Dạng 1: BÀI TẬP SỬ DỤNG CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG
Tính nhiệt lượng cần truyền cho một vật có khối lượng m (kg) để tăng nhiệt độ từ t1 (oC) lên t2 (oC) (hoặc lên toC) biết nhiệt dung riêng của vật là c (J/kg.độ).
Cách giải: Sử dụng công thức: Q = c.m.(t2 – t1) = c.m.t
Tính nhiệt lượng cần để đun nóng một ấm nước bằng nhôm để tăng nhiệt độ từ t1 đến t2 (t1
Cách giải: Tính nhiệt lượng cần để đun nóng ấm nhôm: Q1 = c1.m1.(t2 – t1)
Tính nhiệt lượng cần để đun nóng nước: Q2 = c2.m2.(t2 – t1)
Cuối cùng tính nhiệt lượng cần thiết: Q = Q1 + Q2 (J).
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các dạng bài tập Nhiệt học lớp 8 và phương pháp giải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạng 1: BÀI TẬP SỬ DỤNG CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG
j Tính nhiệt lượng cần truyền cho một vật có khối lượng m (kg) để tăng nhiệt độ từ t1 (oC) lên t2 (oC) (hoặc lên toC) biết nhiệt dung riêng của vật là c (J/kg.độ).
@ Cách giải: Sử dụng công thức: Q = c.m.(t2 – t1) = c.m.Dt
k Tính nhiệt lượng cần để đun nóng một ấm nước bằng nhôm để tăng nhiệt độ từ t1 đến t2 (t1<t2).
@ Cách giải: Tính nhiệt lượng cần để đun nóng ấm nhôm: Q1 = c1.m1.(t2 – t1)
Tính nhiệt lượng cần để đun nóng nước: Q2 = c2.m2.(t2 – t1)
Cuối cùng tính nhiệt lượng cần thiết: Q = Q1 + Q2 (J).
Dạng 2: BÀI TẬP SỬ DỤNG PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
Thả một vật bằng kim loại có khối lượng m1 ở nhiệt độ t1 vào nước có khối lượng m2. Vật kim loại nguội đi từ t1oC xuống toC, nước nóng từ t2oC lên toC . Tính nhiệt lượng nước nhận thêm được và độ tăng nhiệt độ của nước.
@ Cách giải: Tính nhiệt lượng vật kim loại tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t1oC xuống toC:
Q1 = m1.c1.(t1 – t) (J)
Tính nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ từ t2oC lên toC:
Q2 = m2.c2.(t – t2)
Nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng vật kim loại tỏa ra, do đó:
Q2 = Q1 (J)
Từ đó tính được độ tăng nhiệt độ của nước:
m2.c2.(t – t2) = Q2 (Giải phương trình này)
(oC)
Dạng 3: BÀI TẬP VỀ NĂNG SUẤT TỎA NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU
Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn m (kg) nhiên liệu, biết năng suất của nhiên liệu là q (J/kg).
@ Cách giải: Sử dụng công thức: Q = q . m (J)
Dạng 4: BÀI TẬP VỀ TÍNH HIỆU SUẤT CỦA ĐỘNG CƠ NHIỆT
Tính hiệu suất của động cơ ôtô biết ôtô chạy được quãng đường s (km) với lực kéo trung bình là F (N) tiêu thụ hết m (kg) xăng.
@ Cách giải: Sử dụng công thức:
Trước hết tính công mà ôtô thực hiện được: A = F . s (J)
Tính nhiệt lượng do xăng bị đốt cháy tỏa ra: Q = q . m
Từ đó tính được hiệu suất của ôtô:
E:\TU's Documents\VAT LY\VL 8\CAC DANG BT NHIET 8.doc
Khối lượng riêng của nước D = 1 000 kg/m3 có nghĩa là
1m3 nước có khối lượng 1 000kg
hay 1 000 dm3 nước có khối lượng 1 000kg (vì 1m3 = 1 000 dm3)
hay 1 000 lít nước có khối lượng 1 000kg (vì 1dm3 = 1 lít)
Vậy 1 lít nước có khối lượng 1kg
Þ n lít nước có khối lượng n kg
CÁC BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG ÔN THI HỌC KỲ 2
Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20oC lên 40oC. Biết nhiệt dung riêng của đồng c = 380 J/kg.K. (1đ)
Dùng một ấm nhôm có khối lượng 0,2kg để đun sôi 2 lít nước ở 20oC. Cho nhiệt dung riêng của nước và của nhôm là 4200J/kg.K và 880J/kg.K. Tính nhiệt lượng cần để đun sôi ấm nước này.
Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80oC xuống 20oC. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K.
Một ôtô chạy được quãng đường 100km với lực kéo trung bình là 700N, tiêu thụ hết 5 lít xăng (khoảng 4 kg). Cho biết năng suất tỏa nhiệt của xăng q = 46.106 J/kg. Tính hiệu suất của động cơ ôtô.
Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 2 lít dầu hỏa. Cho biết khối lượng riêng của dầu hỏa là 800 kg/m3.
Biết củi khô có năng suất tỏa nhiệt là 107J/kg. Vậy phải đốt bao nhiêu kg củi khô để tỏa ra một nhiệt lượng là 26.104kJ?
MỘT SỐ CÂU HỎI GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG
Cung cấp cho hai quả cầu bằng đồng và kẽm có cùng một khối lượng những nhiệt năng bằng nhau. Hỏi quả cầu nào có nhiệt độ tăng lên nhiều hơn?
Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày?
Rót nước sôi vào hai cốc bằng nhôm và bằng sứ. Sờ bên ngoài cốc nào nóng hơn? Giải thích.
Giải thích vì sao mũi khoan lại nóng lên trong khi khoan.
Tại sao khi ướp lạnh cá người ta thường đổ đá lên trên mặt trên của cá?
Tại sao về mùa hè ta hay mặc áo có màu sáng mà không mặc áo màu tối?
CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật là:
A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động cong.
C. chuyển động không ngừng. D. chuyển động tròn.
Người ta thường dùng chất liệu sứ để làm bát đĩa ăn cơm vì:
A. sứ làm cơm ngon. B. sứ dẫn nhiệt tốt. C. sứ cách nhiệt tốt. D. sứ rẻ tiền.
Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào?
A. chất lỏng và chất khí. B. chất lỏng. C. chất khí. D. chất rắn.
Hình 1
Thả đồng xu bằng kim loại vào một cốc nước nóng (Hình 1) thì:
nhiệt năng của đồng xu tăng.
nhiệt năng của đồng xu giảm.
nhiệt năng của đồng xu không thay đổi.
nhiệt độ của đồng xu giảm.
Khi vật nóng có nhiệt độ t1, trao đổi nhiệt với vật lạnh có nhiệt độ t2 cho đến khi cả hai vật có cùng nhiệt độ t. Ta có:
A. t1 t > t2. C. t = . D. t = t1 – t2.
Hai vật (một bằng đồng, một bằng nhôm) có cùng khối lượng được cung cấp một nhiệt lượng như nhau. Độ tăng nhiệt độ của hai vật trên là
A. Dtđồng = Dtnhôm. B. Dtđồng > Dtnhôm. C. Dtnhôm > Dtđồng. D. Dtnhôm ³ Dtđồng.
Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì:
A. khối lượng của vật tăng. B. trọng lượng của vật tăng.
C. nhiệt độ của vật tăng. D. cả khối lượng và trọng lượng của vật đều tăng.
Trong ba chất: đồng, nhôm và thép thì tính dẫn nhiệt từ tốt đến yếu hơn được xếp thứ tự là:
A. nhôm, đồng, thép. B. đồng, thép, nhôm.
C. thép, đồng, nhôm. D. đồng, nhôm, thép.
Mùa đông, khi ngồi cạnh lò sưởi ta thấy ấm áp. Nhiệt năng của lò sưởi đã truyền tới người bằng cách nào?
A. Dẫn nhiệt. B. Đối lưu. C. Bức xạ nhiệt. D. Dẫn nhiệt và đối lưu.
Hình 2
Cho nước đá vào ly cà phê đen còn nóng thì nhiệt năng của đá và cà phê trong ly thay đổi như thế nào? (hình 2)
Nhiệt năng của nước đá tăng, của cà phê tăng.
Nhiệt năng của cà phê giảm, của nước đá giảm.
Nhiệt năng của nước đá tăng, còn nhiệt năng của cà phê giảm.
Nhiệt năng của nước đá và nhiệt năng của cà phê không thay đổi.
Đơn vị năng suất tỏa nhiệt là
A. J. B. kg. C. J/kg. D. J/kg.K.
Kỳ sinh công của động cơ nổ 4 kỳ là:
A. kỳ hút nhiên liệu. B. kỳ nén nhiên liệu. C. kỳ đốt nhiên liệu. D. kỳ thoát khí.
Với điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn?
A. Khi nhiệt độ giảm. B. Khi thể tích của các chất lỏng nhỏ.
C. Khi nhiệt độ tăng. D. Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn.
Đổ dầu ăn vào nước thì tạo thành hai lớp, nước ở dưới và dầu ở trên. Nguyên nhân của hiện tượng này là:
A. Giữa các phân tử dầu không có khoảng cách.
B. Dầu không hòa tan trong nước.
t2
t1 = 20oC
Hình 3
C. Dầu không hòa tan trong nước, khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
D. Phân tử dầu nhẹ hơn phân tử nước nên nổi lên phía trên.
Đổ 200g nước ở nhiệt độ t1 = 20oC vào 300g nước ở nhiệt độ t2. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ là 65oC. Nhiệt độ t2 của nước là: (Hình 3)
A. 45oC. B. 85oC. C. 95oC. D. 42,5oC.
Đơn vị nhiệt dung riêng là:
A. kg. B. J/kg. C. J/kg.độ. D. oC.
Công thức tính năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là:
A. B. C. D.
Người ta thường nói “xe gắn máy có phân khối lớn” là ý nói gì sau đây?
A. Thể tích bình nhiên liệu của xe. B. Thể tích của nhiên liệu bị đốt cháy trong 1s.
C. Thể tích của xilanh. D. Khối lượng của xe lớn.
Các nguyên tử và phân tử có thể nhìn thấy được bằng:
A. kính lúp. B. kính hiển vi. C. kính hiển vi điện tử. D. mắt thường.
Nước biển mặn vì sao?
Các phân tử nước biển có vị mặn.
Các phân tử nước và phân tử muối liên kết với nhau.
Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
Hình 4
Về mùa hè, nước trên mặt ao hồ nóng lên là do:
sự dẫn nhiệt từ lớp nước dưới.
hấp thu tia nhiệt từ Mặt Trời.
nhẹ hơn lớp nước dưới.
sự đối lưu dòng nước trong ao hồ. (Hình 4)
Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brown là chuyển động gì?
A. Chuyển động đều. B. Chuyển động hỗn độn.
C. Chuyển động tròn. D. Chuyển động định hướng.
Trường hợp nào sau đây không có năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu?
A. Dùng bếp than để đun nước. B. Dùng bếp củi để đun nước.
C. Dùng bếp gas để đun nước. D. Dùng bếp điện để đun nước.
Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng trong những trường hợp nào sau đây?
Khi bơm bánh xe đạp, bơm nóng lên.
Nút đậy ống nghiệm có chứa nước bật ra khi nước được đun sôi.
Miếng kim loại nóng lên khi được cọ xát nhiều lần vào mặt bàn.
Dòng nước chảy từ trên cao xuống làm quay tuabin của nhà máy thủy điện.
File đính kèm:
- CAC DANG BT NHIET 8.doc