Khái quát về kiểm tra, đánh giá môn Công nghệ
Đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ của HS là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Qua KT-ĐG biết được nguyên nhân để giáo viên định hướng các tác động đến kết quả học tập của HS ở các mức độ: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng, nhằm tạo cơ sở cho những điều chỉnh, quyết định s¬ư phạm để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn.
Như vậy, đánh giá là một yếu tố quan trọng đề giúp giáo viên đề ra kế hoạch thực hiện chương trình, kịp thời phát hiện ra những yếu kém, những PPDH không phù hợp với đối tượng HS để có những thay đổi trong công tác giảng dạy.
Để đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ của HS cần phải có công cụ đánh giá được xây dựng trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình môn Công nghệ ở cấp THCS. Chuẩn đánh giá được xây dựng với mức độ tối thiểu của mục tiêu giáo dục môn Công nghệ mà học sinh phải đạt được ở mỗi lớp, là những kiến thức cơ bản, kỹ năng và yêu cầu về thái độ tối thiểu học sinh cần phải đạt đựơc. Tuy nhiên, đến nay chưa có bộ chuẩn đánh giá chính thức, vì vậy chưa có sự đánh giá khách quan trong phạm vị một địa phương, các vùng, miền khác nhau và trong phạm vi toàn quốc. Ta có thể hiểu chuẩn đánh giá là mức độ tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét, đánh giá chất lượng học tập của HS.
Đánh giá kết quả học tập của HS cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ, phương pháp và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh qua mỗi giai đoạn thực hiện kế hoạch giáo dục của môn học.
Qua thực tế tìm hiểu về kiểm tra, đánh giá môn Công nghệ ở một số trường THCS thuộc một số địa phương cho thấy, cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay do giáo viên thực hiện. Cách đặt câu hỏi, ra đề kiểm tra thường chú ý đến khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức được học của học sinh. Cách kiểm tra đánh giá này còn bộc lộ những hạn chế nhất định như:
- Các bài kiểm tra không thể hiện được nhiều nội dung kiến thức mà các em được học ở trường; bài kiểm tra chỉ kiểm tra được những kiến thức mà học sinh ghi nhớ từ sách giáo khoa, không kiểm tra được những kiến thức liên quan khác.
- Việc hướng dẫn cho HS phải ôn tập, cách thức làm bài như thế nào cho tốt, chỉ cho các em thấy những điểm còn yếu cần khắc phục sau khi kiểm tra chưa thực hiện được nhiều nhưng GV vẫn yêu cầu HS phải làm bài tốt.
- Kết quả KT-ĐG HS chưa chính xác, chưa phản ánh được kết quả học tập trong cả quá trình. Việc cho điểm không thống nhất giữa GV trong cùng một trường và giữa các trường còn khá phổ biến.
Vì vây, đối với môn Công nghệ giáo viên cần nắm vững quy trình biên soạn đề kiểm tra, xây dựng được kế hoạch kiểm tra chi tiết cụ thể cho từng phần, chương, bài là rất cần thiết.
73 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Biên soạn đề kiểm tra môn Công nghệ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA MÔN CÔNG NGHỆ
I. HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA MÔN CÔNG NGHỆ Ở CẤP THCS
1. Khái quát về kiểm tra, đánh giá môn Công nghệ
Đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ của HS là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Qua KT-ĐG biết được nguyên nhân để giáo viên định hướng các tác động đến kết quả học tập của HS ở các mức độ: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng, nhằm tạo cơ sở cho những điều chỉnh, quyết định sư phạm để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn.
Như vậy, đánh giá là một yếu tố quan trọng đề giúp giáo viên đề ra kế hoạch thực hiện chương trình, kịp thời phát hiện ra những yếu kém, những PPDH không phù hợp với đối tượng HS để có những thay đổi trong công tác giảng dạy.
Để đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ của HS cần phải có công cụ đánh giá được xây dựng trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình môn Công nghệ ở cấp THCS. Chuẩn đánh giá được xây dựng với mức độ tối thiểu của mục tiêu giáo dục môn Công nghệ mà học sinh phải đạt được ở mỗi lớp, là những kiến thức cơ bản, kỹ năng và yêu cầu về thái độ tối thiểu học sinh cần phải đạt đựơc. Tuy nhiên, đến nay chưa có bộ chuẩn đánh giá chính thức, vì vậy chưa có sự đánh giá khách quan trong phạm vị một địa phương, các vùng, miền khác nhau và trong phạm vi toàn quốc. Ta có thể hiểu chuẩn đánh giá là mức độ tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét, đánh giá chất lượng học tập của HS.
Đánh giá kết quả học tập của HS cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ, phương pháp và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh qua mỗi giai đoạn thực hiện kế hoạch giáo dục của môn học.
Qua thực tế tìm hiểu về kiểm tra, đánh giá môn Công nghệ ở một số trường THCS thuộc một số địa phương cho thấy, cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay do giáo viên thực hiện. Cách đặt câu hỏi, ra đề kiểm tra thường chú ý đến khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức được học của học sinh. Cách kiểm tra đánh giá này còn bộc lộ những hạn chế nhất định như:
- Các bài kiểm tra không thể hiện được nhiều nội dung kiến thức mà các em được học ở trường; bài kiểm tra chỉ kiểm tra được những kiến thức mà học sinh ghi nhớ từ sách giáo khoa, không kiểm tra được những kiến thức liên quan khác.
- Việc hướng dẫn cho HS phải ôn tập, cách thức làm bài như thế nào cho tốt, chỉ cho các em thấy những điểm còn yếu cần khắc phục sau khi kiểm tra chưa thực hiện được nhiều nhưng GV vẫn yêu cầu HS phải làm bài tốt.
- Kết quả KT-ĐG HS chưa chính xác, chưa phản ánh được kết quả học tập trong cả quá trình. Việc cho điểm không thống nhất giữa GV trong cùng một trường và giữa các trường còn khá phổ biến.
Vì vây, đối với môn Công nghệ giáo viên cần nắm vững quy trình biên soạn đề kiểm tra, xây dựng được kế hoạch kiểm tra chi tiết cụ thể cho từng phần, chương, bài là rất cần thiết.
2. Quy trình biên soạn đề kiểm tra môn Công nghệ
Để biên soạn đề kiểm tra môn Công nghệ ở cấp THCS cần thực hiện theo quy trình, được hiểu là các bước (trình tự) để thực hiện biên soạn đề kiểm tra. Quy trình được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn học và thực tế học tập của HS, cơ sở vật chất của nhà trường về môn Công nghệ để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Ví dụ: Kiểm tra 1 tiết: Chương V (Công nghệ 8) – Truyền và biến đổi chuyển động
- Căn cứ để xác định mục đích kiểm tra:
+ Giáo viên căn cứ vào Chương trình Giáo dục phổ thông môn Công nghệ để xác định mức độ mục tiêu cần đạt được (trang 48, Chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ).
+ Căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ để xác định mục tiêu cần đạt và nội dung kiến thức chủ yếu cần nắm được để đạt được mục tiêu của chương trình (trang 33, 34, 35; Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ)
+ Căn cứ vào sách giáo khoa để xác định các nội dung kiến thức cơ bản cần thiết khi học chương này, đồng thời xác định những nội dung dẫn dắt, kiến thức bổ trợ cho các nội dung chính của chương trình.
Dựa vào các căn cứ trên, giáo viên xác định mục đích của đề kiểm tra là:
- Mục đích kiểm tra: Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh, mục tiêu đạt được sau khi được học các kiến thức về truyền và biến đổi chuyển động; vận dụng kiến thức được học để nhận biết, giải thích nguyên lý hoạt động của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động; đồng thời ứng dụng được vào thực tế đời sống và sản xuất.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Để xác định các hình thức kiểm tra phù hợp với nội dung môn học Công nghệ giáo viên cần phải nắm vững một số nội dung cơ bản sau:
- Xuất phát từ đặc điểm của môn học Công nghệ giáo viên cần xác định các hình thức kiểm tra:
+ Kiểm tra lý thuyết;
+ Kiểm tra thực hành;
+ Kiểm tra lý thuyết kết hợp với kiểm tra thực hành;
+ Kiểm tra qua thu hoạch tổ chức tham quan.
- Căn cứ vào quy định của Bộ GDĐT tại Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/10/2006 để xác định các loại bài kiểm tra: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra cuối năm học.
Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:
1. Đề kiểm tra tự luận:
1.1. Ưu điểm:
- Kiểm tra tự luận phù hợp với thói quen của giáo viên, học sinh;
- Dễ ra đề, có thể ra đề dạng “mở” để học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức;
- Học sinh phải nắm vững kiến thức mới làm được bài;
- Có thể đánh giá được cả kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh;
- Có thể đánh giá được tư duy sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức.
1.2. Hạn chế:
- Khó bao quát một phạm vi rộng kiến thức trong chương trìn;
- Người làm bài dễ nhìn bài hoặc trao đổi với người khác;
- Độ chính xác của kiểm tra tùy thuộc vào yếu tố chủ quan của giáo viên khi chấm bài;
- Khó có thể tự động hóa việc chấm bài.
2. Đề kiểm tra trắc nghiệm (trắc nghiệm khách quan)
2.1. Ưu điểm:
- Có thể bao quát được phạm vi rộng kiến thức của môn học;
- Hạn chế chép bài hoặc trao đổi khi làm bài;
- Dễ chấm bài, có thể chấm bài bằng phương tiện hiện đại;
- Độ chính xác phụ thuộc vào chất lượng đề, không phụ thuộc nhiều vào chủ quan của giáo viên.
2.2. Hạn chế:
- Chưa phù hợp với thói quen của giáo viên khi ra đề kiểm tra;
- Người làm bài có thể đoán kết quả không cần căn cứ khoa học;
- Khó ra đề, nhất là đề dạng “mở” để học sinh vận dụng;
- Dễ kiểm tra kiến thức, khó kiểm tra kỹ năng, khó đánh giá tính sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức.
3. Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức tự luận và trắc nghiệp khách quan: Trong đề kiểm tra có cả câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Mỗi hình thức ra đề kiểm tra tự luận hay trắc nghiệm đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của HS chính xác hơn.
Kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm sẽ tận dụng được những ưu điểm của cả hai hình thức.
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho HS làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho HS làm phần tự luận.
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).
Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra tự luận )
Cấp độ
Tên chủ đề
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm=...%
Chủ đề 2
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm=...%
.............
...............
Chủ đề n
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm=...%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan)
Cấp độ
Tên Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1
Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm=...%
Chủ đề 2
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm=...%
.............
...............
Chủ đề n
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm=...%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra: (minh họa bằng ví dụ)
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Cần lưu ý:
- Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:
+ Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác.
+ Mỗi một chủ đề (nội dung, chương...) nên có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá.
+ Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương...) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn.
- Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...):
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nội dung, chương...) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề.
- Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học sinh.
+ Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau.
+ Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp.
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.
Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau: (ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra)
a. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
4) Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;
6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;
7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;
8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;
11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.
b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
7) Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;
9) Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt.
10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
Nội dung phải đảm bảo tính khoa học và chính xác. Cách trình bày cần phải cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá được bài làm của mình
Cách tính điểm
a. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi.
Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm.
b. Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan
Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau.
Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho TL thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được điểm.
c. Đề kiểm tra tự luận
Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp).
3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đã có một số phần mềm hỗ trợ cho việc này, giáo viên có thể tham khảo).
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
II. VÍ DỤ MINH HỌA
1. Ví dụ 1: Kiểm tra 1 tiết: Chương VII (Công nghệ 8) – Đồ dùng điện gia đình
1.1. Xác định mục đích kiểm tra
a) Căn cứ để xác định mục đích kiểm tra:
- Chương trình Giáo dục phổ thông môn Công nghệ (trang 48, chủ đề Đồ dùng điện trong gia đình);
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ (trang 40-44, Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Công nghệ THCS);
- Sách giáo khoa Công nghệ 8 (từ trang 128 đến trang 170).
b) Mục đích kiểm tra:
Kiểm tra kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh theo mục tiêu cần đạt của chuẩn kiến thức kỹ năng, cụ thể là:
- Hiểu được cơ sở phân loại, cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng một số đồ dùng điện thường dùng trong gia đình; cách tính điện năng tiêu thụ và sử dụng điện năng một cách hợp lí, tiết kiệm trong gia đình.
- Vận dụng vào thực tế sản xuất và đời sống sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật, an toàn và tiết kiệm điện năng.
1.2. Hình thức đề kiểm tra
Nội dung Chương VII chủ yếu là lý thuyết (70%), thực hành (30%), vì vậy nội dung kiểm tra lý thuyết và khả năng liên hệ vận dụng vào thực tế đời sống, sản xuất là chủ yếu. Căn cứ vào chương trình và nội dung, giáo viên chọn hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai hình thức trên.
- Chọn hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan: Khi chọn hình thức kiểm tra này cần xây dựng ma trận đề tuân theo hướng dẫn khung ma trận đề dùng cho loại đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
- Nếu chọn hình thức kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan xây dựng ma trận đề theo hướng dẫn khung ma trận đề dùng cho loại đề kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan.
1.3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
B1. LIỆT KÊ TÊN CÁC CHỦ ĐỀ (NỘI DUNG) CẦN KIỂM TRA
Đối với Chương VII, các nội dung cần kiểm tra gồm:
- Phân loại đồ dùng điện;
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các nhóm đồ dùng điện;
- Số liệu kỹ thuật của một số loại đồ dùng điện;
- Tính được điện năng tiêu thụ của các phụ tải trọng mạch điện;
- Sử dụng đúng kỹ thuật một số loại đồ dùng điện thông dụng dùng trong sinh hoạt đảm bảo an toàn, tiết kiệm năng lượng điện. Hiểu cách và tính toán được điện năng tiêu thụ của các phụ tải trong mạch điện.
LIỆT KÊ TÊN CÁC NỘI DUNG CẦN KIỂM TRA
Cấp độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Nội dung 1. Phân loại đồ dùng điện
Nội dung 2. Nguyên lý làm việc của các nhóm đồ dùng điện
Nội dung 3. Cấu tạo của một số loại đồ dùng điện
Nội dung 4.
Số liệu kỹ thuật của một số loại đồ dùng điện
Nội dung 5. Hiểu cách và tính toán được điện năng tiêu thụ của các phụ tải trong mạch điện.
B2. VIẾT CÁC CHUẨN CẦN ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI MỖI CẤP ĐỘ TƯ DUY CỦA NỘI DUNG
- Biết căn cứ để phân loại nhóm đồ dùng điện dựa vào nguyên tắc làm việc.
- Giải thích được căn cứ để phân loại nhóm đồ dùng điện dựa trên cơ sở nguyên tắc làm việc; phân loại được các nhóm đồ dùng điện.
- Giải thích được nguyên tắc làm việc của đồ dùng điện loại điện – quang, trình bày tên một số loại và vận dụng để sử dụng phù hợp với mục đích công việc.
- Giải thích được nguyên tắc làm việc của đồ dùng điện loại điện – cơ, trình bày tên một số loại và vận dụng để sử dụng phù hợp với mục đích công việc.
- Giải thích được nguyên tắc làm việc của đồ dùng điện loại điện – nhiệt, trình bày tên một số loại và vận dụng để sử dụng phù hợp với mục đích công việc.
- Mô tả được cấu tạo của máy biến áp một pha;
- Giải thích được nguyên lí làm việc của máy biến áp một pha.
- Giải thích được các số liệu kĩ thuật của một số đồ dùng điện trong các nhóm đồ dùng điện và ý nghĩa của các số liệu đó.
- Nhớ được ký hiệu các đại lượng định mức;
- Giải thích được ý nghĩa của các đại lượng định mức của các loại đồ dùng điện.
- Phân tích được ý nghĩa của tiết kiệm khi sử dụng điện năng; sử dụng điện năng hợp lí:
- Giải thích được khái niệm giờ cao điểm trong tiêu thụ điện năng.
- Phân tích được những đặc điểm của giờ cao điểm;
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng.
- Vận dụng công thức tính điện năng tiêu thụ của của các phụ tải trong mạch điện để tính toán được tiêu thụ điện năng trong gia đình với các thiết bị thông dụng.
CÁC CHUẨN CẦN ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI MỖI NỘI DUNG
Cấp độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Nội dung 1. Phân loại đồ dùng điện
Biết căn cứ để phân loại nhóm đồ dùng điện dựa vào nguyên tắc làm việc.
Giải thích được căn cứ để phân loại nhóm đồ dùng điện dựa trên cơ sở nguyên tắc làm việc.
Phân loại được các nhóm đồ dùng điện.
Nội dung 2. Nguyên lý làm việc của các nhóm đồ dùng điện
Trình bày được nguyên tắc làm việc của đồ dùng điện loại điện – quang, điện – cơ, điện – nhiệt, kể tên một số loại.
Giải thích được nguyên tắc làm việc của đồ dùng điện loại điện – quang, điện – cơ, điện – nhiệt, kể tên một số loại.
Vận dụng để lựa chọn, sử dụng đồ dùng điện phù hợp với mục đích công việc
Nội dung 3. Cấu tạo của một số loại đồ dùng điện
Mô tả được cấu tạo của một số loại đèn điện, bàn là, bếp điện, nồi cơm điện, quạt điện, máy biến áp một pha
Giải thích cấu tạo của một số loại loại đồ dùng điện phù hợp với nguyên lý làm việc và bảo đảm an toàn điện.
Nội dung 4.
Số liệu kỹ thuật của một số loại đồ dùng điện
Nhớ được các số liệu kĩ thuật của một số đồ dùng điện trong các nhóm đồ dùng điện và ý nghĩa của các số liệu đó
Giải thích được các số liệu kĩ thuật của một số đồ dùng điện và ý nghĩa của các số liệu đó.
Lựa chọn được các đồ dùng điện để sử dụng an toàn và hiệu quả.
Nội dung 5. Hiểu cách và tính toán được điện năng tiêu thụ của các phụ tải trong mạch điện.
Khái niệm, đặc điểm giờ cao điểm trong tiêu thụ điện năng.
Giải thích được cơ sở khoa học của sử dụng hợp lý điện năng. Tính toán được điện năng tiêu thụ của các loại đồ dùng điện dựa vào mạch điện và các số liệu kỹ thuật.
Lựa chọn được các thiết bị, đồ dùng đảm bảo tiết kiệm điện năng tiêu thụ trong gia đình.
Tính toán được số tiền mua điện khi sử dụng các đồ dùng điện trong gia đình
B3. PHÂN PHỐI TỈ LỆ (%) ĐIỂM CHO MỖI NỘI DUNG
Căn cứ vào các nội dung và trọng tâm của chương, bài để quyết định phân phối tỉ lệ điểm của từng nội dung. Để quyết định chính xác, giáo viên cần phải nắm vứng khối lượng kiến thức của từng nội dung. Các nội dung có thể nằm ở 1 bài trong sách giáo khoa, cũng có thể nằm rải rác ở nhiều bài. Đồng thời giáo viên phải xác định trọng tâm của từng nội dung để khi ra câu hỏi, đề kiểm tra đáp ứng mục tiêu cần đạt của chương trình môn Công nghệ 8.
Đối với Chương VII, cho điểm theo thang điểm 10, có thể chia tỉ lệ tổng điểm của từng nội dung như sau:
- Nội dung 1: Kiến thức của nội dung 1 thuộc bài 37; tỉ lệ điểm: 15%;
- Nội dung 2: Kiến thức của nội dung 2 thuộc các bài 37 – 47; tỉ lệ điểm: 20%;
- Nội dung 3: Kiến thức của nội dung 3 thuộc các bài 38 – 47; tỉ lệ điểm: 25%;
- Nội dung 4: Kiến thức của nội dung 4 thuộc các bài 37 – 47; tỉ lệ điểm: 20%;
- Nội dung 5: Kiến thức của nội dung 3 thuộc các bài 48 – 49; tỉ lệ điểm: 20%.
PHÂN PHỐI TỈ LỆ ĐIỂM CHO MỖI NỘI DUNG
Cấp độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Nội dung 1. Phân loại đồ dùng điện
Biết căn cứ để phân loại nhóm đồ dùng điện dựa vào nguyên tắc làm việc.
Giải thích được căn cứ để phân loại nhóm đồ dùng điện dựa trên cơ sở nguyên tắc làm việc.
Phân loại được các nhóm đồ dùng điện.
Số điểm:
Tỉ lệ: 15 %
Nội dung 2. Nguyên lý làm việc của các nhóm đồ dùng điện
Trình bày được nguyên tắc làm việc của đồ dùng điện loại điện – quang, điện – cơ, điện – nhiệt, kể tên một số loại.
Giải thích được nguyên tắc làm việc của đồ dùng điện loại điện – quang, điện – cơ, điện – nhiệt, kể tên một số loại.
Vận dụng để lựa chọn, sử dụng đồ dùng điện phù hợp với mục đích công việc
Số điểm:
Tỉ lệ: 20%
Nội dung 3. Cấu tạo của một số loại đồ dùng điện
Mô tả được cấu tạo của một số loại đèn điện, bàn là, bếp điện, nồi cơm điện, quạt điện, máy biến áp một pha
Giải thích cấu tạo của một số loại loại đồ dùng điện phù hợp với nguyên lý làm việc và bảo đảm an to
File đính kèm:
- bien_soan_de_kiem_tra_mon_cong_nghe.doc