Bồi dưỡng cách học Tiếng Anh cho học sinh

Là một môn học mang tính phổ biến trên toàn cầu. Tiếng Anh không chỉ để giao tiếp, giao lưu giữa các nền văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghệ mà nó đã thâm nhập vào cuộc sống của nhiều quốc gia trên thế giới như tiếng mẹ đẻ của mình. ấy vậy nhưng đối với học sinh lại sợ nghe (listening), sợ nói (speaking), sợ viết (writing), sợ đọc (reading). Thậm chí chỉ cần nhắc đến tên môn học này đã gây cho học sinh lẫn phụ huynh một sự hoang mang lo lắng. Để giảm bớt sự căng thẳng đó, giáo viên và học sinh cần phải làm gì ?

Tôi nghĩ rằng phương pháp “tập trung vào người học” chú ý đến người học như các cá thể riêng biệt và theo đó thì một trong những chức năng chính của giáo dục là rèn luyện và phát triển khả năng tự chủ cho người học, giúp các em làm chủ được các vấn đề của mình. Nhưng muốn được như vậy, người học cần phải được giúp đỡ để từng bước rèn luyện các “chiến lược” học tập của bản thân, mà trước hết phải nhận thức đúng đắn đối với bản thân trong vai trò là người học và tự đánh giá được kết quả học tập của mình.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng cách học Tiếng Anh cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bồi dưỡng cách học tiếng anh cho học sinh i/. đặt vấn đề: Là một môn học mang tính phổ biến trên toàn cầu. Tiếng Anh không chỉ để giao tiếp, giao lưu giữa các nền văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghệ mà nó đã thâm nhập vào cuộc sống của nhiều quốc gia trên thế giới như tiếng mẹ đẻ của mình. ấy vậy nhưng đối với học sinh lại sợ nghe (listening), sợ nói (speaking), sợ viết (writing), sợ đọc (reading). Thậm chí chỉ cần nhắc đến tên môn học này đã gây cho học sinh lẫn phụ huynh một sự hoang mang lo lắng. Để giảm bớt sự căng thẳng đó, giáo viên và học sinh cần phải làm gì ? Tôi nghĩ rằng phương pháp “tập trung vào người học” chú ý đến người học như các cá thể riêng biệt và theo đó thì một trong những chức năng chính của giáo dục là rèn luyện và phát triển khả năng tự chủ cho người học, giúp các em làm chủ được các vấn đề của mình. Nhưng muốn được như vậy, người học cần phải được giúp đỡ để từng bước rèn luyện các “chiến lược” học tập của bản thân, mà trước hết phải nhận thức đúng đắn đối với bản thân trong vai trò là người học và tự đánh giá được kết quả học tập của mình. II/. tình hình thực tế: Mặc dầu trường được đóng trên địa bàn thị trấn, song phần đông học sinh xuất phát từ gia đình nông nghiệp thuần tuý, hoặc là tiểu thương nghiệp. Vì vậy việc đầu tư cho việc học của con cái còn nhiều hạn chế, Họ không thể khái niệm được môn học ngoại ngữ là như thế nào. Nhiều phụ huynh lớp 9 hướng cho con nhận thức lệch lạc. Họ cho rằng tiếng Anh không phải là môn học cần thiết, chỉ làm sao qua được kì thi tốt nghiệp sắp tới. Đa số các bậc phụ huynh cho con đi học hết nơi này đến nơi khác song các em vẫn không thể khá lên được. Thực tế các em chỉ tham gia nhiều buổi học chứ không phải học nhiều. Một số em chỉ cần biết vò vẽ vài chữ cho oai hoặc là vì sự dồn ép của bố mẹ nên phải đến lớp. Nhiều học sinh khi hỏi đến cuốn từ điển (cẩm nang của người học tiếng Anh) thì hầu hết các em trả lời không có tiền để mua. Các em chỉ vẻn vẹn có được mấy cuốn sách giáp khoa mượn từ nhà trường. Các em không có nhiều cơ hội, hay nói đúng hơn là các em không thể tạo ra cho mình được môi trường giao tiếp. Trong khi đó chương trình đặt ra lại quá cao (chưa kể đến đây là môn học còn rất non trẻ đối với học sinh địa phương này). Định biên lớp học so với đặc thù môn quá lơn. Giáo viên không thể trong vòng 45 phút chuyển tải được tất cả vấn đề mà mục tiêu đặt ra. Rất nhiều học sinh suốt cả buổi học không được giáo viên gọi lần nào. (Ví dụ: Số học sinh được gọi lớp 9C: 22/50; 8D: 20/42; 8E: 20/41; 9D: 47/43; 6B: 25/42). Đa số thời gian căn dặn bài tập ở nhà chiếm từ 2 - 3 phút trong giờ giải lao. Những yếu tố này gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của các em. iii/. biện pháp giải quyết: Qua thực tế giảng dạy môn tiếng Anh THCS và quá nhiều trăn trở tôi cũng rút ra một kinh nghiệm nhỏ. Trước hết phải khẳng định việc tự học, tự nghiên cứu ở nhà là điều không thiếu ở mỗi học sinh “văn ôn, võ luyện”. Nhưng làm thế nào để các em học một cách tự giác, thoải mái, phát huy tính sáng tạo trong quá trình làm bài tập là cả một vấn đề cần bàn. Tôi chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có mức học tập tương đương nhau. Đối với nhóm học sinh yếu kém thêm từ 2 - 3 học sinh có lực học nổi trội hơn và có ý thức học tập tốt. Hình thức ra bài tập cho mỗi nhómkhác nhau, tuỳ theo khả năng của các em. Cụ thể như ở lớp 8D tôi đã chia lớp thành 4 nhóm và ra bài tập cho các em. Ví dụ ở bài 15 “Festival”. - Nhóm học sinh yếu kém: Nhớ mục bài học, nhớ chủ điểm bài học, đọc bài khoá tương đối suôn sẻ, nhớ 2 từ mới bất kỳ. Chép lại bài khoá vào giấy nháp 10 lần và sau đó chép vào vở ghi. - Nhóm học sinh trung bình: Nhớ mục bài học và chủ điểm bài học. Đọc bài khoá suôn sẻ. Học thuộc từ mới. - Nhóm học sinh khá: Nhớ chủ điểm bài học, học thuộc lòng từ mới và bài khoá. - Nhóm học sinh khá, giỏi: Nhớ chủ điểm bài học, học thuộc bài khoá, đọc đúng ngữ âm, ngữ điệu, viết một đoạn tương tự theo gợi ý của giáo viên. Hướng dẫn các em sử dụng tài liệu phù hợp với khả năng của mình, tạo cơ hội cho các em thực hành ngoài giờ lên lớp, Đưa đến cho các em niềm tin và khi học môn học này và biết chấp nhận sự không chắc chắn, mơ hồ, có thể tiếp tục nghe và đọc mà không cần hiểu từng từ. - Xây dựng cho các em ý thức nói tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi và tự tạo ra cho mình môi trường giao tiếp. Hạn chế nói tiếng Việt đến mức tối đa (thậm chí chỉ đúng được từ trường cả câu. - Hướng học sinh tự tổ chức việc học tập và lập kế hoạch cho bản thân. - Biết cách sử dụng các biện pháp ghi nhớm, ghi nhận và tái hiện những gì đã học. - Biết cách suy đoán thông minh. iv/. kết quả: Các em tự tin và mạnh dạn phát biểu, 100% học sinh làm bài tập về nhà, các em đã tự tìm cho mình cách học phù hợp. Kết quả cụ thể ở 1 tiết kiểm tra ở lớp 9C như sau: Học sinh đạt điểm 10: 5 em Học sinh đạt điểm 9: 7 em Học sinh đạt điểm 7,8: 20 em Học sinh đạt điểm 5,6: 23 em Học sinh đạt điểm dưới trung bình: 3 em So sánh với kết quả học tập với các năm trước, tôi thấy ở năm nay tăng lên rõ rệt và đã trấn an được tinh thần phụ huynh, rút ngắn khoảng cách giữa người học và môn học tạo niềm tin say mê, đồng thời khắc sâu kiến thức cho các em. Hi vọng kinh nghiệm nhỏ của tôi đã và đang áp dụng với kết quả thiết thực, sẽ được đồng nghiệp lưu ý và sử dụng nhằm làm cho việc dạy môn tiếng Anh ở bậc THCS thu được hiệu quả như mục tiêu đã đề ra./.

File đính kèm:

  • docBoi duong cach hoc tieng Anh cho hoc sinh.doc
Giáo án liên quan