Bình giảng đọan thơ sau đây trong bài “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh.
“ Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
Bài làm:
Sóng biển rộng lớn, bao la mà vẫn điệp trùng thương nhớ. Sóng biển vật vã, thương đau mà vẫn một đời mê đắm. Sóng biển dữ dội thét gào mà vẫn nồng cháy thương yêu. Phải, có những con sóng như thế, những con sóng mang trong mình biết bao đói cực vẫn đêm ngày cuộc tròn trong thơ, trong tâm hồn người phụ nữ đa tài, đa tình và cũng đa đoan ấy: nữ sĩ Xuân Quỳnh. Và bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh đã chuyên chở hết cái tài, cái tình và cả cái đa đoan ấy của nữ sĩ mà tiêu biểu là đoạn thơ:
“Con sóng dưới lòng sâu
Hướng về anh - một phương”
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3455 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ PHẦN LÀM VĂN (6 điểm)
Bình giảng đọan thơ sau đây trong bài “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh.
“…Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
Bài làm:
Sóng biển rộng lớn, bao la mà vẫn điệp trùng thương nhớ. Sóng biển vật vã, thương đau mà vẫn một đời mê đắm. Sóng biển dữ dội thét gào mà vẫn nồng cháy thương yêu. Phải, có những con sóng như thế, những con sóng mang trong mình biết bao đói cực vẫn đêm ngày cuộc tròn trong thơ, trong tâm hồn người phụ nữ đa tài, đa tình và cũng đa đoan ấy: nữ sĩ Xuân Quỳnh. Và bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh đã chuyên chở hết cái tài, cái tình và cả cái đa đoan ấy của nữ sĩ mà tiêu biểu là đoạn thơ:
“Con sóng dưới lòng sâu
…
Hướng về anh - một phương”
Hòa cùng những con sóng: sóng thơ, sóng lòng, ta tìm về cõi sâu kín của tâm hồn thi sĩ và cũng là của muôn kiếp “má hồng”.
Xuân Quỳnh, “nữ hoàng của tình yêu”, người thi sĩ ấy luôn nồng nàn, bỏng cháy với những bài thơ tình da diết. Đó cũng là một điều dễ hiểu – Xuân Quỳnh có một tuổi thơ đầy bất hạnh, thiếu vắng tình cảnh gia đình. Từ nhỏ đã phải “úp mặt lên bàn tay mẹ khóc”. Có lẽ vì vậy mà tình yêu của chị nồng nàn, da diết bởi nó dồn chứa bao tình cảm khác. Thơ tình yêu của Xuân Quỳnh tự nhiên như “đã là phụ nữ thì phải sinh con đẻ cái vậy” ( Nguyễn Đăng Mạnh). Và bài thơ “Sóng” ra đời khi những con sóng lòng dâng lên dữ dội, những con sóng nhớ thương, thao thức của một tâm hồn đang yêu. Cả bài thơ là những đợt sóng nối nhau vỗ vào tâm hồn người đọc. Sóng và nhân vật em đan quyện vào nhau để thì thầm những nỗi niềm, những tâm tư. Và có thể nói, khổ thơ:
“Con sóng dưới lòng sâu
…
Hướng về anh - một phương”
Đã trở thành đỉnh điểm của bài thơ khi em đã tách khỏi sóng, tự giải bày tâm hồn mình.
Đây là một khổ thơ vô cùng đặc biệt bởi trong bài thơ chỉ duy nó có sáu câu. Sáu câu thơ trải dài như nỗi thao thức, băn khoăn của tâm hồn thi sĩ trong đêm. Không băn khoăn sao được khi nhớ thương không thôi, cồn cào gan ruột. Và rồi cứ thế, nỗi niềm tuôn chảy cùng sóng:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước”
Hai câu thơ với hình thức lặp quyện hòa cùng nghệ thuật đối vỗ nên điệp trùng những con sóng với nhiều dạng thức khác nhau. Con sóng lặn sâu dưới lòng đại dương qua thanh bằng cuối câu thơ. Con sóng dữ dội tung bọt trắng xóa trên mặt biển với thanh trắc. Cả hai kết hợp với nhau làm nên sự đa dạng của sóng biển. Sóng là em, em là sóng. Cũng như sóng kia, tâm hồn em cũng vô vàn những phức tạp khó hiểu. Lúc lặng lẽ, êm đềm khi nồng nàn dữ dội, nhưng thế nào đi nữa, em vẫn mãi là em, vẫn mãi ôm trong lòng một nỗi nhớ thương không dứt. Cũng như sóng kia thôi, dù dịu êm hay dữ dội thì:
“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
Xuân Quỳnh vô cùng tinh tế khi mượn một hình tượng rất động để diễn ta nỗi niềm của người phụ nữ khi yêu. Sóng muôn đời vẫn thế, có bao giờ thôi vỗ sóng, có khi nào chẳng cồn cào, ẩn sâu trong ngực sóng là nhịp đập của đại dương mênh mông. Sóng chẳng còn là sóng nếu tĩnh yên, lặng lẽ. Vì vậy mà sóng đã được Xuân Quỳnh diễn tả bằng một từ ngữ rất sáng tạo “ không ngủ được”. Sóng là vậy, dù lặng yên dưới lòng biển hay dữ dội trên mặt đại dương thì ngàn đời vẫn khát khao tìm về bến bờ tĩnh tại. Dẫu ở một nơi xa nào đó thì sóng vẫn vượt mọi cách trở để tìm về bờ để được vỗ về, ôm ấp. Chưa đến được bờ thì nhớ thương, thương nhớ, thì thao thức một nỗi niềm. Chọn hình tượng sóng-một trong những hình tượng đồng nhất của tự nhiên, Xuân Quỳnh đã khẳng định được bản lĩnh của mình. Không đài cát, trang nhã như một bà huyện Thanh Quan, chẳng dịu dàng như một Đoàn Thị Điểm, nữ sẽ ấy táo bạo, nồng nàn như một Hồ Xuân Hương hiện đại. Chọn hình tượng động để gắn với người phụ nữ, người mà xưa nay được ví như liễu yếu đào tơ, Xuân Quỳnh phải đứng trước nhiều thử thách nhưng chị đã vượt qua bằng một bản lĩnh vững vàng và hơn hết là bằng một tâm hồn phụ nữ nhạy cảm tinh tế. Còn sự vật nào hơn sóng có thể diễn tả hết được cái lòng người phụ nữ đang yêu: nồng nàn, băn khoăn, bồn chồn, thao thức lắm ! Nỗi băn khoăn ấy được góp nước từ nỗi nhớ: nhớ một người!
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Sóng bây giờ dường như cũng đã không còn đủ sức chuyên chở nỗi lòng người phụ nữ. Nỗi nhớ như thiêu, như đốt, như phá tan những phàm tục đời thường, cất cánh đưa người phụ nữ đến một cõi mơ. Ở đây Xuân Quỳnh dùng từ “ lòng” thật chính xác để diễn tả tình cảm của người phụ nữ với tình yêu. Lòng là chốn sâu kín nhất của tâm hồn, lòng là kết tinh của tình cảm được chưng cất trong một thời gian dài qua biết bao thử thách. Vì vậy mà tấm lòng ấy không chút hời hợt mà đã là gan, là ruột của người phụ nữ rồi. “Lòng em nhớ đến anh”, ơi thương sao câu nói giản dị, chân thành mà nồng nàn, da diết đến thế. Câu nói ấy quen sao như thể của ngàn đời ca dao:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than”
Thế mới biết, “nắng mưa là chuyện của giời”, nhớ thương là chuyện của tình yêu muôn thuở. Nếu hai thi sĩ Xuân Diệu và Nguyễn Bính trằn trọc một nỗi tương tư thì thi sĩ Xuân Quỳnh lại nồng nàn một niềm thương nhớ. Nỗi thương nhớ ấy dù được đáp lại nhưng vẫn mãnh liệt, diết da. Câu thơ “cả trong mơ còn thức” lóe lên điểm sáng của nghệ thuật. Có thể nói, với câu thơ ấy, Xuân Quỳnh đã có thể được xem là thi sĩ tài năng bật nhất của thi ca hiện đại Việt Nam. Câu thơ như trào dâng nâng nỗi nhớ niềm thương
Lên đến đỉnh điểm. Thương yêu là chuyện của tâm của tình chứ phải đâu là của lí trí. Dẫu biết vậy nhưng phải cần một ý thức để mà biết nhớ biết thương. Vậy mà với nữ sĩ, trong cõi sâu vô thức, trong cõi mơ, nỗi nhớ vẫn không thôi cồn cào da diết. Thế mới biết, nỗi thương, niềm nhớ đã chín như thế nào trong tâm hồn người phụ nữ. Nỗi nhớ ấy không còn là gạo nấu thành cơm mà đã trở thành một thứ men say ấp ủ từ nếp. Thứ men ấy mãi nồng nàn mọi lúc mọi nơi, lúc tỉnh đã đành mà khi mơ cũng nồng cháy. Tôi chợt nhớ, ừ thế mới là tình yêu. Và phải chăng, Xuân Quỳnh tìm đến tình yêu không phải là để thi, để viết nên những tuyệt tác. Mà hơn hết, chị viết thơ bởi chị đang yêu, đang cần được giải bày. Thi sĩ ơi, tâm hồn thi sĩ bỏng cháy quá nên khiến câu chữ cũng biết yêu thương!
Sóng-em đan quyện vào nhau. Em lặng đi để sóng trào lên. Nhưng sóng cũng là em, sóng trào lên mang theo lớp lớp tâm tình của em
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam”
Đầu mỗi câu thơ, Xuân Quỳnh đã đóng vào đó những từ chỉ sự đối lập (“dẫu”). Nó chỉ một sự khẳng định chắc nịch, vững vàng rằng khó khăn, thách thức là mấy em vẫn mãi yêu anh. Tình yêu là chuyện của bao nghịch lí, nó đảo lộn cả thế giới để tạo nên những thuận lí trong tình yêu. Chẳng phải là “ngược Bắc”, “xuôi Nam” mà là “xuôi Nam” “ngược Bắc”.Phương hướng thế nào không quan trọng, quan trọng nhất vẫn là “phương anh”.
“Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”
Xuân Quỳnh buộc chặt bao “sợi nhớ, sợi thương” về phương anh. Thế mới biết tình yêu của chị nồng nàn, mãnh liệt thế nào. Hướng về anh thì có thể thay đổi nhưng với lời khẳng định chắc nịch “một phương” thì nơi em hướng về là bất di bất dịch. Anh đã dành “hệ qui chiếu” của đời em. Cảm thông cho cuộc đời Xuân Quỳnh, ta càng hiểu thêm tình cảm của chị. Xuân Quỳnh từng tâm sự
“Em đánh chắc chơi chuyền từ nhỏ
Hái rau dền rau rêu nấu canh
Tập vá may kết tóc một mình
Rồi úp mặt lên bàn tay mẹ khóc”
Có một tâm hồn thiếu vắng tình mẹ, có tâm hồn khao khát tình cha. Và cũng có một tâm hồn trao hết tình cảm của mình cho tình yêu đôi lứa. Có lẽ vì vậy mà chị đã chọn “phương anh” làm nơi nương tựa, là nơi để gửi gắm hạnh phúc đời thường nhưng rất đỗi thiêng liêng của mình. Thương lắm một con sóng nồng nàn nỗi khát bờ!
Sự thành công của Xuân Quỳnh trong bài thơ “Sóng” không chỉ ở tình cảm chân thành nồng cháy mà còn ở nghệ thuật xây dựng hình tượng sóng_hình tượng trung tâm của bài thơ. Sóng trong bài thơ là một hình tượng kép. Sóng vừa là sóng biển vừa là sóng lòng của người phụ nữ đang yêu. Cả hai cuộn tròn trong sóng thơ dạt dào. Hình tượng sóng rất đa dạng: lúc dữ dội, ồn ào, lúc dịu êm lặng lẽ cũng như tâm hồn em vậy dịu dàng lắm nhưng cũng đôi khi nồng cháy, mãnh liệt. Hình tượng sóng được Xuân Quỳnh xây dựng như thế động. Sóng luôn vận động với bao đối cực, bao chiều kích và cũng chính nhờ vậy mà nỗi lòng của người phụ nữ đang yêu được bộc lộ chân thành hơn, chính xác hơn. Với hình tượng sóng Xuân Quỳnh đã góp vào thi đàn một hình tượng cũ mà mới. Mới bởi nó được ủ ấp những nỗi niềm của người phụ nữ. Và sẽ không quá lời khi ta khẳng định rằng, làm nên sự nghiệp Xuân Quỳnh không thể không có “sóng”.
Xuân Quỳnh đã đi về một miền miên viễn. Chị đã đi xa nhưng sóng thì vẫn “bạc đầu thương nhớ” còn người thì vẫn bên chị cùng một nỗi nhớ thương. Người phụ nữ ấy sống mãi cùng sóng lòng, sóng thơ và “sóng”. Cũng như sóng kia, nhịp đập thủy triều có bao giờ nguội yên trong ngực biển, người nữ sĩ ấy vẫn mãi bên đời cùng một nhịp đập yêu thương. Con sóng trong thơ chị phải đâu là con sóng một thuở mà nó đã thành con sóng ngàn đời: con sóng tình yêu, con sóng yêu thương, con sóng của một tâm hồn đẹp. Vỗ mãi con sóng thương yêu!
File đính kèm:
- Bai van hay.doc