Trong dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học nói chung, dạy Tập đọc nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Nếu nói bậc Tiểu học là nền tảng để học sinh có điều kiện học tiếp lên các bậc cao hơn, thì dạy tập đọc có vị trí then chốt để học sinh có kĩ năng sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ, trau dồi ngôn ngữ, bồi dưỡng vốn kiến thức về đời sống, giúp các em có cơ sở để học tốt các môn học khác.
Một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc và viết. Biết đọc, biết viết là cả một thế giới mở ra trước mắt các em. Ngay từ những ngày đầu trẻ cắp sách tới trường việc dạy và hình thành, rèn luyện, phát triển các kĩ năng: nghe - nói - đọc viết cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi thầy cô. Trong đó dạy đọc có ý nghĩa to lớn. Nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với trẻ. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ để học tập. Nó là một kĩ năng không thể thiếu được của con người.
Với chương trình Tiểu học mới, môn Tiếng Việt nói chung và yêu cầu luyện đọc cho học sinh nói riêng đã được quan tâm đúng mức. Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ và đặc điểm riêng. Tập đọc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc - nghe - nói. Cũng như ở các lớp dưới, thông qua hệ thống bài đọc và những câu hỏi tìm hiểu bài, phân môn Tập đọc lớp 4 cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học, chú ý đến yêu cầu biểu cảm. Phân môn Tập đọc ở lớp 4 với mục đích giúp học sinh biết cách đọc các loại văn bản hành chính, khoa học, báo chí, văn học,. phù hợp với thể loại và nội dung văn bản, thể hiện được tình cảm, thái độ của tác giả, giọng điệu của nhân vật. Học hết lớp 4 học sinh cần đạt được yêu cầu cơ bản đọc có biểu cảm đoạn văn, đoạn thơ và đến lớp 4 yêu cầu đọc diễn cảm bắt đầu được đề ra. Song làm thế nào để học sinh đọc diễn cảm tốt sẽ giúp học sinh hiểu bài văn, bài thơ một cách sâu sắc, đọc diễn cảm tốt sẽ giúp cho các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn? Đặc biệt với năm học này - năm học triển khai trưng trinh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm như thế nào để đáp ứng được yêu cầu quan trọng của phân môn Tập đọc nói chung và yêu cầu của việc luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 nói riêng, trong khi việc tiếp cận với chương trình mới vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và vướng mắc?
Thực tế giảng dạy cho thấy, vì mới là năm thứ hai thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 4 mới nên khi giảng dạy nhiều giáo viên vẫn mới chỉ cố gắng sao cho thực hiện đúng quy trình đã được tập huấn, đảm bảo thời gian của tiết học. Và khi tiến hành chuyên đề hội thảo, hội giảng giáo viên còn có tâm lí "sợ" thiếu thời gian khi thực hiện được đúng quy trình. Trước những khó khăn đó, giáo viên chưa chú ý tới hiệu quả của tiết dạy, chưa thực sự chú ý đến việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh.
Chính vì việc nhận thức được tầm quan trọng của phân môn Tập đọc, tác dụng to lớn của việc đọc diễn cảm trong giờ dạy tập đọc, đồng thời thấy được những khó khăn bỡ ngỡ khi trược tiếp giảng dạy nội dung luyện đọc diễn cảm (yêu cầu, mức độ, quy trình, biện pháp thực hiện đạt hiệu quả.), tôi đã tích cực nghiên cứu tài liệu, đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp và đã đạt hiệu quả. Tôi mạnh dạn xin trình bày kinh nghiệm: "Biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4" của mình cùng các đồng chí tham khảo và góp ý kiến.
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9007 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần A: Đặt vấn đề
Trong dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học nói chung, dạy Tập đọc nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Nếu nói bậc Tiểu học là nền tảng để học sinh có điều kiện học tiếp lên các bậc cao hơn, thì dạy tập đọc có vị trí then chốt để học sinh có kĩ năng sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ, trau dồi ngôn ngữ, bồi dưỡng vốn kiến thức về đời sống, giúp các em có cơ sở để học tốt các môn học khác.
Một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc và viết. Biết đọc, biết viết là cả một thế giới mở ra trước mắt các em. Ngay từ những ngày đầu trẻ cắp sách tới trường việc dạy và hình thành, rèn luyện, phát triển các kĩ năng: nghe - nói - đọc viết cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi thầy cô. Trong đó dạy đọc có ý nghĩa to lớn. Nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với trẻ. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ để học tập. Nó là một kĩ năng không thể thiếu được của con người.
Với chương trình Tiểu học mới, môn Tiếng Việt nói chung và yêu cầu luyện đọc cho học sinh nói riêng đã được quan tâm đúng mức. Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ và đặc điểm riêng. Tập đọc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc - nghe - nói. Cũng như ở các lớp dưới, thông qua hệ thống bài đọc và những câu hỏi tìm hiểu bài, phân môn Tập đọc lớp 4 cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học, chú ý đến yêu cầu biểu cảm... Phân môn Tập đọc ở lớp 4 với mục đích giúp học sinh biết cách đọc các loại văn bản hành chính, khoa học, báo chí, văn học,... phù hợp với thể loại và nội dung văn bản, thể hiện được tình cảm, thái độ của tác giả, giọng điệu của nhân vật. Học hết lớp 4 học sinh cần đạt được yêu cầu cơ bản đọc có biểu cảm đoạn văn, đoạn thơ và đến lớp 4 yêu cầu đọc diễn cảm bắt đầu được đề ra. Song làm thế nào để học sinh đọc diễn cảm tốt sẽ giúp học sinh hiểu bài văn, bài thơ một cách sâu sắc, đọc diễn cảm tốt sẽ giúp cho các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn? Đặc biệt với năm học này - năm học triển khai trưng trinh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm như thế nào để đáp ứng được yêu cầu quan trọng của phân môn Tập đọc nói chung và yêu cầu của việc luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 nói riêng, trong khi việc tiếp cận với chương trình mới vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và vướng mắc?
Thực tế giảng dạy cho thấy, vì mới là năm thứ hai thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 4 mới nên khi giảng dạy nhiều giáo viên vẫn mới chỉ cố gắng sao cho thực hiện đúng quy trình đã được tập huấn, đảm bảo thời gian của tiết học. Và khi tiến hành chuyên đề hội thảo, hội giảng giáo viên còn có tâm lí "sợ" thiếu thời gian khi thực hiện được đúng quy trình... Trước những khó khăn đó, giáo viên chưa chú ý tới hiệu quả của tiết dạy, chưa thực sự chú ý đến việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh.
Chính vì việc nhận thức được tầm quan trọng của phân môn Tập đọc, tác dụng to lớn của việc đọc diễn cảm trong giờ dạy tập đọc, đồng thời thấy được những khó khăn bỡ ngỡ khi trược tiếp giảng dạy nội dung luyện đọc diễn cảm (yêu cầu, mức độ, quy trình, biện pháp thực hiện đạt hiệu quả...), tôi đã tích cực nghiên cứu tài liệu, đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp và đã đạt hiệu quả. Tôi mạnh dạn xin trình bày kinh nghiệm: "Biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4" của mình cùng các đồng chí tham khảo và góp ý kiến.
phần B. Giải quyết vấn đề
I. Phạm vi nghiên cứu:
Để tìm hiểu, nghiên cứu tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, tôi tiến hành nghiên cứu:
1. Nội dung, chương trình môn Tiếng Việt Tiểu học nói chung; mức độ, yêu cầu đọc diễn cảm đối với học sinh lớp 4 nói riêng.
2. Nghiên cứu chất lượng giảng dạy nội dung luyện đọc diễn cảm của các lớp khối 4 và lớp mình chủ nhiệm.
II. phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành phối hợp các phương pháp sau:
1. Phương pháp thực nghiệm.
2. Phương pháp thực hành.
3. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
4. Phương pháp đối chứng so sánh kết quả.
5. Phương pháp dạy học hướng tập trung vào học sinh.
Khi sử dụng các phương pháp nghiên cứu này, tôi luôn cố gắng khắc phục nhược điểm của từng phương pháp. Tôi chọn phương pháp dạy học hướng tập trung vào học sinh là phương pháp nghiên cứu chính.
III. điều tra thực trạng - tìm hiểu nguyên nhân:
Qua nghiên cứu, qua thực tế giảng dạy và qua dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy:
a. Điều tra thực trạng:
* Về phía giáo viên:
- Đa số giáo viên nhận thức đúng về vai trò của việc đọc diễn cảm, nắm được yêu cầu, quy trình hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm. Song không ít giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc diễn cảm, vì vậy khi dạy giờ tập đọc giáo viên chưa chú ý đến đọc diễn cảm mà chỉ coi trọng bước luyện đọc, bước tìm hiểu bài, còn phần hướng dẫn đọc diễn cảm còn tiến hành một cách hình thức, qua loa, "lấy lệ". Giáo viên chưa tạo điều kiện cho học sinh luyện đọc.
- Không ít giáo viên lại đưa ra yêu cầu cao hơn đối với học sinh - yêu cầu học sinh đọc diễn cảm, tổ chức thi đọc diễn cảm toàn bài thơ, bài văn, trong khi đối với lớp 4 mới chỉ yêu cầu ở mức độ ban đầu (đọc diễn cảm được một đoạn).
- Bên cạnh đó năm học 2008 - 2009 là năm học thứ tư triển khai chương trình sách giáo khoa lớp 4 mới nhưng vẫn còn một số giáo viên chưa tiếp cận được phương pháp dạy học mới - phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh. Giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng việc đổi mới phương pháp trong quá trình giảng dạy. Giáo viên còn nặng về thuyết trình, giảng dạy theo lối dập khuôn, máy móc - thầy đọc mẫu ra sao, trò đọc như vậy trong khi đó giọng đọc của thầy lại chưa thật hấp dẫn, thậm chí giọng đọc còn chưa thật chuẩn xác, mẫu mực...
- Giáo viên chưa tạo lập được cơ sở vững chắc cho thành công của tiết dạy: chưa đầu tư thích đáng cho việc thiết kế bài giảng, chưa có sự công phu rèn giọng đọc của bản thân, chưa "kế thừa" hiệu quả của hai bước đệm cho đọc diễn cảm tốt: luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Về phía học sinh:
- Chất lượng đọc ở một số học sinh chưa tốt, học sinh đọc còn chậm, sai, ngọng, ấp úng...
- Học sinh còn nhỏ, các em nặng về học vẹt - cô đọc sao trò cố đọc như vậy, chưa biết đọc thế nào cho hay.
- Khả năng cảm thụ văn học của học sinh còn hạn chế, học sinh không có điều kiện đọc nhiều truyện, tranh, báo... Dẫn đến chất lượng đọc diễn cảm chưa cao.
* Về phía gia đình:
- Hoàn cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, chưa có điều kiện cho các em đọc nhiều sách báo...
- Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến chất lượng đọc diễn cảm của các em, nếu có mới chỉ dừng lại ở việc dạy các em đọc to, rõ ràng... chứ chưa hướng các em đọc diễn cảm. Đặc biệt do ảnh hưởng của phương ngữ địa phương (phát âm sai phụ âm l/n), các thành viên trong gia đình chưa chú ý sửa ngọng khi phát âm, dẫn tới các em bị ảnh hưởng về cách phát âm.
Trước thực trạng trên ngay sau khi dạy vài bài đầu tiên, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đọc của lớp 4B.
Đề bài: "Hãy đọc diễn cảm một đoạn văn mà em thích trong bài : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu " Tiếng Việt lớp 4 tập 1 - Trang 15.
Qua khảo sát tôi thu được kết quả như sau:
Số HS
Đọc diễn cảm tốt
Đọc lưu loát bước đầu có diễn cảm
Đọc đúng, chậm...
SL
%
SL
%
SL
%
24
2
8
11
44
11
44
Trước thực trạng trên, tôi đã tích cực nghiên cứu, để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó.
b. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên:
* Về phía giáo viên:
- Một số giáo viên chưa hiểu rõ được tầm quan trọng và chưa đánh giá đúng mức yêu cầu về đọc diễn cảm nên còn coi nhẹ việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh. Trong giờ Tập đọc, giáo viên chủ yếu dành nhiều thời gian chú trọng tới việc luyện đọc đúng và phần tìm hiểu bài cho học sinh, còn phần luyện đọc diễn cảm chỉ dạy lướt qua một cách hình thức.
- Không ít các đồng chí còn áp đặt cách đọc diễn cảm cho học sinh, yêu cầu các em phải đọc như cách đọc mẫu của cô mà giáo viên đọc đôi khi không hay và không diễn cảm bằng giọng đọc của học sinh. Vì thế, giáo viên chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ học Tập đọc. Các em chưa được tự mình phát hiện giọng đọc của các bài văn, bài thơ hay... Dẫn đến khả năng cảm thụ văn học của các em còn rất hạn chế, ngay cả các em học sinh giỏi.
* Về phía học sinh:
- Các em chưa chăm luyện đọc. Lười đọc sách, báo và hay học vẹt.
- Vì còn nhỏ nên trong giờ đọc các em hay bắt chước giọng đọc của cô, của bạn, không tự mình phát hiện giọng đọc...
* Về phía gia đình:
Các em sống ở khu vực nông thôn mà bố mẹ các em hầu hết đều làm trồng trọt nên phần lớn bố mẹ các em rất bận. Có ít thời gian để quan tâm tới việc học tập của con em mình, nhất là rèn đọc diễn cảm cho các em.
IV. Biện pháp thực hiện:
Sau khi xác định được thực trạng của việc hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm, tìm ra nguyên nhân dẫn đến chất lượng đọc diễn cảm chưa cao, tôi đã tiến hành các biện pháp sau:
1. Nghiên cứu nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt 4 nói chung, mục tiêu, nội dung, yêu cầu của luyện đọc diễn cảm đối với học sinh lớp 4 nói riêng.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 được chia làm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị ứng với một chủ điểm. Qua mỗi chủ điểm đặc biệt là qua các bài đọc, sách đem đến cho học sinh những kiến thức bổ ích và lí thú về một lĩnh vực của đời sống, các em được giao tiếp với thiên nhiên, cảm nhận vẻ đẹp của bốn mùa, làm quen với những con vật dễ thương... Các em được mở rộng tầm mắt về thế giới xung quanh, biết yêu quý các dân tộc anh em, biết cảm thông chia sẻ với những cảnh ngộ khó khăn... Tất cả những điều đó tạo thuận lợi rất lớn giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Từ việc cảm thụ tốt ấy, sẽ giúp các em đọc diễn cảm tốt hơn nhiều.
Trên cơ sở nắm vững nội dung, chương trình SGK Tiếng Việt 4, tôi nghiên cứu yêu cầu về đọc diễn cảm đối với học sinh lớp 4.
CTTH (môn Tiếng Việt) ban hành kèm theo quyết định số 43/2001/QĐ-BGD và ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã qui định rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4, trong đó có nội dung tập đọc diễn cảm một bài thơ đã thuộc, một đoạn truyện đã đọc (học hết lớp 4, học sinh cần đạt được yêu cầu cơ bản: đọc có biểu cảm đoạn văn, đoạn thơ). So với lớp dưới, kĩ năng đọc diễn cảm ở lớp 4 mới được đề ra và chỉ ở mức độ ban đầu (đọc diễn cảm được một đoạn), học sinh được luyện tập thực hành từng bước để đáp ứng được yêu cầu cao hơn ở lớp 5 và ở các lớp trên.
2. Phân loại, nắm chắc đối tượng học sinh.
Căn cứ vào kết quả khảo sát, theo dõi quá trình học trên lớp, tôi tiến hành phân loại học sinh theo các nhóm:
+ Học sinh đọc diễn cảm tốt: 5 em.
+ Học sinh đọc lưu loát, bước đầu có diễn cảm: 7 em.
+ Học sinh đọc đúng, chưa diễn cảm: 8 em.
+ Học sinh đọc còn chậm, sai, ngọng: 4 em.
Nắm được chất lượng học sinh ngay từ đầu năm sẽ giúp tôi dạy sát đối tượng, giúp tôi có điều kiện sửa lỗi, kèm cặp hay bồi dưỡng kịp thời.
3. Trên cơ sở nắm vững nội dung, chương trình SGK, yêu cầu đọc diễn cảm đối với học sinh lớp 4, nắm vững trình độ học sinh, tôi tiến hành xây dựng kế hoạch giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
1. chuẩn bị chu đáo trước khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
a. Giáo viên đọc diễn cảm mẫu chuẩn mực.
Sau khi học sinh đã luyện đọc đúng; tìm hiểu bài,... phát hiện giọng đọc, cách đọc thì cho các em luyện đọc diễn cảm. Phần đọc diễn cảm này thường là học sinh đọc mẫu (nếu như các em đọc tốt). Nhưng cũng có khi giáo viên phải đọc mẫu diễn cảm cho học sinh nghe và học tập (nếu như các em đọc không tốt).
Để khi hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm tốt, thì giáo viên cần chú ý đến việc rèn đọc diễn cảm của chính bản thân mình. Thầy cô có đọc diễn cảm tốt thì mới hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm tốt được.
Để đọc diễn cảm tốt, tôi luôn rèn luyện công phu cả về giọng đọc, kĩ năng đọc và năng lực cảm thụ văn học. Tôi luôn tìm hiểu kĩ bài văn, bài thơ để cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc, tinh tế và nhưng thế tôi sẽ tìm được giọng đọc phù hợp, hấp dẫn. Với việc đọc diễn cảm tốt chúng ta đã chuyển đến học sinh không chỉ là nội dung bài văn, bài thơ mà cả cảm xúc của mình về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, tác động đến tình cảm của học sinh. Nghe giáo viên đọc diễn cảm mẫu tốt, học sinh không chỉ học tập về kĩ thuật đọc mà các em còn hiểu được phần nào nội dung thông báo và có được sự rung động cảm xúc.
Để đọc diễn cảm tốt, tôi tiến hành như sau:
- Rèn giọng đọc chuẩn xác (Tôi luôn cố gắng rèn cho mình khả năng phát âm chuẩn khi giao tiếp, khi đứng trước học trò).
- Đọc bài văn, bài thơ nhiều lần trước khi lên lớp. Nắm chắc nội dung bài.
- Xác định sắc thái giọng đọc tuỳ theo đối tượng miêu tả; đối tượng, tính cách của từng nhân vật... trong văn bản. (Tôi căn cứ vào phần hướng dẫn sư phạm).
- Tập ngắt nhịp theo dấu hiệu ngữ pháp, dựa vào cấu trúc câu, văn cảnh.
- Tìm từ nhấn giọng (từ thể hiện cảm xúc, tâm trạng).
- Tìm hiểu về độ cao, trường độ.
* Ví dụ khi chuẩn bị dạy bài "Mẹ ốm" (Tuần 1 - Tiếng Việt 4, tập 1 - Trang 9). Để chuẩn bị bài dạy, tôi rèn giọng đọc cho mình như sau:
- Đọc bài văn nhiều lần.
- Nghiên cứu kĩ, nắm chắc nội dung bài (Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm).
- Nghiên cứu phần hướng dẫn sư phạm trong SGV, tôi sẽ xác định được: Cần đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
+ Khổ thơ 1, 2: Giọng trầm, buồn.
+ Khổ thơ 3: Giọng đọc lo lắng.
+ Khổ thơ 4, 5: Giọng vui hơn một chút.
+ Khổ thơ 6, 7: Giọng thiết tha, trầm lắng.
- Về cách ngắt nhịp: Đây là bài thơ theo thể thơ lục bát tôi có thể ngắt giọng theo nhịp 2/4, dựa vào cấu trúc câu (câu kể), tôi có thể ngắt nhịp như sau:
Lá trầu/ khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều/ gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn/ khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn/ vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
- Nhấn giọng: Tôi sẽ nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện nội dung như: khô gấp lại, chẳng, ngọt ngào, ngâm thơ, kể chuyện....
Với cách xác định như vậy, đọc lại bài thơ nhiều lần cộng với sự chuyển giọng linh hoạt (trầm buồn - lo lắng - thiết tha...), tôi có thể cảm thấy tự tin khi thể hiện giọng đọc của mình trước học trò.
b. Thiết kế bài giảng có chất lượng, khoa học.
Sau khi tìm được giọng đọc chuẩn xác, tôi tiến hành nghiên cứu kĩ SGK, SGV. Thiết kế bài giảng Tiếng Việt... để tìm ra phương án giảng dạy phù hợp. Khi thiết kế bài dạy tôi luôn chú ý đến đặc điểm học sinh lớp mình. Tôi luôn tự đặt ra những câu hỏi: Học sinh có thể đọc sai ở những từ nào? Câu thơ (câu văn) nào học sinh khó ngắt hơi đúng? Nên chọn đoạn nào để hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm? Cách tổ chức các hoạt động đó như thế nào?...
- Khi thiết kế, tôi luôn cố gắng trình bày ngắn gọn, song thể hiện rõ từng bước và có sự phân loại kiến thức cho phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp.
c. Thực hiện tốt khâu luyện đọc, tìm hiểu bài.
Kĩ năng đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật được luyện tập sau khi học sinh đã đạt được những yêu cầu tối thiểu về trình độ đọc (đọc đúng, rõ ràng, rành mạch,...), sau khi học sinh và tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa bài học. Vì vậy để hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đạt hiệu quả giáo viên cần thực hiện tốt khâu luyện đọc và tìm hiểu bài.
ở khâu luyện đọc tôi tiến hành hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ khó, ngắt hơi đúng các câu dài. Tạo điều kiện để học sinh luyện đọc dưới các hình thức cá nhân, nhóm... trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh luyện đọc bài "Con sẻ " (Tiếng Việt 4 - Tập 2 - Trang 90). Tôi tiến nhà như sau:
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc: 10 phút.
- Gọi HS đọc bài.
- Bài văn chia làm mấy đoạn?
- 1 HSG đọc. Lớp theo dõi.
- Bài văn chia làm 5 đoạn.
- Gọi 5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn:
- Lần 1: GV theo dõi, sửa lỗi.
- HS đọc nối tiếp (3 lượt)
HDHS đọc từ khó: Trong bài em thấy có từ nào, câu nào khó đọc?
VD: Sẻ non, lối đi...
Bỗng/ từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá/ rơi trước mõm con chó.
HD đọc từ khó, câu văn dài.
+ Lần 2: Kết hợp hỏi nghĩa.
+ Lần 3: Gọi 5 học sinh giỏi đọc.
- Yêu cầu học sinh đọc nhóm đôi.
- Gọi 1 cặp đọc bài.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh luyện đọc.
- Học sinh giải nghĩa từ.
- 5 học sinh đọc.
- HS1 đọc Đ1, 2, HS2 đọc Đ3, 4, 5 (đổi vai)
- 2HS đọc.
ở khâu hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, tôi căn cứ vào hệ thống câu hỏi cuối bài. Căn cứ vào trình độ học sinh trong lớp tôi có thể dùng nguyên văn câu hỏi, có thể chia tách câu hỏi, hoặc bổ sung câu hỏi phụ... để học sinh nắm chắc nội dung bài. Sau đó tổ chức cho học sinh thực hiện yêu cầu dưới các hình thức tổ chức khác nhau như làm việc cá nhân, theo nhóm hoặc theo cặp...
Ví dụ khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài: Con sẻ (Tiếng Việt 4 - Tập 2 - Trang 90). Tôi tiến hành như sau:
- Ngoài việc dùng nguyên văn các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK (Trên đường đi con chó thấy gì? Theo em con chó định làm gì? Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại? Hình ảnh sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào? Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?) tôi có thể bổ sung thêm câu hỏi Vì sao sẻ mẹ có được lòng dũng cảm và tinh thần to lớn như vậy? Hay để học sinh nắm chắc nội dung đoạn 4, 5 tôi có thể yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 4, 5 đặt câu hỏi về nội dung của đoạn rồi gọi học sinh khác trả lời câu hỏi đó giúp bạn...
- Để thay đổi các hình thức tổ chức hoạt động khi tìm hiểu đoạn 1 tôi có thể yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời cá nhân, đến đoạn 2, 3 tôi có thể yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi rồi cử đại diện trình bày và ở đoạn 4, 5 tôi yêu cầu học sinh làm việc cá nhân tự đặt câu hỏi về nội dung của đoạn...
Với biện pháp hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài như trên học sinh sẽ đọc tốt hơn và nắm chắc nội dung bài. Điều đó sẽ giúp cho khâu luyện đọc diễn cảm đạt hiệu quả.
2. hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.
a. Tổ chức luyện đọc diễn cảm phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lựa chọn được giọng điệu, ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản.
Vậy để hướng dẫn học sinh lớp 4 từng bước hình thành kĩ năng đọc diễn cảm, giáo viên cần đọc mẫu, giúp học sinh luyện tập thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài qua giọng đọc. Bên cạnh những điểm chung dễ thống nhất về cách đọc mỗi cá nhân có cảm thụ riêng, từ đó có cách đọc diễn cảm bộc lộ sự sáng tạo. Để phát huy tính sáng tạo của học sinh, khi đọc diễn cảm cách tốt nhất là giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập tự bộc lộ (trên cơ sở đọc mẫu của giáo viên và kết quả tìm hiểu bài), qua đó chỉ dẫn, điều chỉnh cách đọc cho học sinh, tránh phân tích quá chi tiết về cách đọc rồi sau đó mới chuyển sang luyện đọc và đọc theo một cách giống hệt nhau. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm như sau:
- Sau khi tìm hiểu bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn "Thăm dò" khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung, sự cảm nhận bằng giọng đọc của học sinh.
- Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế để tìm ra cách đọc hợp lí.
- Giáo viên đọc mẫu nhằm minh hoạ, gợi ý hoặc "Tạo tình huống" cho học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc.
- Tạo điều kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm (theo cặp, nhóm) để rút kinh nghiệm, tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp để các em được học tập lẫn nhau và được giáo viên động viên hay uốn nắn.
*Ví dụ 1: Bài "Gà trống và cáo" (Tuần 5 - Tiếng Việt 4 .Tập 1)
Sau khi tìm hiểu bài, tôi yêu cầu 3 học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn của bài. Yêu cầu cả lớp theo dõi xác định đúng giọng đọc của bài thơ.
- Bài thơ đọc với giọng như thế nào?(giọng đọc vui, dí dỏm...)
- Gọi 1 học sinh khá giỏi đọc đoạn:
"Nhác trông vắt vẻo trên cành
Anh chàng Gà Trống tinh nhanh lõi đời
Cáo kia đon đả ngỏ lời:
Kìa anh bạn quý, xin mời xuống đay
Để nghe cho rõ tin này
Muôn loài mạnh yếu từ rày kết thân
Lòng tôi sung sướng muôn phần
Báo cho bạn hữu xa gần đều hay
Xin đừng e ngại, xuống đây
Cho tôi hôn bạn tỏ bày tình thân..."
(La Phông - ten)
- Đoạn thơ vừa rồi bạn đọc với giọng vui hay buồn? (Giọng vui, dí dỏm...)
- Để nêu bật được đặc điểm của nhân vật bạn đã chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ nào? (vắt vẻo, lõi đời, đon đả, anh bạn quý, xuống đây, kết thân, muôn phần.)
- Lời nói của Cáo cần đọc với thái độ như thế nào? (Thể hiện đúng tính cách của Cáo: Tinh ranh, xảo quyệt giả giọng thân thiện).
- Giáo viên đọc mẫu, yêu cầu học sinh theo dõi, phát hiện xem cô còn kéo dài giọng ở từ ngữ nào? (hôn bạn)
- Cô kéo dài giọng ở từ đó nhằm mục đích gì? (Thể hiện rõ sự giả dối của Cáo)
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi (Hai học sinh thành một nhóm, một bạn đọc - một bạn theo dõi, nhận xét, góp ý, sau đó đổi vai).
- Tổ chức thi đọc diễn cảm trước cả lớp. (3 đại diện thi đọc, lớp nhận xét, bình chọn giọng đọc hay).
-Với biện pháp luyện đọc diễn cảm như trên, tôi nhận thấy học sinh đã biết
nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, biết thể hiện được giọng điệu của từng nhân vật. Và thông qua việc đọc diễn cảm bài thơ học sinh còn cảm nhận được ý nghĩa sâu xa của bài thơ (Đừng vội tin những lời nói ngọt ngào của kẻ xấu), thể hiện được thái độ yêu (chú gà trống thông minh), ghét (thói xảo trá, xấu xa của Cáo) trước những nét tính cách khác nhau của từng nhân vật.
* Ví dụ 2: Bài "Điều ước của vua Mi - đát" (Tuần 9 - Tiếng việt 4. tập 1)
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, tôi hướng dân học sinh luyện đọc diễn cảm như sau:
- Gọi 3 học sinh có giọng đọc tốt diễn cảm toàn bài theo cách phân vai (người dẫn chuyện, vua Mi - đat, thần Đi - ô - ni - dốt)
- Cả lớp theo dõi, xác định đúng giọng đọc của bài.
- Gọi 1 học sinh giỏi đọc đoạn:
"Mi- đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn:
- Xin thần tha tội cho tôi! Xin người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!
Thần Đi-ô-ni- dốt liền hiện ra và phán:
- Nhà ngươi hãy đến sông Pac- tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà người sẽ rửa sạch được lòng tham.
"Mi - đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam."
- Đoạn văn bạn vừa đọc đọc với giọng như thế nào? (Đọc bài văn với giọng khoan thai, đọc phân biệt lời của từng nhân vật...)
- Bạn đọc lời nhân vật vua Mi - đát với giọng như thế nào? (giọng cầu khẩn, hối hận)
- Còn giọng của thần Đi-ô-ni-dốt? (giọng oai vệ).
- Để thể hiện tính cách từng nhân vật bạn đã nhấn giọng ở những từ ngữ nào? (cầu khẩn, tha tội, phán, rửa sạch, thoát khỏi).
- Giáo viên đọc mẫu. Định hướng học sinh chú ý theo dõi, nhận xét về ngữ điệu khi nghe cô đọc đoạn văn. (Chuyển đổi giọng linh hoạt, thể hiện sự khẩn thiết, hối hận của vua Mi- đát, lời phán bảo đĩnh đạc, oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt).
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm theo nhóm (ba học sinh tạo thành một nhóm, luyện đọc theo cách phân vai, người dẫn chuyện, vua Mi- đát, thần Đi-ô-ni-dốt).
- Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp (hai nhóm đại diện lên thi đọc, lớp nhận xét, bình chọn giọng đọc hay nhất, nhóm thể hiện thành công nhất).
Với cách tổ chức như trên, tôi nhận thấy học sinh có điều kiện bộc lộ khả năng đọc của mình. Trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên học sinh đưa ra những nhận xét về cách đọc, học sinh được đọc theo sự cảm nhận của mình. Bên cạnh đó học sinh có điều kiện luyện đọc diễn cảm, được cô và bạn nhận xét, góp ý.
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập để từng bước đạt được những yêu cầu trên, theo các mức độ từ thấp đến cao.
Căn cứ vào khả năng đọc diễn cảm của học sinh, tôi tiến hành hướng dẫn học sinh luyện tập để đạt được những yêu cầu trên theo các mức độ:
- Biết đọc nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng trong câu.
- Biết thể hiện ngữ điệu (sự thay đổi về tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ...) phù hợp với từng loại câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến).
- Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với tính cách và đặc điểm lứa tuổi của từng nhân vật (người già, trẻ em, người tốt, kẻ xấu...)
- Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả hay thái độ, cảm xúc của tác giả (vui, buồn, trang nghiêm, giận giữ...).
Để luyện tập theo các mức độ này tôi căn cứ vào hai tiêu chí:
- Các thời điểm trong năm học: Đầu năm, giữa năm học hay cuối năm học. (Mức độ đọc diễn cảm chung của học sinh cả lớp).
- Trình độ đọc diễn cảm của từng học sinh trong lớp (Dạy phân loại đối tượng học sinh).
Cụ thể:
Khi bắt đầu năm học lớp 4 kĩ năng đọc diễn cảm mới được đặt ra, do đó khả năng đọc diễn cảm của các em còn hạn chế. Vì vậy
File đính kèm:
- Skkn doc dien cam lop 4.doc