Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 - Chuyên đề 1, 2, 3

A. MỤC TIÊU DẠY CHUYÊN ĐỀ

 Học xong chuyên đề này, học sinh đạt được:

- Củng cố khái niệm về doạn văn và các cách trình bày nội dung đoạn văn. từ đó viết được đoạn văn theo yêu cầu.

- Nhận diện được từng đoạn văn và kết cấu của từng đoạn văn

- Có kĩ năng xây dựng đoạn văn.

B. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CHUYÊN ĐỀ

1. Hệ thống lí thuyết cơ bản sử dụng cho chuyên đề:

* Khái niệm đoạn văn :

 - Đoạn văn thông thường được hiểu là một phần của VB tính từ chỗ viết hoa, thường lùi vào ở đầu dòng cho đến chỗ dấu chám xuống dòng .

 - > Dấu hiệu nhận biết về mặt hình thức.

- Mỗi đoạn văn thường được trình bày 1 nội dung tương đối hoàn chỉnh(Chủ đề của đoạn )

* Có nhiều cách trình bày nội dung đoạn văn, trong đó lưu ý có 3 cách thường gặp:

 + Diễn dịch : Trình bày theo lối diễn dịch là trình bày ý chỉ cái chung trước , ý chỉ cái riêng sau. Thường nói là đi từ cái chung đến cái riêng.

+ Quy nạp : Trình bày theo lối quy nạp là trình bày ý chỉ cái riêng trước , ý chỉ cái chung sau. Thường nói là đi từ cái riêng đến cái chung.

+ Tổng phân hợp :Gồm câu đề, phần luận giải và câu kết.

 Câu đè thường mang t/c nêu vấn đề , làm tiền đề cho phần luận giải. Câu kết mang t/c tổng kết, khái quát, đánh giá, nâng cao vấn đề.

* Đoạn văn phải đảm bảo tính liên kết về nội dung ( LK chủ đề, LK lôgíc ) và hình thức

 (sử dụng các phép LK hợp lí )

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4821 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 - Chuyên đề 1, 2, 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 1 : luyện Viết đoạn văn a. mục tiêu dạy chuyên đề Học xong chuyên đề này, học sinh đạt được: - Củng cố khái niệm về doạn văn và các cách trình bày nội dung đoạn văn... từ đó viết được đoạn văn theo yêu cầu. - Nhận diện được từng đoạn văn và kết cấu của từng đoạn văn - Có kĩ năng xây dựng đoạn văn. b. Phương pháp luận của chuyên đề 1. Hệ thống lí thuyết cơ bản sử dụng cho chuyên đề: * Khái niệm đoạn văn : - Đoạn văn thông thường được hiểu là một phần của VB tính từ chỗ viết hoa, thường lùi vào ở đầu dòng cho đến chỗ dấu chám xuống dòng . - > Dấu hiệu nhận biết về mặt hình thức. - Mỗi đoạn văn thường được trình bày 1 nội dung tương đối hoàn chỉnh(Chủ đề của đoạn ) * Có nhiều cách trình bày nội dung đoạn văn, trong đó lưu ý có 3 cách thường gặp: + Diễn dịch : Trình bày theo lối diễn dịch là trình bày ý chỉ cái chung trước , ý chỉ cái riêng sau. Thường nói là đi từ cái chung đến cái riêng. + Quy nạp : Trình bày theo lối quy nạp là trình bày ý chỉ cái riêng trước , ý chỉ cái chung sau. Thường nói là đi từ cái riêng đến cái chung. + Tổng phân hợp :Gồm câu đề, phần luận giải và câu kết. Câu đè thường mang t/c nêu vấn đề , làm tiền đề cho phần luận giải. Câu kết mang t/c tổng kết, khái quát, đánh giá, nâng cao vấn đề. * Đoạn văn phải đảm bảo tính liên kết về nội dung ( LK chủ đề, LK lôgíc ) và hình thức (sử dụng các phép LK hợp lí ) 2. Phương pháp cơ bản để luyện vận dụng của chuyên đề : - Thuyết trình , đàm thoại, nêu vấn đề, gợi tìm,... - Cho HS tiếp cận VD mẫu để HS nhận diện được cách trình bày nội dung đoạn văn, cấu trúc đoạn văn, vị trí câu chủ đề... - Thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu. c. Các ví dụ vận dụng : Ví dụ 1 : Có ý kiến cho rằng khổ thơ dới đây đã diễn tả cực điểm nỗi buồn của ông đồ . ý kiến của em nh thế nào ? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 20 -> 25 dòng nêu cảm nhận của em về đoạn văn trên . “ Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay” 1. Nội dung : Đoạn thơ cực tả nỗi buồn của ông đồ . 2. Khai thác cái hay trong cách tạo câu và xây dựng hình ảnh . + Khổ thơ có sự phối hợp các dòng thơ có nhiều thanh bằng ( câu thứ hai và thứ tư ) , vần xen kẽ rất chỉnh ( giấy - đấy ; hay - bay ) . Câú trúc này có sức diễn tả cảm xúc buồn thương kéo dài , ngân vang trong lòng người đọc về ông đồ già , một con ngời tài hoa , xa kia từng đợc bao người biết đến , ngưỡng mộ . + Xây dựng hình ảnh : - Ông đồ vẫn ngồi chỗ cũ trên hè phố nhưng âm thầm , lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người . -> Gợi tả h/ả một con người già nua , cô độc , lạc lõng giữa phố phường. - Hình ảnh lá vàng , mưa bụi . - > Cảnh tượng thê lương , tiều tuỵ . * Đoạn văn mẫu : Khổ thơ đã cực tả nỗi buồn của ông đồ . Với sự tinh tế trong cách tạo câu và xây dựng hình ảnh, VĐL đã tái hiện được hình ảnh một con người già nua, cô đơn, lạc lõng giữa phố phường trong một cảnh tượng thật thê lương, tiều tuỵ. Vẫn những câu thơ ngũ ngôn không đẽo gọt cầu kì mà thâm trầm ở bề sâu của nó . Vẫn là giọng thơ mang dáng dấp khách quan tả, kể mà không dấu nổi ngậm ngùi . Khổ thơ có sự phối hợp các dòng thơ có nhiều thanh bằng ( câu thứ hai và thứ tư ) , vần xen kẽ rất chỉnh ( giấy - đấy ; hay - bay ) . Câú trúc này có sức diễn tả cảm xúc buồn thương kéo dài , ngân vang trong lòng người đọc về ông đồ già , một con ngời tài hoa , xa kia từng đợc bao người biết đến , ngưỡng mộ là thế , thì nay “ Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay” , ông tồn tại mà như không tồn tại. Ông vẫn ngồi bày mực tàu giấy đỏ trên hè phố đông người nhưng dường như là không ai biết , chẳng ai hay. Ông ngồi đấy chờ đợi, cô độc , lạc lõng giữa phố phường , giữa đất trời tàn tạ , buồn thương . Thay thế những dòng chữ “ như phượng múa , rồng bay” trên nền giấy đỏ , giờ chỉ còn lá vàng , mưa bụi tàn úa , lạnh lẽo . Đặc biệt là hình tượng “ mưa bụi bay” , “ mưa bụi bay” đẹp với mùa xuân đang về với đất trời , nhưng dường như lại chính là mưa đang rơi trong cõi lòng ông đồ , đang xoá nhoà h/ả ông đồ. Tứ thơ thật sâu sắc , hàm súc . Tác giả đặt cái cô độc giữa cái tấp lập , dửng dưng . Những hình ảnh đối lập , song hành ấy cứ đan xen vào nhau làm cho nỗi buồn thương càng dàn trải , thấm sâu hơn vào trong lòng độc giả đối với ông đồ xưa . Ví dụ 2 : Mở đầu bài thơ “ Ông đồ”, Vũ Đình Liên viết : “ Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già … Và kết thúc bài thơ , tác giả viết : “ Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa …” a.Đó là kiểu bố cục gì ? b.Nhận xét về vị trí của từ “lại” trong hai lần xuất hiện và ý nghĩa của nó ? c.Mỗi cách gọi “ ông đồ già” , “ ông đồ xưa” có ý nghĩa và giá trị biểu cảm như thế nào ? Em hãy trả lời các câu hỏi a,b,c ở trên trong một đoạn văn diễn dịch có dộ dài khoảng từ 20 - 25 dòng . Gợi ý : a. Đó là kiểu bố cục : Đầu cuối tương ứng chặt chẽ làm nổi bật chủ đề bài thơ . b. Nhận xét về vị trí của từ lại” trong hai lần xuất hiện và ý nghĩa của nó : - Trong câu thơ mở đầu ( Lại thấy ông đồ già ) , từ “ lại” gắn với sự xuất hện của ông đồ . - > Gợi tả được sự song hành giữa ông đồ và ngày tết . Ông đồ trở thành một đường nét không thể thiếu được của mùa xuân , như một quy luật tất yếu : Cứ hoa dào nở là ông đồ xuất hiện như ông già Nô - en trước đêm trừ tịch ở Phương Tây , trong sự chờ mong , chào đón , ngưỡng mộ của mọi người . - Còn trong câu thơ kết thúc ( Năm nay đào lại nở ) , từ “ lại” gắn với sự xuất hện của của hoa đào . - > Gợi tả được sự vắng mặt đột ngột của ông đồ . Đào vẫn nở theo quy luật mỗi khi tết đến xuân về nhưng hình ảnh ông đồ không còn năm trong quy luật ấy nữa . Ông không những vắng mặt mà địa chỉ cũng không còn , ông đã mất hút vào cáI mênh mông , không mảy may dấu vết . - Trong hai câu ( mở đầu và kết thúc ) đó , có sự lặp lại của hoa đào nhưng không lặp lại hình ảnh ông đồ . Như vậy chữ “ lại” xuất hiện không chỉ diễn đạt được sự xuất hiện tất yếu và vắng mặt đột ngột của ông đồ . Nó còn cho thấy một quy luật tất yếu của quá trình đi từ có đến không . Từ thời hoàng kim , ông đồ chỉ còn là cái di tích tồi tàn , chìm vào quên lãng . - Tứ thơ “ Cảnh cũ …người đâu …” gợi cảm xúc nuối tiếc xót xa , day dứt , … c. Mỗi cách gọi “ ông đồ già” , “ ông đồ xưa” đều có ý nghĩa và giá trị biểu cảm nhất định : - Ông đồ già , cách gọi không chỉ tuổi tác mà xen vào đó là sự kính trọng , thân mật , gần gũi , … trong thời kì vàng son , rực rỡ của ông đồ . - Ông đồ xưa , cách gọi không chỉ gợi được khoảng cách về thời gian mà còn cho thấy hình ảnh ông đồ đã trở thành xưa cũ đang chìm dần vào quên lãng theo thời gian và trong long mọi người trước sự biến thiên của thời đại . Đoạn văn diễn dịch dài khoảng từ 20 - 25 dòng . Có thể sử dụng câu chủ đề sau : “Cảnh tàn tạ của nho học một thời mà ông đồ là nhân chứng tiều tuỵ cuối cùng của nó được VĐL diễn tả trong một kết cấu, một ngôn ngữ thật độc đáo ở hai câu thơ mở đầu và kết thúc bài thơ “ Ông đồ” . * Đoạn văn mẫu : Cảnh tàn tạ của nho học một thời mà ông đồ là nnhân chứng tiều tuỵ cuối cùng của nó được VĐL diễn tat trong một ngôn ngữ, một kết cấu thật độc đáo ở hai câu mở đầu và kết thúc bài thơ “ Ông đồ”.Đó là kiểu kếtcấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ làm nổi bật chủ đề bài thơ .Chữ lại được dùng thật đặc sắc và giàu ý nghĩa. Với sự xuất hiện nhẹ nhàng , ấm áp ở đầu bt, trong câu thơ mở đầu ( Lại thấy ông đồ già ) , từ “ lại” gắn với sự xuất hện của ông đồ , gợi tả được sự song hành giữa ông đồ và ngày tết . Ông đồ trở thành một đường nét không thể thiếu được của mùa xuân , như một quy luật tất yếu : Cứ hoa dào nở là ông đồ xuất hiện như ông già Nô - en trước đêm trừ tịch ở Phương Tây , trong sự chờ mong , chào đón , ngưỡng mộ của mọi người .Còn trong câu thơ kết thúc ( Năm nay đào lại nở ) , vẫn chũ lại ấy nhưng xuất hiện thật lạh lẽo, nặng nề, từ “ lại” gắn với sự xuất hện của của hoa đào .Gợi tả được sự vắng mặt đột ngột của ông đồ . Đào vẫn nở theo quy luật mỗi khi tết đến xuân về nhưng hình ảnh ông đồ không còn năm trong quy luật ấy nữa . “ Ông đồ già tài hoa, gần gũi, đầy ngưỡng mộ đã trở thành ông đồ xưa, trở thành con người xưa cũ , xa cách .Ông không những vắng mặt mà địa chỉ cũng không còn , ông đã mất hút vào cái mênh mông , không mảy may dấu vết . Ví dụ 3 : Đoạn văn diễn dịch : Tình thương mẹ đã khiến Hồng trở nên già dặn. Dù còn ít tuổi nhng Hồng đã biết thông cảm với mẹ, hiểu mẹ không có tội gì mà chỉ vì nợ nần cùng túng phải đi tha hơng cầu thực, vì thế mà Hồng cũng trỏ nên khôn ngoan hơn, biết cảnh giác trớc thái độ của ngời cô. Em đã cố giấu đi tình cảm thực, không chỉ từ chối chuyến đi Thanh Hoá mà còn hỏi văn để ngời cô không thực hiện đợc âm mu. Hồng hiểu nỗi đau khổ của mẹ là do những cổ tục khong kiến gây ra nên hình dung những cổ tục đó là mẩu gỗ, cục đá và em muốn chiến đấu xoá bỏ chúng ( nhai , nghiến cho kì nát vụn mới thôi ). Những cảm xúc , suy nghĩ ấy có thể có đợc ở một đứa trẻ ngây thơ không ? IV. Các nội dung vận dụng tự luyện của HS Đề 1 : Cho câu chủ đề : “ Cách sống của Bác gợi cho ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử”. Hãy viết đoạn văn(dài khoảng từ 15 - 17 dòng )trình bày theo lối diễn dịch với câu CĐ trên . Gợi ý : Đoạn văn cần nêu rõ : - Lối sống của Bác vô cùng giản dị và thanh cao: + Nơi ở và làm việc: Chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ Chính trị (nhỏ bé, đồ đạc đơn sơ mộc mạc). + Trang phục giản dị: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ. + Ăn uống: đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị. - Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ Tịch Hồ Chí minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng: + Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó. + Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời. + Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị. - Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hoá dân tộc, cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm : “ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá- Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” .ở Bác và họ đều mang vẻ đẹp của lối sống giản dị thanh cao; với Hồ Chủ Tịch lối sống của Người còn là sự gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân. * Đoạn văn mẫu : Cách sống của Bác gợi cho ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử. Mặc dù ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Chủ tịch HCM có một lối sống vô cùng giản dị : Nơi ở và làm việc nhỏ bé, đơn sơ mộc mạc : Chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ Chính trị . Trang phục hết sức giản dị: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ. Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị. Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ Tịch Hồ Chí minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng . Bởi vì đó không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời mà đó là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hoá dân tộc, cách sống ấy của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm : “ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá- Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” .ở Bác và họ đều mang vẻ đẹp của lối sống giản dị mà thanh cao, sang trọng; với Hồ Chủ Tịch lối sống của Người còn là sự gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân. Đề 2 : Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 15 - 17 dòng ) theo phép lập luận diễn dịch với câu chủ đề sau : Vũ Nương là một người phụ nữ một dạ thuỷ chung với chồng và hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Gợi ý : Đoạn văn cần nêu rõ : - Vũ Nương là một người phụ nữ một dạ thuỷ chung với chồng : nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không bao giờ làm diều thất tiết. Chồng ra trận, ngày tháng nhớ mong , chờ đợi chồng trở về bình an... - Hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình : Biểu hiện trong sống gia đình bình thường, trong thời gian vợ chồng xa cách, khi bị chồng nghi oan đánh đập tàn nhẫn, mắng nhiếc thậm tệ và khi đã sang một thế giớ khác. * Đoạn văn mẫu : Vũ Nương là một người phụ nữ một dạ thuỷ chung với chồng và hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Nhận thức được vị trí của người vợ, người phụ nữ trong gia đình chính vì vậy mà không chỉ trong cuộc sống gia đình bình thường mà kể cả trong thời gian vợ chồng xa cách nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không bao giờ làm diều thất tiết để hổ thẹn với lòng mình cũng như với mọi người. Chồng ra trận, động việc lửa binh , nàng chăm lo vun vén gia đình, ngày tháng nhớ mong , chờ đợi chồng trở về bình an. Ngay cả khi bị chồng nghi oan đánh đập tàn nhẫn, mắng nhiếc thậm tệ nàng cũng cố phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình và cố gắng giữ gìn hạnh phúc gđ đang có nguy cơ tan vỡ dù phải chịu đau dớn , thiệt thòi ... Đến khi thất vọng đến tột cùng vì nỗi nhớ mong chồng trong thời gian xa cách đến thành hoá đá đã uổng công vô ích, hạnh phúc gđ sau mọi cố gắng đã không còn có thể hàn gắn nổi ,VN đã sẵn sàng mượn dòng sông quê hương để chứng minh tấm lòng thuỷ chung son sắt và tiết giá trong sạch của mình. Điều đó thật đáng khâm phục và nể trọng biết bao ! Chao ôi, những tấm lòng thanh sạch ấy tưởng rằng chỉ tồn tại khi nàng trền trần thế, ấy vậy mà khi đã sang một thế giớ khác , sống cuộc sống an nhàn, thanh thản, khi nghe chuyện kể về gđ mình thì trong lòng người phụ nữ ấy lại trỗi dậy niềm khao khát được trở lại nhân gian để tiếp tục cùng chồng con vun vén hạnh phúc gđ. Ngày dạy: 28 / 9 / 2010 Kiểm tra 30 phút: Đề bài : Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 15 - 17 dòng ) theo phép lập luận diễn dịch với câu chủ đề sau : Vũ Nương là một người phụ nữ một dạ thuỷ chung với chồng và hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. -HS viết bài. -Gv quan sát, thu, chấm, NX Đề 3 : Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 15 - 17 dòng ) theo phép lập luận diễn dịch với câu chủ đề sau : Vũ Nương là một người mẹ hiền, một người con dâu hiếu thảo. Gợi ý : Đoạn văn cần nêu rõ : - Vũ Nương là một người mẹ hiền : Trương sinh đăng lính vừa đầy tuần thì VN sinh được một đứa con trai, đặt tên là Đản, nàng yêu con như yêu chính uộc sống của mình . Ngày thừơng , ở một mình nàng hay đùa con, trỏ bóng mình trên tường mà bảo là cha Đản. Lời nựng con mà cũng chính là lời an ủi, một cách gạt đi nỗi nhớ thương chồng cứ dài theo năm tháng của người thiếu phụ chung tình . - Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo : Khi chồng đi đính nàng thay chồng phụng dưỡng mẹ già. Mẹ chồng ốm, nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn, mong mẹ bình phục . Khi mẹ chồng mất , nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ , lo liệu chu tất như đối với cha mẹ đẻ mình. * Đoạn văn mẫu : Vũ Nương là một người mẹ hiền, một người con dâu hiếu thảo.Khi chồng đi đính nàng gánh vác mọi công việc gia đình, vừa nuôi con nhỏ vừa phụng dưỡng mẹ già. Trương sinh đăng lính vừa đầy tuần thì VN sinh được một đứa con trai, đặt tên là Đản, nàng yêu con như yêu chính uộc sống của mình . Ngày thừơng , ở một mình nàng hay đùa con, trỏ bóng mình trên tường mà bảo là cha Đản. Lời nựng con mà cũng chính là lời an ủi, một cách gạt đi nỗi nhớ thương chồng cứ dài theo năm tháng của người thiếu phụ chung tình . Mẹ chồng vì lo lắng, nhớ thương, mong mỏi con mà dần sinh ốm. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn, mong mẹ bình phục để đợi đến ngày gia đình đoàn tụ. Tấm lòng của người con dâu ấy thật đáng chân trọng biết bao !Song tạo hoá khéo trêu người, đã không cho nàng nhiều cơ hội để thay chồng thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa vì bệnh tình của mẹ mỗi ngày thên trọng, bà không qua khỏi. Khi mẹ chồng mất , nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ , lo liệu chu tất như đối với cha mẹ đẻ mình. Nguyễn Dữ đó đặt những lời ca ngợi đẹp đẽ nhất về Vũ Nương vào miệng của chớnh mẹ chồng nàng trong lời trăng trối khiến nú trở nờn vụ cựng ý nghĩa “sau này trời xột lũng thành ban cho phỳc đức ,giống dũng tươi tốt con chỏu đụng đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đó chẳng phụ mẹ”. Đó thể hiện là sự ghi nhận nhân cách và đánh giá công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng một cách xác đáng và khách quan. Đề 4 : Cho câu chủ đề : “Chiến tranh hạt nhan chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn phản lại sự tiến hoá của tự nhiên”. Hãy viết đoạn văn với câu CĐ trên . Gợi ý : Đoạn văn cần nêu rõ : - Trong vũ trụ, trái đất chỉ là 1 hành tinh nhỏ nhưng là hành tinh duy nhất có sự sống . Khoa học vũ trụ chưa khám phá dược một nơi nào khác tồn tại sự sống giống như trái đất. Đó là sự thiêng liêng, kì diệu của TĐ nhỏ bé của chúng ta, TĐ đáng được yêu quý , trân trọng... - Phải lâu lắm mới có được sự sống này trên TĐ . Mọi vẻ đẹp trên TĐ này không phải một sớm một chiều mà có được, CTHN không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn huỷ diệt mọi sự sống trên trái đất( Dẫn chứng từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất: 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 triệu năm bông hồng mới nở. Tính chất phản tự nhiên, phản tiến hoá của chiến tranh hạt nhân. -> Chiến tranh hạt nhân nổ ra sẽ đẩy lùi sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ mọi thành quả của quá trình tiến hoá sự sống trong tự nhiên. Đề 5 : Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 15 - 17 dòng ) , trình bày cảm nhậm của em về đoạn thơ sau : Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. ( Truyện Kiều – Nguyễn Du ) * Đoạn văn mẫu : Chỉ bằng 4 câu thơ, ND đã đặc tả được vẻ đẹp của Thuý Vân . Võn mới đẹp làm sao! Con người nàng toỏt lờn vẻ trang trọng khỏc vời ,từng đường nột dường như đều là một kỳ cụng của tạo hoỏ : gương mặt trũn đầy ,tươi sỏng như ỏnh trăng ,đụi mày dài thanh thoỏt,miệng cười tươi thắm như hoa ,tiếng núi trong như ngọc ,mỏi túc mềm hơn mõy ,làn da trắng mịn màng hơn tuyết …Cụ gỏi ấy đó đẹp người lại ý nhị, đoan trang . Mỗi cõu thơ thực sự là một nột vẽ tài hoa về bức chõn dung của một giai nhõn , tuyệt thế. Vẻ đẹp của nàng sỏnh ngang sự sỏng trong của trăng, hoa, ngọc,mõy,tuyết - những bỏu vật tinh khụi trong trẻo của đất trời. Vẫn là bút pháp nghệ thuật ước lệ tryền thống với những hình tượng quen thuộc nhưng vẻ đẹp của TV lại hiện lên một cách cụ thể dưới ngòi bút của ND. Cụ thể trong thủ pháp liệt kê : Từ khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười đều được so sánh với trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ để làm nổi bật vẻ đẹp riêng của Tv. Dường như phải tả như thế mới núi hết vẻ yờu kiều của một giai nhõn. Vẻ đẹp của Thuý Võn đươc thiờn nhiờn ưu ỏi nhường nhịn nờn cú lẽ cuộc đời sẽ phẳng lặng ấm ờm. Đề 6 : Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 15 - 17 dòng ) , trình bày cảm nhậm của em về vẻ đẹp của NV Thuý Kiều ( Truyện Kiều – Nguyễn Du ) * Đoạn văn mẫu : Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình. Kiều đến với người đọc bằng ấn tượng đầu tiờn là cỏi “sắc sảo mặn mà” của người con gỏi đang độ trăng trũn .Khụng chi tiết như khi tả Thuý Võn ,tả Kiều tỏc giả chỉ tập trung đặc tả đụi mắt.Đụi mắt đẹp như làn nước mựa thu được điểm tụ bằng đụi mày thanh nhẹ ,tươi tắn như dỏng nỳi mựa xuõn. Nàng đẹp lắm, đẹp đến mức hoa phải ghen, liều phải hờn! Phộp nhõn hoỏ tài tỡnh khiến người đọc chợt liờn tưởng :phải chăng hoa ghen với nàng bởi kộm nàng hương sắc ,liễu hờn với nàng bởi kộm nàng sự mềm mại thướt tha ? Vẫn là bỳt phỏp ước lệ tượng trưng nhưng Kiều đó thật sự hiện ra trước mắt người đọc với đầy đủ vẻ đẹp lộng lẫy của một trang quốc sắc thiờn hương, đủ khiến cho thành xiờu nước đổ .Có lẽ, chớnh vẻ đẹp sắc sảo mặn mà khiến thiờn nhiờn cũng phải hờn ghen, đố kỵ ấy đó dự bỏo trước một cuộc đời đầy súng giú sẽ ập đến với nàng .Khụng chỉ cú nhan sắc tuyệt đỉnh,Thuý Kiều cũn là người con gỏi thụng minh, đa tài.Ở nàng, cái tài đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, hội tụ đầy đủ tài thi- ca -nhạc- hoạ.Đỉnh cao của khiếu õm nhạc ở nàng là tài soạn nhạc với cung đàn“bạc mệnh ”mang õm điệu nóo nựng. Cực tả cái tài của Kiều cũng là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng . Dường như số phận đó nhập vào điệu hồn riờng của nàng để hoỏ thõn thành bản đàn bạc mệnh, ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. ____________________________________________________ Đề 7 : Viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” (Ngữ văn 9 - Tập một). * Gợi ý : HS viết được các ý cụ thể : - Tả chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người : + Thuý Vận : Đoan trang, phúc hậu, quý phái : hoa cười, ngọc thốt, mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. + Thuý Kiều : Sắc sảo mặn mà, làn thu thuỷ, nét xuân sơn, hoa ghen liễu hờn. Dùng lối ẩn dụ để ví von so sánh nhằm làm nổi bật lên vẻ đẹp đài các của hai cô gái mà qua đó, nhà thơ muốn đề cao vẻ đẹp của con người. Thủ pháp đòn bẩy, tả Vân trước, Kiều sau cũng là một bút pháp tài hoa của Nguyễn Du để nhấn vào nhân vật trung tâm : Thý Kiều, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của nàng Kiều cùng những dự báo về nỗi truân chuyên của cuộc đời nàng sau này. Đề 8 : Cảm nhận của em trước bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đầu đoạn trích: “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du) Gợi ý: - Cần làm rõ 4 câu thơ dầu của đoạn trích"Cảnh ngày xuân" là một bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân. + Hai câu thơ đầu gợi không gian và thời gian - Mùa xuân thấm thoắt trôi mau. Không gian tràn ngập vẻ đẹp của mùa xuân, rộng lớn, bát ngát. + Hai câu thơ sau tập trung miêu tả làm nổi bật lên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi giàu sức sống, nhẹ nhàng thanh khiết và có hồn qua: đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời cảnh vật - Tâm hồn con người vui tươi, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn hồn nhiên. - Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm gợi tả. * Đoạn văn mẫu : Bằng việc sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình kết hợp bút pháp miêu tả sinh động, gợi cảm, Tg đã khắc hoạ được 1 bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân với những vẻ đẹp riêng . Mặc dù ngày xuân trôi mau, tiết trời sang tháng ba .Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn rộn ràng bay lượn như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng. Vẻ đẹp của mùa xuân tháng ba cũng được lộ ra qua chi tiết điển hình : Cỏ non xanh tận chân trời- Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Một bức tranh mùa xuân có màu sắc, có hình ảnh, có linh hồn. Khiến ai dù có vô tâm cũng không thể cưỡng lại được cái cảm giác say sưa, ngây ngất bởi cái nền màu xanh non của thảm cỏ trải rộng tới chân trời, còn điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng - tất cả gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Đó là vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non), kháng đạt trong trẻo ( xanh tận chan trời), nhẹ nhàng thanh khiết( trắng điểm một vài bông hoa.). Chữ điểm làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại. Đề 9 : Dựa vào nội dung gợi ý sau đây, em hãy viết thành một đoạn văn theo kiểu kết cấu tổng phân hợp. - Bình Ngô đại cáo là một áng văn chương bất hủ. Gợi ý: Bình Ngô đại cáo là áng văn chương yêu nước bất hủ của Nguyễn Trãi, là niềm tự hào của văn học cổ Việt Nam. Tư tưởng chủ đạo của toàn bộ áng văn chương này là niềm tự hào dân tộc của một đất nước đã giàng được thắng lợi vẻ vang, đem lại hoà bình, độc lập cho toàn dân sau cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh đầy gay go, gian khổ nhưng cũng đầy những chiến công hiển hách. Lời lẽ của bài cáo vừa rắn rỏi mạnh mẽ, vừa sống động, cụ thể, vừa hào hùng khoáng đạt. Bình Ngô đại cáo đúng là một thiên cổ hùng văn có một không hai trong nền văn học yêu nước truyền thống của dân tộc. GV cho HS tiếp cận với một đoạn văn có kiểu kết cấu tổng phân hợp trước khi thực hành viết bài : Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp: đẹp như thế nào, đó là điều rất khó nói. Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như chúng ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chuiúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời của cácnhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. (Phạm Văn Đồng) Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị tiết sau : Hoàn thiện các đoạn văn đã được gợi ý. Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến các VB trích đoạn Truyện Kiều Tập ra đề và tự viết đoạn văn theo đề mình ra. _________________________________________-- Ngày soạn: 02 / 11 / 2010 Ngày dạy: 09 / 11 / 2010 Chuyên đề 3 : luyện Viết đoạn văn Đề 10 : a. Cho câu thơ sau: Kiều càng sắc sảo mặn mà Hãy

File đính kèm:

  • docBOI DUONG HOC SINH GIOI 9.doc