Bồi dưỡng Văn 7 - Buổi 1 đến buồn 14

I. Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức về từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt.

- Nắm được hiệu quả việc sử dụng từ tiếng Việt.

II. Nội dung:

Hoạt động 1. Lý thuyết

1. Từ ghép, từ láy.

a. Khái niệm.

- Từ ghép: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau.

- Từ láy; là những từ phức được tạp ra nhừ ghép láy âm.

b. Phân loại:

 

doc26 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4701 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bồi dưỡng Văn 7 - Buổi 1 đến buồn 14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: BUỔI 1: TỪ GHÉP, TỪ LÁY, ĐẠI TỪ, TỪ HÁN VIỆT I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt. - Nắm được hiệu quả việc sử dụng từ tiếng Việt. II. Nội dung: Hoạt động 1. Lý thuyết 1. Từ ghép, từ láy. a. Khái niệm. - Từ ghép: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau. - Từ láy; là những từ phức được tạp ra nhừ ghép láy âm. b. Phân loại: - Từ ghép: + Từ ghép chính phụ: có tính chất phân nghĩa. + Từ ghép đẳng lập: có tính chất hợp nghĩa mang tinh khái quát nói chung. - Từ láy: + Láy tòan bộ: các tiếng giống nhau hoàn tòan; các tiếng giống nhau về thanh điệu; các tiếng trong từ láy khác nhau về âm cuối và thanh điệu. VD: xanh xanh, đo đỏ, đèm đẹp,... + Láy bộ phận: láy phụ âm đầu (long lanh, mếu máo,...); láy vần (linh tinh, liêu xiêu,...) Thanh điệu: + Thanh cao: thanh không, hỏi, sắc. + Thanh thấp: ngã, huyền, nặng. Nghĩa của từ láy được tạo nên nhờ sự hòa phối âm thanh của các tiếng. 2. Đại từ: a. Khái niệm: là những từ dùng để thay thế cho người, sự vật, hoạt động, tính chất .... được nói đến hoặc dùng để hỏi. b. Các loại từ: + Đại từ để trỏ + Đại từ để hỏi c. Đại từ xưng hô: là đại từ dùng để trỏ người nói (ngôi thứ nhất),, người nghe (ngôi thứ 2) và trỏ người, sự vật được nói đến (ngôi thứ ba). 3. Từ Hán Việt: - Phần lớn các từ Hán Việt có từ 2 tiếng trở lên. Các tiếng dùng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là cac yếu tố Hán Việt. - Có rất nhiều yếu tố Hán Việt đa nghĩa hoặc đồng âm. - Từ ghép Hán Việt: + Từ ghép Hán Việt đẳng lập: giang sơn + Từ ghép Hán Việt chính phụ: quốc kỳ, ái quốc. + Trật tự yếu tố C-P trong từ ghép chính phụ có trường hợp giống trật tự yếu tố trong từ ghép chính phụ thuần Việt có trường hợp khác. - Sử dụng từ Hán Việt: Tạo sắc thái trạng trọng, thái độ tôn kính, tránh cảm giác thô tục, tạo sắc thái cổ xưa. Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: Hãy sắp xếp các từ ghép: xe máy, xe cộ, cá chép, nhà cửa, nhà máy, quần âu, cây cỏ, quần áo, xanh lè, xanh đỏ, xanh um, đỏ au thành 2 nhóm và điền vào bảng: Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập Xe máy, cá chép, nhà máy, quần âu, xanh lè, xanh um, đỏ au Xe cộ, nhà cửa, cây cỏ, quần áo. Bài 2: Tìm 3 từ ghép mà khi sử dụng có thể chỉ cần tiếng phụ là đã bao gồm nghĩa của cả tiếng chính. - (chim) đại bàng, (chim) sẻ, (chim) bồ câu. - (cá) rô phi, (cá) trắm. Bài 3: Nghĩa của từ ghép đẳng lập: làm ăn, ăn nói, ăn mặc có phải do nghĩa của từng tiếng cộng lại không? Đặt câu. - “làm ăn”: làm VD: Công việc làm ăn của anh dạo này ra sao? - “ăn nói”: nói - “ăn mặc”: mặc Bài 4: Đặt câu với mỗi từ sau: nhanh nhảu, nhanh nhẹn. Tham khảo; mồm miêng nhanh nhảu, tác phong nhanh nhẹn. Bài 5: So sánh các từ ở cột A và B. Chỉ ra sự giống nhau, khác nhau giữa chúng. A B (quả) đu đủ, chôm chôm, (con) ba ba, cào cào, châu chấu... đo đỏ, vàng vàng, xanh xanh.... Bài 6: Đọc đoạn hội thoại sau; A - Em để nó ở lại - Giọng em ráo hoảnh - Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi. B - Anh xin hứa. a. Tìm các dùng để xưng hô ( ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2) trong đoạn hội thoại trên. Trong A: em-ngôi thứ nhất; anh-ngôi thứ 2 Trong B: anh-ngôi thứ nhất. Bài 7: Điền các đại từ để hỏi vào bảng sau: Đại từ dùng để hỏi về - người, sự vật ai, cái gì, con gì - số lượng bao nhiêu, mấy - hoạt động, sự việc sao, thế nào Bài 8: Tìm các từ ghép có các yếu tố sau: a. thiên 1: trời t hiên thư, thiên đình thiên 2: nghìn thiên niên kỷ thiên 3: lệch thiên vị thiện 1: lành, tốt thiện tâm, lương thiện thiện 2: khéo, giỏi thiện nghệ, hoàn thiện b. Có bạn giải thích nghĩa của từ yếu điểm là điểm chưa tốt, dưới mức bình thường, cần khắc phục. Theo em giải thích như thế đúng hay sai, tại sao? - Giải thích sai. - Nghĩa của từ yếu điềm: điểm quan trọng. c. Phân biệt nghĩa của các cặp từ sau và đặt câu với mỗi từ: nồng nhiệt, nồng hậu: khẩn cấp, khẩn trương. Bài 9: Tìm một đoạn văn hoặc đoạn thơ có sử dụng từ Hán Việt. Giải thích ý nghĩa của từ Hán Việt đó. Cho biết chúng tạo sắc thái gì chó đoạn văn, đoạn thơ. III. Tổng kết đánh giá: * Bài tập trắc nghiệm: 1. Từ ghép chính phụ là những từ như thế nào? A. Từ có 2 tiếng có nghĩa. B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa. C. Từ có tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp. D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính. 2. Trong những từ sau, từ nào là từ láy tòan bộ: A. mạnh mẽ B. ấm áp C. mong manh D. thăm thẳm. 3. Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau: Ai đi đâu đấy hỡi ai, Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm? A. ai B. trúc C. mai D. nhớ. 4. Đại từ dùng ở câu trên để làm gì? A, Trỏ người B. Trỏ vật C. Hỏi người D. Hỏi vật 5. Đại từ nào sau đây không cùng loại? A. Nàng B. Họ C. Hắn D. Ai 6. Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là trời? A. thiên lý B. thiên thư C. thiên hạ D. thiên thanh. 7. Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập? A. xã tắc B. quốc kỳ C. sơn thủy D. giang sơn 8. Gạch chân từ Hán Việt trong những câu sau: a. Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà. b. Hoàng đế đã băng hà. c. Các vị bô lão cùng vào yết kiến nhà vua. * Bài tập về nhà: - Nắm chắc khái niệm các từ loại và loại từ. - Làm các bài tập trắc nghiệm còn lại. * Chuẩn bị bài sau: Xem lại các văn bản nhật dụng đã học. Ngày giảng: BUỔI 2: VĂN BẢN NHẬT DỤNG I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm chắc những nét cơ bản về nghệ thuật và nội dung của các văn bản nhật dụng. - Rèn kĩ năng nhận xét, đánh giá về nghệ thuật, nội dung của các văn bản. II. Nội dung: Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết. - Khái niệm văn bản nhật dụng. - Đặc điểm về nghệ thuật và nội dung của văn bản nhật dụng. + Nghệ thuật: thể loại/ ngôn ngữ. + Nội dung: đề cập đến các vấn đề xã hội. Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: Nêu nội dung của các văn bản nhật dụng đã học? - “Cổng trường mở ra”: Tái hiện những tâm tư, tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. - “Mẹ tôi”: Thái độ của người bố khi con phạm lỗi, buồn bã, tức giận. Bố còn nói về công lao của người mẹ đối với con cái (chủ yếu) - “Cuộc chia tay của những con búp bê”: Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai anh em Thành và Thủy. Bài 2: Hãy bình luận câu nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra.” - Câu văn thể hiện vai trò to lớn của giáo dục NT với thế hệ trẻ. Gọi đó là “thế giới kì diệu” vì NT là: + Nơi cung cấp cho ta những tri thức về thế giới, con người. + Nơi giúp ta hòan thiện nhân cách: về lẽ sống, tình thương, quan hệ xử thế,... + Nơi ta được sống trong mối quan hệ trong sáng và mẫu mực: tình thầy trò. Bài 3: Hãy chọn những từ thích hợp: lớp học, chiến thắng, hòan cầu, sách vở điền vào chỗ trống trong câu sau: Hãy can đảm lên con, người lính nhỏ của đạo quan mênh mông ấy .................... là những vũ khí của con,........................... là đơn vị của con, trận địa là cả .................... và .......................... nền văn minh nhân loại. Bài 4: Cha của En-ri-cô là người như thế nào? Tại sao người cha của En-ri-cô lại viết thư cho con khi con mình phạm lỗi? - Yêu thương, nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con. - Qua thư, người cha sẽ nói được đầy đủ, sâu sắc hơn và người con sẽ cảm hiểu điều cha nói thấm thía hơn. Bài 5: Giải thích nhan đề tác phẩm mẹ tôi? - Nói về sự cao đẹp của người me. Bài 6: Hãy kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố, mẹ buồn phiền. Bài 7: Tại sao tác giả không đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của 2 anh em”? Cách đặt tên truyện như tác giả có phù hợp với nội dung câu chuyện hay không? - Nếu đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của 2 anh em”? thì sẽ rơi vào tình trạng “thật thà” quá, khó gây ấn tượng cho người đọc. Tác giả đặt tên truyện vì nhiều lẽ: + Búp bê là đồ chơi ưa thích của trẻ nhỏ, chúng gợi lên thế giới trẻ thơ trong sáng, hồn nhiên, ngộ nghĩnh. + Cũng như 2 anh em Thành Thủy, những con búp bê trong sáng vô tội, không lỗi lầm gì? Vậy mà chúng phải chia tay nhau thật vô lý. Nhưng cuộc chia tay của 2 anh em là sự thật. Nhan đề của truyện đã gợi lên tình huốnh truyện đau lòng, khiến người đọc chú ý, theo dõi. Bài 8: Nỗi bất hạnh của be Thủy trong câu chuyện là gì? - Xa người anh trai thân thiết. - Xa ngôi nhà tuổi thơ. - Không được tiếp tục tới trường. Bài 9: Văn bản nhật dụng viết về những vấn đề có ý nghĩa như thế nào? - Vấn đề có ý nghĩa xã hội đã và đang đặt ra một cách cấp thiết. III. Tổng kết đánh giá: * Bài tập trắc nghiệm: 1. Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì? A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường. B. Bàn về vai trò của nhà trường đối với giáo dục thế hệ trẻ. C. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường. D. Tái hiện lại tâm tư tình cảm của người mẹ trong đếm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. 2. Ét-môn-đô đơ A-mi-xi là nhà văn của nước nào? A. Nga B. Ý C. Pháp D. Anh 3. Thông điệp nào được gửi gắm qua câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”? A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em. B. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình. C. Hãy hành động vì trẻ em. D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có. * Bài tập về nhà: 1. Viết đoạn văn (6 đến 8 câu) trình bày suy nghĩ của em về câu nói của nhà sư phạm Xu-khôm-lin-xki: “Tuổi thiếu niên là một cung điện tràn ngập ánh sánh và tri thức. Thiếu tri thức ... nó sẽ là một cái hang u tối.” 2. Viết đoạn văn (5 đến 7 câu) nói về vai trò của nhà trường đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. * Chuẩn bị: Ca dao-Dân ca. Ngày giảng: BUỔI 3: VĂN BẢN TRỮ TÌNH CA DAO - DÂN CA I. Mục tiêu: - Giúp học sinh khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của các bài ca dao, dân ca. - Rèn kỹ năng phân tích giá trị nghệ thuật, nội dung của các bài ca dao, dân ca. II. Nội dung: Hoạt động 1: Lý thuyết - Nhắc lại khái niệm ca dao, dân ca - Đặc điểm về nghệ thuật và nội dung của các văn bản ca dao. + Nghệ thuật: Ngôn ngữ: giản dị, dể hiểu. Thể thơ: lục bát, lục bát biến thể, tự do. Kết cấu: ngắn Thời gian, không gian nghệ thuật Các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh. + Nội dung: Tình cảm gia đình; tình yêu quê hương đất nước, con người; than thân; châm biếm. Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: Sưu tầm những bài ca dao so sánh công cha, nghĩa mẹ với những hình ảnh cao, lớn, sâu, rộng vô cùng. - Công cha nặng lăm ai ơi, Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang. - Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. * Vì sao trong ca dao thường so sánh như vậy? - Phải dùng những hình ảnh như vậy mới có thể diễn tả hết công lao, tình nghĩa của cha mẹ đối với con cái ... là những sự việc, hiện tượng khó có thể đo đếm được cũng như công lao, tình nghĩa của cha mẹ. Bài 2: Đặc điểm nghệ thuật chung của 4 bài ca dao về tình cảm gia đình: - Sử dụng thể thơ lục bát. - Hệ thống hình ảnh gần gũi, quen thuộc. - Về mặt kết cấu, có một vế mà không có vế thứ 2, Bài 3: Đặc điểm nghệ thuật chung của các bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người: - Gợi nhiều hơn tả, các nghệ sĩ dân gian thường nói đến những danh thắng, những tên núi, tên sông, những vùng địa linh nhân kiệt, những công trình văn hóa, lịch sử nổi tiếng,... - Giọng điệu tha thiết, tự hào. Bài 4: Sưu tầm những câu ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em” thuộc chủ đề những câu hát than thân. - Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. - Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày. Bài 5: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca thứ 3 thuộc chủ đề than thân. - Bài ca diễn tả xúc động, chân thực cuộc đời, thân phận nhỏ bé, đắng cay của người phụ nữ xưa. Đây là bài ca dao Nam Bộ, hình ảnh và tên gọi của “trái bần” gợi thân phận nhỏ bé, nghèo khó. “Trái bần” ấy bị “gió dập, sóng dồi” xô đẩy, quăng quật trên sông nước mênh mông, không biết “tấp vào đâu” như số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, chịu nhiều đau khổ, lệ thuộc vào hòan cảnh. Bài ca dao là tiếng nóii than thân, phản kháng của người phụ nữ tong xã hội cũ. Bài 6: Hãy phân tích một bài ca dao châm biếm mà em thích nhất. Cái hay về nghệ thuật, nội dung của bài ca dao? Bài 7: Những điểm giống nhau giữa câu hát châm biếm với những truyện cười dân gian? - Đều có nội dung châm biếm, đối tượng châm biếm (hạng người đánh chê cười về tính cách, bản chất) - Đều sử dụng một số hình thức gây cười - Đều tạo ra tiếng cười cho người nghe, người đọc. III. Tổng kết, đánh giá: * Bài tập trắc nghiệm: 1. Câu ca dao “Thân em như chẽn lúa đòng đòng ...” thuộc chủ đề nào? A. Những câu hát về tình cảm gia đình. B. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. C. Than thân. D. Châm biếm. 2. Cách tả cảnh của 4 bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người có đặc điểm chung gì? A. Gợi nhiều hơn tả. B. Tả rất chi tiết những hình ảnh thân thiện. C. Chỉ tả chi tiết những đặc điểm tiêu biểu nhất. D. Chỉ liệt kê địa danh chứ không miêu tả. 3. Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng ở cả 3 bài ca dao than thân? A. Những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ. B. Thê thơ lục bát, âm điệu thương cảm. C. Những điệp từ, điệp ngữ. D. Những hình ảnh mang tính truyền thống. * Bài tập về nhà Hãy phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao than thân thứ 2. * Chuẩn bị tiết sau: Các kỹ năng tạo lập văn bản. Ngày giảng: BUỔI 4 CÁC KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN (Liên kết, bố cục, mạch lạc) I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Khắc sâu kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản. - Phân tích rõ ràng 3 khái niệm. - Rèn kĩ năng sắp xếp các câu văn trong đoạn văn theo trình tự hợp lý. II. Nội dung: Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết. - Khái niệm, vai trò, phương tiện liên kết. - Khái niệm, những yêu cầu về bố cục, các phần của bố cục. - Khái niệm, các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc. Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: Thay thế những từ in đậm bằng một từ thích hợp. “ Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, mặc dù sức quyến rũ nhớ thương, vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.” A. bởi vậy B. cho nên C. nhưng sao D. sao cho Bài 2: Dưới đây là một đoạn văn tường thuật buổi khai giảng năm học. Theo em, đoạn văn có tính liên kết không? Hãy bổ sung các ý để đoạn văn có tính liên kết. “ Trong tiếng vỗ tay vang dội, thầy hiệu trưởng với dáng điệu vui vẻ, hiền hòa tiến lên lễ đài (1). Lời văn sôi nổi truyền cho thầy trò niềm tự hào và tinh thần quyết tâm (2). Âm thanh rộn ràng, phấp phới trên đỉnh cột cờ thúc giục chúng em bước vào năm học mới (3)”. Gợi ý: Đoạn văn thiếu tính liên kết vì còn thiếu một số ý. Để tìm được các ý còn thiếu, học sinh phải trả lời các câu hỏi sau: - Thầy hiệu trưởng bước lên lễ đài làm gi? - “Lời văn” nói trong câu (2) liên quan đến ý nào ở câu (1)? - “Âm thanh” và hình ảnh “phấp phới trên đỉnh cột cờ” nói tới trong câu (3) tả cái gì? Sau đó viết lại đoạn văn. Bài 3: Nêu bố cục chung của một văn bản tự sự và một văn bản miêu tả. Sau đó trả lời: a. Vì sao nhiệm vụ của từng phần trong bố cục lại như vậy? b. Vì sao bố cục phần thân bài trong văn bản tự sự thường theo trình tự thời gian, trong văn bản miêu tả thường theo trình tự không gian? Gợi ý: Tự sự Miêu tả Mở bài Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc Giới thiệu cảnh được tả. Thân bài Kể diễn biến của sự việc Tả từng chi tiết của cảnh Kết bài Nêu kết cục của sự việc Cảm nghĩ về cảnh được miêu tả Học ssinh dựa vào đặc trưng của từng phương thức để lý giải. Bài 4: BT2/SBT/14 Gợi ý: Bố cục không rành mạch và hợp lý; mạch ý thiếu rạch ròi: - Các ý khi thì được chia theo thời gian, khi thì được chia theo những mảng thiên nhiên riêng biệt. Phần thân bài rời rạc, vừa trùng lặp. - Sắp xếp như vậy làm cho bài văn thiếu sự liên tục và không đạt được yêu cầu của đề bài (người viết chỉ yêu những cánh buồm nâu). Bài 5: BT8/SCTTV/9 Gợi ý: a. Văn bản có bố cục chặt chẽ. - Phần 1(câu 1): giới thiệu hoàn cảnh của câu chuyện và nhân vật chính. - Phần 2 (câu 2 đến hết câu 6): diễn biến của truyện. - Phần 3 (2 câu còn lại): khẳng định vai trò, giá trị của hoa cúc đến tận ngày nay. *Sự liên kết của văn bản khá chặt chẽ. - Mở đầu là vấn đề tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. - Được Phật cho bông cúc, hướng dẫn cách làm thuốc chữa bệnh cho mẹ và còn nói cách để mệ sống được nhiều năm hơn. - Hành động hiếu thảo của cô bé: qua cách xử lý hoa cúc làm thuốc cho mẹ. - Cuối cùng kà vai trò của cúc trong y học, làm thuốc để chữa bệnh cho con người. + Văn bản mạch lạc: ý xuyên suốt tòan văn bản là thuốc chữa bệnh cho mẹ. Nó càng rõ nét khi kết hợp với sự xuất hiện của hoa cúc. b. Đặt tên: - Vì sao hoa cúc có nhiều cánh. - Tình con với mẹ. - Cúc là thuốc chữa bệnh. - Lòng hiếu thảo. Bài 6: Tìm hiểu và chỉ ra sự mạch lạc được thể hiện rõ nét trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hòai). Gợi ý: Mạch lạc được thể hiện rõ trong dòng chảy ở văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Có thể nhận ra các chặng liên tục của nó: 1. Mở đầu lời nói của mẹ: chia đồ chơi ra - không chia. 2. Lại thấy mẹ ra lệnh: đem chia đồ chơi ra đi - hai anh em nhường nhau, không chia. 3. Mek quá giận dữ “lằng nhằng mãi, chia ra” - chia Vệ Sỹ cho anh, Em Nhỏ cho em - nhưng lại đặt về chỗ cũ - không chia. 4. Cuộc chia tay diễn ra theo hòan cảnh: anh cho cả 2 con búp bê vào hòm của e. Em lại để lại Vệ Sỹ ở lại với anh. 5. Kết cục, em quay lại: đặt Em Nhỏ ở lại vị trí Vệ Sỹ - búp bê không chia tay. III. Tổng kết đánh giá: * Một số bài tập trắc nghiệm. * Bài tập về nhà: 1. Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện “Vì sao hoa cúc có nhiều cánh”. 2. Cảm nhận của em về hình tượng nghệ thuật của truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”. * Chuẩn bị tiết sau: Quá trình tạo lập văn bản. Ngày giảng: BUỔI 6 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN BIỂU CẢM ĐẶC ĐIỂM VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm chắc khái niệm văn biểu cảm, đặc điểm văn bản biểu cảm. II. Nội dung Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết - Khái niệm văn biểu cảm - Thể loại trữ tình (ca dao trữ tình, thơ trữ tình, tùy bút,...) gọi chung là văn bản biểu cảm. - Đặc điểm của văn bản biểu cảm Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: Đọc và chỉ ra nội dung biểu cảm trong các bài ca dao đã học. - Những câu hát về tình cảm gia đình: tình cảm con cái đối với cha mẹ, con cháu đối với ông bà, tình cảm của anh em trong gia đình. - Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước: tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước. - Những câu hát than thân: tâm trạng, thân phận con người, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến. - Những câu hát châm biếm: phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội. Bài 2: Cho các đề văn sau đây, em sẽ lựa chọn phương thức biểu đạt nào? Vì sao? Đề 1: Chuyến tham quan bổ ích một di tích lịch sử trong dịp hè vừa qua của em. Đề 2: Một danh lam thắng cảnh em đã được chứng kiến trong mùa hè qua. Đề 3: Sau một năm học miệt mài, nghỉ hè thật là bổ ích và lý thú. Học sinh tìm hiểu kĩ các từ: - Đề 1: chuyến tham quan - Đề 2: cảnh em đã được chứng kiến - Đề 3: thật là bổ ích, lí thú. Bài 3: Khi cô giáo cho một đề văn như sau: “Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về một trong nhiều loài hoa quê hương em”. - Bạn Hòang Linh chọn loài hoa râm bụt vì hoa gắn với tình bạn ấu thơ và thôn làng quê hương bạn. - Bạn Lan Phương lại chọn hoa hồng nhung vì hồng nhung gợi nhớ đến truyện cổ tích với những công chúa, hoàng tử,... thời ấu thơ và gợi nhớ đến ông nội kính yêu của bạn ấy. a. Theo em, cách chọn hoa để biểu hiện tình cảm như trên chứng tỏ các bàn đã hiểu đặc điểm của văn biểu cảm chưa? b. Em có thể chọn loài hoa khác phù hợp với cuộc sống riêng, tình cảm riêng để biểu cảm? Lý do? Tìm các ý cho đề bài trên? Gợi ý: Về hoa râm bụt - Năm học lớp 3, em đạt giải ba học sinh giỏi văn cấp huyện, về quê chơi, Thảo và Hiền đã kết hoa râm bụt thành vòng nguyệt quế trân trọng đặt lêm đầu em. - Hoa râm bụt không phải cây cảnh mặc dù màu hoa chói lọi. Nó được trồng ở những nơi “xung kính”, chống trộm cắp và chắn gió bụi (hàng rào) - Học trò nhớ hoa râm bụt vì hay hái hoa để mút mật ngọt trong nhụy hoa. - Chúng em còn kết hoa râm bụt thành bè thả xuôi dòng sông quê hương. III. Tổng kết đánh giá: * Bài tập trắc nghiệm: Trong các câu dưới đây, hãy tìm những câu nói đúng được đặc điểm của văn bản biểu cảm: A. Văn biểu cảm là bài văn viết để khen, chế, bày tỏ tình cảm yêu, ghét đối với con người và sự việc ngoài đời. B. Văn bản biểu cảm cốt ở biểu cảm mà thôi, còn tình cảm đối với ai, đối với việc gì, vật gì không quan trọng. C. Văn biểu cảm kể ra các thuộc tính, phẩm chất của sự việc và con người. D. Cái cốt yếu ở văn biểu cảm là những suy tư miêu tả đậm màu cảm xúc. * BTVN: * Chuẩn bị tiết sau: - Cách làm bài văn biểu cảm. - Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Ngày giảng: BUỔI 7 CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỀU CẢM CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM. I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa khi làm bài văn biểu cảm. - Nắm được vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. II. Nội dung: Hoạt động 1: Ôn lý thuyết - Đề văn biểu cảm: đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện. - Các bước làm bài văn biểu cảm về sự vật, con người: 4 bước. - Cách làm bài văn biểu cảm: + Đọc kỹ đề + Tuân theo 4 bước + Hình dung đối tượng trong mọi trường hợp + Lời văn thích hợp, gợi cảm - Vai trò của tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm; + Gợi ra đối tượng biểu cảm - bộc lộ cảm xúc. + Khêu gợi tình cảm, cảm xúc. Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: Luyện tập tìm ý cho đề văn: Phát biểu cảm nghĩ về loại cây em yêu. - Hãy tìm hiểu đề văn trên. Em chọn loại cây nào? Vì sao? - Cây em chọn, em yêu cây ấy gắn bó với cuộc sống của em như thế nào? Dự định khơi nguồn cảm xúc từ đâu? - Dự kiến dàn ý của em - Dựa vào dàn ý vừa lập, viết bài văn hoàn chỉnh. Gợi ý: Chọn cây phượng. I. Mở bài: - Giới thiệu loài cây - Cây gắn bó với lứa tuổi học trò. II. Thân bài: - Thân phượng to, có mắt lồi ra. - Rễ ăn sâu vào lòng đất - Tán xòe rộng che râm sân trường, lá nhỏ - Hoa phượng, loài hoa học trò, gắn với mùa thi, màu đỏ của hoa .... - Những kỷ niệm sâu sắc dưới gốc phượng. III. Kết bài: Tình cảm của em với loài cây. Bài 2: Cảm nghĩ về thầy cô giáo, những người lái đò đưa thế thệ trẻ cập bến tương lai. Dàn ý: - Hình ảnh tận tụy, đáng kính của các thầy cô giáo để lại trong em ấn tượng khó quên. - Các bạn học sinh ốm yếu, cô giáo phân công chép bài cho bạn. - Những hôm trời mưa, cô mua áo mưa để các bạ kịp về bữa ăn và học bài buổi chiều. - Đáng nhớ nhất là những giờ nghỉ, các bạn xúm lại hỏi bài cô, cô giảng giải kỹ cho các bạn chưa hiểu bài. - Nhưngc ngày thi học kỳ, cô kèm cặp chúng em học bài, đặc biệt những bạn học yếu. - Các thầy cô giáo thực sự là những người lái đò ... Bài 3: Cảm nghĩ về người thân. I. Mở bài: - Giới thiệu về người thân - Nêu cảm xúc chung II. Thân bài: Cảm nhận về đặc điểm bên ngoài: - Mái tóc mẹ điểm bạc theo năm tháng. - Đôi bàn tay mẹ, đôi bàn tay vất vả lam lũ. - Đôi vai mẹ, đôi vai mềm mại nhưng là chỗ dựa vững chắc cho cuộc sống gia đình. Những việc làm, kỉ niệm: - Mẹ chăm sóc mọi người trong gia đình - Những kỉ niệm thơ ấu: nằm trong vòng tay yêu thương. - Chia sẻ, động viên. - Mẹ vắng nhà cảm thấy buồn tẻ, cô quạnh. III. Kết bài: Tình cảm đối với người đó. HS viết phần mở bài. VD: Tôi yêu mẹ, người đã sinh ra tôi và nuôi tôi khôn lớn. Mẹ dạy tôi những điều hay, lẽ phải, mang cho tôi nhiều ý chí và nghị lực để giúp tôi vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. Đó cũng là lí do tôi yêu mẹ nhất. III. Tổng kết đánh giá: * BTVN: - Lập dàn ý cho đề bài: Cảm nghĩ về tình bạn. - Làm thành bài văn: Cảm nghĩ về thầy cô giáo. * Chuẩn bị tiết sau: Thơ trung đại Việt Nam. Ngày giảng: BUỔI 8 THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ trung đại. II. Nội dung; Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết. - Đặc điểm nghệ thuật: + Chữ viết: chữ Hán hoặc chữ Nôm. + Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt. + Ngôn ngữ: + Giọng thơ: + Nghệ thuật: đối, điệp ngữ, đảo ngữ, ẩn dụ. + Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Đặc điểm nội dung: + Tinh thần yêu nước. + Tình cảm nhân đạo. Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1: Đọc thuộc lòng một bài thơ mà em thích, nêu giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ. - Học sinh trình bày. Bài 2: Kể tên các tác phẩm đã học ứng với các thể thơ. TT TP - TG TNTT NNTT STLB TNBCĐL 1 Sông núi nước Nam x 2 Phò giá về kinh x 3 Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra x 4 Sau phút chia ly (trích) x 5 Bánh trôi nước x 6 Qua đèo Nganh x 7 Bạn đến chơi nhà x Bài 3: Hãy dùng những kiến thức đã học về thơ trữ tình trung đại cũng như thể nghiệm của bản thân để g

File đính kèm:

  • docBD van 7.doc
Giáo án liên quan