Chuyên đề1: Chuyển động cơ học
I/ Tóm tắt kiến thức
1) Chuyển động cơ học
Định nghĩa: Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc gọi là chuyển động cơ học.
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với mặt đất làm vật mốc.
2) Vận tốc: là quãng đường đi được trong 1 giây
33 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi.Môn Vật Lí 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/10/2008
Ngày dạy: 10/10/2008
Bồi dưỡng học sinh giỏi
Môn: Vật lí. Lớp 8
Chuyên đề1: Chuyển động cơ học
I/ Tóm tắt kiến thức
1) Chuyển động cơ học
Định nghĩa: vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc gọi là chuyển động cơ học.
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với mặt đất làm vật mốc.
2) Vận tốc: là quãng đường đi được trong 1 giây
* Vận tốc đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động
* Công thức:
* Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị của thời gian (t) và đơn vị của quãng đường (S); km/h; m/s.
* 1m/s = 3,6 km/h; 1Km/h = 0,28 m/s
* Vận tốc cũng là đại lượng véctơ , vì :
+ Gốc đặt tại vật
+ Phương trùng với phương chuyển động
+ Chiều trùng với chiều chuyển động
+ Độ lớn tính bằng:
3) Chuyển động đều. Chuyển động không đều
- Định nghĩa : + CĐĐ vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian
+ CĐKĐ vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian
Công thức tính vận tốc trung bình trên một quãng đường ;
và nhiều quãng đường
trong đó: S = S1+ S2 + S3+
t = t1+ t2 + t3 +
II/Bài tập cơ bản
B1.CĐ.3: Hai hành khách cùng ngồi trên một toa xe hỏa ở sân ga. Một người nhìn vào trong sân ga và một người nhìn vào đoàn tàu bên cạnh (đường tàu kế bên). Họ đang tranh cãi nhau: người thì cho rằng tàu của mình đang chạy , người thì cho rằng tàu của mình đang đứng yên tại sân ga . Theo em , ai đúng? ai sai? Tại sao họ lại có nhận xét trái ngược nhau như thế ?
B2.CĐ: Một anh bộ đội bắn một phát súng cách vị trí em đứng một đoạn 1700m, sau đó 5 giây thì em nghe thấy tiếng nổ. Xác định vận tốc của âm thanh trong không khí .
B3.CĐ: Một ô tô chuyển động đều với vận tốc . Hỏi nếu đi một quãng đường dài 100Km, ôtô phải đi trong bao lâu? Nếu ôtô xuất phát lúc 7giờ thì đến nơi vào lúc nào ?
B4.CĐ: Trên cùng một quãng đường AB , xe ôtô tải phải đi mất khoảng thời gian là 3giờ và ôtô du lịch đi mất 2giờ . Xác định tỉ số vận tốc của xe. Từ đó em có thể rút ra kết luận gì về 2 đại lượng thời gian và vận tốc nếu như quãng đường không đổi.
Dạng1: Toán chuyển động ngược chiều .
B5.CĐ: Cùng một lúc tại hai điểm Avà B Cách nhau 25Km, hai xe cùng xuất phát , cùng đi về nhau và cùng chuyển động đều với vận tốc lần lượt là ;. Hỏi hai xe gặp nhau lúc nào ? ở đâu? Biết thời gian khi bắt đầu xuất phát là t0= 7giờ 30 phút
B6.NC.13: Hai xe cùng khởi hành lúc 6giờ từ hai đểm Avà B cách nhau 240km . Xe thứ nhất đi từ A đến B với vận tốc ; xe thứ hai đi từ B đến A với vận tốc . Xác định thời điểm hai xe gặp nhau và vị trí gặp nhau.
B7.NC.13: Một vật xuất phát từ A chuyển động thẳng đều về B cách A 630m với vận tốc 13m/s. Cùng lúc đó , một vật khác chuyển động từ B về A. Sau 35giây hai vật gặp nhau . Tính vận tốc của vật thứ hai và vị trí hai vật gặp nhau .
Dạng2: Toán chuyển động cùng chiều .
B8.CĐ.13: Cùng một lúc hai xe xuất phát tại hai điểm Avà B chách nhau 2km. Xe ở A có vận tốc 30Km/h , xe ở B có vận tốc 20km/h . hai xe chạy cùng chiều theo hướng từ A đén B . Sau bao lâu hai xe gặp nhau? Điểm gặp nhau cách A bao nhiêu?
B9.CĐ.15 :Một xe máy xuất phát từ A để đi đến B với vận tốc . Nửa tiếng đông hồ sau , một ôtô cũng xuất phát từ A, đuổi theo xe máy trên với vận tốc
Sau bao lâu xe ôtô đuổi kịp xe máy ? Điểm gặp cách A bao nhiêu ?
B10.NC.13: Hai xe ôtô khởi hành cùng một lúc từ hai địa điểm Avà B , cùng chuyển động về phía C . Biết AC= 108Km; BC= 60Km xe khởi hành từ A đi với vận tốc 45Km/h muốn hai xe đến C cùng một lúc , xe khởi hành từ B phải chuyển động với vận tốc bằng nhiêu?
Ngày soạn: 28/10/2008
Ngày dạy: 29/10/2008
Bồi dưỡng học sinh giỏi
Môn: Vật lí. Lớp 8
Chuyên đề1: Chuyển động cơ học (tiếptheo)
Dạng3: Toán chuyển động trên dòng sông hoặc tác dụng của gió
B11.NC.14: Một chiếc xuồng máy chạy xuôi dòng trên sông từ bến A đến bến B. Biết
AB= 18Km . Vận tốc của xuồng khi nước yên lặng là 20Km/h. Hỏi sau bao lâu xuồng đến bến B. Nếu:
+ nước sông không chảy
+ Nước sông chảy từ A đến B với vận tốc 4Km/h
B12.NC.14: một ca nô chạy xuôi dòng trên đoạn sông dài 84Km . Vận tốc của ca nô khi nước không chảy là 18Km/h Vận tốc của dòng nước chảy là 3 Km/h.
a) Tính thời gian ca nô đi hết đoạn sông đó
b) Nếu ca nô đi ngược dòng thì sau bao lâu ca nô đi hết đoạn sông nói trên?
Dạng3: Toán chuyển động không đều .
B13.NC. 21: Một viên bi được thả lăn xuống một cái dốc dài 1,2m hết 0,5 giây . Khi hết dốc bi lăn tiếp được một quãng dường ngang dài 3m trong 1,4 giây . Tính vận tốc trung bình của bi lăn trên quãng đường dốc , trên quãng đường ngang và trên cả hai quãng đường . Nêu nhận xét các kết quả.
B14.NC. 21: Một vật chuyển động từ A đến B cách nhau 180m . Trong nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc , nửa đoạn đường sau đi với vận tốc
a) Sau bao lâu vật đến B ?
b) Tính vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường .
B15.NC. 22: Một người đi xe đạp trên cả đoạn đường AB . Trên 1/3 doạn đường đầu đi với vận tốc 14Km/h, 1/3 doạn đường tiếp theo đi với vận tốc 16Km/h, 1/3 đoạn đường còn lại đi với vận tốc 18Km/h .Tính vận tốc trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB.
B16.CĐ.18: Một ca nô đi xuôi dòng từ bến A đến bến B của một con sông cách nhau 90Km , rồi lại trở về A . Cho biết vận tốc của ca nô là 25Km /h và vận tốc của dòng nước là 5Km/h. Tính vận tốc của ca nô lúc xuôi dòng , lúc ngược dòng và vận tốc trung bình của ca nô trên toàn bộ cuộc hành trình cả đi và về.
B17.CĐ.18: Trên nửa quãng đường một ôtô chuyển động đều với vận tốc 60Km/h , trên nửa quãng đường còn lại xe chạy với vận tốc40Km/h . Tính vận tốc trung bình của ôtô trên cả quãng đường nói trên.
II/Bài tập về nhà:
B18.CĐ.13: Lúc 7giờ , hai xe cùng xuất phát từ hai địa điểm Avà B cách nhau 24Km chúng chuyển động thẳng đều và cùng chiều từ A đến B . Xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc 42Km/h, xe thứ hai đi từ B với vận tốc 36Km/h.
a) Tìm khoảng cách giữa hai xe sau 45 phút kể từ lúc xuất phát.
b) Hai xe có gặp nhau không ? Nếu có , chúng gặp nhau lúc mấy giờ ? ở đâu?
B19.NC.12: Hai người cùng xuất phát một lúc từ hai địa điểm Avà B cách nhau 75Km. Người thứ nhất đi xe máy Từ A đến B với vận tộc 25Km/h , người thứ hai đi từ B đến A với
vận tốc 12,5Km/h. Hỏi sau bao lâu hai xe gặp nhau và xác định chỗ gặp nhau. Coi chuyển động của hai người là đều.
B20.CĐ.15: Hai điểm A và B cách nhau 120Km. Lúc 7giờ xe máy xuất pháttừ A và đi đến B với vận tốc . Nửa tiếng đồng hồ sau ôtô xuất phát từ B đi về A với vận tốc . Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy, giờ ở đâu?
B21.500.21: Hai xe ôtô khởi hành cùng một lúc từ hai địa điểm A;B cùng chuyển động đều về địa điểm C . Biết AC = 120Km ; BC =90Km , xe khởi hành từ A đi với vận tốc 50Km/h . Muốn hai xe đến C cùng một lúc thì xe khởi hành từ B phải chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
B22.NC.14: Một chiếc xuồng máy chuyển động trên một dòng sông. Nếu xuồng chạy xuôi dòng từ A đến B thì mất 2giờ , còn nếu chạy ngược dòng từ B đến A thì phải mất 4 giờ . Tính vận tốc của xuồng máy khi nước yên lặng và vận tốc của dòng nước . Biết khoảng cách giữa A và B là 60Km.
B23.NC.14: Hai bến sông A và B cách nhau 42Km , dòng nước chảy theo hướng từ A đến B với vận tốc 2,5Km/h . Một ca nô chuyển động đều từ A về B hết 1,5giờ . Hỏi ca nô đi ngược từ B về A trong bao lâu?
B24.NC.22: Một ôtô chuyển động trên đoạn đương AB dài 135Km với vận tốc trung bình . Biết nửa đoạn đường đầu vận tốc của ôtô là .Tính vận tốc của ôtô trong nửa đoạn đường sau. Cho rằng ôtô chuyển động đều trong các giai đoạn .
B25.NC.22: Từ địa điểm A đến địa điểm B một ôtô chuyển động đều theo hai giai đoạn :
+ Giai đoạn 1: Từ A đến B với vận tốc
+ Giai đoạn 2: Từ B về A với vận tốc
Xác định vận tốc trung bình của chuyển động cả đi và về.
B26.I16.CL.20: Cùng một lúc có hai xe xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 60Km, chúng chuyển động thẳng đều và cùng chiều từ A đến B . Xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc 30km/h, xe thứ hai khởi hành từ B với vận tốc 40Km/h .
a/ tính khoảng cách giữa hai xe sau một giờ kể từ lúc xuất phát.
b/ Sau khi xuất phát được 1giờ 30 phút , xe thứ nhất đột ngột tăng tốc và đạt đến vận tốc
. Hãy xác định thời điểm hai xe gặp nhau và vị trí chúng gặp nhau .
B.27.4.200/6: Hai đoàn tàu chuyển động đều trong sân ga trên hai đường sắt song song nhau. Đoàn tàu A dài 65m, đoàn tàu B dài 40m.
Nếu hai tàu đi cùng chiều, tàu A vượt tàu B trong khoảng thời gian tính từ lúc đầu tàu A ngang với đuôi tàu B đến lúc đuôi tàu A ngang với đầu tàu B là 70 giây.
Nếu hai tàu đi ngược chiều, thì từ lúc đầu tàu A ngang với đầu tàu B đến lúc đuôi tàu A ngang với đuôi tàu B là 14 giây. Tính vận tốc của mỗi tàu?
B28.I15.CL.20:Một người đi xe đạp trên đoạn đường MN. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận tốctrong nửa thời gian còn lại đi với vận tốccuối
cùng người ấy đi với vận tốc. Tính vận tốc trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường MN.
Ngày soạn: 20/11/2008
Ngày dạy: 21/11/2008
Bồi dưỡng học sinh giỏi
Môn: Vật lí. Lớp 8
Chuyên đề2: áp Suất
I/ Tóm tắt kiến thức :
1/ áp suất :
- Là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích.
- Công thức : Trong đó : F: áp lực (N)
S: diện tích bị ép (S)
- Đơn vị áp suất: N/m2 hoặc Pa
2/ áp suất chất lỏng:
- áp suất chất lỏng đựng trong bình kín được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng
- Chất lỏng gây áp suất theo moi phương lên thành bình, đáy bình và mọi điểm trong lòng nó
- công thức: p = d. h
Trong đó : d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
h: chiều cao cột chất lỏng(m)
* Trong một chất lỏng đồng chất , tất cả các điểm có cùng độ sâu thì có áp suất bằng nhau.
* áp suất càng lớn khi độ sâu càng tăng , hay chất lỏng có tronngj lượng riêng càng lớn .
* Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên , mặt thoáng ở hai nhánh luôn bằng nhau.
3/ áp suất khí quyển:
- Do không khí có trọng lượng , nên trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển
- Độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân cao 76cmHg
- Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm .
II/ Bài tập cơ bản :
bài1.4.CĐ.50: Một khối đồng đặc hình hộp chữ nhật có kích thước 2,5cm2,0cm1,0cm được đặt trên sàn nằm ngang . Cho biết khối lượng riêng của đồng là 7800Kg/m3 . tính áp suất của khối đồng nói trên đè lên mặt bàn.
Bài2.5.NC. 44: Một xe bánh có trọng lượng P = 45000N , diện tích tiếp xúc của các bản xích lên mặt đất là 1,25 m2 .
a) Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đất.
b) Hãy so sánh áp suất của xe lên mặt đất với áp suất của một người nặng 65Kg có diện tích tiếp xúc của hai bàn chân lên mặt đất là 180 cm 2 .
Bài 3.3.CĐ.52 : Mỗi bánh trước của 1 chiếc xe ô tô được bơm hơi tới áp suất 150 000N/m2 và mỗi bánh sau được bơm hơi tới áp suất 200 000N/m2 . Cho biết diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe so với mặt đường là 225cm2 .
a/ Tính áp lực của xe đè lên hai bánh trước
b/ Tính áp lực của xe đè lên hai bánh sau
c/ Tính khối lượng của cả xe
Bài 4.5.CĐ . 55: Một xe tăng có trọng lượng 330 000N và một xe thiết giáp có trọng lượng 125 000N . Biết diện tích tiếp xúc của hai bản xích của xe tăng tiếp xúc với mặt đất là 15m2, và của các bánh xe thiết giáp với mặt đường là 5m2 .
a/ Tính áp suất tác dụng lên mặt đất của mỗi xe .
b/ Nếu vào khu vực đầm lầy mà áp suất mặt đường có thể chịu được là 23 000N/m2 . Hỏi xe nào coá thể vượt qua và xe nào bị sa lầy?
Bài 5.6.NC.46: áp lực của gió tác dụng trung bình lên một cánh buồm là 6800N , khi đó cánh buồm chịu một áp suất 340N/m2
a/ Tính diện tích của cánh buồm.
b/ Nếu áp lực tác dụng lên cánh buồm là 8200N thì cánh buồm phải chịu áp suất bao nhiêu ?
Bài 6.7.NC.46: Một cái bàn có bốn chân , diện tích tiếp xúc của mỗi chân với mặt đất là
S = 36cm2 . Khi đặt bàn trên mặt đất nằm ngang , áp suất do bàn tác dụng lên mặt đất là 7200N/m2 . Đặt lên mặt bàn một vật có khối lượng m thì áp suất tác dụng lên mặt đất lúc đó là 10 800N/m2 . Tính khối lượng m của vật đã đặt lên mặt bàn .
Bài 7.171.500.42: Một miếng gỗ hình hộp chữ nhật có khối lượng m = 4Kg đặt trên mặt bàn nằm ngang , diện tích tiếp xúc giữa khối gỗ với mặt bàn là 0,004m2 .Dùng tay ép lên miếng gỗ một lực F thì áp suất tác dụng xuống mặt bàn là 12 000N/m2 . Hỏi lực ép của tay khi đó là bao nhiêu ?
Bài 8.174.500.43: Một đoàn tàu dài 225m có 10 toa , khối lượng mỗi toa là 24 tấn. Phía dưới đường ray có các thanh tà vẹt, diện tích tiếp xúc của mỗi thanh tà vẹt với mặt đất làS = 0,4m2
khoảng cách giữa hai thanh tà vẹt liên tiếp là 0,75m . Tính áp suất trung bình của đoàn tàu lên mặt đất .
Bài 9.175.500.43: Đường kính tiết diện pit- tông của một cái bơm là 2,5 cm.Nối vòi bơm với một cái van của một bánh xe đang có áp suất 120 000N/m2 và van mở . Hỏi muốn tiếp tục đưa không khí vào trong lốp xe thì phải tác dụng lên pit-tông một áp lực tối thiểu là bao nhiêu?
Bài 10.176.500.43: Người ta xây một bức tường bằng gạch trên một cái móng nhà có sẵn . Biết trọng lượng riêng trung bình của tường gạch là 1840N/m3 , áp suất mà móng nhà còn có thể chịu được là p = 10 000N/m2 . Tính chiều cao tối đa của bức tường .
Bài 11.2.NC.45: Đặt một hộp gỗ lên mặt bàn nằm ngang thì áp suất do hộp gỗ tác dụng xuống mặt bàn là 560N/m2 .
a/ Tính khối lượng của hộp gỗ , biết diện tích mặt tiếp xúc của hộp gỗ với mặt bàn là 0,3m2 .
b/ Nếu nghiêng mặt bàn đi một chút so với phương ngang , áp suất do hộp gỗ tác dụng lên mặt bàn có thay đổi không? Nếu có , áp suất này tăng hay giảm?
Bài 12.3.NC.45: Một vật hình hộp chữ nhật kích thước 20cm10cm5cm đặt trên mặt bàn nằm ngang . Biết trọng lượng riêng của chất làm vật là d = 18400N/m3 . Tính áp suất lớn nhất và áp suất nhỏ nhất trên mặt bàn .
Ngày soạn: 23/11/2008
Ngày dạy: 24/11/2008
Bồi dưỡng học sinh giỏi
Môn: Vật lí. Lớp 8
Chuyên đề2: áp Suất (tiếptheo)
Bài 13.8.CĐ.59: Một người thợ lặn đang ở độ sâu 80m so với mặt nước biển, cho rằng trọng lượng riêng của nước biển là d = 10 300N/m3 .
a/ Tính áp suất của nước biển ở độ sâu đó .
b/ Mặt nạ của chiếc áo lặn có diện tích S = 0,025m2 . Tính áp lực của nước biển tác dụng lên mặt nạ.
Bài 14 (B.10 .CĐ .60) Cho bình thông nhau hình chữ Utiết diện đều S=10cm2.Đổ vào đó một lượng thuỷ ngân (dHg =136000N/m3).Sau đó lại đổ 200cm3nước vào một trong hai nhánh cuẩ bình (d=10000 N/m3)
a)Tính độ sâu của cột nước tronh bình
b/Tính độ chênh lẹch giữa 2 mực thuỷ ngân trong 2 ống
Bài 15(6.NC.51) Trong một bình thông nhau chứa thuỷ ngân ,người ta đổ thêm vào một nhánh một lượnh ãit sunfủaic nhánh còn lại đổ thêm nước .Khi cột nước trong nhánh thứ hai là 63cm thì thấy mực thuỷ ngân trong 2 nhánh ngang nhau .Tìm độ cao của cột axit biết trọng lượng riêng của axit và nước là d1= 18000N/m3 và d 2=10000N/m3
Ngày soạn: 11/12/2008
Ngày dạy: 12/12/2008
Bồi dưỡng học sinh giỏi
Môn: Vật lí. Lớp 8
Chuyên đề3: Lực đẩy ác - si - mét
Phần I: Tóm tắt kiến thức
Một vật được nhúng vào chất lỏng hay chất khí , nó sẽ bị chất lỏng hay chất khí đó đẩy từ dưới lên theo phương thẳng đứng ,với một lực có độ lớn bằng trọng lượng của khối chất lỏng hay chất khí bị vật chiếm chỗ. Lực đẩy này gọi là lực đẩy ác- si -mét
Công thức: FA = d.V
Trong đó:
+ d: trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m3)
+ V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ(m3)
Khi nhúng vật trong chất lỏng hay chất khí , trọng lượng của vật đó bị thay đổi. Trọng lượng này được gọi là trọng lượng biểu kiến của vật
P’ = P - FA
Phần II: Bài tập cơ bản:
Bài 1. 4.CĐ.72:
Một bình chia độ có giới hạn đo 100 cm3 , trong đó đang chứa một lượng rượu ở mực 65cm3 . Người ta thả vào đó một vật rắn bằng kim loại có khối lượng m = 81g . Thì thấy mức rượu trong bình dâng lên đến mức 95cm3 .
a/ Xác định xem vật rắn nói trên đượu làm bằng kim loại gì?
b/ Xác định độ lớn của lực đẩy ac-si-met tác dụng lên vật
c/ Xác định trọng lượng của vật trong rượu (trọng lượng biểu kiến). Cho biết trọng lượng riêng của rượu là d = 8000 N/m3
Bài 2. 2.CĐ.74:
Một quả cầu bằng đồng cân nặng 45g , người ta nhấn chìm hoàn toàn quả cầu vào trong nước, lức này ta nhận tháy trọng lượng P’ của quả cầu còn 3,5N , cho biết khối lượng riêng của đồng là D = 8900Kg/m3 . Xác định xem khối đồng nói trên đặc hay rỗng . Nừu rỗng tính thể tích phần rỗng đó.
Bài 3. 4.CĐ.77:
Một miếng kim loại có khối lượng m = 858g được nhúng vào trong nước khối lượng chỉ còn 8,47N
a/ Tìm thể tích miếng sắt nói trên
b/ Xác định trọng lượng riêng của miếng kim loại nói trên, tên kim loại đó là gì?
c/ Nừu nhúng miếng kim loại đó hoàn toàn trong dầu, trọng lượng biểu kiến lức này bằng bao nhiêu?
Bài 4.231.500.55:
Một vật làm bằng kim loại , nếu bỏ vào bình chứa có vachị chia độ thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 100cm3 . Nừu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 7,8N . Cho trọng lượng riêng của nước 10 000N/m3 . Người ta thả vật vào trong một chậu nước.
a/ Tính lực đẩy ac-si-met tác dụng lên vật
b/ Xác định khối lượng của chất làm nên vật.
Bài 5.232.500.56:
Treo một vật vào một lực kế trong không khí thì lực kế chỉ 13,8N . Vẫn treo vật bằng lực kế đó nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ F’ = 8,8N
a/ Vì sao có sự chênh lệch này? Giải thích
b/ Tính thể tích của vật và khối lượng của nó, biết khối lượng riêng của nước là
D =1000kg/m3
Bài 6.233.500.56:
Treo một vật nhỏ vào một lực kế và đặt chúng trong không khí thấy lực kế chỉ F = 18N . Vẫn treo vật bằng lực kế đó nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ F’ = 13N . Tính thể tích của vật và trọng lượng riêng của nó.Cho khối lượng riêng của nước là
D = 1000kg/m3
Bài 7.239.500.57:
Thả một vật hình cầu có thể tích V vào dầu hoả, thấy 1/2 thể tích của vật bị chìm trong dầu.
a/ Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu biết khối lượng riêng của dầu là
D = 800Kg/m3 .
b/ Biết khối lượng của vật 0,2Kg . Tính lực đẩy ac-si-met tác dụng lên vật.
Bài 8.39.200.32:
a/ một khí cầu có thể tích 10m3 chứa khí hiđrô, có thể kéo lên trên không một vật nặng bằng bao nhiêu ? Biết trọng lượng của vỏ khí cầu là 100N, trọng lượng riêng của không khí là 12,9N/m3; của khí hiđrô là 0,9N/m3 .
b/ Muốn kéo một người nặng 60Kg lên thì khí cầu phải có thể tích tối thiểu là bao nhiêu, nếu coi trọng lượng của vỏ khí cầu không đổi
Bài 9. 41.200.33:
Một miếng thép có một lỗ hổng ở bên trong . Dùng lực kế đo trọng lượng của miếng thép trong không khí thấy lực kế chỉ 370 N. Nhúng miếng thép vào nước thấy lực kế chỉ 320N . Hãy xác định thể tích của lỗ hổng . Trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3 ; của thép là 78 000N/m3
Ngày soạn: 12/ 02 / 2009
Ngày dạy: 14 / 02 / 2009
Bồi dưỡng học sinh giỏi
Môn: Vật lí. Lớp 8
Chuyên đề4: sự nổi
Phần I: Tóm tắt kiến thức
* Một vật được nhúng chìm trong chất lỏng sẽ chịu tác dụng bởi hai lực :
+ Trọng lượng hướng thẳng đứng xuống dưới
+ Lực đẩy ác- si –mét hướng thẳng đứng lên trên
Nếu :
- P > F Vật chìm
- P = F Vật nổi lưng chừng(lơ lửng) trong lòng chất lỏng(cân bằng)
- P < F Vật nổi
P > F: Vật chìm
P = F: Vật lơ lửng
P < F Vật nổi
Chú ý: Khi vật nổi cân bằng , trọng lượng của vật bằng lực đẩy ác- si mét
Phần II: Bài tập cơ bản:
Bài 1.3.CD.79:
Một vật làm bằng gỗ có thể tích V = 150cm3 và trọng lượng riêng d = 6 000N/m3 được thả trong chậu nước .
a) Tính lực đẩy ác- si – mét tác dụng vào vật đó
b) Tính thể tích phần gỗ nhô lên mặt nước.
Bài 2.1.CD.80:
Một miếng bần nặng m1 =19g được gắn liền với một thỏi bạc nặng m2 = 63g, rồi thả chúng vào trong nước, quan sát ta thấy hệ cân bằng.
1/ Xác định thể tích của hệ thống vật nói trên.
2/ Xác định khối lượng riêng của bần, cho biết trọng lượng riêng của bạc là
d2 = 105 000N/m3
Bài 3.4.NC.69:
Một vật có khối lượng 0,75Kg và khối lượng riêng 10,5g/cm3 được thả vào một chậu nước .
Vật bị chìm xuống đáy hay nổi trên mặt nước? Tại sao? Tìm lực đẩy ác- si –mét tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d =10 000N/m3.
Bài 4.6.NC.70:
Một cục nước đácó thể tích V = 400 cm3 nổi trên mặt nước . Tính thể tích của phần nước đá nhô khỏi mặt nước, biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3 trọng lượng riêng của nước đá là d = 10 000N/m3
Bài 5.2.NC.71:
Một cục nước đá có thể tích V = 360cm3 nổi trên mặt nước.
a) Tính thể tích phần cục nước đá ló ra khổi mặt nước biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3 trọng lựơng riêng của nước đá dn= 10 000N/m3
b) So sánh thể tích cục nước đá và phần thể tích nước do cục nước đá tan ra hoàn toàn.
Bài 6.7.NC.72:
Một quả cầu có trọng lượng riêng d1 = 8 200N/m3 , thể tích V1 = 100cm3 nổi trên mặt một bình nước . Người ta rót dầu vào phủ kín hoàn toàn quả cầu, Tính thể tích phần quả cầu ngập trong nước khi đã đổ dầu . Cho trọng lượng riêng của dầu và của nước lần lượt là d2=7000N/m3 và d3 = 10 000N/m3.
Bài 7.239.500.57:
Thả một vật hình cầu có thể tích V vào dầu hoả , thấy 1/2 thể tích của vật bị chìm trong dầu.
a) Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu biết khối lượng riêng của dầu làD =800Kg/m3
b) Biết khối lượng của vật 0,2Kg. Tính lực đẩy ác-si-mét tác dụng lên vật.
Bài 8.56.200.36:
Trong một bình nước có một hộp sắt rỗng nổi, dưới đáy hộp có một dây chỉ treo một hòn bi thép, hòn bi thép không chạm đáy bình . Độ cao của mực nước thay đổi thế nào nếu dây treo bị đứt.
Bài 9.3.NC.71:
Trong một bình đựng nước có một quả cầu nổi , một nửa chìm trong nước , quả cầu có chìm sâu hơn không nếu đưa cài bình cùng quả cầu đó lên một hành tinh mà ở đó trọng lực gấp đôi so với Trái Đất.
Bài 10.4.NC.71:
Một cái bình thông nhau gồm hai ống hình trụ giống nhau ghép liền đáy. Người ta đổ vào một ít nước sau đó bỏ vào trong nó một quả cầu bằng gỗ có khối lượng 40g thì thấy mực nước mỗi ống dâng cao 3mm. Tính tiết diện ngang của ống của bình thông nhau. Cho khối lượng riêng của nước 1g/cm3
Ngày soạn: 19/ 02 / 2009
Ngày dạy: 20 / 02 / 2009
Bồi dưỡng học sinh giỏi
Môn: Vật lí. Lớp 8
Chuyên đề5: công cơ học. Công suất
Phần I: Tóm tắt kiến thức
I/ Công cơ học:
+ Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật dịch chuyển
+ Công cơ học phụ thuộc vào 2 yếu tố: Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển
A = F.s
+ Công thức :
Trong đó: A - Công (J)
F – Lực tác dụng vào vật (N)
s – Quãng đường vật dịch chuyển (m)
II/ Định luật về công :
Không một máy cơ đơn gỉan nào cho ta lợi về công . Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
** Các máy cơ đơn giản
1/ Ròng rọc cố định :
- Tác dụng đổi hướng của lực , không thay đổi độ lớn của lực.
- Không được lợi về công
2/ Ròng rọc động:
- Tác dụng : lợi 2 lần về lực , nhưng thiệt 2 lần về đường đi
- Không được lợi gì về công
3/ Đòn bẩy:
- Tác dụng: Có lợi về lực hoặc về đường đi
- Không được lợi về công
- Điều kiện cân bằng
4/ Mặt phẳng nghiêng:
- Tác dụng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi
- Không lợi gì về công.
- Biểu thức :
P- Trọng lượng của vật
F- Lực kéo vật
h- Độ cao cần nâng vật
l- Chiều dài mặt phẳng nghiêng
** Chú ý:
- Nếu ta nâng một vật có trọng lượng P lên độ cao h (m)công nâng vật trong trường hợp này là: , còn gọi là công có ích (hay công nâng vật trực tiếp)
- Nếu ta dùng máy cơ đơn giản để nâng vật ta sẽ thực hiện một công A2 , do tồn tại lực ma sát nên công A2 bao giờ cũng lớn hơn công A1 – công này gọi là công toàn phần.
A2 = A1+ Ahp mà Ahp = Fms.l
- Hiệu suất
III/ Công suất:
- Công sinh ra trong thời gian 1 giây được gọi là công suất
- Công thức P =
- Nếu chuyển động là đều ta có:
A = F.s ta có P = =
Phần II: Bài tập cơ bản
Bài1.7.NC.78: Một thang máy có khối lượng 580Kg được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 125m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp do máy thực hiện
a) Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó .
b) Biết hiệu suất của máy là 75% . Tínhcông do máy thực hiênj và công hao phí do lực cản
Bài 2: Một ôtô có công suất 75KW
a/ Tính công do ôtô đó thực hiện trong 1,5 giờ
b/ Biết xe chuyển động đều với vận tốc . Hãy tính độ lớn lực kéo của động cơ và nghiệm lại công thức P = F.
Bài 3: Một thang máy khi hoạt động với công suất P = 1500W thì nâng được vật nặng
m =60Kg lên độ cao 12m trong 30giây
a/ Tính công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật
b/ Tìm hiệu suất của máy trong quá trình làm việc
Bài 4: Để kéo một vật lên cao 7m người ta cần dùng một lực tối thiểu là 800N .Cũng để thực hiện việc này người ta dùng một máy tời có công suất 1500W và hiệu suất 75%. Tính thời gian máy thực hiện công việc trên
Bài 5: Một người kéo một vật khối lượng m =50Kg chuyển động thẳng đều không ma sát lên độ cao h = 2m . Tính công của lực kéo nếu người đó kéo vật :
a/ Đi lên theo phương thẳng đứng .
b/ Đi lên bằng mặt phẳng nghiêng có chiều dài l =3m , biết lực kéo trên mặt phẳng nghiêng lúc này là F =
Bài 6: Một ôtô có khối lượng m =600Kg đi từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 10m , biết dốc dài 50m . Tính công do động cơ của ôtô sinh ra , biết lực ma sát cản trở chuyển động của xe có giá trị bằng 1/10 trọng lượng xe.
Bài 7: Đưa một vật m =400Kg lên 1,5m bằng mặt phẳng nghiêng phải dùng lực F =800N .
a/ Tính chiều dài mặt phẳng nghiêng (coi ma sát không đáng kể)
b/ Tính hiệu suất mặt phẳng nghiêng nếu dùng
File đính kèm:
- bai 1 bai tap BDHSG li8.doc