CÁC BÀI TOÁN VỀ CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
Bài toán 1:
Để đưa 400 m3 nước lên cao 10m người ta dùng một máy bơm có công suất 2kW. Hãy tính thời gian để bơm lượng nước đó. Biết hiệu suất của máy là 80% và khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.
Bài toán 2:
Để đưa nước lên đến độ cao 25m người ta dùng một máy bơm có công suất 4kW. Hỏi trong 1h bơm được bao nhiêu m3 nước? Biết hiệu suất của máy là 60%.
Bài toán 3:
Một chiếc ô tô tải chuyển động đều với vận tốc 36km/h. Công suất của động cơ là 20 mã lực (Biết 1 mã lực là 736W)
a. Tính lực kéo của động cơ.
b. Tính công của động cơ xe ô tô thực hiện trong 5h.
1 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý: Máy cơ đơn giản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
Bài 1: Một người dùng dùng gậy quẩy trên vai một vật nặng 10kg. Vật buộc ở đầu gậy cách vai 60cm, tay người giữ đầu kia cách vai 30cm. Hãy xác định lực giữ của tay để gậy nằm ngang. Xem gậy rất nhẹ có thể bỏ qua khối lượng.
P2
P1
A
B
Bài 2:
Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ xác định giá trị của trọng lượng P2 sao cho hệ cân bằng. Biết trọng lượng P1=100N khi hệ cân bằng, hợp lực tác dụng vào thanh đỡ AB bằng bao nhiêu? (hình bên)
Bài 3: Hãy thiết kế một hệ ròng rọc sao cho dùng hệ đó ta có thể được lợi 3 lần về lực, 4 lần về lực, 5 lần về lực và 6 lần về lực.
3
2
1
P
F
Bài 4:
Cho hệ thống ròng rọc như hình bên. Vật có trọng lượng P=100N. Tìm lực kéo F để hệ cân bằng, biết hiệu suất của mỗi ròng rọc là 0,8. Nếu kéo vật lên cao 1m thì công để thắng ma sát là bao nhiêu?
A
B
F
Bài 5
Một thanh kim loại đồng chất, tiết diện đều được đặt lên mặt bàn sao cho 1/4 chiều dài của nó nhô ra khỏi mặt bàn. Tác dụng lên đầu A một lực F=40N thẳng đứng xuống dưới thì đầu B bắt đầu bênh lên. Hãy xác định trọng lượng của thanh kim loại.
A
B
d1
c1
b1
a1
Bài 6:
Một người đứng trên một tấm ván được treo bằng các ròng rọc như hình vẽ, trọng lượng của người và tấm ván lần lượt là P1=600N, P2=300N, người ấy phải kéo dây a với lực bằng bao nhiêu để tấm ván cân bằng. Bỏ qua trọng lượng của dây và các ròng rọc.
B
F
A
300
Bài 7:
Một người nâng đầu A của một khúc gỗ hình trụ, trọng lượng P=600N khúc gỗ hợp với phương nằm ngang một góc . Tìm độ lớn của lực F mà người đó tác dụng vào khối gỗ ở vị trí A đó. Biết rằng lực F vuông góc với AB.
l
M
F
m
300
h
Bài 8:
Cho hệ thống cân bằng, góc nghiêng dây và ròng rọc là lý tưởng. Xác định khối lượng của vật M. cho khối lượng m=1kg bỏ qua mọi ma sát.
Bài 9.
Một người muốn cân một vật nhưng trong tay không có cân mà chỉ có một thanh cứng có trọng lượng P=3N, và một quả cân có khối lượng 0,3kg. Người ấy đặt lên thanh một điểm tựa O, treo vật vào đầu A. Khi treo quả cân vào điểm B thì thấy hệ thống cân bằng và thanh nằm ngang. Đo khoảng cách giữa các điểm thấy rằng:
OA = 1/4 l; OB = 1/2 l như hình vẽ. Hãy xác định khối lượng của vật cần cân.
B
A
O
Bài 10:
Một thanh chắn đường dài 8,2m, trọng lượng p=4200N, có trọng tâm cách đầu bên trái 1,4m. Thanh có thể quay quanh 1 trục nằm ngang cách đầu bên trái 1,8m để giữ thanh ấy nằm ngang, người ta phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bằng bao nhiêu. (cho biết trọng lực đặt ở trọng tâm của thanh).