bắt là rất quan trọng.
Hiểu rõ nghệ thuật một học sinh đã cảm nhận thơ khá hay:
“Rời Tây Tiến đi nhận nhiệm vụ khác, lòng Quang Dũng lâng lâng, da diết nhớ Tây Tiến. Nỗi nhớ của người đi đối với nơi mình đã gắn bó một thời bật lên thành một lời gọi (cảm thán):
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Điệp từ “nhớ”, - một nỗi nhớ ngập tràn, liên tục. Hình ảnh “nhớ chơi vơi” là một nỗi nhớ “trơ trọi giữa một khoảng rộng không bám víu vào đâu”, là một nỗi nhớ mông lung, không dừng lại hẳn ở một điểm một nơi nào cụ thể, do đó, nó lâng lâng và miên man từ cái này, chuyện này sang cái khác, chuyện khác.”
Giáo viên cẩn rèn luyện học sinh phát hiện và nhận xét, phân tích hình ảnh hay trong câu thơ. Bởi tứ thơ hình thành từ cảm xúc và hình ảnh thơ. Nên hiểu hình ảnh thơ là hiểu cả nội dung và nghệ thuật thơ.
Cảm thụ văn chương không phải dễ dàng vì hình tượng văn học đa nghĩa, bí ẩn. Văn chương là cách nói độc đáo, khác thường, mang cá tính nhà văn, mang quan niệm thẩm mĩ của nhà văn qua khúc xạ của cuộc đời. Bởi thế, để viết văn hay rất khó nhưng để hiểu văn thơ mà viết thành đoạn văn rõ ràng thì không phải không có cách.
Kinh nghiệm hướng về học sinh yếu kém nên khả năng ứng dụng rộng rãi cho giáo viên ở tất cả lớp. Bởi vì lớp học nào bình thường cũng có một số lượng học sinh không nhỏ học yếu môn văn. Đối tượng nầy, ta nói trừu tượng xa xôi, sâu sắc quá thì không hiệu quả, mà cần có biện pháp hết sức cụ thể, bằng những nhiệm vụ cụ thể, thì các em sẽ làm việc có hiệu quả hơn.
Châu Đốc, ngày 05 tháng 3 năm 2013
File đính kèm:
- 4.Tham luận THPT Thủ Khoa Nghĩa.DOC