Bộ đề trắc nghiệm môn hóa học 9

Câu 1: Có phản ứng sau:

. + H2SO4 BaSO4 + .

Để phản ứng trên xảy ra được thì em phải chọn chất nào trong các chất sau:

A. BaCO3; B. BaO; C. Ba; D. Ba(OH)2; E. cả A, B, C, D.

Câu 2: Có 3 lọ bị mất nhãn, đựng các chất rắn sau: CuO, BaCl2, Na2CO3. Em hãy chọn duy nhất một thuốc thử để phân biệt ba chất rắn trên.

A. NaOH; B. CaCl2; C. H2SO4; D. KCl; E. Một axít nào đó.

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4908 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề trắc nghiệm môn hóa học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA HỌC 9 Chương I: Các loại hợp chất vô cơ Câu 1: Có phản ứng sau: .............. + H2SO4 BaSO4 + ............. Để phản ứng trên xảy ra được thì em phải chọn chất nào trong các chất sau: A. BaCO3; B. BaO; C. Ba; D. Ba(OH)2; E. cả A, B, C, D. Câu 2: Có 3 lọ bị mất nhãn, đựng các chất rắn sau: CuO, BaCl2, Na2CO3. Em hãy chọn duy nhất một thuốc thử để phân biệt ba chất rắn trên. A. NaOH; B. CaCl2; C. H2SO4; D. KCl; E. Một axít nào đó. Câu 3: Để phân biệt hai dung dịch Na2SO4 và K2CO3, em có thể dùng dung dịch thuốc thử nào: A.CaCl2, B.KOH, C.H2SO4, D.Pb(NO3)2, E.Cả A,B,C,D. Câu 4:Hòa tan hoàn toàn 50g CaCO3 vào dung dịch axít clohiđríc dư. Biết hiệu suất của phản ứnglà 85%. thể tích của khí CO2 (đktc) thu được là: A.7,14 (l) , B. 9,25 (l) , C. 11,2 (l) , D. 9,52 (l) , E. 6,52 (l). Câu 5: Ait sunfuric đậm đặc có tác dụng hút ẩm rất tốt. vì vậy nó được dùng làm khô các khí bị lẩn hơi nước. Trong các khí sau, khí nào được làm khô bởi H2SO4 đậm đặc: A. NH3,Cl2,CO2.; B. CO2,Cl2,HCl ; C. Cl2,CO2,O2 ; D. O2,HCl,CO2. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn phốt pho đỏ trong bình kín chứa ôxi, sau đó cho 5ml nước vào bình và lắc để cho chất bột trắng tan hết. Cho mẩu quỳ tím vào dung dịch thu được,thì quỳ tím chuyển màu: A. Xanh, B. Không đổi màu, C.Vàng, D. Đỏ, E. Tím. Câu 7: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2 đến khi kết tủa không tạo thêm nữa thì dừng(lượng NaOH dùng vừa đủ) . Lọc kết tủa, đem nung thì chất rắn thu được là: A. Cu, B. Cu2O, C. CuO, D. CuO2, E. Cu2O3. Câu 8: Có 4 ống nghiệm đựng 4 dung dịch sau: I. KOH, II. NaCl, III. Ba(HCO3)2, IV. Ba(NO3)2. Dung dịch trong ống nghiệm nào làm quỳ tím hóa xanh: A. I và II, B. I và III, C. II và IV, D. III và IV, E. I , III và IV. Câu 9: Cho các dung dịch sau: I. HCl, II. CaCl2, III. H2SO4, IV. KHCO3. Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ: A. I và II, B. I và IV, C. II, III và IV, D. I,III và IV, E. I và III. Câu 10: Có ba lọ đựng hóa chất:Cu(OH)2, BaCl2, và KHCO3. Để nhận biết ba lọ trên, cần dùng hóa chất nào? A.NaCl, B. NaOH, C. CaCl2, D. H2SO4, E. AgNO3. Chương II: Kim loại Câu 1:Tính chất hóa học chung của kim loại là tác dụng với: A. Phi kim, axit; B. Phi kim, bazơ, muối ; C. Phi kim, axit, muối. D. Oxit bazơ, axit ; E. Axit, muối, oxit phi kim. Câu 2: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần. A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe Câu 3: Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4? A. Fe; B. Zn; C. Cu; D. Mg Câu 4: Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để là sạch muối nhôm? A. AgNO3; B. HCl; C. Mg; D. Al; E. Zn Câu 5: Con dao làm bằng thép không rỉ nếu: A. Sau khi dùng rửa sạch lau khô B. Cắt chanh rồi không rửa C. Ngâm trong nước tự nhiên, nước máy lâu ngày D. Ngâm trong nước muối một thời gian Câu 6: Cho 0,84g Fe vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng ta thu được muối clorua và khí H2, biết hiệu suất phản ứng là 85%. Thể tích H2 thu được (đktc) là: A. 0,15lít C. 0,2856 lít B. 0,1256 lít D. 0,2936 lít Câu 7: Có 4 ống nghiệm riêng biệt không có nhãn, đựng các dung dịch: FeSO4, Fe2(SO4)3, CuCl2, Al2(SO4)3. Bạn cho kim loại nào sau đây để phân biệt các chất trên: A. Cu; B. Zn; C. Na; D.Pb; E.Al Câu 8: Hòa tan 4,05g nhôm (Al) bằng 200 ml dung dịch H2SO4 1M. Biết hiệu suất của phản ứng 75%. Thể tích H2 thu được (đktc) là: A. 4,48 lít; B. 5,04 lít; C. 3,36 lít; D. 4,04 lít; E. 6,72 lít. Câu 9: Cho các cặp chất sau: A. Fe + HCl; B. Zn + CuSO4; C. Ag + HCl: D. Cu + FeSO4 E. Cu + AgNO3; F. Pb + ZnSO4 Những cặp chất xảy ra phản ứng là: a) A, C và D; b) C, E, F và D; c) A, E và B; d) A, B, C, D, E và F Câu 10: Một bạn học sinh đã đổ nhầm dung dịch FeSO4 vào lọ chứa sẵn dung dịch kẽm sun phát (ZnSO4). Để thu được dung dịch duy nhất muối kẽm sun phát, theo em dùng kim loại nào?. Cu; B. Fe; C. Zn; D. Al; E. Ag Chương III: Phi kim- Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Câu 1: Sắp xếp theo sự giảm dần khả năng hoạt động hóa học của các nguyên tố: Cl, F, I, Br như sau: A. Cl > F >I >Br ; B. F > Cl > I > Br ; C. Cl > F >Br > I ; D. F > Cl > Br > I. Câu 2: Sau khi làm thí nghiệm , khí Clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào: A. Dung dịch HCl ; B. Dung dịch NaOH ; C. Dung dịch NaCl ; D. Nước. Câu 3: Khí CO2 được dùng để dập tắt các đám cháy vì : A. Nặng hơn không khí; B. Không tác dụng với oxi C. Nhẹ hơn không khí; D. Câu A, B đều đúng Câu 4: Hảy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần: A. Na, Mg, Al, K ; B. K, Na, Mg, Al ; C. Al, K, Na, Mg ; D. Mg, K, Al, Na. Câu 5: Trong những hợp chất sau đây. Hợp chất nào phản ứng với clo: KCl, KOH, H2O ; B. KOH, H2O, Na2CO3 ; C. KOH, H2O, Ca(OH)2 ; Câu 6: Để làm khô khí CO2 có lẩn hơi nước. Bạn chọn chất nào: A. CaO, B. H2SO4 đặc, C . K2O , D. NaOH. Câu 7:Cho các dung d ịch : NaHCO3, K2S, AgNO3, KOH. Bạn chọn thuốc thử nào để nhận biết các dung dịch trên: A. BaCl2, B. CaCO3, C. HCl, D. Na2CO3, E. Fe2(SO4)3. Câu 8: Biết X có điện tích hạt nhân 13, 3lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron.X là nguyên tố nào trong bảng tuần hoàn hóa học: A. Na, B. Al, C.Fe, D. Cu. Câu 9: Để khắc các hoa văn trên gương (thủy tinh ) người ta phải dùng cách nào? A. HNO3 đặc, nóng ; B. H2SO4 đặc,nguội; C. HF; D. HCl; E. H2O2. Câu 10: Trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.Thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy là: A. 4.48 lit ; B. 448 lit ; C. 44.8 lit ; D. 488 lit. Chương IV: Hiđrocacbon - Nhiên liệu Câu 1: Dựa vào dữ kiện nào trong số các dữ kiện sau đây để có thể nói một chất là vô cơ hay hữu cơ? A. Trạng thái (rắn, lỏng, khí) ; B. Độ tan trong nước ; C. Màu sắc ; D. Thành phần nguyên tố; Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lit khí metan ở (đktc).Thể tích khí cacbonic tạo thành là: A. 112 lit ; B. 11,2 lit ; C. 1,12 lit ; D. 22,4 lit . Câu 3: Để đốt cháy 4,48 lit khí etilen (ở đktc) cần phải dùng bao nhiêu lit khí oxi : A. 13,44 lit ; B. 1344 lit ; C. 1,34 lit ; D.13,04 lit. Câu 4: Cấu tạo đặc biệt của phân tử benzen là : A.Có vòng 6 cạnh ; B.Có vòng 6 cạnh chứa ba liên kết đôi xen kẽ ba liên kết đơn ; C.Có ba liên kết đôi ; D. Có vòng 6 cạnh chứa liên kết đôi và liên kết đơn ; Câu 5:Hãy cho biết chất nào trong các chất sau đây có thể làm mất màu dung dịch nước brom|: A. C6H6 ; B. CH2=CH - CH= CH2 ; C. CH3 -CH3 ; D. CH4 . Câu 6: Để dập tắt xăng dầu cháy người ta làm như sau: A. Phun nước vào ngọn lửa ; B. Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa C. Phủ cát vào ngọn lửa ; D. Câu B,C đúng. Câu 7:Biết 0,01 mol hiđrocácbon X có thể tác dụng tối đa với 100ml dung dịch brom 0,1 M .Vậy X là hiđrocacbon nào trong số các chất sau đây: A. CH4 ; B. C2H2 ; C. C2H4 ; D. C6H6. Câu 8: Khí nào có tính chất tẩy màu trong không khí ẩm: A. CO2 ; B. Cl2 ; C. H2 ; D. N2. Câu 9: Để đè phòng bị nhiễm độc CO người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ nào sau đây : A. CuO và MnO2 ; B. CuO và MgO ; C. CuO và Fe2O3 ; D. Than hoạt tính. Câu 10: Trong phòng thí nghiệm clo thường được điều chế bằng cách oxihóamột trong các hợp chất sau : A. HCl ; B. NaCl ; C. KClO3 ; D. KMnO4. Chương V: Dẫn xuất của hiđrocacbon - Polime Câu 1: Rượu etylic phản ứng được với Na vì: Trong phân tử có nguyên tử oxi; B. Trong phân tử có nguyên tử hiđrovà oxi; C. Trong phân tử có nhóm -OH ; D. Trong phân tử có nguyên tử cácbon , hiđro, oxi. Câu 2: Trong số các chất sau . Chất nào Tác dụng được với Na : A. CH3-CH3; B.CH3-CH2-OH; C.C6H6; D.CH3-O-CH3. Câu 3: Có thể pha được bao nhiêu lít rượu 250 từ 500ml rượu 450? A. 90 ml ; B. 900 ml ; C. 9 ml ; D. 0,9 ml. Câu 4: Số ml rượu có trong 500 ml rượu 45o là: A. 226 ml ; B. 22,5 ml ; C. 225 ml ; D. 2,25 ml. Câu 5: Khi đốt cháy rượu etylic ,sản phẩm chiếm chủ yếu là khí (A) . Khí (A) là nguyên nhân của hiện tượng hiệu ứng "nhà kính" - làm cho nhiệt độ của Trái Đất tăng dần.Khí (A) là: A. N2O ; B. CO ; C.H2O hơi ; D. CO2. Câu 6: Chọn một trong các thuốc thử sau để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic: A. Na2CO3 ; B. AgNO3 ; C. H2CO3 ; D. Ag2CO3 . Câu 7: Chọn phương pháp có thể làm sạch vết dầu ăn dính vào quần áo: Giặt bằng xà phòng ; B. Tẩy bằng cồn 96o ; C. Tẩy bằng xăng ; D. Cả A,B,Cđúng. Câu 8: Cho 22,4 lit khí etilen (ơ đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric làm xúc tác, thu được 13,8 g rượu etylic.Hiệu suất phản ứng cộng nước của etilen là: A. 30 % ; B. 20% ; C. 35 % ; D. 25 % . Câu 9: Cho 13,8g rượu etylic tác dụng hết với kim loại Natri.Thể tích khí H2 thu được ở (đktc) là: A. 11,2 lit ; B. 4,48 lit ; C. 3,36 lit ; D. 5,6 lit. Câu 10: Để có một ly nước đường chanh thì cách làm nào sau đây là đúng: Vắt chanh vào nước , cho đá vào nước , cho đường rồi khuấy. Vắt chanh vào nước, cho đường vào khuấy tan sau đó cho đá vào Cho đá vào nước khuấy tan, cho đường, vắt chanh rồi khuấy tiếp. ĐÁP ÁN Đề thi môn hóa học lớp 9 Chương 1: 1. E 2. C 3. C 4. D 5.C 6. D 7. C 8. B 9. E 10. D Chương 2: 1. C 2. C 3. B 4. D 5. A 6. C 7. C 8. C 9. C 10. C Chương 3: 1. D 2. B 3. D 4.B 5.C 6. B 7. C 8. B 9. C 10. B Chương 4: 1. D 2. B 3. A 4. B 5.B 6. D 7. C 8. B 9. D 10. A Chương 5: 1. C 2. B 3. B 4. C 5. D 6. B 7. D 8. A 9. C 10. B

File đính kèm:

  • docTRAC NGHIEM.doc
Giáo án liên quan