BỘ ĐỀ 16
Câu 1 (2đ):
Một trong những đặc điểm cơ bản từ 1945 đến 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hững lãng mạn.
Anh (chị) hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên.
Câu 2 (3đ):
Suy nghĩ của anh (Chị) về câu chuyện sau: Diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo, Mục đích cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi. Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ cậu hỏi cậu đã trò chuyện như những gì với ông ấy, cậu bé trẻ lời “Không có gì đâu ạ! Con chỉ để ông ấy khóc”.
Câu 3 (5đ):
Hình tượng rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành xây dựng trong tác phẩm cùng tên như một biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên.
Anh (chị) hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó.
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2732 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề 16 ôn tập văn học 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ 16
Câu 1 (2đ):
Một trong những đặc điểm cơ bản từ 1945 đến 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hững lãng mạn.
Anh (chị) hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên.
Câu 2 (3đ):
Suy nghĩ của anh (Chị) về câu chuyện sau: Diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo, Mục đích cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi. Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ cậu hỏi cậu đã trò chuyện như những gì với ông ấy, cậu bé trẻ lời “Không có gì đâu ạ! Con chỉ để ông ấy khóc”.
Câu 3 (5đ):
Hình tượng rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành xây dựng trong tác phẩm cùng tên như một biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên.
Anh (chị) hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 1 (2đ):
Một trong những đặc điểm cơ bản từ 1945 đến 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hững lãng mạn.
Anh (chị) hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên.
1- Yêu cầu của đề bài:
- Tìm những luận điểm để chứng minh cho 2 đặc điểm của nền văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 là “khuynh hướng sử thi” và “cảm hứng lãng mạn”.
2- Định hướng làm bài:
a- Khuynh hướng sử thi:
- Văn học phản ánh những sự kiện, những vấn đề có ý nghĩa lớn lao, tập trung thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng.
- Nhân vật chính thường là những con người tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, kết tinh các phẩm chất cao quí của cộng đồng, gắn bó số phận của mình với vận mệnh của dân tộc.
- Lời văn, giọng điẹu, tranh trọng, hào hùng, thiên về ca ngợi, ngưỡng mộ.
b- Cảm hững lãng mạn:
Cảm hứng lãng mạn chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Cảm hững lãng mạn gắn liền với khuynh hướng sử thi.
Câu 2 (3đ):
Suy nghĩ của anh (Chị) về câu chuyện sau: Diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo, Mục đích cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi. Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ cậu hỏi cậu đã trò chuyện như những gì với ông ấy, cậu bé trẻ lời “Không có gì đâu ạ! Con chỉ để ông ấy khóc”.
1- Yêu cầu đề bài: Cần xác định.
Nội dung ý nghĩa câu chuyện là: Người thực sự quan tâm đến người khác là người dùng cả tấm lòng chân thành của mình để đồng cảm với cảnh ngộ của họ. Và khi đó, dù chỉ là hành động nhỏ bé nhưng chân thành cũng trở thành sự sẻ chia, an ủi lớn lao nhất. Từ đó cần trình bày hệ thống luận điểm: Sự quan tâm và ý nghĩa của nó trong cuộc sống? Trong cuộc sống hiện đại, sự quan tâm, sự chia sẻ còn tồn tại? Bản thân anh (chị) đã bày tỏ sự quan tâm với những người xung quanh như thế nào?
2- Định hướng làm bài:
MỞ BÀI
Giới thiệu ngắn gọn câu chuyện. Trình bày suy nghĩ của mình về nội dung ý nghĩa của chuyện: để quan tâm, chia sẻ với mọi người cần cảm thông sâu sắc. Sự quan tâm chân thành làm cho con người và cuộc sống tươi đẹp, giàu ý nghĩa hơn.
THÂN BÀI
a- Giải thích nội dung bài học giáo dục trong chuyện:
- Cậu bé là người biết quan tâm tới người khác nhất, bởi cậu dùng cả tấm lòng chân thành để chia sẻ nỗi đau mất mát cảu ông cụ.
- Sự quan tâm là gì?
Là đặt vào hoàn cảnh, vị trí của người khác để thấu hiểu họ. Dựa trên sự thấu hiểu đó cùng với những tình cảm chân thành tận đáy lòng, bộc lộ, chia sẻ một cách tự nhiên nhất. Cậu bé trong câu chuyện đã làm được như vậy.
- Thế nào là sự quan tâm tới người khác?
Là vươn rộng tầm mắt để xem những người quanh mình sống ra sao? Họ có khó khăn gì cần giúp đỡ? Có nỗi buồn gì cần sẻ bớt? có niềm vui gì cần nhân đôi? Nếu là họ, bạn sẽ như thế nào? Từ đó bằng tất cả tấm lòng chân thành của mình, đến gần và chia sẻ cùng họ. Đó là sự quan tâm chân thành và quí giá nhất, không giả dối, vụ lợi.
- Cuộc sống thiếu đi sự quan tâm chân thành giữa người với người sẽ trở nên vô vị, nhạt nhẽo. Xã hội loài người mà thiếu đi niềm đồng cảm, chia sẻ sẽ chỉ là phép cộng đơn thuần những con người sống vì bản thân. Người không biết quan tâm đến người khác là người ích kỉ, cá nhân. Họ sống chỉ là tồn tại, một sự tồn tại vô nghĩa không gắn kết với cộng đồng, không có ý nghĩa với mọi người xung quanh. Người biết quan tâm đến người khác là ‘biết cho và nhận”. Cuộc sống của họ sẽ trở nên có ý nghĩa với chính họ và cộng đồng.
b- Bàn luận mở rộng về ý nghĩa của chuyện:
- Sự quan tâm, chia sẻ trong cuộc sống hiện đại: Cuộc sống hiện đại càng cần tới sự quan tâm, chia sẻ chân thành bởi giữa nhịp sống nhanh, hối hả, con người cần có sự quan tâm chân thành để không rơi vào cô đơn, tuyệt vọng do áp lực của công việc, không sống khép mình, vị kỉ, hài lòng với những gì mình đang có. Cuộc sống hiện đại đúng theo nghĩa chân chính phải là cuộc sống của sự nối kết giữa người với người, dân tộc với dân tộc, sự nối kết ấy chỉ thực sự có được khi có sự quan tâm và sự thấu hiểu.
- Cần phân biệt sự quan tâm xuất phát từ tình cảm và sự quan tâm giả dối, mang tính chất vụ lợi.
- Liên hệ với bản thân: Nêu rõ ý kiến, trải nghiệm của bản thân về sự quan tâm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc sống.
KẾT BÀI
Chốt lại ý nghĩa của câu chuyện về lòng quan tâm chân thành trong cuộc sống hoặc liên tưởng mở rộng: Quan tâm chính là trao đi yêu thương và cũng là nhận lại yêu thương.
Câu 3 (5đ):
Hình tượng rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành xây dựng trong tác phẩm cùng tên như một biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên.
Anh (chị) hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó.
1- Yêu cầu đề bài:
Đề bài yêu cầu phân tích hình tượng rừng xà nu trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Trung Thành. Hình tượng này được nhà văn xây dựng như một biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên.
2- Dàn ý:
MỞ BÀI
- Truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành viết 1965 và in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Đây là một trong số tác phẩm nổi tiếng nhất trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Tác phẩm khẳng định vị trtis của Nguyễn Trung Thành trong nền văn xuôi hiện đại- lần đầu tiên vùng đất Tây Nguyên đi vào văn xuôi. Và cho tới nay, ông vẫn là cây bút văn xuôi về vùng đất ấy.
- Nguyễn Trung Thành đặt tên cho tác phẩm của mình là “Rừng xà nu”, hình ảnh gắn bó máu thịt với ông. Ông yêu mến, khâm phục và viết về nó như một biểu tượng cuộc sống đau thương, về vẻ đẹp và phẩm chất kiên cường, bất khuất của đồng bào dân tộc Tây Nguyên mà cụ thể là hình ảnh những người con của làng Xô Man.
THÂN BÀI
a- Hình tượng rừng xà nu, cây xà nu thể hiện kết cấu của tác phẩm:
- Mở đầu là cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy tới chân trời và kết thúc vẫn bằng một cánh rừng xà nu “như một vĩ thanh cứ xa mở dần”. Cây xà nu rải kín từ đầu đến cuối tác phẩm, rải kín toàn câu chuyện.
=> Kết cấu đầu cuối hô ứng, hình tượng ấy vừa có ý nghĩa cụ thể gợi lên đặc trưng của miền đất Tây Nguyên, vừa có ý nghĩa biểu tượng về cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất diệt của con người Tây Nguyên.
b- Hình tượng rừng xà nu đau thương nhưng vô cùng đẹp đẽ:
- Mở đầu tranh viết, nhà văn dùng ngôn ngữ nghệ thuật đẻ chạm, khắc hình tượng cây xà nu hình khối, màu sắc, hương vị nổi bật lên trong đau thương của lửa đạn chiến tranh “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết th]ơng, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”.
=> Những dòng văn đẹp lạ lung, gây ân tượng mạnh cho người đọc cảm nhận về sự khốc liệt của chiến tranh…
- Sức sống của cây xà nu thật mạnh mẽ, kì diệu “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy thứ ánh nắng, thứ ánh nắng trên rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lấp lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”.
=> Bằng những câu văn hào hứng, tha thiết, nhà văn đã giành cả bút lực cho loài cây mà ông yêu quí. Một loài xà nu khao khát sống, háo hức phóng mạnh lên bầu trời lớn rộng, không gì ngăn cả nổi như để thoả mãn tình yêu tự do và ánh sáng.
c- Hình tượng cây xà nu được xây dựng như một anh hùng, biểu tượng về vẻ đẹp, sức sống kiên cường, bất diệt của con người Tây Nguyên.
- Nhà văn đã dùng thủ pháp nghệ thuật tượng trưng và nhân hoá để xây dựng cây xà nu, rừng xà nu như một nhân vật anh hùng.
- Ngay từ đầu tác phẩm, Nguyễn Trung Thành đã đặt hình tượng xà nu trong thế đối lập giữa sự sống và cái chết, sự sinh tồn và đang đứng trước thảm hoạ diệt vong. Cả rừng xà nu đặt trong tầm đại bác của giặc, ngày nào chúng cũng bắn hai lần, rừng xà nu đầy mình thương tích, đổ ào ào như một trận bão. Chỗ vết thương nhựa ứa ra… đọng thành cục máu lớn. Nỗi xót xa đau thương hiện trong muôn hình muôn vẻ.
- Những cây non tựa những đứa trẻ thơ “nhựa còn tron, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cưa loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết”.
- Lại có cái đau dữ dội của những cây như đang tuổi thanh xuân bỗng bị chặt đứt ngang mình, đổ ào ào như bão.
- Nhưng có những cây cường tráng “vết thương của chúng chóng lành” đạn đại bác không giết nổi chúng. Đó chính là ấn tượng sâu đậm đọng lại trong lòng người đọc về hình tượng rừng xà nu không bao giờ, không thể nào huỷ diệt được, dù đạn đại bác của kẻ thù có thể gây ra hàng ngàn vạn nỗi đau thương mỗi ngày.
- Một loài cây khao khát sống bền bỉ, dẻo dai, mãnh liệt, không gì ngăn nổi “Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy”, cây này ngã xuống, cây khác đứng lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời để tiếp nắng mặt trời… đẹp và dũng mãnh, đạn đại bác không giết nổi chúng.
=> +Trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, sự sống vẫn mạnh hơn cái chết, sự sống luôn bất diệt ngay trong sự huỷ diệt. Nhà văn đã dành cho loài cây này những câu văn, những trang viết đầy hào hứng và tha thiết. Ấn tượng về rừng xà nu như một điệp khúc xanh, ngân mãi trong lòng người đọc về một sức sống man dại, mênh mông bất tận.
+ Hình tượng rừng xà nu cũng giống như các thế hệ làng Xô Man sống dưới tầm đại bác của giặc. Sự đàn áp dã man của giặc khiến trái tim họ mang đầy thương tích, chết choc. Nhưng họ vẫn khao khát sống, ham sống mãnh liệt. Người này ngã xuống, người kia đứng lên, thế hệ này đi qua có các thế hệ khác nối tiếp. Họ không thể sống mà còn sống để đánh giặc, diệt trừ cái ác, bảo vệ quê hương đất nước khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Anh Quyết hi sinh có Tnú thay thế, Mai ngã xuống có Dít và bé Heng lớn lên.
+ Phẩm chất của họ trong sạch như cây xà nu; sức sống của họ bền bỉ, dẻo dai, kiên cường, mãnh liệt như rừng xà nu. Họ yêu Đảng, yêu nước như cây xà nu vươn lên tìm ánh sáng, ánh nắng mặt trời. Hình tượng cây xà nu hay cũng chính là biểu tượng của con người Tây Nguyên tha thiết về sự sống. Nhà văn đã giành hết bút lực của mình để ca ngợi sự sống, vẻ đẹp hiên ngang, bất khuất cả thiên nhiên và con người nơi đây. Đó là điều chủ yếu làm nên chất văn sâu đậm của thiên truyện ngắn này.
d- Hình tượng rừng xà nu gắn bó với đời sống chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên:
- Rừng xà nu gắn bó với đời sống của người Tây Nguyên.
+ Ngọn lửa xà nu giữ lửa, giữa ấm trong bếp mỗi nhà.
+ Đuốc xà nu soi sáng con đường đi và trong nhà ưng tập hợp dân làng.
+ Khói xà nu làm lem luốc mặt mũi và chân tay lũ trẻ; gỗ xà nu làm bảng cho lũ trẻ học bài.
- Cây xà nu, rừng xà nu còn là nhân chứng cuộc đấu tranh khốc liệt của dân làng Xô Man.
- Cây xà nu còn tham gia trực tiếp vào các sự kiện trong đại của dân làng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ c]ua nước; ngọn đuốc xà nu soi sáng cho dân làng mài gươm giáo chuẩn bị khởi nghĩa; ngọn đuốc xà nu soi sáng cho cụ Mết và thanh niên vào rừng lấy vũ khí giết giặc; nhựa xà nu bị giặc lấy đốt chấy 10 đầu ngón tay Tnú; ánh đuốc xà nu bừng bừng trong đêm đồng khởi…
- Hình tượng rừng xà nu như người cha không lồ che chở cho con cái chiến đấu “Cứ thế hai, ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn che chở cho dân làng”
KẾT BÀI
Mở đầu là hình ảnh rừng xà nu bị giặc tàn phá đau thương, nhưng kết thúc lại là một cánh rừng xà nu nối tiếp chạy tít tắp đến tận chân trời. Một hình ảnh rộng lớn, hùng tráng và thơ mộng tượng trưng cho phẩm chất, sức sống, cho tinh thần quật khởi và đồng bào Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên hay những hình tượng anh hùng trong tác phẩm chung qui đều là kết tinh những lí tưởng cao quí nhất của cả cộng đồng. Đó là lí do nhà văn chọn đề tài “Rừng xà nu”- “Một loài cây hùng vĩ, cao thương, man dại và trong sạch” mang đậm chất sử thi mà nhà văn yêu quí.
ĐỀ 17
Câu 1 (2đ)
Bút pháp chủ đạo của Quang Dũng trong “Tây Tiến” là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Vì sao?
Câu 2 (3đ)
Theo anh (chị) thế nào là một tình bạn đẹp?
Câu 3 (5đ)
Anh (chị) hãy phân tích những ràng buộc mang tính tương khắc giữa xác và linh hồn trang nghịch cảnh “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích cảnh 7) của Lưu
Quang Vũ. Qua đó, cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.
ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI
Câu 1 (2đ)
Bút pháp chủ đạo của Quang Dũng trong “Tây Tiến” là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Vì sao?
1- Yêu cầu đề bài:
Đề bài nêu ra câu hỏi rõ ràng về bút pháp chủ đạo của nhà thơ Quang Dũng trong bài thơ “Tây Tiến”. Cần trả lời đúng trọng tâm, tránh phân tích lam man, rườm rà, không rõ ý. Bút pháp chủ đạo của nhà thơ Quang Dũng thể hiẹn trong “Tây Tiến” là bút pháp lãng mạn. Tuy nhiên cần lưu ý dấu ấn hiện thực luôn được đặt trên nền cảm hững lãng mạn đó.
2- Định hướng làm bài:
a- Bút pháp chủ đạo trong bài thơ “Tây Tiến” là bút pháp lãng mạn, tuy nhiên dấu ấn hiện thực luôn được đặt trên nền cảm hứng lãng mạn đó.
VD: Khi miêu tả cái chết, những cái chết thường xuyên xảy ra trong đời thực, trên đường chinh chiến, nhà thơ chiếu rọi vào nó dưới cái nhìn lãng mạn để làm giảm bớt sự đau thương mất mát “Anh bạn dãi dầu không bước nứa- Gục lên sũng mũ bỏ quên đời”.
b-Phân tích cảm hứng lãng mạn trong bài thơ “Tây Tiến”:
- Cảm hứng lãng amnj trong bài thơ là trạng thái tình cảm xuất hiện khi tâm tưởng, cảm xúc của nhà thơ đạt tới độ mãnh liệt và có đủ khả năng vượt lên trên thực tại, hướng tới những vẻ đẹp phi thường, khác lạ. Cảm xúc này luôn thường trực trong “Tây Tiến”: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm- heo hút cồn mây sung ngửi trời”.
- Cảm hứng lãng mạn còn thể hiện qua bút pháp tương phản trong miêu tả hình tượng.
“Tây Tiến” xuất hiện nhiều hình ảnh đối lập, tương phản:
+ Đó là sự đối lập giữa thiên nhiên hung dữ với người lính càn trường, hoặc khi miêu tả căn bệnh sốt rét làm vàng da các chiến sĩ Tây Tiến, Quang Dũng viết “Quân xanh màu lá dữ oai hùm”- da xanh như màu lá rừng.
+ Tác giả cũng sử dụng bút pháp đối lập giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong, bên ngoài người lính ốm yếu nhưng tinh thần lại mạnh mẽ, đầy khí phách. Người lính Tây Tiến chẳng những vượt qua bệnh tật mà còn dữ oai hùm làm cho kẻ thù khiếp sợ.
- Với “Tây Tiến”, Quang Dũng đã thệt xuất sắc khi thể hiện cảm hứng lãng mạn trong tư duy thơ mình, cụ thể như sau:
+ Thiên nhiên Tây Bắc với vể đẹp hoang sơ, khác lạ và hùng vĩ trong không gian ngút ngàn, thăm thẳm: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi- Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.
+ Con người Tây Bắc với vẻ đẹp mơ màng, e ấp, quyến rũ nhưng rất rắn rỏi. Họ là những thôn nữ nơi bản làng mờ sươn khói “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa- Kìa em xiêm áo tự bao giờ… Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.
+ Các chiến sĩ đoàn binh Tây Tiến mang vẻ đẹp bi tráng, khác lạ của những tráng sĩ- chiến sĩ quyết tử “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc- Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
=> Thơ Quang Dũng vừa hiện đại, vừa thấm đẫm nhạc điệu của thơ cổ điển. Nhưng trên hết là cảm hứng lãng mạn bay bổng diệu kì. Đây chính là sự kết hợp thần tình các phong cách khác nhau mà Quang Dũng có được trong Tây Tiến.
Câu 2 (3đ)
Theo anh (chị) thế nào là một tình bạn đẹp?
1- Yêu cầu của đề bài:
Trình bày ý kiến của người viết về vấn đề tình bạn. Cần nêu bật ý chính sau: Tình bạn như thế nào gọi là tình bạn đẹp? Vai trò của tình bạn trong cuộc sống mỗi con người.
2- Định hướng làm bài.
MỞ BÀI
Một trong những mối quan hệ không thể thiếu được trong đời sống tình cảm của mỗi con người, đó là tình bạn. Tình bạn như cơm ăn, nước uống, khí trời, như bất cứ thứ gì ta cần hằng ngày. Vậy thế nào là tình bạn đẹp.
THÂN BÀI
a- Giải thích khái niệm:
- Tình bạn là tình cảm gắn bó thân thiết giữa hai hoặc một nhóm người có những nét chung về tính tình, sở thích, ước mơ, lí tưởng…
- Tình bạn có thể là cùng giới hoặc khác giới.
b- Thế nào là tình bạn đẹp?
- Là tình bạn luôn yêu thương, gắn bó, thuỷ chung với nhau, có trách nhiệm với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Là tình bạn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, chân thành, thẳng thắn và tin cậy.
- Là tình bạn đồng cảm, chia sẻ sâu sắc khi gặp hoạn nạn cũng như khi có niềm vui.
c- Vai trò của tình bạn trong đời sống con người.
Tình bạn đẹp là niềm vui, là chỗ dựa tinh thần to lớn cho ta vượt qua những khó khăn, gian khổ, vươn tới ước mơ, lí tưởng.
Dẫn chứng: Lưu Bình- Dương Lễ, Bá Nha- tử Kì, Lí Bạch- Hạo Nhiên, Nguyễn Khuyến- Dương Khuê…
- Qua quan hệ bạn bè, mỗi người có thể học hỏi ở bạn những điều hay lã phải để từ đó hoàn thiện bản thân mình.
- Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải khi nào ta cũng gặp được những người bạn tốt. Chơi với bạn xấu sẽ nhiễm cái xấu, chơi với bạn tốt sẽ học được những điều tốt.
d- Nêu suy nghĩ về tình bạn tuổi học đường, làm thế nào để giữ gìn tình bạn đẹp đó?
- Tình bạn tuổi học đường là tình bạn hồn nhiên, đẹp đẽ và trong sáng nhất. Mỗi người hãy xây dựng một tình bạn đẹp để động viên, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống: đôi bạn cùng tiến, nhóm bạn cùng tiến, cùng nhau xây dựng ước mơ, lí tưởng…
- Sống chân thành, tin cậy, tôn trọng, bảo vệ lẫn nhau. Tuy nhiên, bảo vệ không có nghĩa là bao che khuyết điểm, đồng tình với những việc làm chưa tốt của bạn, mà cần thẳng thắn đấu tranh, phê bình, giúp bạn nhìn ra khuyết điểm để tiến bộ. Thế mới là tình bạn đẹp.
KẾT LUẬN
Tình bạn là một thứ tình cảm cao quí, thiên liêng từ xưa đến nay ông cha ta rất coi trọng, trân trọng. Mỗi người cần xây dựng cho mình những tình cảm bạn bè thân thiết để giúp đỡ nhau trong cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần.
Câu 3 (5đ)
Anh (chị) hãy phân tích những ràng buộc mang tính tương khắc giữa xác và linh hồn trang nghịch cảnh “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích cảnh 7) của Lưu
Quang Vũ. Qua đó, cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.
1- Yêu cầu của đề bài:
Đề bài yêu cầu phân tích những mâu thuẫn, xung đột giữa thể xác và linh hồn trong một con người được tác giả Lưu Quang Vũ thể hiện qua hai nhân vật: Hồn Trương Ba và dan hàng thịt (cảnh 7). Qua đó, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo, dung tục, bảo vệ quyền sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.
Đời sống của kịch được thể hiện trên hai bình diện: văn bản văn học và sàn diễn. Khi phân tích kịch, chúng ta phân tích trên bình diện văn học song cần phải làm nổi bật đặc điểm của kịch được xây dựng trên những xung đột, mâu thuẫn xã hội => Vì vậy đoạn trích phải làm rõ được đặc trưng ấy.
2- Định hướng làm bài:
MỞ BÀI
- “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (1981) là một trong những vở kịch xuất sắc của Lưu Quang Vũ. Vở kịch được hiện đại hoá trên một cốt truyện dân gian, từ một hư cấu, sáng tạo, ông đã đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
- Đoạn trích 9cảnh 7) là cuộc đấu tranh giữa thể xác và tâm hồn, qua nghịch cảnh ấy, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục , bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách, xứng đáng với con người.
THÂN BÀI
a- Đặc trưng của kịch (có thể đưa vào bài viết, hoặc không):
- Là một loại hình trong 3 phương thức cơ bản của văn học (tự sự, trữ tình, kịch). Kịch thuộc sân khấu, vừa thuộc văn học, vừa diễn vừa để đọc; kịch bản chính là phương diện văn học của kịch.
- Kịch được xây dựng trên cơ sở những xung đột của xã hội, những mâu thuẫn mang tính toàn nhân loại (thiện- ác, cao cả- thấp hèn, ước mơ- hiện thực…). Những xung đột ấy được thể hiện bằng cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ, có qui tắc nhất định của yếu tố kịch, chứa đựng nhiều kịch tính, tình huống tạo ra đối với nhân vật.
- Xung đột kịch được diễn đạt bằng hành động ngôn ngữ của nhân vật (ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, bang thoại). Qua hành động và ngôn ngữ nhân vật, tác giả thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
b- Đoạn trích (cảnh 7) là những xung đột bên trong con người qua cuộc đối thoại coa tính giả tưởng giữa linh hồn và thể xác nhằm hướng đến một vấn đề mang tính chiều sâu triết học: Những bi kịch nảy sinh từ sự tồn tại đầy nghịch lí, trái tự nhiên khiến cái dung tục có cơ hội ngự trị, lấn át và đồng loã với những gì thanh cao, tốt đẹp. Từ đó, đề xuất và cổ vũ cho cuộc đấu tranh bảo vệ cho những phẩm chất cao quí của con người nhằm hướng tới khát vọng trong sạch, hài hoà giữa thể xác và tâm hồn, giữa vật chất và tinh thần để hoàn thiện nhân cách.
c- Những ràng buộc mang tính tương khắc giữa thể xác và linh hồn:
- Xung đột giữa hồn Trương ba với xác hàng thịt (cảnh 7): đây là cuộc đàm thoại giữa một bên là phần hồn thanh cao- một bên là xác phàm tục.
+ Trương Ba bị chết một cách oan uổng do sự vô tâm, tắc trách của Nam Tào, lại được Bắc Đẩu ‘sửa sai” một cách vô lí, cho hồn Trương Ba nhập vào xác một anh hàng thịt. Nghịc cảnh xảy ra: Một linh hồn nhân hậu, trong sạch, ngay thẳng nay lại sống nhờ, trú ngụ, gá lắp, lệ thuộc vào xác phầm của anh hàng thịt, đã không sai khiến được lại còn bị xác thịt điều khiển, dẫn đến linh hồn bị nhiễm độc bởi cái tầm thường. Ý thức được điều đó, hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định bằng cách tách ra để sống độc lập, hướng tới sự hoàn thiện về nhân cách.
+ Lúc đầu hồn trương Ba có vẻ coi khinh xác hàng thịt: “Mày không có tiếng nói mà chỉ là cái xác âm u, đui mù”.
+ Xác hàng thịt đã cười nhạo, chế giễu, bác lại hồn Trương Ba, khẳng định sức mạnh âm u, đui mù của mình sẽ chiến thắng: “Lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy”. Xác lại tìm cách thoả hiệp bằng cách nêu cụ thể nhu cầu tự nhiên mang bản năng của con người: “Ông đứng cảnh vợ tôi tay chân run rẩy… hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc đó sao… Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới, nhìn ngắm cây cối, người thân…”.
+ Trước những lí lẽ đê tiện của xác thịt, hồn Trương Ba nổi giận mắng mỏ, khinh bỉ xác thịt hèn hạ và cố chống lại nhưng phần nào cũng ngậm ngùi vì hắn có lí, hồn Trương Ba bị dồn vào thế yếu. Thấm thía nghịch cảnh, Trong Ba trở lại xác thịt trong tuyệt vọng.
=> Qua màn thoại của hồn Trương Ba và xác thịt cho thấy, trương ba được Bắc Đẩu trả lại cuộc sống, nhưng một cuộc sống không đáng sống vì cái thanh cao phải dung hoà với cái thấp hèn, dung tục, thì đó chẳng phải là bi kịch? Thể xác và linh hồn con người là hai thực thể có mối quan hệ hữu cơ, không thể vênh lệch, tách rời. Xác thịt có nhu cầu sự sống, nhu cầu mang tính bản năng, hồn mang tính chất thanh cao góp phần điều chỉnh thể xác hoà hợp, vươn tới sự hoàn thiện nhân cách. Cuộc tranh cãi giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt là bi kịch thứ nhất của Trương Ba vì xác đã thắng. Tác giả cảnh báo, khi con người phải sống trong cái tầm thường, dung tục thì tất yếu sẽ bị nhiễm độc bởi cái xấu, cái đẹp sẽ bị lấn át, tàn phá.
d- Xung đột giữa hồn Trương Ba với gia đình
- Trương Ba càng dằn vặt hơn khi ông hiểu những gì mình đang sắp gây ra những điều tệ hại, mặc dù ông không hề muốn. Ngược lại, những người thân: vợ, con dâu, cháu gái cũng đau khổ trước sự tha hoá của Trương Ba.
- Vợ Trương Ba đau khổ “Ông đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa…”, nên vốn bản tính vị tha nên định nhường Trương Ba cho vợ hàng thịt.
- Con dâu vốn hiểu hoàn cảnh của bố chồng nên chỉ biết thông cảm, xót xa. Song chị cũng không khỏi đau lòng và thú nhận “Thầy bảo cái bên ngoài là không đáng kể… nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy mỗi ngày thầy một đổi khác…”.
+ Cháu gái thì phản ứng quyết liệt, không nhận Trương Ba là ông “Tôi không phải cháu nội của ông… Ông nội tôi chết rồi… Sáng nay tôi để ý lúc ông chiết cây cam, bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non… Ông nội tôi đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy. Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi, lão đồ tể…”
=> Qua phần đàm thoại, tất cả những người thân yêu đã xa dần ông Trương Ba vì hồn ông bị mờ khuất, chỉ còn cái xác hàng thịt thô
File đính kèm:
- de van 12 4(1).doc