Bồi dưỡng thường xuyên giữa học kì 1 năm học 2013 - 2014

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2013 - 2014

Câu 1: Đ/c hãy nêu những định hướng chỉ đạo chung về công tác GD & ĐT của Đảng và ngành GD & ĐT năm học 2013 -2014 và với bậc Tiểu học nói riêng.

Trả lời:

 Những định hướng chỉ đạo chung về công tác GD & ĐT của Đảng và ngành GD & ĐT năm học 2013 -2014: đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2973 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giữa học kì 1 năm học 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIỮA HỌC KÌ I Năm học: 2013 - 2014 Câu 1: Đ/c hãy nêu những định hướng chỉ đạo chung về công tác GD & ĐT của Đảng và ngành GD & ĐT năm học 2013 -2014 và với bậc Tiểu học nói riêng. Trả lời: Những định hướng chỉ đạo chung về công tác GD & ĐT của Đảng và ngành GD & ĐT năm học 2013 -2014: đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt Với bậc Tiểu học nói riêng: Năm học 2013-2014, năm học bản lề thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo TGĐĐHCM, cuộc vận động “MTGCGLMTGĐĐ,TH và sáng tạo”, phong trào thi đua “XDTHTT,HSTC” và “Dạy tốt, học tốt”. Tập trung chỉ đạo đổi mới quản lý; xây dựng đội ngũ nhà giáo; đổi mới tổ chức dạy học theo hướng dạy học tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diễn thực hiện mục tiêu cấp học: tăng cường giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, CNTT, ngoại ngữ, thực hiện dự ánVNEN, CNGD; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả dạy học 2 buổi/ngày, phổ cập GDTH, xây dựng trường CQG. Tăng cường nguồn lực phát triển nhà trường; thực hiện 7 giải pháp đột phá và những giải pháp lâu dài nhằm phát triển cấp học, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ. Câu 2: Để thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên GV, theo đ/c cần làm tốt những nội dung nào? - Nhận thức : Phải xác định đây là một hoạt động không bao giờ kết thúc, mỗi giáo viên cần phải xác định rõ là phải học tập thường xuyên và suốt đời. - Có đầy đủ tài liệu học tập BDTX. - Thiết kế kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện thực tế của bản thân. - Hoàn thành các bài tập tự học. - Tham gia đầy đủ các buổi BD chung, trao đổi , rút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp. - Sử dụng tất cả các nguồn lực có sẵn để phục vụ học tập, bồi dưỡng. Câu 3: Phương pháp dạy học BTNB là gì? Có thể vận dụng phương pháp dạy học này để dạy những môn học nào ở bậc Tiểu học có hiệu quả nhất? Nêu các bước tiến hành của Phương pháp dạy học BTNB vào một bài dạy cụ thể? * Phương pháp dạy học “BTNB” là một phương pháp dạy học mà trong đó học sinh tiến hành các thao tác, trí tuệ có sự hỗ trợ của một số dụng cụ và những giác quan để nghiên cứu, tìm tòi, khám phá ra tri thức mới. Tất cả những suy nghĩ, kết quả được mô tả lại bằng chữ viết, lời nói, hình vẽ. * Có thể vận dụng phương pháp dạy học này để dạy những môn học nào ở bậc Tiểu học có hiệu quả nhất? : là môn TN &XH 1,2,3và môn Khoa học 4,5. * Nêu các bước tiến hành của Phương pháp dạy học BTNB vào một bài dạy cụ thể 1. Tình huống khởi động: 2. Phát biểu vấn đề và làm nổi lên các biểu tượng 3. Nêu ra các giả thuyết và kiểm tra giả thuyết 4. Thực nghiệm 5. Thu thập kết quả: HS thu thập kết quả và ghi chép vào vở TN 6. Tìm ra kết quả chung và giải thích kết quả 7. Kết luận 8. Đánh giá Câu 4: Thực hiện đánh giá một tiết dạy của Gv gồm có mấy phần? Có mấy tiêu chí? Nêu các điều kiện để đánh giá một tiết dạy loại tốt, khá? Trả lời: * Thực hiện đánh giá một tiết dạy của Gv gồm có 4 phần: Kiến thức – Kĩ năng Kĩ năng sư phạm Thái độ Hiệu quả * Có 10 tiêu chí. * Các điều kiện để đánh giá một tiết dạy loại tốt, khá: - Loại Tốt: Từ 18 đến 20 điểm. Mục 2,4 đạt loại tốt, các mục khác đạt khá trở lên. - Loại Khá: Từ 14 đến dưới 18 điểm . Mục 2,4 đạt loại khá, các mục khác đạt trung bình trở lên. Câu 5: Nêu mục tiêu các tiết dạy HĐTT, HDTH, HSĐ-VHĐ? Các tiết học đó hiện nay được thực hiện như thế nào trong chương trình dạy học 2 buổi / ngày ở trường Tiểu học? * Mục tiêu các tiết dạy HĐTT, HDTH, HSĐ-VHĐ : - Nhằm thực hiện mục tiêu GDTH, GD toàn diện, phổ cập vững chắc, đảm bảo cân đối giữa dạy chữ và dạy người. Đảm bảo nội dung GD theo Điều lệ trường tiểu học TT số 41 và QĐ số 16 về chương trình Tiểu học. - Tiết dạy HĐTT nhằm giúp Hs nắm được những ưu điểm và tồn tại trong moi hoạt động của lớp tuần vừa qua, củng cố thêm một số kiến thức kỹ năng môn học hoặc các kiến thức khác… - Tiết HDTH giúp học sinh có điều kiện củng cố kiến thức, kỹ năng và hoàn thành các bài tập tại lớp. Giúp học sinh khắc phục những kỹ năng còn yếu hoặc phát triển thêm ở nhóm học sinh khá giỏi . - Tiết HSĐ-VHĐ giúp học sinh biết lựa chọn và nắm được nội dung các loại sách đã đọc , thực hành đọc các loại sách phù hợp với thời gian biểu nhằm bồi dưỡng và phát triển văn hóa đọc, hiểu nội dung các laoị sách đã đọc, tạo điều kiện tối đa cho học sinh được tham gia và phát triển năng lực mỗi cá nhân. - Đối với những vùng khó khăn, vùng có đông học sinh dân tộc thiểu số, giúp học sinh tăng cường vốn tiếng Việt và kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp và học tập. * Các tiết được thực hiện trong chương trình dạy học 2b/ngày như sau: - Mỗi tuần có 2 tiết HĐTT, một tiết đầu tuần( chào cờ và nhận xét tuần qua, triển khai tuần mới) và một tiết cuối tuần( luân phiên nhau SH lớp hoặc SH Sao). Số tiết này được tính cho GVCN. - Mỗi tuần tăng thêm tiết học theo từng khối lớp theo hướng giảm số tiết dạy thêm Toán,TV, tăng tiết tự học có HD của Gv để thêm ít nhất 1t/tuần dành cho HDTH, HSĐ-VHĐ. Tiết này có thể dạy vào buổi sáng hoặc buổi chiều.Gv tự lựa chọn ND, tài liệu liên quan đến chương trình, chủ đề học 1-2 tuần trước dó để HD các em đọc sách và BD phát triển VH đọc. Câu 6: Thực hiện tốt yêu cầu dổi mới đồng bộ về phương pháp dạy học, tổ chức lớp học và đánh giá học sinh hiện nay ở trường Tiểu học nhằm mục đích gì? Trả lời: Thực hiện tốt yêu cầu đổi mới đồng bộ về phương pháp dạy học, tổ chức lớp học và đánh giá học sinh hiện nay ở trường Tiểu học nhằm mục đích: 1. Giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học/giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và những khó khăn không thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng từng kết quả đạt được, những ưu điểm nổi bật và những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. 2. Học sinh có khả năng tham gia đánh giá, tự đánh giá, rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh, bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ hơn. 3. Cha mẹ học sinh, cộng đồng quan tâm và biết tham gia đánh giá quá trình học tập, rèn luyện; quá trình hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục. 4. Cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, phương pháp dạy học/giáo dục, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Câu 7: Hãy nêu những biện pháp đ/c đã và sẽ thực hiện để đẩy mạnh hiệu quả giải pháp đột phá “ KĐCL và AT - VSTH”? -Giảng dạy đúng, đủ nội dung chương trình quy định; Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. -Lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo học sinh sau kiểm tra một cách triệt để. -Thực hiện dạy học theo hướng tích cực và dạy học phân hóa ngay trong từng tiết học. -Giáo dục học sinh cách sống khỏe mạnh; ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh trường, lớp -Hưởng ứng phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tạo cho học sinh một môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, thoáng mát và sạch sẽ; -Tăng cường phối hợp, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nhà trường giáo dục nếp sống văn minh trong nhà trường; -Tuyên truyền, giáo dục học sinh có ý thức tạo cảnh quan môi trường, đảm bảo trường- lớp luôn "Xanh- Sạch – Đẹp” và an toàn; -Tiếp tục tu bổ cơ sở vật chất, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, tạo môi trường trong sạch, lành mạnh đáp ứng được các yêu cầu  dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chăm sóc giáo dục trong lớp, trường. Câu 8: Trong chương trình dạy học cho HS Tiểu học, những nội dung GD nào được dạy học theo hướng tích cực, lồng ghép, liên hệ thực tế hoặc hoạt động ngoại khoá, … Hãy nêu một nội dung cụ thể để làm rõ cách vận dụng các hình thức trên? - Các ND: môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,… - Cụ thể : Trong môn Tiếng Việt đã thực hiện tích hợp nội dung của 3 phân môn và lồng ghép nội dung của các môn học khác có liên quan. Như vấn đề giáo dục môi trường, giáo dục dân số, kĩ năng sống, tiết kiệm năng lượng, an toàn giao thông v.v...VD : Khi dạy bài … Câu 9: Theo đồng chí muốn sử dụng thiết bị dạy học trên lớp đạt hiệu quả cần đảm bảo những nguyên tắc nào? Trả lời: Muốn sử dụng thiết bị dạy học trên lớp đạt hiệu quả cần đảm bảo những nguyên tắc sau: Gắn với nội dung của sách giáo khoa. Phù hợp với hình thức dạy học bộ môn. Phù hợp với kế hoạch bài học. Đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ. - Tự làm và cải tiến đồ dùng dạy học phải phù hợp với điều kiện thực tế nhưng vẫn phải đảm bảo được chính xác, khoa học, thẩm mỹ. Câu 10: Để chuẩn bị cho Hội thi ĐDDH các cấp năm học này đ/c đã nghiên cứu làm ĐDDH gì? Hãy trình bày ý tưởng sơ lược của mình cho đồ dùng dạy học đó? ( Tên đồ dùng, nguyên vật liệu, cách làm, dạy bài, môn, lớp nào…?) Trả lời: Tôi đã có ý tưởng làm đồ dùng “ Biển báo đèn tín hiệu giao thông” 1. Nguyên vật liệu: - Tấm pooc - Giấy bóng ni lông màu: xanh, đỏ, vàng - Ống nhựa hoặc ống tuýp - Bóng đèn nhỏ mà xanh, đỏ, vàng - Công tắc điện hoặc pin tiểu. 2. Cách làm: Dùng tấm pooc cắt làm hộp dài 1m, rộng 40cm. Cắt thành 3 lỗ tròn đường kính 20cm giữa tấm.Dán tấm ni lông đỏ, vàng, xanh vào các lỗ và lắp bóng đèn vào , nối bóng điện phù hợp với các màu. Lắp 3 công tắc vào 3 bóng ở sau hộp.( Hoặc dùng pin ). Dùng ống nhựa lắp vào dưới hộp làm cọc. 3. Dạy các bài : - An toàn giao thông lớp 1 đến 5 - bài: An toàn trên đường đi học- môn: TNXH lớp 1 Câu 11: Nêu các nội dung, hình thức hoạt động GDNGLL và KNS cho Hs tiểu học trong chương trình chính khóa và chương trình ngoại khoá? Hiện nay ở trường đ/c đã thực hiện các nội dung GDNGLL và KNS đó như thế nào? Trà lời: * Nội dung: - Nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp dỡ học sinh yếu, phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học - Phản ánh cuộc sống học tập và rèn luyện của HSTH ở nhà trường gia đình và xã hội. - Thông tin cập nhật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học. - Tạo cơ hội để HSTH phát triển các khả năng của mình trong hoạt động giáo dục NGLL. -Nội dung HĐGDNGLL mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. -Nội dung HĐNGLL bao gồm các lĩnh vực cơ bản sau: Chính trị - xã hội; Văn hóa nghệ thuật; Vui chơi giải trí; Thể dục thể thao; Tìm hiểu khoa học kĩ thuật; Lao động công ích; * Các hình thức hoạt động GDNGLL và KNS cho Hs tiểu học + Sinh hoạt trong chương trình chính khoá: Hoạt động văn hóa, nghệ thuật Hoạt dộng vui chơi, giải trí. Hoạt dộng thực hành khoa học kỹ thuật + Hoạt động ngoài chương trình chính khoá: - Hoạt động đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh - Hoạt dộng lao động công ích. - Hoạt động cộng đồng. - Các hoạt dộng mang tính xã hội * Hiện nay ở trường đ/c đã thực hiện các nội dung GDNGLL và KNS đó là: Đưa nội dung KNS vào một số môn học; Tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa ( Mỗi tuần 1 tiết); Triển khai học sinh tham khảo tài liệu Kĩ năng sống vào các tiết Hướng dẫn đọ - Văn hóa đoc, HDTH… Câu 12: Hãy nêu các chủ đề về HĐ GDNGLL bắt buộc theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT? để thực hiện tốt nội dung trong hoạt động GDNGLL người GV cần chuẩn bị những vấn đề gì? Theo đ/c khi tổ chức HĐGDNGLL hiện nay có những hạn chế gì? Hướng khắc phục ra sao? Trả lời: * Các chủ đề về HĐ GDNGLL bắt buộc theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT Tháng 9: Mái trường thân yêu của em Tháng 10: Vòng tay bè bạn Tháng 11: Biết ơn thầy giáo, cô giáo. Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn. Tháng 1: Ngày tết quê em Tháng2: Em yêu Tổ quốc Việt Nam Tháng 3: Yêu quý mẹ và cô. Tháng 4: Hoà bình và hữu nghị. Tháng 5: Bác Hồ kính yêu. * Để thực hiện tốt nội dung trong hoạt động GDNGLL người GV cần chuẩn bị những vấn đề: - Xác định mục tiêu có thể thực hiện - Cần có sự chuẩn bị chu đáo trước khi tiến hành như : Nội dung, cách thức thể hiện, phương tiện hỗ trợ… - GVcần định lượng thời  gian và nhưng tình huống có thể xảy ra như khi thiếu thời gian, đặt câu hỏi không có người trả lời… * Tồn tại hạn chế - Nội dung các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp còn sơ sài, hình thức thể hiện còn khô cứng do bản thân sức sáng tạo chỉ có hạn, phương tiện hỗ trợ như máy tính, máy chiếu còn thiếu… - HS chưa mạnh dạn thể hiện * Giải pháp khắc phục 1.Giáo dục tư tưởng cho học sinh có một thái độ đúng đắn đối với chương trình Hoạt động ngoài giờ lên lớp. 2.Đoàn đội thông báo chủ đề và nội dung hoạt động ngay từ đầu năm học 3.Mỗi lớp cần xây dựng đội ngũ Ban cán sự lớp. Mỗi lớp GVCN cần giao cho từ 2- 3 em chịu trách nhiệm chính trong việc chọn lựa, đề cử, giao nhiệm vụ cho thành viên trong từng tổ thực hiện theo kế hoạch của GVCN. Đội ngũ Ban cán sự luân phiên làm việc và hướng dẫn điều khiển tập thể lớp cùng tham gia. GVCN khuyến khích các em xây dựng ý tưởng mới, ý tưởng sáng tạo với tâp thể lớp, từ đó lấy ý kiến các bạn trong tập thể lớp. 4.Đổi mới nội dung tổ chức chương trình. Để tránh nhàm chán cho học sinh GVCN cần thay cách thức tổ chức, không gian hoạt động vì trẻ em là những người luôn ưa thích cái mới lạ, sát thực với cuộc sống. GVCN cần định hướng, đổi mới nội dung hoạt động của chương trình phù hợp với nguyện vọng của học sinh: Có thể là thảo luận, thi hỏi đáp, giao lưu, thi hát, múa,trò chơi dân gian…. Câu 13: Nêu điểm khác nhau về các đánh giá của một học sinh lớp 5 ( CTHH) so với cách đánh giá một học sinh ở lớp 2,3,4 ( VNEN)? Trả lời: Điểm khác nhau về các đánh giá của một học sinh lớp 5 ( CTHH) so với cách đánh giá một học sinh ở lớp 2,3,4 ( VNEN): Đánh giá của một học sinh lớp 5 (CTHH) Đánh giá một học sinh ở lớp 2,3,4 ( VNEN): Đánh giá theo thông tư 32. Đánh giẵmếp loại Hạnh kiểm và đánh giá xếp loại học lực. - Đánh giá thường xuyên các môn cho điểm kết hợp nhận xét: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tin học - Đánh giá bằng nhận xét xếp loại A, B. - Kiểm tra định kì 4 lần/ năm. Lấy kết quả HLM năm để đánh giá. - Khen thưởng học sinh căn cứ vào kết quả bằng điểm số và kết hợp nhận xét - Kết quả bồi dưỡng và kiểm tra bổ sung nhiều nhất 3 lần/ môn. - Quan tâm nhiều hơn đến đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá quá trình. - Đánh giá không nhằm xếp loại học sinh mà giúp điều chỉnh kịp thời việc dạy, việc học, việc quản lí chỉ đạo; đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh. - Có sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng. - Khen thưởng học sinh không chỉ căn cứ vào kết quả đánh giá mà còn căn cứ vào sự tôn vinh của nhóm/lớp, của giáo viên và phụ huynh. Cụ thể: - Đánh giá thường xuyên không cho điểm, cũng không xếp loại A, B. - Chỉ kiểm tra định kì 2 lần đối với bốn môn học nêu trên; kết quả bất thường không kiểm tra lại; điểm này không ghi vào phiếu đánh giá tổng hợp mà chỉ ghi bằng nhận xét. - Không xếp loại học lực môn, không xếp loại giáo dục và không xếp loại hạnh kiểm. - Hồ sơ học sinh không dùng sổ gọi tên, ghi điểm và học bạ hiện hành./. Câu 14: Đ/c hãy cho biết mục đích sử dụng kết quả bài thi kiểm tra định kì trong đánh giá học sinh lớp 5 ( CTHH) và HS lớp 2,3,4 ( VNEN) có điểm gì khác nhau? Kết quả KTĐK trong đánh giá đối với học sinh lớp 5 (CTHH) Kết quả KTĐK trong đánh giá đối với học sinh ở lớp 2,3,4 ( VNEN): - Thu nhận thông tin cho Gv và các cấp quản lý để chỉ đạo điều chỉnh quá trình dạy học; thông báo cho gia đình nhằm phối hợp động viên, giúp đỡ. - Xem là thước đo sau một giai đoạn học tập để nhà trường quản lý công tác chỉ đạo dạy học sinh đến đâu và để theo dõi tham khảo đánh giá. Câu 15: Đ/c hiểu thế nào là phương pháp dạy học tích cực, theo đ/c có những phương pháp dạy học tích cực nào? Đ/c hãy hoàn thành bảng sau: Khái niệm Ví dụ Quan điểm dạy học PP dạy học cụ thể Kĩ thuật dạy học Trả lời: *Phương pháp dạy học tích cực là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa Gv và HS, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tói mục đích dạy học. * Những phương pháp dạy học tích cực: + Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề + Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ. + Phương pháp đóng vai. + Phương pháp trò chơi. + Phương pháp vấn đáp. * Hoàn thành bảng : Khái niệm Ví dụ Quan điểm dạy học Là những định hướng mang tính chiến lược, là cương lĩnh, là mô hình lí thuyết của PPDH - Dạy học lấy HS làm trung tâm. - Dạy học phân hoá. PP dạy học cụ thể Là những hình thức, cách thức hành động của Gv và HS nhằm thực hiện những mục tieu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. - PPDH cụ thể quy định những mô hình hành dộng của GV và HS - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp đóng vai. - Phương pháp quan sát. … Kĩ thuật dạy học KTDH là những biện pháp, cách thức hành động của Gv và Hs trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học - Kĩ thuật chia nhóm - Kĩ thuật đặt câu hỏi - KĨ thuật khăn trải bàn. ….. Câu 16: Đ/c hoàn thành bảng sau: Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ Bản chất Tổ chức cho HS hoạt động theo những nhóm nhỏ đẻ HS cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Trong quá trình làm việc có sự kết hợp giữa làm việc cá nhân với làm việc theo cặp, theo nhóm để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác để thực hiện nhiệm vụ được giao. Quy trình thực hiện - Bước 1: Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp. - Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học áp dụng PP hợp tác theo nhóm nhỏ. - Bước 3: Tổ chức dạy học theo PP hợp tác nhóm. Điều kiện thực hiện - Phòng học có đủ không gian. - Bàn ghế dễ di chuyển. - Nhiệm vụ học tập đủ khó. - Thời gian đủ để Hs làm việc nhóm và trình bày kết quả. - HS cần được bồi dưỡng các kĩ năng điều khiển, tổ chức và các kĩ năng xã hội. Câu 17: Trong quá trình giảng dạy đ/c đã thực hiện các phương pháp dạy học tích hợp, PPDH phân hoá đối tượng cho HS Tiểu học với những nội dung và hình thức nào? - a) Tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội  và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,…vào các môn học và hoạt động giáo dục. ** b) Dạy học phân hóa : Đối với các môn học bắt buộc: Hs thường được học kỹ các KT cơ bản, sau đó tùy vào năng lực của từng đối tượng Hs, gv phân nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể phù hợp khả năng của từng nhóm .Ngoài những môn học bắt buộc, học sinh sẽ được chọn thêm các chủ đề, hoạt động giáo dục khác phù hợp năng lực, sở thích, nhu cầu của mình.Hs được tổ chức học theo nhóm cùng trình độ, năng lực hoặc cùng sở thích. Câu 18: Đ/c hãy nêu các nguyên tắc và nội dung đánh giá HSTH theo mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam? Trả lời: * Các nguyên tắc đánh giá HSTH theo mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam: - Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan và toàn diện. - Đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh. - Kết hợp đánh giá của giáo viên, tự đánh giá của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng. - Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh với học sinh khác, không tạo áp lực. * Nội dung đánh giá: - Đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh. - Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực chung: tự phục vụ, tự học, giao tiếp. - Đánh giá sự hình thành và phát triển các phẩm chất: Tình yêu thương; tự trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực; chăm chỉ. Câu 19: Có mấy hình thức đánh giá HS theo chương trình VNEN? Nêu tóm tắt cách thực hiện các hình thức đánh giá? Hình thức nào quan trọng nhất? Vì sao? Trả lời: * Có 3 hình thức đánh giá HS theo chương trình VNEN: 1. Đánh giá thường xuyên: - Đánh giá quá trình học tập, rèn luyện trên lớp theo tiến trình bài học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường; đánh giá việc học tập, rèn luyện hàng ngày ở gia đình và cộng đồng. - Đánh giá bằng nhận định - nhận xét, không cho điểm, không xếp loại. 2. Đánh giá định kì: - Đánh giá định kì cuối học kì 1 và cuối năm các môn: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí bằng bài kiểm tra định kì, cho điểm theo thang điểm 10. - Đề kiểm tra được thiết kế theo 3 mức độ. 3. Đánh giá tổng hợp cuối học kì và cuối năm: - Ghi mức độ hoàn thành các bài học, các hoạt động giáo dục; năng khiếu, hứng thú. - Những biểu hiện, sự tiến bộ và mức độ đạt được của các nhóm phẩm chất, năng lực. - Các thành tích được tuyên dương, khen thưởng. - Ghi rõ những nội dung, môn học nào chưa hoàn thành cần tiếp tục được hướng dẫn. * Trong các hình thức trên thì hình thức đánh giá thường xuyên là quan trọng nhất. Bởi vì: Đánh giá thường xuyên kịp thời điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học tác động đến học sinh. Đánh giá thường xuyên để minh chứng khi dánh giá cuối kì, cuối năm; Có tác động tích cực động viên kịp thời HS, GV quan sát nhóm sâu từng nhóm…. Câu 20: Đối với mỗi HS Tiểu học theo chương trình VNEN, trong một năm học có mấy bài kiểm tra định kì? GV ra đề kiểm tra định kì dựa vào căn cứ nào? Trường hợp nếu một HS bài kiểm tra định kì không phản ánh đúng với đánh giá thường xuyên thì đ/c xử lí thế nào? Trả lời: * Đối với mỗi HS Tiểu học theo chương trình VNEN, trong một năm học có mấy 2 bài kiểm tra định kì được tiến hành vào cuối học kì I và cuối năm. * GV ra đề kiểm tra định kì dựa vào căn cứ thực tế yêu cầu giáo dục của địa phương và tham khảo ma trận đề các môn học. Tỉ lệ điểm theo các mức độ và hình thức câu hỏi trong đề kiểm tra ( Trắc nghiệm, tự luận, hình thức khác) đảm bảo chuẩn kiến kĩ năng, phù hợp với đối tượng học sinh. * Trường hợp nếu một HS bài kiểm tra định kì không phản ánh đúng với đánh giá thường xuyên thì giáo viên tìm hiểu nguyên nhân và ghi nhận đúng về khả năng của học sinh vào phiếu đánh giá tổng hợp. Câu 21: Theo đ/c dạy học theo chương trình VNEN có những ưu điểm và nhược điểm gì? - Ưu điểm của mô hình này là cả giáo viên và HS chỉ dùng chung 1 bộ sách; giáo viên không phải soạn giáo án. Các nội dung, bố cục của sách được trình bày dễ hiểu. Điểm khác biệt và nổi bật của mô hình này là mỗi lớp thành lập một Hội đồng tự quản. Trong lớp được trang trí và thiết kế 4 góc bộ môn gồm góc Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên xã hội và Thư viện. Ngoài ra, để tạo cho các em quan tâm đến bạn bè, giúp đỡ nhau khi cần thiết, chia sẻ vui buồn và những điều hay trong sinh hoạt, các lớp còn bố trí thêm một số công cụ như điều em muốn nói, con đường đến trường, góc cộng đồng, hộp thư đoàn kết… Theo bản thân tôi có thể nói ưu điểm lớn nhất mà phương pháp dạy học mới (VNEN) này mang lại cho các em đó là tính sáng tạo và sự tự tin khi trình bày một vấn đề, học sinh trở thành trung tâm của lớp học thay vì chỉ thụ động như trước kia. - Tuy nhiên còn nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến việc số lượng học sinh trung bình trong một lớp học hiện nay quá đông và trình độ học sinh không đồng đều. Bên cạnh đó, sự chênh lệch về điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất giữa các vùng miền khác nhau cũng là rào cản cho việc áp dụng phổ biến phương pháp mới. Thực hiện chương trình, mô hình mới các giáo viên tuy không phải soạn giáo án nhưng thời gian chuẩn bị dụng cụ học tập nhiều hơn và đòi hỏi phải có tính sáng tạo trong thiết kế đồ dùng học tập. Câu 22: Trong quá trình dạy học theo chương trình VNEN đ/c đã thực hiện công tác BDHSG như thế nào cho đạt kết quả? - Trước tiết dạy, giáo viên dự kiến chuẩn bị nội dung phiếu bài tập phù hợp trình độ học sinh K,G để giao thêm cho các em sau khi hoàn thành nhiệm vụ chung trong nhóm. - Phối hợp với phụ huynh giao việc thêm trong phần hoạt động ứng dụng- có kiểm tra đánh giá thường xuyên phần việc này. - Giảng dạy theo các mảng kiến thức, kĩ năng, rèn cho HS kỹ năng làm bài ở từng dạng.      - Hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, băng đĩa phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà.      - Khuyến khích các em học sinh tham gia giải toán qua mạng internet, giải tiếng Việt trong báo Nhi đồng chăm học Câu 23: Bạn biết gì về kĩ thuật KWL, khoanh tròn vào chữ cái trước ý bạn nhất trí và giải thích lí do? a. Kĩ thuật KWL giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực. b. Kĩ thuật KWL có tác dụng tích cực đối với cả HS và GV. c. Kĩ thuật KWL chỉ áp dụng phù hợp đối với một số môn học. d. Có thể sử dụng kĩ thuật KWL đối với HS tất cả các lớp. * Kĩ thuật KWL là kĩ thuật dạy học liên hệ giữa các kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức HS muốn biết và các kiến thức học được sau bài học. KWL chính là từ được ghép bởi chữ cái đầu của ba từ tiếng Anh: K ( Know): Nhũng điều đã biết; Ư ( Want): Những điều muốn biết; L ( Leamed): Những điều đã học được. * Khoanh tròn vào chữ cái trước ý bạn nhất trí và giải thích lí do? a. Kĩ thuật KWL giúp

File đính kèm:

  • docBDTX.doc