Bộ đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 11 năm học 2008-2009

Câu 1: ( 4,0 điểm): “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” ( Nguyễn Bá Học). Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa lời nói trên.

 

Câu 2: ( 6,0 điểm):

Em hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài “Từ ấy” của Tố Hữu để thấy được tâm trạng của tác giả khi bắt gặp lý tưởng:

“ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 11 năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo quảng ninh đề kiểm tra học kỳ II – năm học 2008 – 2009 Trường thpt ngô gia tự Môn: ngữ văn 11 đề 1: Câu 1: ( 4,0 điểm): “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” ( Nguyễn Bá Học). Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa lời nói trên. Câu 2: ( 6,0 điểm): Em hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài “Từ ấy” của Tố Hữu để thấy được tâm trạng của tác giả khi bắt gặp lý tưởng: “ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Sở giáo dục và đào tạo quảng ninh đề kiểm tra học kỳ II – năm học 2008 – 2009 Trường thpt ngô gia tự Môn: ngữ văn 11 Đề 2: Câu 1( 4,0 điểm): “... Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa”. ( Theo Ngữ văn 11, tập 2, trang 31). Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu lên suy nghĩ của em về câu văn trên. Câu 2( 6,0 điểm): Cảm nhận của em về tâm trạng của Xuân Diệu qua đoạn thơ sau: “ Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!” ( Trích “Vội vàng” – Xuân Diệu). Sở giáo dục và đào tạo quảng ninh đề kiểm tra học kỳ II – năm học 2008 – 2009 Trường thpt ngô gia tự Môn: ngữ văn 11 Đề 3: Câu 1( 4,0 điểm): Lớp 11 là năm học bản lề cho lớp 12 sắp tới. Việc chọn nghề trong tương lai sẽ là một trong những vấn đề mà em sẽ quan tâm. Em dự định sẽ làm gì trong tương lai? Hãy viết một đoạn văn nêu rõ quan điểm của em khi chọn nghề. Câu 2( 6,0 điểm): Từ câu chuyện về nhân vật Bêlicốp trong tác phẩm “Người trong bao” của nhà văn SêKhốp, em có suy nghĩ gì về một kiểu người như vậy trong xã hội hiện nay. Sở giáo dục và đào tạo quảng ninh đề kiểm tra học kỳ II – năm học 2008 – 2009 Trường thpt ngô gia tự Môn: ngữ văn 11 Đề 4: Câu 1( 4,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: trong cuộc sống hiện đại ngày nay nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ sự biết ơn là vẽ chuyện, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy viết một đoạn văn thể hiện thái độ của em về lời cảm ơn trong cuộc sống. Câu 2( 6,0 điểm): Nêu những suy nghĩ và cảm xúc riêng của em về một bài thơ hoặc một truyện ngắn trong chương trình Ngữ Văn 11 tập 2. đáp án: Đề 1: Câu 1: Học sinh cần ttình bày theo kết cấu 3 phần. *Nội dung ý nghĩa câu nói: Tác giả dùng hình ảnh đường đi và núi sông – những hình ảnh tượng trưng cho con đường đời của mỗi con người để khái quát một triết lý sống ý nghĩa. Câu văn ý nói con người cần có nghị lực vượt khó để đi đến những thành công. Và con đường để đến với thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. * Liên hệ bản thân về quá trình học tập không ngừng để thành công trong cuộc sống và tương lai. Câu 2: Viết theo kết cấu 3 phần rõ ràng: + Mở bài: Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ Từ ấy. Đồng thời giới thiệu khổ thơ sẽ phân tích. + Thân Bài; Nội dung: Đoạn thơ mở đầu tác phẩm có ý nghĩa khái quát tâm trạng của Tố Hữu khi lần đầu tiên được đứng vào hàng ngũ những người cộng sản. Đó là tiếng reo vui náo nức, niềm vui khi gặp lý tưởng của tác giả. Nghệ thuật: Đoạn thơ sử dụng các biên pháp nghệ thuật như: ẩn dụ, các hình ảnh so sánh....tạo nên tâm trạng hồ hởi vui tươi, yêu đời của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi nhiệt huyết, say mê khi thấy có sự đồng điệu tâm hồn nơi ánh sáng của Đảng. + Kết bài: Đánh giá ý nghĩa đoạn thơ và bài thơ nói chung trong việc ghi lại cảm xúc, tâm trạng của Tố Hữu – một kỷ niệm đẹp, trong sáng khi bắt gặp lý tưởng mới soi đường. Đề 2: Câu 1: Bài viết có 3 phần rõ ràng. Nội dung: Câu nói có ý nghĩa phê phán một lối sống ích kỷ không biết đến những người xung quanh mà chỉ chú tâm cho cuộc sống của mình. Người viết cho rằng đó là một lối sống nghèo nàn, đơn điệu và tẻ nhạt. Bài học rút ra cho bản thân: Cần sống quan tâm. Biết chia sẻ với những người xung quanh để cuộc sống có ý nghĩa hơn. Câu 2: Bài viết có 3 phần rõ ràng. + Mở bài: Giới thiệu nhà thơ Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng. Đồng thời giới thiệu vị trí và nội dung đoạn thơ trích. + Thân bài: - Cảm nhận của Xuân Diệu về thời gian: Thời gian cứ chảy trôi, thời gian gắn liền với sự mất mát chia lìa. Nhà thơ đã dùng cách nói định nghĩa “Nghĩa là” để nhấn mạnh sự mất đi của thời gian và tuổi trẻ. Các cặp từ đối lập ( Tới/ qua, non/ già...) thể hiện khá rõ quy luật vận động của thời gian. Đồng thời cũng thể hiện sự nối tiếc của thi sĩ về sự một đi không trở lại của mùa xuân và tuổi trẻ. Từ dự cảm về nỗi mất mát đó, Xuân Diệu đã bộc lộ nỗi lòng của mình: Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật. Dường như nhà thơ đang cố gắng chạy đua cùng thời gian. Đang cố gắng mở rộng lòng mình để có thể tận hưởng mùa xuân của đất trời nhưng có vẻ như bất lực. - Từ đó, Xuân Diệu như kết luận “Nói làm chi...” và “nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”. Câu thơ như giả định nhưng là một kết luận ngẫu nhiên như một sự trải nghiệm. Đó là khao khát, là hướng giải quyết khi chứng kiến quy luật nghiệt ngã của thời gian và đời người. + Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của đoạn thơ và vị trí nhà thơ Xuân Diệu trong nền thơ mới. Đề 3: Câu 1: Trình bày theo kết cấu 3 phần rõ ràng. Học sinh trình bày theo trình tự sau: + Giới thiệu vấn đề: Nghề nghiệp là một vấn đề quan tâm của học sinh khi chuẩn bị tốt nghiệp lớp 12. Việc đưa ra quan điểm chọn nghề là hoàn toàn đúng đắn, cần thiết với mỗi cá nhân. + Nêu quan điểm của mình về việc chọn nghề: Chọn nghề phù hợp năng lực, điều kiện gia đình, sở thích cá nhân, có thể kiếm được việc làm từ chính sự lựa chọn đó trong trong lai hay không?. + Cần xác định đúng đắn nghề nghiệp để có 1 công việc phù hợp và đem lại niềm vui nghề nghiệp trong tương lai. + Liên hệ bản thân. Câu 2: Viết đủ 3 phần. Yêu cầu cơ bản: + Mở bài: Giới thiệu nhà văn Sêkhốp và truyện ngắn “Người trong bao”. Giới thiệu nhân vật Bêlicốp. Nhân vật tiêu biểu cho một lối sống, một kiểu người lập dị, sợ hãi và không có chí tiến thủ. + Thân bài: Nêu nhận xét về tính cách nhân vật Bêlicốp trong tác phẩm. Từ đó khái quát liên hệ đến một kiểu người như thế trong cuộc sống hiện nay. Thái độ với kiểu người như vậy. Bản thân đã làm gì để cuộc sống có ý nghĩa. + Kết bài: Khái quát chung lại giá trị tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm. Đó là thông điệp “không thể sống mãi như thế được”. Hãy thay đổi chính mình từ chính bản thân mình. Hãy sống hoà hợp hơn với mọi người để cuộc sống thật sự đáng sống. Đề 4: Câu 1: Trình bày 3 phần rõ ràng. Nội dung cơ bản: + Nhận thức về ý kiến: ý kiến chưa đúng, phiến diện thể hiện sự suy nghĩ nông cạn của một bộ phận thanh niên hiện nay. + Đưa ra quan điểm của mình về ý nghĩa lời cảm ơn trong cuộc sống: Lời cảm ơn thể hiện sự biết ơn chân thành, thể hiện nét văn hoá ứng xử của con người với con người, có ý nghĩa trong việc duy trì và tạo lập các mối quan hệ xã hội. + Bàn luận mở rộng vấn đề: Vấn đề dùng lời cảm ơn trong cuộc sống của mọi người, của cá nhân mình và việc dùng lời cảm ơn đúng lúc đúng chỗ, tránh lạm dụng lời cảm ơn gây phản cảm cho người được cảm ơn và những người xung quanh. Câu 2: + Mở bài: Giới thiệu tác giả và tác phẩm mình yêu thích. + Thân bài: Trình bày những phát hiện riêng của mình về tác phẩm. Chủ yếu nhìn nhận ở 2 phương diện là nội dung và nghệ thuật. + Kết bài: Đánh giá giá trị của tác phẩm và vị trí của tác phẩm với thành công của nhà văn/ nhà thơ trong nền văn học. Chú ý: Giáo viên căn cứ khả năng trình bày, diễn đạt của HS mà có cách đánh giá linh hoạt, phù hợp. Chú ý những bài văn sáng tạo, ấn tượng ở cách trình bày, thể hiện.

File đính kèm:

  • docBo de Kiem tra hoc ky 2 lop 11 nam hoc 2008 2009.doc
Giáo án liên quan